Hiển thị các bài đăng có nhãn VietravelMiềnTrung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VietravelMiềnTrung. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 25 tháng 3, 2021

Đảo Lý Sơn thu hút khách du lịch vào mùa rêu xanh

Cứ mỗi độ mùa xuân, những bãi đá nham thạch ở Hang Câu - đảo Lý Sơn lại trở nên quyến rũ hơn bao giờ hết bởi cái màu xanh tươi mát của rêu. 

Đảo Lý Sơn thu hút khách du lịch vào mùa rêu xanh

Đầu xuân, thời tiết dần ấm áp cũng là lúc những "cánh đồng" rong, rêu mọc lên dày đặc trên những bãi đá nham thạch triệu năm tuổi. Màu xanh của rong, rêu khiến những bãi đá trầm tích ở Lý Sơn trở nên xanh mướt.

Đảo Lý Sơn thu hút khách du lịch vào mùa rêu xanh

Đảo Lý Sơn thu hút khách du lịch vào mùa rêu xanh

Mùa rêu ở Lý Sơn bắt đầu từ tháng 1 đến giữa tháng 4 hàng năm. Vì lúc này, thời tiết ấm dần lên rất thích hợp cho sự phát triển của rêu. Mùa này, những bãi đá nham thạch trên đảo đều bị rêu bao phủ, thế nên bạn rất dễ dàng bắt gặp thảm rêu. Không chỉ mọc trên những mỏm đá cao, chúng còn ẩn hiện theo những con sóng vỗ bờ.

Đảo Lý Sơn thu hút khách du lịch vào mùa rêu xanh

Đảo Lý Sơn thu hút khách du lịch vào mùa rêu xanh

Không chỉ màu xanh, một số ít rong, rêu có nhiều màu sắc độc đáo khác. Có những bãi đá san hô bị thảm rêu dày đặc tạo nên một màu xanh thẫm, cũng có nơi rêu ngã màu nâu đỏ, rêu xanh mọc trên đá ngả màu vàng trong nắng sớm,… Tất cả màu sắc hòa quyện vào nhau tạo nên bức tranh tuyệt đẹp giữa biển cả.

Đảo Lý Sơn thu hút khách du lịch vào mùa rêu xanh

Đảo Lý Sơn thu hút khách du lịch vào mùa rêu xanh

đảo Lý Sơn, rêu được người dân vớt và phơi khô làm phân bón cho hành, tỏi. Một số loại rong biển ăn được còn được chế biến thành phẩm, đem bán mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân Lý Sơn.

Đảo Lý Sơn thu hút khách du lịch vào mùa rêu xanh

Đảo Lý Sơn thu hút khách du lịch vào mùa rêu xanh

Đảo Lý Sơn thu hút khách du lịch vào mùa rêu xanh

Rêu mọc nhiều ở bãi đá trầm tích núi lửa gần khu vực di tích Hang Cò, thác lụa, bãi đá bên bãi biển Hang Câu, bãi đá gần khu vực cổng Tò Vò (trước thắng cảnh chùa Đục), khu vực bãi đá trước di tích lịch sử văn hóa quốc gia chùa Hang...

Đảo Lý Sơn thu hút khách du lịch vào mùa rêu xanh

Hiện nay, đảo Lý Sơn là điểm đến không chỉ thu hút khách du lịch trong nước mà cả du khách nước ngoài cũng về đây để tham quan thưởng ngoạn phong cảnh trên đảo, nô đùa với những con sóng ôn hòa, hay thưởng thức những ẩm thực hấp dẫn, thỏa thích check-in bên các danh thắng nổi tiếng.


Tổng hợp

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

Hòn Ông Căn - Mốc đánh dấu lãnh hải Việt Nam tại Bình Định

Bình Định vốn được biết đến với những cái tên như Ghềnh Ráng, Kỳ Co, Eo Gió… nhưng ít ai biết nơi này còn có hòn Ông Căn mang một vẻ đẹp rất hoang sơ.

Hòn Ông Căn - Mốc đánh dấu lãnh hải Việt Nam tại Bình Định
Ảnh: Ngô Trần Hải An

Đường đến hòn Ông Căn


Đường đến hòn Ông Căn
Ảnh: @Quy Coc Tu

Hòn Ông Căn là điểm A9 - một trong 11 điểm trên đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam. Từ mũi Eo Gió để đến được hòn Ông Căn bạn có thể đi bằng cano. Bắt đầu vượt qua Hòn Cỏ, càng ra xa, gió sẽ càng mạnh hơn và thậm chí có thể có sóng to. Vì thế, hiện tại hòn đảo này chỉ thích hợp với những ai có niềm đam mê mạo hiểm mới dám trải nghiệm ra đây. 

Đường đến hòn Ông Căn
Ảnh: Ngô Trần Hải An

Từ hòn Cỏ, đi khoảng 15p bạn sẽ thấy hòn Ông Căn sừng sững giữa biển cả. Xuất hiện cùng lúc với hòn Ông Căn là 3 hòn đảo lớn nhỏ nối tiếp nhau, cách nhau khoảng hơn 200m, cột mốc được cắm trên hòn đảo xa nhất.

Vẻ đẹp hùng vĩ của hòn Ông Căn


Vẻ đẹp hùng vĩ của hòn Ông Căn
Ảnh: @Quy Coc Tu

Khi cano tiến lại gần, bạn sẽ rất ngạc nhiên trước vẻ đẹp của hòn đảo này. Giữa biển khơi mênh mông bao la sừng sững một khối đá khổng lồ cao hơn 20m, khối đá nứt đôi tạo nên khe sâu thẳm với những con sóng đập ầm ào liên hồi. Gió càng lúc càng mạnh tạo nên những đợt sóng cứ đạp vào thành đá, bọt tung trắng xóa trông vô cùng đẹp mắt.

Vị trí địa lý của hòn Ông Căn


Vị trí địa lý của hòn Ông Căn
Ảnh: Ngô Trần Hải An

Theo các tài liệu lưu trữ, hòn Ông Căn được hình thành do núi lửa phun trào từ triệu năm trước, dòng dung nham gặp phải nước biển nên đột ngột đông cứng. Hòn nằm ở tọa độ 13°53’57″ Bắc 109°21’08″ Đông, cách bờ khoảng 7km theo hướng đông, cách điểm A8 khoảng 140km về phía nam, cách điểm A10 khoảng 170km về phía bắc. Hòn thuộc cụm đảo Nghiêm Kinh Chiểu xã đảo Nhơn Lý, có chiều dài khoảng 200m, chỗ rộng nhất khoảng 95m.

Ý nghĩa của hòn Ông Căn Bình Định


Ý nghĩa của hòn Ông Căn Bình Định
Ảnh: Ngô Trần Hải An

Hòn Ông Căn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chiều rộng lãnh hải Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS). Trên hòn đặt cột mốc A9. Cách cột mốc không xa là điểm tọa độ quốc gia do Bộ Tài nguyên Môi trường, Cục Đo đạc & Bản đồ dựng tháng 6/2017 mang số hiệu DH09. 

Ý nghĩa của hòn Ông Căn Bình Định
Ảnh: Ngô Trần Hải An

Nếu bạn là người thích chinh phục và không ngại hiểm nguy thì chớ lỗi hẹn với hòn đảo này vào một ngày đẹp trời, sóng yên gió lặng, nắng vàng bạn nhé. Nhớ, phải coi dự báo thời tiết trước khi quyết định ra hòn Ông Căn nha.


Tổng hợp

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2020

5 đặc sản Quảng Bình gây thương nhớ

Quảng Bình không chỉ được biết đến với nhiều bờ biển đẹp, nhiều danh thắng làm say lòng du khách mà nơi đây còn có nhiều món ăn đặc sản khiến ai đã từng thưởng thức đều nhớ mãi không quên.

5 đặc sản Quảng Bình gây thương nhớ

Lẩu cá khoai



Lẩu cá khoai tuy đơn giản, mộc mạc dân dã mang hương vị của vùng quê miền biển, nhưng với cách chế biến đúng của người dân nơi đây đã chinh phục được những thực khách khó tính. Cái vị tươi ngon của cá, cộng vị cây nén không thể thiếu mới làm nổi bật hơn hết sự chân chất đậm đà của nồi lẩu trong cách nêm nếm gia vị theo khẩu vị của người địa phương. Từ đó mà mỗi khi nhắc đến nồi lẩu cá khoai, người ta lại dễ mường tượng đến một hương vị rất riêng và đặc biệt khiến người thưởng thức nhớ mãi không thôi.

Cháo canh



Cháo canh thực chất mà món bánh canh bột lọc hoặc bột gạo được bày bán khắp vùng đất Quảng Bình từ các chợ, quán vỉa hè đến nhà hàng. Nguyên liệu chính của món cháo canh khá là đa dạng, tùy thuộc vào sở thích của từng người, thông thường sẽ có các nguyên liệu chính là sườn heo, cá lóc, ghẹ và tôm tươi, loại tôm được dùng để nấu món cháo canh là tôm sống ở vùng đầm, thịt khá đậm đà, và đặc biệt là không có mùi tanh. Cá lóc sau khi luộc sẽ được bóc lấy phần thịt, xào lên, nêm cho vừa gia vị rồi thả vào nồi cháo canh đang sôi sùng sục, sau đó rắc lên thêm những cọng hành lên mỗi tô cháo đang nghi ngút khói.

Cháo canh còn đặc biệt lạ ở chổ là kèm với rau cải xanh thái nhỏ chứ không phải rau sống giá, xà lách. Vị cải xanh vừa ngọt lại vừa cay tạo cảm giác bùi bùi nơi sống mũi khi cho vào miệng làm cho món cháo này hoàn toàn khác biệt.

Gỏi cá nghéo



Nếu Phú Quốc có gỏi cá trích thì Quảng Bình có gỏi cá nghéo vô cùng độc đáo. Cá nghéo sau khi được làm sạch lớp nhám ngoài da bằng nướng nóng cho hết mùi sẽ được thái lát làm gỏi. Cá nghéo làm gỏi thường được ăn chung với rau sống, đặc biệt là rau thơm và các loại rau có vị chua chua, chát chát. Cái mùi thơm của rau sống, thêm chút vị nồng của cá khiến món ăn thêm độc đáo và thơm ngon. 

Cơm Bồi - Ốc Đực



Ai lên Minh Hóa (một huyện miền núi nằm phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình) mà chưa thưởng thức cơm bồi thì coi như chưa đến miền sơn cước này. Món cơm bồi dẻo thơm này được chế biến từ hạt ngô, hạt gạo và them củ sắn tươi được người Minh Hóa ăn cùng với ốc đực bắt ở suối và cà lào ở rừng. Ốc đực có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, nhưng món phổ biến nhất là ốc luộc. Ốc đực luộc chín lên chấm với muối lá chanh, muối ớt, khều bởi gai bưởi ăn rất thơm ngon.

Khoai deo



Món khoai gieo có lẽ là đặc sản nổi tiếng Quảng Bình được nhiều người chọn mua về làm quà. Sau khi thu hoạch khoai lang đỏ, người dân ở đây sẽ cắt lát rồi phơi khô trong cái nắng mùa hè nhiều lần cho tới khi khoai trở lên dẻo và dai thì họ sẽ đóng gói rồi bán ra thị trường. Một chút bùi bùi, một chút thơm thơm của khoai deo đan xen tinh tế làm người ta cứ muốn ăn hoài ăn mãi.


Tổng hợp