Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

Cách tính lãi cho người bắt đầu kinh doanh vé máy bay

Tuỳ vào chính sách của đại lý cấp 1 và phương thức tính giá vé của từng hãng hàng không mà cách tính lời cho người bắt đầu kinh doanh vé máy bay sẽ khác nhau. Khóa học bán vé máy bay tại Trung tâm dạy nghề Vietravel sẽ giúp các bạn học viên trang bị đầy đủ kiến thức.



Khi đăng ký làm đại lý cấp 2 để bắt đầu kinh doanh vé máy bay, thông thường bạn sẽ được đại lý cấp 1 báo giá vé máy bay bằng với mức giá mà hãng hàng không đưa ra. Tiền lời mà đại lý cấp 2 được hưởng chính là số phí dịch vụ tính cho khách hàng nhưng con số thực tế sẽ dao động tuỳ thuộc vào cách tính giá vé của hãng hàng không.

Ví dụ một chuyến bay Hà Nội – Đà Nẵng có giá 1 triệu đồng khi tra trên trang web của hãng hàng không. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cách tính lời cụ thể cho đại lý cấp 2 theo chính sách giá vé của 3 hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air và Jetstar.

Vietnam Airlines: 


Phương thức tính giá vé của các hãng hàng không quyết định đến lợi nhuận của đại lý
Giá vé máy bay Vietnam Airlines đã bao gồm tất cả các loại phí, thuế, trong đó có 1 mục phí dịch vụ (phí tiện ích) là 50 nghìn đồng/lượt/khách cho vé hạng thường và 90 nghìn đồng/lượt/khách cho vé hạng thương gia. Khi bắt đầu kinh doanh vé máy bay, đại lý cấp 2 sẽ không phải trả phí này, giá vé mà đại lý cấp 1 thu sẽ chỉ là giá net mà thôi.
Đại lý cấp 2 sẽ tự cộng thêm phí dịch vụ để bán vé cho khách hàng, chẳng hạn nếu tính bằng giá tổng trên website của Vietnam Airlines là 1 triệu đồng, giá net là 950 nghìn đồng, đại lý cấp 2 sẽ lãi 50 nghìn đồng. Tính phí dịch vụ bao nhiêu thì sẽ lãi bấy nhiêu, quan trọng là đại lý cấp 2 tìm được mức tính sao cho vừa có lợi nhuận cao vừa làm hài lòng khách hàng.

Jetstar: 


Phí dịch vụ mà đại lý thu sẽ mang lại lợi nhuận cho người kinh doanh.
Khác với Vietnam Airlines, giá vé máy bay của Jetstar chưa bao gồm phí dịch vụ, nghĩa là giá vé online và ra mã đặt chỗ là 1 triệu đồng thì giá thanh toán thực tế sẽ phải cao hơn. Chẳng hạn nếu thanh toán bằng thẻ code, khách hàng sẽ phải trả thêm 55 nghìn đồng/chặng/khách; nếu thanh toán trực tiếp tại văn phòng của Jetstar sẽ mất 65 nghìn đồng phí dịch vụ.
Tuy nhiên thông thường đại lý cấp 1 sẽ thu phí dịch vụ từ đại lý cấp 2 thấp hơn mức này, chẳng hạn chỉ 5 nghìn đồng/khách/chặng. Người bắt đầu kinh doanh vé máy sẽ tự cộng thêm phí dịch vụ thích hợp khi tính giá vé cho khách và mức chênh lệch phí dịch vụ này chính là lợi nhuận của đại lý cấp 2.

Vietjet Air: 


Các đại lý đều có chính sách chiết khấu riêng.
Tương tự như Jetstar, giá vé máy bay Vietjet Air cũng chưa bao gồm phí dịch vụ. Với chuyến bay có giá vé 1 triệu đồng, khi thanh toán bằng thẻ code sẽ bị tính phí thêm 55 nghìn đồng, thanh toán trực tiếp tại văn phòng hãng là cộng thêm 85 nghìn đồng. Do đó, sau khi được đại lý cấp 1 báo giá và phí dịch vụ (thấp hơn phí dịch vụ của hãng), đại lý cấp 2 sẽ tự cân đối phí dịch vụ thực tế báo cho khách hàng. Mức chênh lệch giữa phí dịch vụ của đại lý cấp 1 và phí dịch vụ thực tế tính cho khách chính là lợi nhuận cho người bắt đầu kinh doanh vé máy bay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét