Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Kinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Kinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Lạc lối Thượng Hải, Bắc Kinh - Khám phá những phim trường nổi tiếng


Bắc Kinh và Thượng Hải là 2 địa điểm rất hấp dẫn khách du lịch không chỉ bởi có nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng mà đây còn là địa điểm quay phim quy mô và đẹp đến mê hồn đã giúp các nhà làm phim Trung Quốc khẳng định được vị thế "độc tôn" trong đề tài phim cổ trang. Đã làm 1 chuyến du lịch Trung Quốc thì đừng bỏ qua những điểm du lịch đậm chất nghệ thuật sau nhé!

Cổ trấn Chu Gia Giác



Nằm ở vùng Trung Nam quận Thanh Bổ, thành phố Thượng Hải, giáp với khu du lịch hồ Điện Sơn. Cổ trấn được mệnh danh là “Vùng ngoại ô Hollywood” của Thượng Hải, là một trong bốn cổ trấn có lịch sử lâu đời nhất của thành phố này. Chu Gia Giác được đánh giá là “một trong 50 địa điểm du khách nước ngoài đáng đi nhất ở Trung Quốc. Khu vực cổ trấn hiện mở rộng thêm vườn hoa quả, đền Hoàng Thành, thiền viện Viên Tân, cầu Phóng Sinh, phố Bắc Đại, Viện Nhân văn Nghệ thuật Chu Gia Giác...

Phường cũ 1933



Đây là một trong những địa điểm được ghi hình trong bộ phim “Tiểu thời đại” của đạo diễn Quách Minh Đình. Với lối kiến trúc đa dạng, nơi đây cũng là một trong những địa điểm chụp hình và quay phim của giới trẻ. Hiện nay phường cũ 1933 cũng là một địa điểm ăn chơi thú vị cho giới trẻ Trung Quốc và du khách.

Cầu Ngoại Bạch Độ



Cầu Ngoại Bách Độ là cây cầu hoàn toàn bằng thép đầu tiên và mẫu cầu vì kèo lưng lạc đà duy nhất còn tồn tại ở Trung Quốc, một trong những công trình kiến trúc di sản và là một trong những công trình nổi bật của Thượng Hải. Nơi đây còn được chọn làm bối cảnh trong bộ phim " Tân dòng sông ly biệt ".

Cổ trấn Tân Trường



Cố trấn Tân Trường đến nay đã hơn 800 năm lịch sử, cái tên bắt nguồn từ ruộng muối Nam Thiên thuộc cánh đồng muối Hạ Sa trở thành đồng muối mới, tên cũ là “Tân Trường”. Đạo diễn Lý An và toàn bộ ekip quay phim đã chọn nơi đây để quay bộ phim điện ảnh “Sắc Giới”. Đến đây, du khách có thể thăm quan phường Tam Thế Nhị Phẩm (nơi đây một gia tộc 3 thế hệ đều làm quan nhị phẩm), phường Thạch Duẩn Lý, phổ cổ Tân Trường, miếu Nam Sơn, cầu Hồng Phúc, Quán trà đệ nhất Giang Nam.

Xem thêm: Ghé thăm 9 trấn cổ xưa nhất của Trung Quốc

Tử Cấm Thành



Đây là địa điểm đánh giá đúng đắn nhất sự lớn mạnh của vương triều Trung Hoa trong thời gian đỉnh cao quyền lực dưới hai triều đại Minh và Thanh. Dù thành phố biến chuyển thế nào, Tử Cấm Thành vẫn còn giữ nguyên như cũ. Nơi đây có một vài quán cà phê và cửa hàng lưu niệm, giá không cao hơn nhiều so với những nơi đón du khách khách. Hiện hay chỉ có khoảng 2/5 của nơi này mở cửa cho du khách thăm quan. Nơi đây được nhiều nhà đầu tư mô phỏng lại và làm bối cảnh trong hầu hết các bộ phim cổ trang kinh điển nổi tiếng của Trung Quốc như Bộ Bộ Kinh Tâm, Võ Tắc Thiên bí sử, Hán Vũ Đế...

Thiên An Môn



Như Tử Cấm Thành, Thiên An Môn là 1 trong nhiều điểm du lịch nổi tiếng. Nó được đặt tên theo Thiên An Môn, cổng thành ở phía bắc chia cách nó với Tử Cấm Thành. Nhiều người xem nơi đây là nơi tượng trưng trung tâm của Trung Quốc. Quảng trường này được nhiều người biết đến qua một cuộc biểu tình trong năm 1989. Đây là một quảng trường rất lớn tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Trong năm 1949 nó được nới rộng ra thành diện tích như bây giờ. Quảng trường nằm ở giữa hai cổng đồ sộ cổ xưa: phía bắc là Thiên An Môn và phía nam là Tiền Môn. Dọc theo phía tây của quảng trường là Đại hội đường Nhân dân. Dọc theo phía đông là Viện bảo tàng quốc gia về lịch sử Trung Hoa. Đại lộ Trường An, được dùng trong các cuộc diễn hành, nằm giữa Thiên An Môn và quảng trường.

Tổng hợp

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Các kiểu nhà truyền thống ở Trung Quốc

Kiến trúc truyền thống của Trung Quốc thường rất quy củ, mỗi công trình là một tác phẩm nghệ thuật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống, hợp phong thủy và bố cục thuận theo âm dương ngũ hành.


Trung Quốc là một đất nước rộng lớn với bản sắc dân tộc hàng ngàn năm vẫn còn được bảo tồn đến ngày nay. Ở những vùng lãnh thổ với khí hậu và địa hình khác nhau, kiến trúc Trung Quốc lại xuất hiện những kiểu nhà bản địa truyền thống khác nhau. 

Dù bạn không hề có ý định xây dựng nhà ở theo kiến trúc nhà cổ, thì các kiểu nhà sau đây sẽ bổ sung cho bạn kiến thức về lối sống của người dân trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Các kiến trúc dưới đây tuy không phải là tất cả, song nó là một số kiểu nhà ở có kiến trúc bản xứ phổ biến trên khắp Trung Quốc.

Tứ Hợp Viện 



Tứ hợp viện là kiểu nhà khép kín có nhiều thế hệ trong gia đình cùng chung sống. Tứ hợp viện bao gồm những căn nhà được tạo bởi bốn gian nhà chữ nhật, bố trí thành hình vuông tạo thành các sân trong.


Tứ hợp viện ngăn cách với bên ngoài, tất cả cửa sổ đều mở về hướng sân viện, đây là biện pháp tốt để ứng phó với bão cát lớn tại Bắc Kinh. Khi nhìn trên nhìn xuống, tứ hợp viện giống như một chiếc hộp lớn do 4 cái hộp nhỏ tạo thành. Khi nhìn từ mặt phẳng thì nó là một hình vuông ngay ngắn.


Mái nhà được thiết kế nhô ra ngoài để tạo bóng mát cho khoảng sân ở giữa. Sân vườn được trồng nhiều cây xanh để liên kết không gian và làm tinh thần con người trở nên thoải mái.


Giữa các thành viên gia đình cũng như nhà ở của họ được sắp xếp theo một trật tự nghiêm ngặt. Nhà chính hay nhà trên là nhà ở của chủ hộ và cũng là trung tâm tụ họp của cả gia đình. Con gái trong nhà sẽ ở trong những căn phòng nằm xa đường phố nhất, người hầu sẽ ở trong các phòng phụ. 

Thổ Lâu



Thổ Lâu là những ngôi nhà khổng lồ của các dân tộc vùng Phúc Kiến, xây dựng từ thế kỷ 12 đến 19. Mục đích xây dựng ban đầu là để chống lại nạn cướp bóc và tấn công của các thế lực bên ngoài.


Các thổ lâu đa phần được xây theo dạng hình vuông hoặc hình tròn. Những bức tường bọc bên ngoài được làm bằng cách nén đất với hỗn hợp đá, tre, nứa, xà gỗ.. dày tới gần 2m. Cổng của thổ lâu là điểm trọng yếu nhất nên gia cố bằng đá và sắt.


Mỗi thổ lâu chỉ có một lối vào duy nhất và không có cửa sổ. Thổ lâu được xây từ 3 – 5 tầng với tầng trên cùng lợp ngói. Ở giữa thổ lâu là một khoảng sân, đây chính là nơi diễn ra các hoạt động cộng đồng. Mỗi nhà cấu trúc dạng này có sức chứa lên đến 800 người.

Kiến trúc của các thổ lâu nhìn từ ngoài vào thì khá đơn giản, nhưng bên trong lại được thiết kế và trang trí khá cầu kỳ, kỹ lưỡng. Hệ thống thổ lâu được xây dựng có khả năng chống động đất tốt và căn phòng trong các thổ lâu đều thông gió tốt và đủ ánh sáng.


Tuy được làm bằng các thứ vật liệu có sẵn ở địa phương và được xây dựng với một kỹ thuật thô sơ, nhưng các thổ lâu có độ vững chắc tương đương với một tòa pháo đài bảo vệ cư dân khỏi nguy hiểm tiềm ẩn từ bên ngoài. Năm 2008, 46 căn Thổ Lâu đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.


Diêu động


Tại các vùng nông thôn phía Bắc Trung Quốc, đặc biệt là tại Thiểm Tẩy, các nhà hang Diêu Động sử dụng đất lấy từ các sườn đồi lân cận như một thứ vật liệu cách nhiệt tự nhiên, tránh khỏi sự khắc nghiệt của khí hậu địa phương trong hai mùa đông – hạ.


Diêu động có thể được khoét trực tiếp vào các sườn đồi, hoặc đào sâu xuống lòng đất, hoặc xây độc lập bằng cách nén và đắp đất bao ngoài lõi khung gạch. Tập hợp những ngôi nhà được xây kề nhau hoặc thậm chí chồng lên nhau để cùng tạo thành một ngôi làng theo từng cấp, thường là nơi ở của nguyên một gia tộc hoặc của một vài gia đình.


Các phòng được kết nối với nhau bằng những đường hầm nhỏ. Ở mỗi tỉnh, diêu động sẽ có hình dáng khác nhau tùy vào vị trí địa lý tại nơi đó. Những ngôi nhà truyền thống này được xem là một ví dụ về thiết kế bền vững.

Thạch Khố Môn



Khác với các kiểu nhà như Tứ Hợp Viện, Thạch Lâu và Diêu Động vốn đã tồn tại trong hàng thiên niên kỷ, các dãy Thạch Khố Môn ở Thượng Hải là di sản của những năm đầu thế kỷ 20, khi những nguồn cảm hứng phương Tây được người Pháp mang đến đã bắt đầu len lỏi và định hình phong cách kiến trúc đô thị. 


Những dãy nhà lô bằng gỗ và gạch không quá ba tầng cao được xây dựng liền kề nhau bên trong chiếc cổng đá, tạo thành một con ngõ tách biệt. Những khoảnh sân ngõ ấy chính là nơi diễn ra phần lớn các các sinh hoạt thường ngày như làm mì sợi, giặt quần áo, chơi bài, uống café,… góp phần không nhỏ trong việc hình thành văn hóa sống người Thượng Hải. 


Có thể dễ nhận ra các khu Thạch Khố Môn ở những chiếc vòng cửa lớn, những hoa văn và motif hình học mang hới hướng Art Deco, gợi lại những ký ức về kỷ nguyên nhạc Jazz vàng son của Thượng Hải.


Nguồn: Tổng hợp