Thứ Ba, 12 tháng 3, 2019

Cái nhìn khách quan về nghề hướng dẫn viên du lịch

Ngay từ những bước chân đầu tiên vào nghề, bao giờ cũng vô cùng khó khăn, nếu bạn vượt qua được thì tương lai trở thành một hướng dẫn viên chuyên nghiệp sẽ không còn là điều quá khó khăn. Cần có lòng yêu nghề, sự nhiệt huyết và đam mê, bạn mới có thể bám lấy nghề trong vòng vài năm và niềm đam mê sẽ khiến bạn đứng vững đến cả chục năm, thậm chí là cả đời.



Với yêu cầu nghiệp vụ  riêng biệt, có rất nhiều quan niệm khác nhau về nghề hướng dẫn du lịch. Những quan niệm này bắt nguồn từ hiện tượng không đầy đủ, hình thức của hoạt động du lịch mà người hướng dẫn thực hiện.

Một số quan niệm cho rằng người hướng dẫn cần phải có ngoại ngữ tốt để làm nhiệm vụ của người phiên dịch của du khách nước ngoài và hướng dẫn viên được ví như nhà ngoại giao. Số khác lại nghĩ hướng dẫn viên phải là người có tài ăn nói, lanh lợi để có thể trình bày mà không cần cầm giấy tờ gì trước mặt du khách hay cả quan niệm nghề nghiệp khá phổ biến từ những người ngoài cuộc: hướng dẫn viên phải có ngoại hình ưa nhìn, xinh đẹp mới thu hút được sự chú ý của du khách,..

Những quan niệm này không hoàn toàn sai vì vẫn đúng ở một số khía cạnh nhất định nhưng nếu xét toàn diện thì cũng không hoàn toàn đúng, cả về nội dung công việc lẫn yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp. Quan niệm về sự nhàn rỗi so với những nghề khác trong xã hội thì thật sự không đúng đối với nghề hướng dẫn viên du lịch.

Hướng dẫn viên là người được đặt chân đến nhiều nơi, là người luôn được nhiều đối tượng khách hàng chú ý, trở thành trung tâm của các chuyến du lịch, ngoài ra, hướng dẫn viên còn là người có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực đòi hỏi nhiều tác phong nghề nghiệp, tạo sự năng động trong quá trình "diễn xuất" trước du khách.
Mặt khác, do đặc điểm nghề nghiệp và tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm, hướng dẫn viên có nhiều cơ hội để hoàn thiện cả về tri thức lẫn nhân cách. Tuy nhiên, nghề hướng dẫn du lịch cũng như bao ngành khác, đều có những khó khăn, trở ngại nhất định:

- Do đi nhiều, tiếp xúc nhiều nên HDV phải luôn biết cảm thông và chia sẻ, quan trọng là nhận được sự cảm thông từ phía gia đình, người thân, bè bạn.
- Hướng dẫn viên đôi khi có những chuyến đi dài ngày mà không được báo trước: thời gian, địa điểm không cố định. Vì vậy, đa số những người ngoài nghề không thể chấp nhận được bản chất nghề nghiệp như thế này.

Từ những ưu, nhược điểm của ngành du lịch nói chung và nghề hướng dẫn viên nói riêng, các hướng dẫn viên hiện tại cần biết dung hòa mọi việc để các mối quan hệ gia đình, xã hội không xảy ra mâu thuẫn. Đối với các hướng dẫn viên tương lai, phải chuẩn bị tinh thần thật tốt để giải quyết những xung đột không đáng có, tìm cách hình thành mối quan hệ tốt hơn và suy nghĩ thật kỹ để từ đó đi đến quyết định cuối cùng là mình có thích hợp và thật lòng muốn theo đuổi nghề Hướng dẫn du lịch hay không? Hãy đến Trung tâm dạy nghề Vietravel ghi danh lớp nghiệp vụ Hướng dẫn viên để chuẩn bị thật tốt hành trang trước khi bước vào nghề các bạn nhé! 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét