Hiển thị các bài đăng có nhãn văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019

Những điều cần lưu ý khi tắm Onsen ở Nhật

Thời tiết Nhật Bản khi giao mùa rất phù hợp để tắm Onsen – một loại hình dịch vụ du lịch nổi tiếng. Nhất là vào những lúc thời tiết lạnh lạnh như thế này, nguồn nước khoáng nóng có thể giúp bạn thư giãn rất thoải mái. 

Những điều cần lưu ý khi tắm Onsen ở Nhật

Thường có 2 loại onsen: private onsen bể nhỏ ở trong các khách sạn chỉ cho khách của họ, và public onsen bình dân cho mọi người. 

Onsen là gì? 


Onsen là gì?

Onsen trong tiếng Nhật có nghĩa là Ôn tuyền, tên gọi khác của suối nước nóng. Bởi là quốc gia có nhiều núi lửa hoạt động, nên Nhật Bản sở hữu rất nhiều suối nước nóng. Hoạt động tắm suối nước nóng không chỉ được người dân địa phương yêu thích, mà còn thu hút rất nhiều khách du lịch đến trải nghiệm mỗi năm. 

Onsen khác với Sentou – loại nước nóng được đun lên rồi cho vào bồn. Onsen là suối nước nóng hoàn toàn tự nhiên. Nước ở đây là nước khoáng nguyên chất, rất tốt cho sức khoẻ, vừa giúp thư giãn vừa có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Do đó, khi tắm Onsen mọi người phải thoát bỏ mọi xiêm y để cơ thể được ngâm trọn trong bồn nước khoáng nóng ở bể trong nhà hoặc ngoài trời. 

Các bước tắm Onsen cơ bản 


Các bước tắm Onsen cơ bản

- Mua vé. Cất giày vào tủ đựng giày. 

- Cởi đồ và cất đồ đạc trong tủ có khoá hoặc trong giỏ mây (ở Nhật rất an toàn không sợ mất đồ). 

- Tắm tráng: Có vòi tắm và dầu gội dầu tắm trong phòng Onsen, bạn ngồi ghế và tắm rửa sạch trước khi ngâm bồn. 

- Ngâm bồn Onsen trong nhà và ngoài trời, nên ngâm bồn trong nhà trước cho quen rồi mới đổi qua bồn ngoài trời. 

- Trở vào thay đồ, không cần tắm tráng cũng được. Nhiều nơi có đủ máy sấy, kem dưỡng dành cho khách. 

- Cuối cùng, bạn ra khu nhà hàng làm ly trà, ăn tô mì nóng hay gọi một ly kem mát lạnh đều hợp lý. 

Một số lưu ý khi đi tắm Onsen 


Một số lưu ý khi đi tắm Onsen

- Dù tắm Onsen ở Nhật rất an toàn, nhưng bạn cũng không nên mang theo hộ chiếu và không mang nhiều tiền quá. 

- Không nên ngâm mình quá lâu, dễ nhiễm lạnh do sốc nhiệt. 

- Mang theo khăn tắm hoặc mua/thuê tại đó. Người Nhật tắm onsen thường cầm theo khăn mặt để lau mặt và đặt lên đầu. 

- Tủ đồ ở các khu tắm Onsen thường phải bỏ đồng tiền xu vào mới khoá được. 

- Có khu vực Onsen cho nam và nữ riêng nên bạn không cần xấu hổ khi phải thoát hết xiêm y. 

- Không được chụp hình trong khu Onsen. 

- Một số nơi không nhận khách có hình xăm. 

- Ở một số hostel thường có voucher giảm giá Onsen, vì thế hãy hỏi họ nếu bạn có ý định trải nghiệm nhé.


Tổng hợp.

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

Geisha – Vẻ đẹp cho sự nữ tính trong văn hóa Nhật Bản

Nếu như tinh thần Samurai (võ sĩ đạo) cho đến tận ngày nay vẫn còn tồn tại trong mỗi người đàn ông Nhật Bản, là “chuẩn mực” mà nhiều người hướng tới, thì đối với phụ nữ Nhật, Geisha được coi là đỉnh cao của sự nữ tính.

Nếu như tinh thần Samurai (võ sĩ đạo) cho đến tận ngày nay vẫn còn tồn tại trong mỗi người đàn ông Nhật Bản, là “chuẩn mực” mà nhiều người hướng tới, thì đối với phụ nữ Nhật, Geisha được coi là đỉnh cao của sự nữ tính.        Chuẩn mực hành vi của Geisha dường như đã trở thành một khuôn mẫu trong lối sống và cách ứng xử xã hội của người phụ nữ.

Chuẩn mực hành vi của Geisha dường như đã trở thành một khuôn mẫu trong lối sống và cách ứng xử xã hội của người phụ nữ.

Trong xã hội hiện đại, nhiều người (phần lớn là người nước ngoài) thường có suy nghĩ không đúng về Geisha. Họ cho rằng Geisha chỉ đơn thuần như một kiểu “mãi dâm” thời xưa chứ không phải là nghệ thuật, nặng nề hơn thì không thể coi điều này là một phần văn hóa Nhật Bản. Những suy nghĩ này xuất phát từ sự miêu tả chưa thật chính xác về họ trong các cuốn tiểu thuyết hoặc nếu như đã từng xem bộ phim “Hồi ức của một Geisha” chắc hẳn mọi người cũng sẽ có cách nghĩ này. Tuy nhiên, thực tế lại không phải vậy. Mặc dù Geisha được học các kĩ năng tán tỉnh, trêu đùa khách hàng nhưng họ không bao giờ được phép quan hệ với khách. Nếu có thì phải có sự tự nguyện từ cả hai và với tư cách là người thường chứ không phải tư cách một Geisha.

Trong xã hội hiện đại, nhiều người (phần lớn là người nước ngoài) thường có suy nghĩ không đúng về Geisha. Họ cho rằng Geisha chỉ đơn thuần như một kiểu “mãi dâm” thời xưa chứ không phải là nghệ thuật, nặng nề hơn thì không thể coi điều này là một phần văn hóa Nhật Bản. Những suy nghĩ này xuất phát từ sự miêu tả chưa thật chính xác về họ trong các cuốn tiểu thuyết hoặc nếu như đã từng xem bộ phim “Hồi ức của một Geisha” chắc hẳn mọi người cũng sẽ có cách nghĩ này. Tuy nhiên, thực tế lại không phải vậy. Mặc dù Geisha được học các kĩ năng tán tỉnh, trêu đùa khách hàng nhưng họ không bao giờ được phép quan hệ với khách. Nếu có thì phải có sự tự nguyện từ cả hai và với tư cách là người thường chứ không phải tư cách một Geisha. 

Nhưng, vẫn còn nhiều bí ẩn xoay quanh quy tắc của Geisha mà người ngoài khó có thể hiểu hết, thậm chí cả người dân Nhật. Một lý do nữa dẫn tới suy nghĩ sai lệch đó là từ khi Mỹ chiếm đóng Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai, nhiều phụ nữ làm gái mại dâm đã tự nhận mình là Geisha và bán dâm cho lính Mỹ. Bởi vậy đã dẫn tới việc khái niệm này bị hiểu sai cho đến tận bây giờ.

Nhưng, vẫn còn nhiều bí ẩn xoay quanh quy tắc của Geisha mà người ngoài khó có thể hiểu hết, thậm chí cả người dân Nhật. Một lý do nữa dẫn tới suy nghĩ sai lệch đó là từ khi Mỹ chiếm đóng Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai, nhiều phụ nữ làm gái mại dâm đã tự nhận mình là Geisha và bán dâm cho lính Mỹ. Bởi vậy đã dẫn tới việc khái niệm này bị hiểu sai cho đến tận bây giờ.

Các Geisha đầu tiên xuất hiện từ thời Edo, cách ngày nay khoảng 300 năm. Mới đầu họ chỉ là những người phụ nữ phục vụ trong các quán trà, về sau các quán trà này có thêm rượu và những nữ phục vụ này bắt đầu học các kĩ năng ca hát, múa, chơi đàn để biểu diễn cho khách hàng.

Các Geisha đầu tiên xuất hiện từ thời Edo, cách ngày nay khoảng 300 năm. Mới đầu họ chỉ là những người phụ nữ phục vụ trong các quán trà, về sau các quán trà này có thêm rượu và những nữ phục vụ này bắt đầu học các kĩ năng ca hát, múa, chơi đàn để biểu diễn cho khách hàng.

Geisha thường được huấn luyện khi còn rất nhỏ. Ở thời xưa, nhiều gia đình quá nghèo, không đủ tiền nuôi con đã bán con gái mình vào các nhà Geisha. Trong giai đoạn đầu tiên, các bé gái này sẽ phải làm việc với vai trò hầu gái hay người giúp việc cho Geisha có kinh nghiệm hoặc chủ nhà Geisha.

Geisha thường được huấn luyện khi còn rất nhỏ. Ở thời xưa, nhiều gia đình quá nghèo, không đủ tiền nuôi con đã bán con gái mình vào các nhà Geisha. Trong giai đoạn đầu tiên, các bé gái này sẽ phải làm việc với vai trò hầu gái hay người giúp việc cho Geisha có kinh nghiệm hoặc chủ nhà Geisha. 

Lớn hơn, họ được đưa vào các lớp đào tạo học múa, đàn, cách trò chuyện,… Khi có đầy đủ các kĩ năng cần thiết, đủ tuổi trưởng thành họ vẫn chỉ là Maiko (nghĩa là Geisha học việc) chứ chưa được coi là Geisha thực thụ. Chỉ khi kết thúc khóa học, trải qua nghi lễ Erikae – nghi lễ này nghĩa là thay màu cổ áo, từ màu sắc tươi tắn của Maiko thành màu trắng của Geisha. Họ mới trở thành Geisha đích thực.

Lớn hơn, họ được đưa vào các lớp đào tạo học múa, đàn, cách trò chuyện,… Khi có đầy đủ các kĩ năng cần thiết, đủ tuổi trưởng thành họ vẫn chỉ là Maiko (nghĩa là Geisha học việc) chứ chưa được coi là Geisha thực thụ. Chỉ khi kết thúc khóa học, trải qua nghi lễ Erikae – nghi lễ này nghĩa là thay màu cổ áo, từ màu sắc tươi tắn của Maiko thành màu trắng của Geisha. Họ mới trở thành Geisha đích thực.

Để phù hợp với cuộc sống hiện đại, các Geisha hiện nay sẽ một hiệp hội đứng ra quản lý, điều hành theo các quy định nghiêm ngặt. Nhiều cô gái Nhật Bản có mong muốn trở thành Geisha sẽ được hiệp hội chọn lọc, bắt đầu đào tạo khi họ đã hoàn thành chương trình học trung học cơ sở hoặc thậm chí cao hơn nữa.

Để phù hợp với cuộc sống hiện đại, các Geisha hiện nay sẽ một hiệp hội đứng ra quản lý, điều hành theo các quy định nghiêm ngặt. Nhiều cô gái Nhật Bản có mong muốn trở thành Geisha sẽ được hiệp hội chọn lọc, bắt đầu đào tạo khi họ đã hoàn thành chương trình học trung học cơ sở hoặc thậm chí cao hơn nữa. 

Ngoài các môn nghệ thuật như đàn, hát giống thời xưa, họ còn cần học thêm nhiều điều liên quan tới các vấn đề như kinh tế, chính trị, xã hội… Bởi phần lớn khách hàng của họ thường là những người có xuất thân từ giới thượng lưu, điều này giúp họ có thể dễ dàng dẫn dắt cuộc trò chuyện với khách hàng.

Ngoài các môn nghệ thuật như đàn, hát giống thời xưa, họ còn cần học thêm nhiều điều liên quan tới các vấn đề như kinh tế, chính trị, xã hội… Bởi phần lớn khách hàng của họ thường là những người có xuất thân từ giới thượng lưu, điều này giúp họ có thể dễ dàng dẫn dắt cuộc trò chuyện với khách hàng.

Kĩ năng trang điểm cũng là điều vô cùng quan trọng họ cần học tập ngay khi bước vào trường đào tạo. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất chính là lớp phần nền trắng dày, đôi môi đỏ, mái tóc được búi kĩ lưỡng với các phụ kiện trang trí tinh xảo. Và thông qua cách trang điểm, qua bộ kimono mà chúng ta có thể phân biệt người phụ nữ ta điểm đôi môi, một Geisha giàu kinh nghiệm sẽ đánh son cả đôi môi trong khi Maiko sẽ chỉ tô một phần nhỏ.

Kĩ năng trang điểm cũng là điều vô cùng quan trọng họ cần học tập ngay khi bước vào trường đào tạo. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất chính là lớp phần nền trắng dày, đôi môi đỏ, mái tóc được búi kĩ lưỡng với các phụ kiện trang trí tinh xảo. Và thông qua cách trang điểm, qua bộ kimono mà chúng ta có thể phân biệt người phụ nữ ta điểm đôi môi, một Geisha giàu kinh nghiệm sẽ đánh son cả đôi môi trong khi Maiko sẽ chỉ tô một phần nhỏ.

Ngày nay để gặp được Geisha rất hiếm, ngoài Tokyo còn có Kyoto là nơi lưu giữ truyền thống geisha mạnh mẽ. Đó là còn chưa kể, một vài geisha nổi tiếng, có kinh nghiệm nhiều năm chỉ thường lui tới các nhà hàng sang trọng bấc nhất Tokyo và Kyoto. Thậm chí cho dù có nhiều tiền đi chăng nữa cũng không thể đến những nơi này mà còn phải có địa vị cao trong xã hội.

Ngày nay để gặp được Geisha rất hiếm, ngoài Tokyo còn có Kyoto là nơi lưu giữ truyền thống geisha mạnh mẽ. Đó là còn chưa kể, một vài geisha nổi tiếng, có kinh nghiệm nhiều năm chỉ thường lui tới các nhà hàng sang trọng bấc nhất Tokyo và Kyoto. Thậm chí cho dù có nhiều tiền đi chăng nữa cũng không thể đến những nơi này mà còn phải có địa vị cao trong xã hội. 

Mặc dù vậy, Geisha vẫn có vị trí nhất định trong văn hóa Nhật Bản. Bởi những quy tắc “độc nhất vô nhị” của mình, họ vẫn gìn giữ truyền thống quý báu và không để thời gian làm mai một các giá trị văn hóa mà các tiền nhân đi trước đã cố gắng xây dựng.

Mặc dù vậy, Geisha vẫn có vị trí nhất định trong văn hóa Nhật Bản. Bởi những quy tắc “độc nhất vô nhị” của mình, họ vẫn gìn giữ truyền thống quý báu và không để thời gian làm mai một các giá trị văn hóa mà các tiền nhân đi trước đã cố gắng xây dựng.


Nguồn: Internet

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

Torii, cánh cổng đến thế giới thần linh ở Nhật Bản

Những cánh cổng Torii thường được xây dựng tại lối vào của đền thờ Shinto, được xem là biểu tượng của sự chuyển tiếp giữa cõi phàm tục và thế giới thần linh trong văn hóa tâm linh của người Nhật Bản.

Những cánh cổng Torii thường được xây dựng tại lối vào của đền thờ Shinto, là biểu tượng của sự chuyển tiếp giữa cõi phàm tục và thế giới thần linh.

Shinto (神道) hay còn gọi là Thần đạo, là tôn giáo bản địa của người Nhật. Nó đã ra đời và phát triển rất lâu ở Nhật Bản và ăn sâu vào tiềm thức cũng như trái tim của người dân. Thần đạo có mối quan hệ rất mật thiết với địa lý và lịch sử của Nhật Bản, chính vì vậy nó có nhiều điểm tương đồng với tính cách của người Nhật.

Với hơn 80.000 ngôi đền Thần đạo (Shinto) thì cổng Torii là nét kiến trúc đặc trưng để phân biệt được đền và chùa trong văn hóa tín ngưỡng Nhật Bản. Trong hàng chục nghìn cổng Torii thì có bốn cổng lớn mà bạn nên đến thăm nếu có dịp.

Itsukushima (Hiroshima)

Nhật Bản có đến 500 đền Thần đạo tên Itsukushima, nhưng ngôi đền ở Hiroshima là nơi nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhất. Nó được xây từ năm 593, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm lịch sử, đến nay trở thành điểm du lịch hút khách, đồng thời được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1996.     Kiến trúc ở đây nổi bật nhất là cổng Torii cao 16 m, phần mái dài 24 m với cột chính cấu tạo từ những cây độc mộc, có thể tự đứng vững mà không cần chôn dưới đất. Khu đền được xây phía trên bờ biển trước núi Misen của đảo Miyajima, còn cổng nằm ở phía xa. Những ngày thủy triều cao, cả khu vực này nổi trên mặt nước biển, khung cảnh rất đẹp. Du khách có thể ngắm mặt trời mọc ở đây. Còn nếu muốn đến gần cánh cổng, bạn phải đợi lúc thủy triều rút mới lội ra được. Sau khi mặt trời lặn, cả khu đền và cổng Torii được chiếu sáng bằng đèn cho đến 23h, tạo nên khung cảnh đẹp ngỡ ngàng. Tuy nhiên du khách không được vào đền sau khi mặt trời lặn mà chỉ có thể ngắm từ trên du thuyền.

Nhật Bản có đến 500 đền Thần đạo tên Itsukushima, nhưng ngôi đền ở Hiroshima là nơi nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhất. Nó được xây từ năm 593, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm lịch sử, đến nay trở thành điểm du lịch hút khách, đồng thời được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1996. 

Kiến trúc ở đây nổi bật nhất là cổng Torii cao 16 m, phần mái dài 24 m với cột chính cấu tạo từ những cây độc mộc, có thể tự đứng vững mà không cần chôn dưới đất. Khu đền được xây phía trên bờ biển trước núi Misen của đảo Miyajima, còn cổng nằm ở phía xa. Những ngày thủy triều cao, cả khu vực này nổi trên mặt nước biển, khung cảnh rất đẹp. Du khách có thể ngắm mặt trời mọc ở đây. Còn nếu muốn đến gần cánh cổng, bạn phải đợi lúc thủy triều rút mới lội ra được. Sau khi mặt trời lặn, cả khu đền và cổng Torii được chiếu sáng bằng đèn cho đến 23h, tạo nên khung cảnh đẹp ngỡ ngàng. Tuy nhiên du khách không được vào đền sau khi mặt trời lặn mà chỉ có thể ngắm từ trên du thuyền.

Fushimi Inari (Kyoto)

Đây là điểm tham quan bạn nhất định phải ghé khi đến cố đô xứ sở mặt trời mọc. Đền Fushimi Inari được xem là nơi may mắn nhất ở Kyoto, đứng đầu trong số 3 vạn đền thờ Inari-jinja trên toàn quốc và còn được gọi với tên thân thuộc Oinari-san. Theo một số tư liệu lịch sử, ngôi đền xây dựng từ năm 711, rộng khoảng 870.000 m2 với trung tâm là núi Inari-yama. Ở đây nổi tiếng với đường hầm "zenbon Torii" hình thành từ nhiều cổng Torii màu đỏ xếp thành hàng. Mỗi năm, nơi này thu hút cả triệu lượt du khách về đây cầu may, mong kinh doanh phát đạt.     Thân cổng khắc chữ màu đen nổi bật trên nền sơn đỏ. Chính vì sự độc đáo này mà bạn khó có thể nào chụp ảnh bên trong đường hầm cổng Torii khi đến đây vào ban ngày do lúc nào cũng dày đặt khách tham quan, chiêm ngưỡng công trình kiến trúc này. Ước tính đường hầm được cấu tạo từ hơn 10.000 cổng Torii, mỗi năm đều tăng tạo nên cảnh tượng tuyệt đẹp. Cách duy nhất để có tấm ảnh đẹp là bạn phải kiên nhẫn, kèm với việc cuốc bộ vào sâu nhất có thể để kiếm nơi vắng khách.

Đây là điểm tham quan bạn nhất định phải ghé khi đến cố đô xứ sở mặt trời mọc. Đền Fushimi Inari được xem là nơi may mắn nhất ở Kyoto, đứng đầu trong số 3 vạn đền thờ Inari-jinja trên toàn quốc và còn được gọi với tên thân thuộc Oinari-san. Theo một số tư liệu lịch sử, ngôi đền xây dựng từ năm 711, rộng khoảng 870.000 m2 với trung tâm là núi Inari-yama. Ở đây nổi tiếng với đường hầm "zenbon Torii" hình thành từ nhiều cổng Torii màu đỏ xếp thành hàng. Mỗi năm, nơi này thu hút cả triệu lượt du khách về đây cầu may, mong kinh doanh phát đạt. 

Thân cổng khắc chữ màu đen nổi bật trên nền sơn đỏ. Chính vì sự độc đáo này mà bạn khó có thể nào chụp ảnh bên trong đường hầm cổng Torii khi đến đây vào ban ngày do lúc nào cũng dày đặt khách tham quan, chiêm ngưỡng công trình kiến trúc này. Ước tính đường hầm được cấu tạo từ hơn 10.000 cổng Torii, mỗi năm đều tăng tạo nên cảnh tượng tuyệt đẹp. Cách duy nhất để có tấm ảnh đẹp là bạn phải kiên nhẫn, kèm với việc cuốc bộ vào sâu nhất có thể để kiếm nơi vắng khách. 

Đền Meiji Jingu (Tokyo)

Hầu hết các ngôi đền ở Nhật đều thờ thần, tuy nhiên đền Meiji Jingu tọa lạc ngay khu phố đông đúc bậc nhất Tokyo - Shibuya - thờ Thiên Hoàng Minh Trị Meiji Tenno và Hoàng Thái Hậu Shoken Kotaigo. Đây là nơi thường tổ chức đám cưới truyền thống Nhật Bản theo nguyên tắc của đạo Shinto, thu hút sự tò mò của những du khách may mắn được chứng kiến khung cảnh thiêng liêng này.     Một trong những điểm nổi bật nhất của đền chính là cổng Torri dẫn vào đền làm từ thân 2 cây gỗ nguyên khối tuổi đời khoảng 1.700 năm cao sừng sững, uy nghi. Theo tục lệ, đứng trước cổng, bạn phải cúi đầu bày tỏ sự tôn kính rồi mới đi qua, đồng thời đi về phía hai bên đường, lối chính giữa dành cho các vị thần. Con đường hai bên rợp bóng cây, được bao phủ bởi rừng rậm rạp đến nỗi nhiều người có cảm giác được tiếp thêm năng lượng ngay sau khi bước qua cổng.

Hầu hết các ngôi đền ở Nhật Bản đều thờ thần, tuy nhiên đền Meiji Jingu tọa lạc ngay khu phố đông đúc bậc nhất Tokyo - Shibuya - thờ Thiên Hoàng Minh Trị Meiji Tenno và Hoàng Thái Hậu Shoken Kotaigo. Đây là nơi thường tổ chức đám cưới truyền thống Nhật Bản theo nguyên tắc của đạo Shinto, thu hút sự tò mò của những du khách may mắn được chứng kiến khung cảnh thiêng liêng này. 

Một trong những điểm nổi bật nhất của đền chính là cổng Torri dẫn vào đền làm từ thân 2 cây gỗ nguyên khối tuổi đời khoảng 1.700 năm cao sừng sững, uy nghi. Theo tục lệ, đứng trước cổng, bạn phải cúi đầu bày tỏ sự tôn kính rồi mới đi qua, đồng thời đi về phía hai bên đường, lối chính giữa dành cho các vị thần. Con đường hai bên rợp bóng cây, được bao phủ bởi rừng rậm rạp đến nỗi nhiều người có cảm giác được tiếp thêm năng lượng ngay sau khi bước qua cổng.

Hakone (Kanagawa)

Hakone được xem là vùng đất linh thiêng nhất của tín ngưỡng thần núi vùng Kanto, vì thế nó được nhiều người biết đến như một nơi cư ngụ của nhiều vị thần, chứa nhiều năng lượng tích cực. Đền Hakone trên bờ hồ Ashi thuộc thị trấn Hakone (Kanagawa) còn được gọi là Hakone Gongen nổi tiếng là nơi cầu nguyện điều lành, đặc biệt là cầu duyên lành. Nơi này có cổng Torii nằm trước một khu rừng già để tưởng niệm hòa bình. Màu đỏ khiến nó nổi bật giữa một vùng mênh mông nước và rừng cây xanh. Những ngày trời quang, từ phía bờ kia hồ hay trên thuyền, bạn có thể ngắm cánh cổng dưới núi Phú Sĩ ẩn hiện sau đám mây trắng nên thơ, rất đẹp.

Hakone được xem là vùng đất linh thiêng nhất của tín ngưỡng thần núi vùng Kanto, vì thế nó được nhiều người biết đến như một nơi cư ngụ của nhiều vị thần, chứa nhiều năng lượng tích cực. Đền Hakone trên bờ hồ Ashi thuộc thị trấn Hakone (Kanagawa) còn được gọi là Hakone Gongen nổi tiếng là nơi cầu nguyện điều lành, đặc biệt là cầu duyên lành. 

Nơi này có cổng Torii nằm trước một khu rừng già để tưởng niệm hòa bình. Màu đỏ khiến nó nổi bật giữa một vùng mênh mông nước và rừng cây xanh. Những ngày trời quang, từ phía bờ kia hồ hay trên thuyền, bạn có thể ngắm cánh cổng dưới núi Phú Sĩ ẩn hiện sau đám mây trắng nên thơ, rất đẹp.



Nguồn: Internet

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Cách chào hỏi khác biệt ở các nền văn hóa

Bồ Đào Nha, người dân thường hôn từ má trái sang phải, nhưng ở Stasbourg (Pháp) thì ngược lại.

Bạn có bao giờ tự hỏi, một ngày bạn du lịch tới Bắc Kinh, hoặc ở Rio de Janeiro hay Christchurch tại New Zealand, người dân địa phương chào đón bạn tại sân bay, bạn sẽ chào hỏi họ ra sao? Cúi chào, bắt tay hay một cái ôm kiểu Mỹ?

Cái ôm trìu mến của doanh nhân Mỹ và đối tác Nhật Bản có thể trở nên thật lúng túng. Cách đơn giản nhất trong trường hợp này là cúi chào.

Chạm hai đầu mũi và trán vào nhau


Cách thức ứng xử và chào hỏi truyền thống của thổ dân bản địa Maori tại New Zealand là chạm hai đầu mũi và trán vào nhau.

Tại Rio de Janeiro (Brazil), họ quy ước lời chào tương đương với ba nụ hôn lên má. Tuy nhiên, khi đi về vùng đông nam quốc gia này, tới thành phố Sao Paulo, bạn chỉ nên hôn một lần. Tại Bắc Kinh (Trung Quốc), bạn chỉ cần gật đầu và mỉm cười.

Nhiều nơi tại châu Mỹ Latinh, châu Âu Trung Đông, hôn gió là cách chào phổ biến giữa người xa lạ, nhưng với mỗi quốc gia và mỗi khu vực đều có những thói quen ứng xử riêng.

Chạm má


Nam giới ở Argentina thường chạm má nếu họ có quan hệ bạn bè. Trong hầu hết các nước ở thế giới Ả Rập, một nụ hôn gió kép là điều bắt buộc, mặc dù cách này chỉ áp dụng với người cùng giới tính.

Tại Pháp, lời chào thường phức tạp hơn. Ở thành phố Nantes, người dân thường chào bằng bốn nụ hôn, hai nụ hôn ở Toulouse, hoặc nụ hôn duy nhất vào má khi bạn tới thành phố Brest. Tuy vậy, nguyên tắc chung là môi không chạm má, và chỉ nên hơi tạo âm gió khi hôn.

Ở hầu hết các nước Bắc Âu, lời chào thường chỉ là một chiếc bắt tay với người xa lạ, và một nụ hôn dành cho bạn bè.

Xem thêm: Khách Tây yêu làng nghèo hẻo lánh của Việt Nam

Bắt tay thật chặt


Việc bắt tay thật chặt giữa hai người đàn ông Nga thường còn mang ý nghĩa thử sức mạnh của người kia. Ngoài ra, bắt tay nhau trước qua ngưỡng cửa là điều cấm kỵ ở đây. Hãy đợi đến khi bạn bước vào trong nhà, hoặc chủ nhà bước ra khỏi cửa.

Thứ tự đặt nụ hôn là điều cần chú ý. Ở Bồ Đào Nha, người dân thường hôn từ má trái sang phải nhưng ở Stasbourg (Pháp) thì ngược lại.

Dùng tay thay lời chào


Hôn hay chạm vào người lạ không phổ biến tại châu Á. Theo phong tục Thái Lan, họ chào bằng cách chắp tay, tạo thành vòng cung như khi cầu nguyện. CampuchiaIndonesia có cách chào tương tự.

Cúi xuống và chạm vào chân


Tại Ấn Độ, hai người đàn ông có thể bắt tay nhau, nhưng không làm vậy với người khác giới. Cách chào truyền thống với người Ấn Độ hơn tuổi là cúi xuống và chạm vào chân họ.

Xem thêm: Bí kíp siêu độc dành cho dân du lịch bụi

Lè lưỡi và giữ khoảng cách


Cách chào hỏi truyền thống của người Tây Tạng được xem là đặc sắc nhất. Họ thè lưỡi từ một khoảng cách an toàn để chào nhau.

Nguồn New York Times, Zing