Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Định. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Định. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

Hòn Ông Căn - Mốc đánh dấu lãnh hải Việt Nam tại Bình Định

Bình Định vốn được biết đến với những cái tên như Ghềnh Ráng, Kỳ Co, Eo Gió… nhưng ít ai biết nơi này còn có hòn Ông Căn mang một vẻ đẹp rất hoang sơ.

Hòn Ông Căn - Mốc đánh dấu lãnh hải Việt Nam tại Bình Định
Ảnh: Ngô Trần Hải An

Đường đến hòn Ông Căn


Đường đến hòn Ông Căn
Ảnh: @Quy Coc Tu

Hòn Ông Căn là điểm A9 - một trong 11 điểm trên đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam. Từ mũi Eo Gió để đến được hòn Ông Căn bạn có thể đi bằng cano. Bắt đầu vượt qua Hòn Cỏ, càng ra xa, gió sẽ càng mạnh hơn và thậm chí có thể có sóng to. Vì thế, hiện tại hòn đảo này chỉ thích hợp với những ai có niềm đam mê mạo hiểm mới dám trải nghiệm ra đây. 

Đường đến hòn Ông Căn
Ảnh: Ngô Trần Hải An

Từ hòn Cỏ, đi khoảng 15p bạn sẽ thấy hòn Ông Căn sừng sững giữa biển cả. Xuất hiện cùng lúc với hòn Ông Căn là 3 hòn đảo lớn nhỏ nối tiếp nhau, cách nhau khoảng hơn 200m, cột mốc được cắm trên hòn đảo xa nhất.

Vẻ đẹp hùng vĩ của hòn Ông Căn


Vẻ đẹp hùng vĩ của hòn Ông Căn
Ảnh: @Quy Coc Tu

Khi cano tiến lại gần, bạn sẽ rất ngạc nhiên trước vẻ đẹp của hòn đảo này. Giữa biển khơi mênh mông bao la sừng sững một khối đá khổng lồ cao hơn 20m, khối đá nứt đôi tạo nên khe sâu thẳm với những con sóng đập ầm ào liên hồi. Gió càng lúc càng mạnh tạo nên những đợt sóng cứ đạp vào thành đá, bọt tung trắng xóa trông vô cùng đẹp mắt.

Vị trí địa lý của hòn Ông Căn


Vị trí địa lý của hòn Ông Căn
Ảnh: Ngô Trần Hải An

Theo các tài liệu lưu trữ, hòn Ông Căn được hình thành do núi lửa phun trào từ triệu năm trước, dòng dung nham gặp phải nước biển nên đột ngột đông cứng. Hòn nằm ở tọa độ 13°53’57″ Bắc 109°21’08″ Đông, cách bờ khoảng 7km theo hướng đông, cách điểm A8 khoảng 140km về phía nam, cách điểm A10 khoảng 170km về phía bắc. Hòn thuộc cụm đảo Nghiêm Kinh Chiểu xã đảo Nhơn Lý, có chiều dài khoảng 200m, chỗ rộng nhất khoảng 95m.

Ý nghĩa của hòn Ông Căn Bình Định


Ý nghĩa của hòn Ông Căn Bình Định
Ảnh: Ngô Trần Hải An

Hòn Ông Căn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chiều rộng lãnh hải Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS). Trên hòn đặt cột mốc A9. Cách cột mốc không xa là điểm tọa độ quốc gia do Bộ Tài nguyên Môi trường, Cục Đo đạc & Bản đồ dựng tháng 6/2017 mang số hiệu DH09. 

Ý nghĩa của hòn Ông Căn Bình Định
Ảnh: Ngô Trần Hải An

Nếu bạn là người thích chinh phục và không ngại hiểm nguy thì chớ lỗi hẹn với hòn đảo này vào một ngày đẹp trời, sóng yên gió lặng, nắng vàng bạn nhé. Nhớ, phải coi dự báo thời tiết trước khi quyết định ra hòn Ông Căn nha.


Tổng hợp

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

Tình ca của biển mùa hè ở Quy Nhơn

Nhơn Lý, Nhơn Hải là hai xã ngoại thành của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, có cảnh biển tuyệt đẹp, những hòn đảo hoang sơ và cuộc sống bình yên của người dân miền biển.



Sau hơn 12h giờ rên chuyến tàu du lịch TP.HCM - Quy Nhơn, chúng tôi đặt chân tới thành phố biển Quy Nhơn, trùng hợp với thời điểm Tết Đoan Ngọ. Người dân nơi đây có phong tục nhảy xuống biển tắm vào lúc 12h để diệt sâu bọ. Khung cảnh rất náo nhiệt và sôi động.



Từ khu vực đầm Thị Nại, ta có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố với những dãy núi chập chùng, xanh mát.


Đây là cầu Thị Nại, cây cầu vượt biển dài nhất nước ta hiện nay (2,5 km), nối thành phố Quy Nhơn với khu kinh tế Nhơn Hội.


Chúng tôi đi theo QL19B hướng về xã Nhơn Lý. Con đường trải nhựa rất đẹp, phẳng lì băng qua những cồn cát nóng bỏng.


Trên đường vào Nhơn Lý, thời tiết lúc rất đẹp, trời trong xanh, nắng nhẹ, thích hợp cho những hoạt động ngoài trời.


Khi tới Nhơn Lý, du khách có nhiều sự lựa chọn vui chơi như thuê thuyền ra đảo Kỳ Co tắm biển, lặn biển ngắm san hô, thưởng thức hải sản của người dân địa phương hoặc tham quan Eo Gió. Trong ảnh là đường vào Eo Gió.


Những ngọn núi cao ngất rất đẹp cho du khách chụp hình.

Toàn cảnh Eo Gió, nơi được bao bọc bởi những dãy núi hình cánh cung, tạo nên cảnh đẹp rất kì vĩ. Với đặc thù địa hình như vậy, người ta gọi đây là Eo Gió, nghĩa là eo biển hút gió. Tại đây có đường dẫn xuống bãi đá phía dưới. Lưu ý tại Eo Gió không có bãi cát để tắm biển, nên các bạn cẩn thận khi muốn tắm biển ở đây.


Từ Eo Gió, du khách có thể thuê thuyền hoặc cano để đến với đảo Kỳ Co cách đó chừng 30-40 phút di chuyển.


Toàn cảnh xã Nhơn Lý nhìn từ trên cao. Nghề chính của người dân vẫn là đi biển đánh bắt thủy hải sản. Gần đây, du lịch phát triển, họ làm thêm dịch vụ cho thuê thuyền, hướng dẫn du khách tham quan đảo.



Trong ảnh là bức tượng Phật đôi Quan Âm cao nhất Việt Nam (30m) của tịnh xá Ngọc Hoà, điểm đến của nhiều du khách khi ghé thăm Nhơn Lý.

Ngày hôm sau chúng tôi đến với Nhơn Hải, một xã ngoại ô khác của Quy Nhơn, nằm ở hướng ngược lại với Nhơn Lý, cách trung tâm chừng hơn 20 km. Đường vào Nhơn Hải đi qua những con đường đèo rất đẹp và ấn tượng.


Giống với Nhơn Lý, Nhơn Hải cũng là một làng chài của ngư dân bản địa, tuy nhiên không phát triển du lịch bằng Nhơn Lý, không gian nhẹ nhàng, bình yên hơn rất nhiều. Trong ảnh là một trong hai con đường trung tâm của xã. Đường này chạy men theo bờ biển, đường còn lại đi xuyên qua khu dân cư.

Chúng tôi đến Nhơn Hải vào buổi sáng, khi những chiếc thuyền của ngư dân đã cập bến sau một đêm đánh bắt trên biển.


Tại Nhơn Hải, du khách có thể thuê thuyền của ngư dân để đến với hòn Khô, cù lao Xanh, những nơi tuyệt vời cho việc tắm biển và lặn biển.

Sâu trong làng, mặt bên kia là khu vực dân cư đông đúc với những mái ngói nhỏ xinh ẩn hiện. Nhà của ngư dân thường nhỏ và thấp để tránh bão, phù hợp với khí hậu miền biển. Ngoài những thuyền gỗ công suất lớn, thuyền thúng là phương tiện di chuyển, làm việc rất phổ biến của người dân Nhơn Hải. Khi không sử dụng, chúng được kéo lên bờ.



Biển ở đây rất đẹp, nước trong xanh nhìn thấy tận đáy. Chúng tôi thấy có một vài hostel của người dân bản địa để phục vụ du khách nhưng đa phần là du khách quốc tế.




Sâu bên trong khu dân cư có những công trình kiến trúc tôn giáo như chùa, đền thờ, nhà thờ tổ vạn chài...

Thời tiết nắng nóng, chúng tôi giải nhiệt bằng cách ghé quán chè ngay trước cổng chùa. Lúc đó cũng có mấy đứa trẻ đang ngồi ăn ở đây.

Một bạn nhỏ được giao nhiệm vụ đi mua đá về. Bạn ấy nhanh chóng nhập bọn với những người bạn . Tụi nhỏ ăn ly chè giá 2.000-3.000 đồng, sau đó ra quán chơi điện tử một chút rồi về.

Ly sâm bổ lượng mát rượi đủ sức xua tan cái nắng gay gắt đầu hè. Ly to có giá 5.000 đồng.

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Lên lịch 4 ngày hè đầy nắng ở Phú Yên - Quy Nhơn

Sau cơn sốt được tạo nên từ bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh", Phú Yên - Bình Định trở thành điểm nổi bật cho chuyến du lịch đáng nhớ mà chi phí không hề cao.

Lịch trình 4 ngày dưới đây sẽ giúp bạn khám phá hai địa danh với những bờ biển đẹp, đồ ăn ngon, chi phí thấp và người dân vô cùng thân thiện này.

Ngày thứ 1


Từ sân bay Nội Bài (Hà Nội) hoặc Tân Sơn Nhất (TP.HCM), bạn chọn chuyến sớm đến Tuy Hòa. Sau đó, đi taxi về khách sạn, nghỉ ngơi và chuẩn bị cho chuyến tham quan buổi chiều.


Chiều ngày 1: Du khách dành thời gian tham quan phía nam của Phú Yên với các địa danh nổi tiếng như vịnh Vũng Rô, bãi Môn - hải đăng Đại Lãnh. Hai điểm tham quan này ở gần nhau, cách trung tâm TP Tuy Hòa khoảng gần 50 km về phía nam. Từ hải đăng Đại Lãnh, bạn có thể ngắm cảnh đẹp như tranh của bãi Môn từ trên cao với bãi cát dài và làn nước biển xanh ngọc bích.

Buổi tối ở Tuy Hòa, bạn có thể ra Quảng trường 1/4, lên Tháp Nhạn, ra cầu Hùng Vương, hay lê la quán xá đường Hùng Vương để tìm hiểu cuộc sống về đêm của giới trẻ ở Phú Yên.

Ngày thứ 2


Tham quan bãi Xép - gành Ông, đầm Ô Loan, gành Đá Dĩa ở phía bắc của Tuy Hòa.


Cách thành phố Tuy Hòa hơn 20 km về phía bắc, bãi Xép trước đây là một bãi biển hoang sơ nằm bên dưới một gành đá cao tuyệt đẹp. Bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đã “lăng xê” thành công một nơi ít người biết thành một trong những địa điểm check in rầm rộ nhất trong năm qua.

Từ bãi Xép, đi khoảng hơn 20 km về phía bắc là tới được gành Đá Đĩa -địa danh nổi tiếng với cảnh tượng ngoạn mục hiếm có của Phú Yên.

Ngày thứ 3


Từ Tuy Hòa - Phú Yên bạn đặt vé xe khách đến Quy Nhơn (mất khoảng 2 giờ). Đến Quy Nhơn nhận phòng, thuê xe máy và nghỉ ngơi, chuẩn bị cho chuyến tham quan buổi chiều.


Ở Quy Nhơn có rất nhiều đồ ăn ngon và rẻ mà các bạn nên thử, như bánh tráng nướng, bánh xèo tôm nhảy, bánh bèo, bún cá... Nếu bạn không muốn đi chơi hoặc quá mệt vì di chuyển, buổi chiều ngày 3 bạn có thể dành thời gian khám phá TP Quy Nhơn, lê la hàng quán, buổi chiều ra biển hóng gió. Đường sá ở Quy Nhơn được quy hoạch gọn gàng, sạch đẹp, người dân hiếu khách, dễ mến và nhiệt tình.


Nếu muốn đi chơi, bạn có thể ghé thăm khu du lịch Ghềnh Ráng với dốc Mộng Cầm, đồi Thi Nhân, viếng mộ nhà thơ Hàn Mạc Tử, thăm bãi tắm Hoàng Hậu nổi tiếng với những viên đá tròn nhẵn như hình thù những quả trứng…

Ngày thứ 4


Khởi hành sớm đi Nhơn Lý - Kỳ Co. Cách trung tâm TP Quy Nhơn khoảng hơn 30 phút đi xe máy, xã Nhơn Lý là một làng chài nhỏ vẫn còn lưu giữ được nét hoang sơ với các địa danh xinh đẹp: Kỳ Co, Eo Gió, Hòn Sẹo.


Khoảng 9h sẽ có cano khởi hành từ Nhơn Lý đi Kỳ Co. Khách phải liên hệ đặt chỗ, tour bao gồm cano khứ hồi, ăn trưa ở Kỳ Co, tắm nước ngọt và tham quan - ngắm san hô Hòn Sẹo hoặc đi Eo Gió, tùy vào lựa chọn của nhóm khách.

Buổi chiều du khách về lại Nhơn Lý. Kết thúc hành trình.

Lưu ý: Bạn nên liên hệ taxi trước khi ra sân bay. Chọn hãng có uy tín hoặc thỏa thuận về giá trước khi lên xe.

Theo Zing