Không có những homestay nhỏ xinh, cũng chẳng hề sở hữu thắng cảnh nức tiếng, nhưng ngôi làng nép mình bên sông Đáy lại níu chân người qua bởi vẻ đẹp bình yên đến lạ.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km về phía Tây, làng Chuông không chỉ nổi tiếng với nghề làm nón suốt hơn 3 thế kỷ, mà còn sở hữu vẻ đẹp thanh bình với không khí an yên nhuốm vào từng ngõ nhỏ, ngôi nhà và khoảng sân.
Cây đa, bến nước, sân đình… nếu thật sự muốn tìm đến những biểu tượng của vùng quê đất Bắc hãy đến với làng Chuông. Hơn 300 năm trôi qua, chùa làng, sân đình như vẫn còn nguyên vẹn, có chăng chỉ phủ thêm những nếp gấp thời gian nhưng chẳng hề đổi thay.
Chiều mùa hạ khi mưa vừa tạnh, trên sân đình, những bông hoa đại phủ trắng một vùng sân. Mùa hoa năm nào, cây cũng trổ bông sai trĩu, tầng tầng lớp lớp xếp chồng lên nhau tựa như dải mây vắt ngang qua mái chùa cổ.
Nếu may mắn đến thăm làng Chuông vào đúng ngày chợ phiên mùng 4, 10, 14, 20, 24, 30 hàng tháng, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi muôn màu sắc bắt mắt: trắng của nón, vàng của mo, xanh màu lá lụi hay rực rỡ với sắc đỏ, hồng từ chỉ, cước…
Cũng như rất nhiều phiên chợ khác của vùng quê Bắc Bộ, chợ làng Chuông họp từ tờ mờ sáng. Có 6 phiên một tháng và 72 phiên chợ trong một năm. Nhưng so với nhiều nơi đã bị đô thị hoá, chợ làng Chuông vẫn giữ được nét mộc mạc, ban sơ thuở nào.
Hàng quán không xây thành từng ô kiên cố mà chỉ đơn giản là một chiếc áo mưa trải trên nền đất, thêm cục gạch thay cho ghế ngồi… Từng gian từng gian cách nhau một lối đi nhỏ thôi mà vẫn cứ tấp nập người qua. Phiên chợ quê buổi sáng sớm luôn nhộn nhịp như thế.
Tiếng rao bán, mặc cả, cười nói vang vọng trong không khí còn đẫm sương buổi sớm. Vùng quê yên ả vì có thanh âm của cuộc sống mà thêm phần tươi vui, rộn rã. Kích thước điểm ảnh lớn trên Huawei nova 3e giúp người dùng bắt được những chi tiết phức tạp của chủ thể, nhờ đó ảnh trở nên chân thực và sống động.
Đến làng làm nón lâu đời nhất xứ Bắc, không khó để bắt gặp hình ảnh những em bé 5, 6 tuổi hay cụ già ngoài 70 vẫn ngày đêm miệt mài gìn giữ nét đẹp của một nghề truyền thống. Qua cụm camera kép (16 - 2 MP), khẩu độ mở f/2.0 và khả năng điều chỉnh khẩu độ để tăng khả năng xóa phông trên Huawei nova 3e, bàn tay những người thợ làng Chuông hiện lên đầy chân thực rõ nét, chở theo bao nỗi lo toan vất vả thường ngày.
Từ khuôn tre, người thợ đặt chóp, xây nón, thắt nón, lồng cạp, khâu nhôi… chiếc nón nào trước khi nên hình cũng đều phải trải qua nhiều khâu tỉ mỉ, cầu kỳ như vậy. Mỗi ngày, một người chỉ có thể làm tối đa 2 chiếc nón, trừ đi nguyên vật liệu, số tiền lãi thu được không quá 100.000 đồng. Với 2.400 hộ dân ở đây, nghề làm nón không giàu nhưng đủ sống, hợp với vùng quê nghèo, ít cày cấy.
Những chiếc nón làng Chuông mang vẻ đẹp riêng bởi chúng được tạo nên từ bàn tay tài hoa và cái tâm của người nghệ nhân cả đời gắn bó với nghề truyền thống. Đến làng Chuông, du khách không chỉ ghé thăm một làng quê Bắc Bộ đơn thuần, đó còn là nơi lưu giữ một phần hồn Việt gắn bó và thiêng liêng. Và với chiếc “máy ảnh mini” Huawei nova 3e, mọi khoảnh khắc ý nghĩa đều được ghi lại trọn vẹn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét