Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Độc đáo phong tục Tết của dân tộc Nùng ở Hoàng Su Phì

Người Nùng là dân tộc chiếm đa số trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, đặc điểm này đã giúp cho người Nùng ở đây giữ được những nét văn hóa truyền thống. Có thể nói đến như phong tục ăn Tết, theo ông Thèn Sèo Ngán, một thầy cúng cao tuổi ở thôn Nấm Ản, xã Tụ Nhân thì từ ngày 20 đến 28 tháng chạp Âm lịch, các gia đình đã chuẩn bị để đón Tết.

Người Nùng là dân tộc chiếm đa số trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, đặc điểm này đã giúp cho người Nùng ở đây giữ được những nét văn hóa truyền thống. Có thể nói đến như phong tục ăn Tết, theo ông Thèn Sèo Ngán, một thầy cúng cao tuổi ở thôn Nấm Ản, xã Tụ Nhân thì từ ngày 20 đến 28 tháng chạp Âm lịch, các gia đình đã chuẩn bị để đón Tết.

Đồng bào Nùng rộn ràng đón Tết

Trong ngày Tết Nguyên Đán, hình tượng cành đào đã trở thành biểu tượng không thể thiếu của đồng bào Nùng. Họ quan niệm cành đào với những cánh hoa rực rỡ bày trong nhà sẽ mang lại không khí Tết thật hơn. Ngoài ra tục treo cờ trong suốt những ngày Tết đã tồn tại trong xóm làng của người Nùng. Lá cờ tổ quốc được các gia đình người Nùng treo lên rất trang trọng ở trước nhà vừa thể hiện tinh thần dân tộc, vừa cho thấy tính đoàn kết khăng khít của người dân.

Trong ngày Tết Nguyên Đán, hình tượng cành đào đã trở thành biểu tượng không thể thiếu của đồng bào Nùng. Họ quan niệm cành đào với những cánh hoa rực rỡ bày trong nhà sẽ mang lại không khí Tết thật hơn. Ngoài ra tục treo cờ trong suốt những ngày Tết đã tồn tại trong xóm làng của người Nùng. Lá cờ tổ quốc được các gia đình người Nùng treo lên rất trang trọng ở trước nhà vừa thể hiện tinh thần dân tộc, vừa cho thấy tính đoàn kết khăng khít của người dân.

Nhà cửa đã sạch sẽ, gọn gàng, thịt treo và các loại bánh trái được chuẩn bị đầy đủ, tươm tất để chuẩn bị đón Tết, nhưng các gia đình sẽ phải làm tiếp một lễ cúng quan trọng nữa vào đêm 30 Tết. Người Nùng không có quan niệm đón Tết theo giờ khắc Giao thừa, nghĩa là qua 12 giờ đêm thì đón năm mới đến.

Nhà cửa đã sạch sẽ, gọn gàng, thịt treo và các loại bánh trái được chuẩn bị đầy đủ, tươm tất để chuẩn bị đón Tết, nhưng các gia đình sẽ phải làm tiếp một lễ cúng quan trọng nữa vào đêm 30 Tết. Người Nùng không có quan niệm đón Tết theo giờ khắc Giao thừa, nghĩa là qua 12 giờ đêm thì đón năm mới đến. 

Những quan niệm ngày Tết

Theo quan niệm của họ, vào đêm ngày 30 gia đình nào làm xong lễ gọi hồn nghĩa là đã làm xong Lễ đón Tết, bước vào một năm mới. Điểm độc đáo trong phong tục đón Tết của người Nùng chính là ở buổi lễ này, đêm 30 tháng Chạp, các gia đình sẽ dồn tất cả rác trong nhà ra ngoài đường, mang quần áo của các thành viên gia đình cùng với một mâm lễ vật ra cúng.

Theo quan niệm của họ, vào đêm ngày 30 gia đình nào làm xong lễ gọi hồn nghĩa là đã làm xong Lễ đón Tết, bước vào một năm mới. Điểm độc đáo trong phong tục đón Tết của người Nùng chính là ở buổi lễ này, đêm 30 tháng Chạp, các gia đình sẽ dồn tất cả rác trong nhà ra ngoài đường, mang quần áo của các thành viên gia đình cùng với một mâm lễ vật ra cúng. 

Người Nùng quan niệm rằng, đốt rác là đốt đi những gì còn sót lại của năm cũ và chào đón một năm mới với sự ấm áp bên ánh lửa bập bùng cùng làn khói ấm. Lễ gọi hồn có ý nghĩa rất quan trọng đối với cộng đồng người Nùng ở Hoàng Su Phì vì nó được tổ chức để gọi linh hồn của con người, cây cỏ, cuốc, xẻng...

Người Nùng quan niệm rằng, đốt rác là đốt đi những gì còn sót lại của năm cũ và chào đón một năm mới với sự ấm áp bên ánh lửa bập bùng cùng làn khói ấm. Lễ gọi hồn có ý nghĩa rất quan trọng đối với cộng đồng người Nùng ở Hoàng Su Phì vì nó được tổ chức để gọi linh hồn của con người, cây cỏ, cuốc, xẻng... 

Trong mâm cúng có 30 đinh vàng, 3 đĩa thịt lợn gồm: lòng lợn, thịt nướng, thịt luộc và rượu; họ đốt rác lên khói trước rồi mới làm lễ cúng gọi hồn. Lúc này, tất cả các thôn, bản người Nùng đều có những cột khói trắng bốc lên, lan tỏa vào đêm tối tạo nên một cảnh tượng vô cùng huyền ảo. Đây cũng là giờ khắc linh thiêng để mọi người tập trung vào cầu khấn.

Trong mâm cúng có 30 đinh vàng, 3 đĩa thịt lợn gồm: lòng lợn, thịt nướng, thịt luộc và rượu; họ đốt rác lên khói trước rồi mới làm lễ cúng gọi hồn. Lúc này, tất cả các thôn, bản người Nùng đều có những cột khói trắng bốc lên, lan tỏa vào đêm tối tạo nên một cảnh tượng vô cùng huyền ảo. Đây cũng là giờ khắc linh thiêng để mọi người tập trung vào cầu khấn. 

Với quan niệm mọi vật tồn tại đều có linh hồn, họ gọi hồn tất cả những gì liên quan đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người từ vật dụng trong nhà cho đến linh hồn cỏ cây. Đón các linh hồn tốt về vào đầu năm mới thì cuộc sống sinh hoạt, công việc đồng áng trong cả năm mới thuận lợi.

Với quan niệm mọi vật tồn tại đều có linh hồn, họ gọi hồn tất cả những gì liên quan đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người từ vật dụng trong nhà cho đến linh hồn cỏ cây. Đón các linh hồn tốt về vào đầu năm mới thì cuộc sống sinh hoạt, công việc đồng áng trong cả năm mới thuận lợi.

Những phong tục độc đáo

Tục lệ dựng cây nêu ngày Tết là một phong tục độc đáo của người Nùng. Họ dựng cây nêu với mục đích để xua đuổi tà ma nhằm đem lại mùa màng bội thu cho năm sau. Trên cây nêu người Nùng thường treo vàng mã, buộc lông gà. Tất cả đều vì mục đích bảo vệ con người, tạo lập hạnh phúc cho con người.

Tục lệ dựng cây nêu ngày Tết là một phong tục độc đáo của người Nùng. Họ dựng cây nêu với mục đích để xua đuổi tà ma nhằm đem lại mùa màng bội thu cho năm sau. Trên cây nêu người Nùng thường treo vàng mã, buộc lông gà. Tất cả đều vì mục đích bảo vệ con người, tạo lập hạnh phúc cho con người.

Đến sáng mùng 1 Tết, các gia đình sẽ làm Lễ cúng Tổ tiên họ nội, ngoại để gọi tổ tiên từ 5-6 đời về ăn Tết. Trong lễ này cần có sự tham gia của người lớn tuổi nhất trong gia đình để gọi tên, tuổi những người đã khuất từ nhiều đời trước. Qua đó, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của người Nùng luôn nhớ về cội nguồn.

Đến sáng mùng 1 Tết, các gia đình sẽ làm Lễ cúng Tổ tiên họ nội, ngoại để gọi tổ tiên từ 5-6 đời về ăn Tết. Trong lễ này cần có sự tham gia của người lớn tuổi nhất trong gia đình để gọi tên, tuổi những người đã khuất từ nhiều đời trước. Qua đó, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của người Nùng luôn nhớ về cội nguồn. 

Người Nùng ăn Tết trong 3 ngày đầu năm, ngoài việc làm cơm thờ cúng mỗi ngày thì các gia đình còn đi chúc Tết, thăm hỏi lẫn nhau. Các chàng trai, cô gái thì sửa soạn những bộ quần áo đẹp nhất để đi chơi xuân. Hết 3 ngày Tết nhưng người Nùng sẽ không đi làm nếu chưa làm Lễ xuống đồng.

Người Nùng ăn Tết trong 3 ngày đầu năm, ngoài việc làm cơm thờ cúng mỗi ngày thì các gia đình còn đi chúc Tết, thăm hỏi lẫn nhau. Các chàng trai, cô gái thì sửa soạn những bộ quần áo đẹp nhất để đi chơi xuân. Hết 3 ngày Tết nhưng người Nùng sẽ không đi làm nếu chưa làm Lễ xuống đồng. 

 Thường thì sau Tết, họ sẽ chọn một ngày tốt để làm Lễ xuống đồng. Được biết, trước kia lễ này được tổ chức tập trung thành một lễ hội nhưng ngày nay người Nùng ở đây tự làm lễ trong khuôn khổ gia đình. Họ sẽ đem các thức ăn còn lại của ngày Tết ra đồng, sau khi làm xong Lễ xuống đồng, cuốc những nhát cuốc đầu tiên xuống đồng ruộng của nhà mình lấy may cả gia đình sẽ nghỉ tay, rải chiếu và bày đồ ăn ra ăn tại đồng.

Thường thì sau Tết, họ sẽ chọn một ngày tốt để làm Lễ xuống đồng. Được biết, trước kia lễ này được tổ chức tập trung thành một lễ hội nhưng ngày nay người Nùng ở đây tự làm lễ trong khuôn khổ gia đình. Họ sẽ đem các thức ăn còn lại của ngày Tết ra đồng, sau khi làm xong Lễ xuống đồng, cuốc những nhát cuốc đầu tiên xuống đồng ruộng của nhà mình lấy may cả gia đình sẽ nghỉ tay, rải chiếu và bày đồ ăn ra ăn tại đồng. 

Ẩm thực ngày Tết

Các món ăn trong ngày Tết của người Nùng rất phong phú và đặc sắc, nó mang dấu ấn riêng của dân tộc. Một số đặc sản như khẩu sly (bánh bỏng), chè lam, các loại bánh rán, mứt. Trong những ngày tết, các món ngọt thường được gia chủ mang ra tiếp khách, để khách vừa nhấp chén trà vừa tận hưởng sự ngon ngọt của món ăn dân dã. Bên cạnh đó người Nùng còn tự làm món mặn vừa ngon vừa lạ, đó là món “phung xoong” (lạp xưởng), hương vị rất hấp dẫn. Đây là món ăn đặc sản mà chỉ trong ngày Tết của người Nùng mới có cơ hội được thưởng thức.

Các món ăn trong ngày Tết của người Nùng rất phong phú và đặc sắc, nó mang dấu ấn riêng của dân tộc. Một số đặc sản như khẩu sly (bánh bỏng), chè lam, các loại bánh rán, mứt. Trong những ngày tết, các món ngọt thường được gia chủ mang ra tiếp khách, để khách vừa nhấp chén trà vừa tận hưởng sự ngon ngọt của món ăn dân dã. Bên cạnh đó người Nùng còn tự làm món mặn vừa ngon vừa lạ, đó là món “phung xoong” (lạp xưởng), hương vị rất hấp dẫn. Đây là món ăn đặc sản mà chỉ trong ngày Tết của người Nùng mới có cơ hội được thưởng thức.

Tết của người Nùng ăn rất to, cũng mổ lợn ròng rã cả tháng sau Tết, họ chỉ ăn, chơi và đi lễ hội lùng tùng. Đàn ông thì uống rượu, chơi tá lả, bài tam cúc, đàn bà đi làm lấy ngày rồi lại tiếp tục làm các loại bánh. Người Nùng rất tự trọng và mến khách. Vì thế các bạn đến chơi nhà một người Nùng bạn chưa thể ra khỏi nhà khi chưa uống cạn vài chén rượu chung vui.

Tết của người Nùng ăn rất to, cũng mổ lợn ròng rã cả tháng sau Tết, họ chỉ ăn, chơi và đi lễ hội lùng tùng. Đàn ông thì uống rượu, chơi tá lả, bài tam cúc, đàn bà đi làm lấy ngày rồi lại tiếp tục làm các loại bánh. Người Nùng rất tự trọng và mến khách. Vì thế các bạn đến chơi nhà một người Nùng bạn chưa thể ra khỏi nhà khi chưa uống cạn vài chén rượu chung vui.

Ngày Tết trong tâm thức của người Nùng

Tết cổ truyền của người Nùng là dịp để mọi người dẹp bỏ mọi lo toan trong cuộc sống sau một năm làm việc vất vả để vui chơi, an hưởng hạnh phúc. Tết cũng là dịp để đồng bào Nùng tự ý thức về sự đổi mới của đất trời về lẽ tuần hoàn của tạo vật. Ý thức như thế để con người luôn hân hoan nuôi mầm hi vọng cho 365 ngày tiếp theo của năm mới và bỏ lại 365 ngày của năm cũ.

Tết cổ truyền của người Nùng là dịp để mọi người dẹp bỏ mọi lo toan trong cuộc sống sau một năm làm việc vất vả để vui chơi, an hưởng hạnh phúc. Tết cũng là dịp để đồng bào Nùng tự ý thức về sự đổi mới của đất trời về lẽ tuần hoàn của tạo vật. Ý thức như thế để con người luôn hân hoan nuôi mầm hi vọng cho 365 ngày tiếp theo của năm mới và bỏ lại 365 ngày của năm cũ.

Tết là cơ hội để gia đình sum họp, tương nhớ tới tổ tiên, đền ơn trả nghĩa cho nhau. Đồng thời, Tết là dịp để mọi người nở nụ cười chào nhau và gạt bỏ những giận hờn năm cũ để bắt đầu cho năm mới là những cái bắt tay hứa hẹn xóa bỏ thù hận. Tất cả chỉ nhằm làm cho cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn khi năm mới bắt đầu.

Tết là cơ hội để gia đình sum họp, tương nhớ tới tổ tiên, đền ơn trả nghĩa cho nhau. Đồng thời, Tết là dịp để mọi người nở nụ cười chào nhau và gạt bỏ những giận hờn năm cũ để bắt đầu cho năm mới là những cái bắt tay hứa hẹn xóa bỏ thù hận. Tất cả chỉ nhằm làm cho cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn khi năm mới bắt đầu.

Tất cả đều được lặp lại theo chu kỳ làm nên nhiều tập tục mang đậm bản sắc dân tộc. Nó chứa đựng những đức tính tốt đẹp của người Nùng, luôn muốn được sống thân thiện, yên bình.

Tất cả đều được lặp lại theo chu kỳ làm nên nhiều tập tục mang đậm bản sắc dân tộc. Nó chứa đựng những đức tính tốt đẹp của người Nùng, luôn muốn được sống thân thiện, yên bình.


Tổng hợp

Khám phá hang Tú Làn, kho báu ở Quảng Bình

Vào năm 2009, hệ thống hang động Tú Làn ở thôn Tân Hóa được phát hiện, gồm khoảng 8 hang động khác nhau. Hang Tú Làn là một trong những hang động thu hút nhiều khách du lịch cũng như các nhà thám hiểm chuyên nghiệp và không chuyên ở Quảng Bình - vùng đất vốn nổi tiếng thế giới bởi các hang động tuyệt đẹp.

Khám phá hang Tú Làn, kho báu ở Quảng Bình

Để chinh phục hang động tuyệt đẹp này, du khách phải băng rừng, lội suối thế nên bên cạnh các đồ dùng cá nhân bạn cần phải trang bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như: quần áo, ba lô chuyên dụng, áo phao, mũ đội đầu gắn đèn, bao tay và giày có độ bám dính cao. Cuộc xuyên rừng lội suối đến hang Tú Làn sẽ là trải nghiệm thật sự khó quên.

Khám phá hang Tú Làn, kho báu ở Quảng Bình

Trong hành trình chinh phục hang Tú Làn bạn sẽ được bơi trong 5 hang tối khác nhau. Những vòm hang cao vút và lòng hang thì biến đổi khôn lường, chỗ rộng hàng trăm mét và hiền hòa như cái bể bơi khổng lồ, chỗ thì xiết hẹp lại và đầy đá tảng nhấp nhô trơn tuột. Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên và thích thú khi dùng đèn chiếu trên mũ rọi lên vách hang với vô số những thạch nhũ, hốc đá muôn hình vạn trạng.
Khám phá hang Tú Làn, kho báu ở Quảng Bình

Có những bàn thạch phẳng như được chế tác tỉ mỉ, bên cạnh những khoảnh thạch nhũ tạo thành một hồ bơi tự nhiên khiến ai cũng liên tưởng tới một bãi tắm cổ tích dành cho những nàng tiên tuyệt mỹ.

Khám phá hang Tú Làn, kho báu ở Quảng Bình

Điểm dừng cuối cùng của hệ thống hang Tú Làn là một vòm hang khô rất rộng với hai cửa hang lớn liền nhau được ánh sáng rọi vào khá sâu. Kết quả của những vận động địa chất hàng triệu năm này là những viên cuội tròn xoe, những phiến đá đen họa tiết nghệ thuật, lớp nhũ óng ánh như dát vàng hay những cột thạch nhũ lấp lánh như đính kim sa rất đẹp mắt.


Tổng hợp

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

Những điểm đến tâm linh cho chuyến du xuân cùng gia đình

Vào những ngày Tết, các gia đình thường đi lễ đầu năm theo phong tục của người Việt Nam chúng ta. Đây cũng là một dịp để bạn có thể sắp xếp một chuyến đi du lịch ý nghĩa, bên cạnh việc cầu nguyện cho một năm mới an lành, nhiều sức khỏe và phát tài phát lộc. 

Những điểm đến tâm linh cho chuyến du xuân cùng gia đình

Mộ cô Sáu, Côn Đảo 


Mộ cô Sáu, Côn Đảo


Người dân Côn Đảo gần như ai cũng biết những về giai thoại linh thiêng của người anh hùng Võ Thị Sáu. Dân địa phương tại đây gọi cô bằng cái tên thân mật cô Sáu, và vẫn kể nhau nghe những câu chuyện về người con gái áo trắng bước ra hàng đêm từ mộ của cô. 

Mộ cô Sáu nằm ở nghĩa trang Hàng Dương, là một điểm đến tâm linh linh thiêng, thu hút bất cứ ai đặt chân đến Côn Đảo đều phải ghé thăm. Vào dịp năm mới, có rất nhiều du khách đến đây để cầu may mắn, nhờ cô giúp đỡ và che chở. Thế nên bạn có thể lựa chọn viếng thăm mộ cô vào những ngày đầu năm cùng gia đình, song song với du lịch khám phá Côn Đảo. 

Thông thường mọi người đến viếng mộ cô Sáu thường sẽ mang theo bộ lễ gồm có một nón lá, một xấp giấy tiền vàng bạc, một bộ lược gương, một xấp vàng thỏi, một chai nước suối, một bó nhang và đặc biệt là hoa trắng – bởi đây là màu hoa cô yêu thích. 

Miếu Bà Chúa Xứ, An Giang 


Miếu Bà Chúa Xứ, An Giang


Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam ở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, được xây dựng từ thế kỷ thứ 19. Theo chiều dài lịch sử, những huyền thoại về ngôi miếu thờ Bà Chúa Xứ ngày càng nhiều hơn, phản ánh đức tin vào các thế lực siêu nhiên và luật nhân quả. Biến nơi đây từ lâu đã trở thành một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng không chỉ ở miền Tây Nam Bộ, mà ngay cả người Việt ở nước ngoài cũng biết đến. Do đó, du xuân cùng gia đình ở miếu Bà Chúa Xứ là một lựa chọn không tồi cho bạn và bố mẹ. Để được cầu an và trải nghiệm không gian văn hóa tâm linh nơi đây. 

Hàng năm, vào cuối tháng 4 âm lịch, hàng vạn khách hành hương từ khắp nơi sẽ đổ về đây thắp hương, cúng bái ở miếu Bà Chúa Xứ. 

Với kiến trúc dạng chữ “Quốc”, nhìn từ xa ngôi miếu trông giống như một bông sen xanh nổi bật lên. Và khi đến gần hơn, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các hoa văn đậm chất Ấn Độ ở chính điện. Tất cả các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ một cách tinh xảo, còn liễn đối, hoành phi thì luôn rực rỡ vàng son. 

Chùa Phổ Quang, TP.HCM 


Chùa Phổ Quang, TP.HCM


Chùa Phổ Quang là một ngôi chùa lớn lâu đời và rất nổi tiếng, đến mức những người con Sài Gòn không ai không biết tới. Ngôi chùa này nằm ở quận Tân Bình, có không gian rất bình yên, với tiếng chim kêu ríu rít cùng làn gió nhẹ, thu mình dưới bóng cây râm mát. 

Khung cảnh ấy khiến bất cứ du khách nào đặt chân tới đây cũng cảm thấy vô cùng thanh thản, mọi âu lo phiền muộn cùng những bon chen tất bật tan biến ngay trong chốc lát. Có lẽ cũng bởi lẽ đó mà chùa Phổ Quang được rất nhiều du khách đặc biệt ưu ái tìm đến để chiêm bái, vãn cảnh. 

Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, Huế 


Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, Huế


Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát nằm tại núi Tứ Tượng, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đây là một địa danh nổi tiếng linh thiêng thu hút hàng ngàn Phật tử từ khắp nơi đến thắp hương và cúng bái. 

Trong chuyến du xuân đầu năm cùng gia đình, để lên được điểm đến tâm linh này, các bạn phải đi bộ qua 145 bậc cấp. Hàng năm, đặc biệt là những ngày đầu năm mới, mọi người từ trong và ngoài tỉnh đổ về đây cầu phúc lộc và mong một cuộc sống an lành. 

Thường thì những người đi lễ sẽ mang theo một chai nước suối và nén nhang để khấn vái Bồ Tát ban nước “cam lồ”. Sau khi cúng vái xong, người đi hành hương sẽ chờ đến khi nhang tàn và uống hết nước của mình, với mong muốn tẩy trừ mọi khổ đau, bệnh tật. 

Đền Bà Chúa Kho, Bắc Ninh 


Đền Bà Chúa Kho, Bắc Ninh


Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, xã Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. Nơi đây chính là một trong những địa điểm du lịch tâm linh vô cùng lý tưởng dành cho chuyến du xuân cùng gia đình đầu năm. 

Không chỉ là khu di tích lịch sử, mà ngôi đền này còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước đổ về hành hương xin lộc. Tương truyền theo dân gian, những người đi lễ đầu năm đến đền Bà Chúa Kho để “vay tiền” làm ăn kinh doanh trong năm mới, và hy vọng có được một năm đầy ắp may mắn và thuận lợi trong công việc. 


Chùa Bái Đính, Ninh Bình 


Chùa Bái Đính, Ninh Bình


Chùa Bái Đính được nhiều người biết đến như là một địa điểm cầu may đầu năm. Đến du xuân cùng gia đình tại nơi đây, bạn không chỉ được hành hương lễ Phật, mà còn có thể kết hợp với việc đi du lịch, khám phá các danh lam thắng cảnh đặc sắc tại khu danh thắng Tràng An

Chùa Bái Đính không chỉ được biết đến như là một ngôi chùa cầu may linh thiêng dịp đầu năm, sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn nắm giữ rất nhiều kỷ lục như: tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, tượng phật Di lặc bằng đồng lớn nhất, chuông đồng lớn nhất, chùa rộng nhất Việt Nam, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam, chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam, chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam… 

Nguồn: Tổng hợp.

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019

6 Kỹ năng cốt lõi của Tour Leader

Một người hướng dẫn viên du lịch nhanh nhạy trong việc xử lý các tình huống sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp và sự tin tưởng trong lòng du khách.


Kỹ năng giao tiếp

Có rất nhiều yếu tố làm nên một Trưởng đoàn du lịch tài ba, nhưng có thể nói giao tiếp là kỹ năng quan trọng nhất. Làm hướng dẫn viên du lịch nghĩa là bạn luôn sẵn sàng gặp gỡ, tiếp xúc và chào đón những vị khách lạ, không chỉ là khách trong nước mà còn là những con người đến từ hàng chục, thậm chí hàng trăm quốc gia với rất nhiều nền văn hóa, phong tục tập quán khác nhau. Trau dồi kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn có thể tự tin tiếp xúc với mọi đối tượng du khách và dễ dàng tạo ấn tượng tốt với họ.

Kỹ năng ứng biến/xử lý tình huống

Dù có lên kế hoạch chu đáo đến đâu, thì những hành trình thực tế không phải lúc nào cũng suôn sẻ như ta mong đợi – nhất là đối với những hành trình du lịch khám phá hoặc du lịch mạo hiểm. Vì vậy, kỹ năng ứng biến hay còn gọi là kỹ năng “phản ứng nhanh” sẽ giúp cho người hướng dẫn viên luôn làm chủ được tình thế khi có những rủi ro ngoài mong đợi xảy ra. Chắc chắn, một người hướng dẫn viên du lịch nhanh nhạy trong việc xử lý các tình huống sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp và sự tin tưởng trong lòng du khách.

Kỹ năng thuyết trình trước đám đông

Một trong những kỹ năng quan trọng của người hướng dẫn viên du lịch chính là truyền tải thông tin đến du khách. Là một hướng dẫn viên du lịch giỏi nghiệp vụ, bạn phải vừa phải nắm bắt được tâm lý du khách, vừa phải thông thạo các kỹ năng thuyết trình và phải tạo được sự truyền cảm trong những bài thuyết trình. Nếu chỉ đơn giản truyền tải thông tin bằng một giọng văn đều đều “ru ngủ” theo những nội dung đã được chuẩn bị sẵn thì chỉ đem đến sự nhàm chán cho du khách.

Kỹ năng tổ chức

Mỗi tour du lịch thường là đã được lên sẵn về thời gian, điểm đến, chỗ ăn ở nghỉ ngơi nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn cứ nhìn vào tờ kế hoạch và triển khai một cách máy móc là xong. Một chuyến đi sinh động và đầy các yếu tố bất ngờ thú vị mới là điều đọng lại nhiều cảm xúc trong lòng du khách. Có thế nói, lịch trình, những điểm đến là phần cứng của hành trình, còn người hướng dẫn viên du lịch tài ba phải biết thổi hồn vào hành trình đó, phải trở thành linh hồn của những chuyến đi.

Kỹ năng ngoại ngữ

Đây được coi như một yêu cầu bắt buộc đối với bất cứ một hướng dẫn viên nào mong muốn bước chân vào nghề này, đặc biệt là một Tour leader. Tuy nhiên, nếu muốn trở thành một hướng dẫn viên xuất sắc, bạn không thể chỉ dừng lại ở việc thành thạo các kỹ năng nghe – để hiểu, và nói – để truyền đạt, mà bạn còn phải rèn luyện cho mình cách “cảm thụ” ngoại ngữ để có thể hiểu được những gì “nằm ngoài ngôn từ”. Điều đó sẽ giúp cho việc giao tiếp của bạn với du khách trở nên dễ thấu hiểu nhau hơn và có chiều sâu hơn.

Kỹ năng quan sát

Điều này nói ra nghe có vẻ bình thường, nhưng thực ra nó lại là một kỹ năng khá quan trọng. Quan sát không chỉ là nhìn, mà phải là “nắm bắt”, nghĩa là nhìn và cảm nhận được những gì. Giao tiếp ứng xử không phải lúc nào cũng được thực hiện qua ngôn ngữ nói, mà đôi khi là một cử chỉ, một ánh mắt hay một cái nhíu mày. Nếu là người giỏi quan sát, bạn sẽ thấy trong hàng chục khuôn mặt có thể có những nét biểu cảm khác nhau, bạn sẽ “đo” được chỉ số cảm xúc của khách đang như thế nào, từ đó có cách điều chỉnh ứng xử để thay đổi cảm xúc du khách theo hướng tích cực hơn.

Hy vọng những kỹ năng vừa được chia sẻ sẽ giúp cho những Hướng dẫn viên, trưởng đoàn Tour Leader và đặc biệt là những học viên đang có ý định theo học hoặc đã hoàn thành khóa học tại trung tâm trang bị đầy đủ để đủ hành trang và sự tự tin trên con đường mình đang theo đuổi.



Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2019

Top các điểm mua sắm cho khách du lịch Phnom Penh

Dường như Phnom Penh luôn là điểm dừng chân ưa thích của mọi khách du lịch Campuchia. Ngoài hoạt động phổ biến là ghé thăm các đền chùa, thì du khách cũng nên ghé qua những địa điểm mua sắm tại Phnom Penh nổi bật dưới đây.

Top các điểm mua sắm cho khách du lịch Phnom Penh


Khu chợ cũ – Old Market D 

Khu chợ cũ – Old Market D


Khu chợ có tuổi đời hàng trăm năm của Phnom Penh này vẫn luôn là điểm đến hấp dẫn, thu hút cả du khách thập phương lẫn người dân địa phương. Hầu hết mọi người đến đây đều có chung một mục đích chính là mua sắm. Bởi khu chợ có các mặt hàng vô cùng đa dạng, từ hàng thủ công đến đồ trang sức cho bạn thoải mái lựa chọn. Và điểm khác biệt giữa Old Market D so với một số khu chợ khác là mở cửa đến tận chiều tối để phục vụ khách tham quan, mua sắm. 

Chợ Olympic 

Chợ Olympic


Sở dĩ khu chợ này có cái tên "Olympic" đặc biệt như thế, là bởi nó nằm gần sân vận động Olympic của Campuchia. Nếu du khách đang có nhu cầu tìm mua các loại vải đẹp, chất lượng hay những trang phục truyền thống về làm quà thì chợ Olympic là điểm đến rất lý tưởng. Hoặc các mặt hàng như giày dép, túi xách, phụ kiện, quần áo thì ở chợ vẫn có đầy đủ cả. 

Chợ mới – Central Market E 

Chợ mới – Central Market E


Chợ mới – Central Market E còn được gọi với cái tên khác là chợ trung tâm, nằm cách Sorya không xa. Nơi đây có thiết kế theo lối hai dãy phố, với kiểu kiến trúc đặc trưng như chợ Bến Thành. Khi đến đây, du khách người Việt Nam còn có thể gặp được những tiểu thương là người đồng hương, họ bán rất nhiều món ăn đặc trưng của nước ta. Hai bên đường vào chợ là những quầy hàng lưu niệm như áo thun, khăn quàng Krama, bưu thiếp của in biểu tượng Campuchia. Bạn cũng có thể thoải mái mua hàng ở đây vì giá cả cũng tương đối rẻ. 


Chợ Nga – Russian Market 

Chợ Nga – Russian Market


Chợ Nga nằm liền với khu chợ Mới với nhiều mặt hàng phong phú, đặc biệt là những cuốn đĩa CD, VCD, DVD và quần áo thời trang nhập từ các nước khác. Ngoài ra, các bạn nữ còn có thể tìm thấy được các loại nữ trang bằng vàng, bạc cũng như vải vóc và phụ liệu may mặc khác. Có thể ấn tượng đầu tiên nhìn vào bạn sẽ thấy chợ không được bắt mắt, sang trọng cho lắm. Nhưng nơi đây đích xác là một trong những địa điểm mua sắm nổi tiếng ở Phnom Penh được nhiều người ưa thích, nhất là tín đồ du lịch bụi. 

Chợ đêm Phsar Reatrey 

Chợ đêm Phsar Reatrey


Nếu bạn có ý định đến du lịch Campuchia và có thời gian qua đêm tại Phnom Penh, thì nên thử tìm đến khu chợ đêm nằm cạnh bến tàu Sisowath trên sông Tonle Sap – Phsar Reatrey một lần. Ngoài mua sắm các mặt hàng quần áo, đồ lưu niệm thì du khách tới đây còn được thưởng thức nhiều đặc sản thơm ngon như chè thốt nốt, bún kè… Nhưng hãy lưu ý là chợ chỉ hoạt động từ 5h30 tối đến 11h30 tối, từ thứ 6 đến chủ nhật thôi nhé. 

Trung tâm thương mại Sorya 

Trung tâm thương mại Sorya


Trung tâm thương mại Sorya với 8 tầng rộng lớn, chính là điểm mua sắm bậc nhất Phnom Penh. Tại nơi đây bạn có thể bắt gặp rất nhiều cửa hàng hàng hiệu, danh tiếng. Tuy là trung tâm lớn, nhưng du khách vẫn có thể mặc cả dù sản phẩm đã được dán giá. Quả là một điểm quá đặc biệt và thoải mái đúng không nào? Chưa dừng lại ở đó, Sorya còn có cả không gian dành cho các khu vui chơi phức hợp rất tiện ích, bao gồm rạp chiếu phim, khu ăn uống, sân trượt băng… 

Siêu thị Lucky 

Siêu thị Lucky


Lucky chính là thương hiệu siêu thị lớn nhất Campuchia. Tại siêu thị này có tổng hợp đủ các mặt hàng, từ đồ gia dụng cần thiết hàng ngày cho đến thực phẩm, thời trang, giày dép… Trong chuyến hành trình đến Phnom Penh, nếu lỡ như có quên gì thì bạn có thể ghé vào đây và mua sắm những vật dụng cần thiết cho chuyến đi. 


Nguồn: Tổng hợp.

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

Những món ăn Mỹ được yêu thích nhất

Với nền văn hóa đa sắc tộc, Mỹ không chỉ có nhiều lễ hội độc đáo mà còn có thế giới ấm thực đa dạng, với nhiều món ăn có nguồn gốc khác nhau được rất nhiều khách du lịch yêu thích.

Những món ăn Mỹ được yêu thích nhất

Snack khoai tây


Snack khoai tây

Món Snack khoai tây được sáng tạo ở New York khi một đầu bếp ở đây cố gắng tạo ra một món ăn đặc biệt cho một bữa tối kiểu cách. Giờ đây, món ăn này đã trở thành một trong những món ăn phổ biến nhất thế giới.

Bánh Donut


Bánh Donut

Món ăn với vẻ ngoài xinh xắn này đã trở nên phổ biến và nổi tiếng khắp thế giới. Đây là loại bánh ngọt được rán hoặc nước dùng để tráng miệng. Chúng thường có dạng hình vòng được tráng một lớp kem lên trên hoặc các hình tròn nhỏ được nhồi nhân vào bên trong.

Heo Kalua


Heo Kalua

Thịt heo Kalau là món ăn truyền thống đến từ người Hawaii bản địa, cũng là một trong những món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ hội của người Hawaii. Những con heo Kalau sau khi được làm sạch và tẩm ướp sẽ được chôn vào một chiếc thố lớn ở dưới đất, xung quanh chất các loại đá nham thạch và đốt lửa trong suốt từ 6 đến 7 tiếng đồng hồ. Món thịt được tạo ra có mùi khói đặc trưng nhưng hương vị vô cùng thơm, thịt mềm và tan trên đầu lưỡi.

Sườn nướng Texas


Sườn nướng Texas

Một loại sốt được hòa trộn từ ớt, cà chua, hành và nhiều loại thảo mộc khác được ướp lên bề mặt trên cùng của miếng thịt heo. Món ăn này hẳn là vô cùng phù hợp cho những bữa tiệc tùng đồ nướng ngoài trời.

Bánh cuộn Burrito


Bánh cuộn Burrito

Bánh cuộn Burrito là món ăn đường phố cực kỳ được ưa chuộng ở Mỹ. Nhân bánh là một hỗn hợp bao gồm thịt bò, đậu và có thể thêm phô mai, thịt gà, thịt heo, bơ…tùy theo ý thích.

Pizza 


Pizza

Mặc dù không phải quê hương của món bánh Pizza, song Pizza ở Mỹ lại là món ăn vô cùng quen thuộc và mang nhiều hương vị đặc trưng riêng biệt. Có rất nhiều loại Pizza ngon mà bạn có thể thưởng thức Pizza kiểu New York với phần đế mỏng, giòn tan, phủ đầy ooey-gooey mozzarella và rưới xốt cà chua; Pizza cá ở Chicago với nhiều phomai…


Tổng hợp

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

Hướng dẫn viên quốc tế - Nhà " Phiên dịch văn hóa "

Ngoài việc phiên dịch ngôn ngữ, hướng dẫn viên còn là nhà phiên dịch văn hóa. Trong quá trình hướng dẫn thuyết minh người hướng dẫn du lịch còn có sứ mệnh như một nhà ngoại giao văn hoá, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp khách hiểu và tôn trọng lịch sử văn minh, văn hoá nước mình. 


Vì vậy, hướng dẫn viên luôn phải đảm bảo lòng tự trọng, niềm tự hào chân chính về dân tộc mình. Tuyệt đối không vì lợi ích riêng mà đánh mất lòng tự trọng, niềm tự hào dân tộc, phải đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích của bản thân, kể cả lợi ích cục bộ của doanh nghiệp. Hướng dẫn viên nên ý thức về những điều mình nói, diễn tả phải có trọng lượng nhiều hơn, hay hơn, sâu sắc hơn những gì du khách biết. Đảm bảo giới thiệu đúng đắn, hấp dẫn tuyến điểm du lịch đã ký kết. Không hướng dẫn sai lệch, quá đề cao hoặc quá hạ thấp giá trị của điểm du lịch. Phải chú ý coi trọng văn hoá giao tiếp, văn hoá ứng xử trong quá trình hướng dẫn khách trên cả hai phương diện hành vi và ngôn ngữ.

Trong công tác của mình, hướng dẫn viên du lịch còn được ví là những trinh sát viên, những tình báo viên phát hiện, ngăn chặn, điều tra, những hành vi có biểu hiện phạm pháp, đe dọa nền an ninh đất nước, làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc từ phía du khách, góp phần giữ gìn trật tự an toàn cho xã hội, bảo vệ môi trường sống, môi trường du lịch và lợi ích chính đáng của khách du lịch. Như phát hiện những kẻ đi với cách thức du lịch sang cấu kết với những tổ chức phản động trong nước chống phá lại nhà nước ta, hay buôn bán hàng lậu, hàng cấm: ma tuý, cổ vật, vật phẩm phi văn hoá... Thông qua việc này, hướng dẫn viên đang tự bảo vệ mình, bảo vệ văn hóa dân tộc, bảo vệ cho sự phát triển bền vững.


Ngoài ra, họ còn là những nhà giáo dục gián tiếp lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước qua công tác hướng dẫn và qua nội dung thuyết minh của mình. Vì mỗi du khách được đi xa, được thấy bao phong cảnh đẹp của quê hương, được nghe câu hò, câu hát, chuyện xưa, chuyện nay, chuyện truyền thuyết lẫn chuyện hoang đường mà sách vở chưa nói tới. Được ngắm nhìn và nghe sự tích của đình, chùa, đền, miếu... ít nhiều chứa đựng những dòng lịch sử kiên cường, bất khuất của dân tộc. Chính cảnh đẹp của núi rừng, sông biển, chính thành tích của những nhân vật được thờ, những mẩu chuyện lịch sử được người hướng dẫn truyền đạt đã thức tỉnh, mở ra cho mỗi du khách niềm tự hào dân tộc. Cũng từ niềm tự hào đó đã giúp cho mỗi du khách có lòng tự trọng và tự tin, kích thích sự tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử, văn hoá...dân tộc trong mỗi người.

Nhờ có những chuyến du lịch, dưới sự dẫn dắt của hướng dẫn viên, người dân nhận thức được giá trị của vùng đất, những di sản văn hoá... của địa phương, đất nước mà vì quá thân thuộc và gần gũi nên họ không nhận thấy. Từ đó, họ sẽ tự hào và thêm yêu mảnh đất quê hương. Hướng dẫn viên du lịch chính là người sẽ “đánh thức” sự quan tâm của những người dân, khơi gợi sự tò mò tìm hiểu của họ. Bằng cách đó, họ đã góp phần gián tiếp nâng cao nhận thức và lòng tự hào của người dân về đất nước, quê hương mình.