Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch Hoàng Su Phì. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch Hoàng Su Phì. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2020

Du lịch Hoàng Su Phì, thưởng thức món ăn ngon

Cùng với vẻ đẹp hút hồn của những thửa ruộng bậc thang, du lịch Hoàng Su Phì còn níu chân du khách bằng những món ăn ngon đậm chất vùng miền.

Du lịch Hoàng Su Phì, thưởng thức món ăn ngon

Thịt trâu gác bếp


Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp là một món ăn ngon không chỉ có riêng ở Hoàng Su Phì, nhưng món thịt trâu gác bếp nơi đây lại mang một hương vị rất riêng. Hương vị thơm ngon đặc trưng của món ăn này khó có thể tìm thấy trong các món ăn khác, nhất là vị khói bếp hòa lẫn với mắc khén và lá rừng. Thịt trâu khô dùng để nhắm rượu, ăn vặt hay chế biến các món khác cũng đều rất thích hợp. Vị cay cay của ớt trộn với vị cay nóng của gừng và thơm thơm của mắc khén tạo nên hương vị đặc trưng của thịt trâu khô.

Thịt chuột La Chí


Thịt chuột La Chí

Chuột không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, mà nó còn gắn liền với đời sống thường ngày của người La Chí. Món thịt chuột ở đây vô cùng phổ biến và hầu như có thể dùng quanh năm suốt tháng với vô vàn biến tấu như: chuột nướng, chuột xào, chuột treo gác bếp,… Thịt chuột có vị thơm, mềm hấp dẫn hòa cùng những loại gia vị vùng núi đặc trưng vô cùng ngon miệng sẽ khiến thực khách khó quên. Trong bất cứ ngày lễ cúng nào thì loại nguyên liệu này đều là thứ không thể thiếu, bởi người La Chí rất sợ rắn và họ tin rằng nếu dâng món thịt chuột để mời Thần Rắn thì sẽ không bị cắn người và giúp bản làng được no ấm, mưa thuận gió hòa.

Cháo ấu tẩu


Cháo ấu tẩu

Từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhất, bà con Hoàng Su Phì luôn biết cách tận dụng, pha chế thành những món ngon, điển hình là món cháo ấu tẩu. Với nguyên liệu chính là gạo nương, chân giò lợn nấu lẫn với củ ấu tẩu tạo thành một món ăn vô cùng độc đáo. Điểm đặc trưng của cháo ấu tẩu là vị đắng, nếu lần đầu ăn bạn có thể phải nhăn mặt nhưng nếu đã ăn quen rất dễ gây nghiện. Bát cháo ấu tẩu thành phẩm có sắc nâu đậm, vị bùi béo, thêm trứng gà, hành, tiêu, ớt và rau mùi dậy lên một mùi thơm ngọt ngào khiến thực khách không thể nào quên.

Bánh tam giác mạch


Bánh tam giác mạch

Là một món bánh được làm từ hạt của loài hoa tam giác mạch, người Mông ở Hoàng Su Phì đã khéo léo chế biến thành một loại bánh thơm ngon đặc trưng của vùng cao phía Bắc. Bánh tam giác mạch to khoảng bằng 2 bàn tay người lớn, được hấp chín trên bếp lửa. Bánh mềm xốp, cần nhấm nháp thật chậm để cảm nhận vị ngọt thanh thanh lan tỏa. Không quá mướt mát như bột gạo, bột tam giác mạch thoáng vị bùi, phảng phất chút hăng đặc trưng của cây rừng.

Thắng cố


Thắng cố

Được chế biến từ nguyên liệu chính là thịt và nội tạng ngựa hoặc bò được xào lăn trước khi châm nước ninh sôi trong nhiều giờ, món thắng cố là một đặc sản mà bất cứ ai khi đi tour du lịch Hoàng Su Phì cũng nên thưởng thức. Thắng cố có thể làm nhiều người liên tưởng tới món phá lấu của người miền Nam. Tuy nhiên, nó lại đi kèm với các loại gia vị mang đậm chất núi rừng như củ sả, hạt dổi, thảo quả…


Tổng hợp

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

Thong dong săn ảnh nơi địa đầu tổ quốc - Hoàng Su Phì

Những bông lúa chín vươn mình đón nắng ngày mới, trổ vàng sau một thời gian được người nông dân dày công chăm sóc. Không những đem đến vụ mùa bội thu cho bà con mà còn làm cho non nước Hoàng Su Phì trở nên hữu tình, rực rỡ.

Thong dong săn ảnh nơi địa đầu tổ quốc - Hoàng Su Phì

Kiệt tác của người họa sĩ chân chất


Kiệt tác của người họa sĩ chân chất

Những cánh đồng bậc thang không chỉ là những cảnh đẹp mà nó còn là những bồ thóc di động của đồng bào các dân tộc miền núi. Đây là một phương thức canh tác nông nghiệp hiệu quả trên địa hình dốc, núi đồi, góp phần tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo từ nhiều năm nay. Con người đã tận dụng những điều kiện vốn có của tự nhiên, tác động vào tự nhiên để trồng trọt, sản xuất và cũng từ đó mà tạo nên những cảnh quan thiên nhiên vô cùng đặc sắc.

Vẻ đẹp ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mùa gặt


Vẻ đẹp ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mùa gặt

Vào mùa thu hoạch, khi những thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì lúa bắt đầu chuyển sang màu vàng óng cũng là lúc thu hút rất động khách du lịch tới chiêm ngưỡng cảnh đẹp độc đáo có một không hai ở vùng núi cao Đông Bắc. Du khách không chỉ tham quan mà còn có dịp tìm hiểu cuộc sống lao động, những phong tục tập quan văn hóa của đồng bào các dân tộc nơi đây, những người đã sáng tạo tạo nên những thửa ruộng bậc thang đẹp mê hồn giữa khung cảnh thiên nhiên đất trời.

Các địa điểm ngắm lúa chín đẹp nhất ở Hoàng Su Phì

Nhắc đến ruộng bậc thang Hoàng Su Phì không thể không nói đến ruộng bậc thang ở hai xã Bản Luốc và Bản Phùng, đây thực sự là một công trình nhân tạo kỳ vỹ khó nơi nào có được.

+ Ruộng bậc thang Bản Phùng

+ Ruộng bậc thang Bản Phùng

Không có những thung lũng rộng như Cao Phạ hay Mường Hoa, ruộng bậc thang ở Bản Phùng nằm cheo leo trên những sườn núi dốc đứng. Đến Bản Phùng vào mùa lúa chín, bạn rất dễ gặp được mây khói lan tỏa. Cả bản làng như đang bồng bềnh trôi, xung quanh là những thửa ruộng vàng óng vẽ nên một bức tranh thiên nhiên khiến những người khó tính nhất cũng phải đem lòng mê đắm.

+ Ruộng bậc thang Bản Luốc


+ Ruộng bậc thang Bản Luốc

Xã Bản Luốc và Sán Sả Hồ có địa hình là núi đất, độ dốc vừa phải nên có nhiều thửa ruộng bậc thang. Nơi đây, đâu đâu cũng là ruộng bậc thang theo hình lượn sóng và cánh cung. Được biết, mùa khai phá ruộng của người Dao ở Bản Luốc, Sán Sả Hồ thường bắt đầu ngay sau khi ăn Tết xong.

Nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, nhiếp ảnh


Nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, nhiếp ảnh

Rất nhiều nhiếp ảnh gia, những tay săn ảnh hay cả những tay máy nghiệp dư đều dành nhiều thời gian để khám phá các ngóc ngách của Hoàng Su Phì. Dường như, góc máy nào cũng có thể cho ra những tác phẩm để đời. Khách du lịch đến ngắm lúa chín vào mùa ắt hẳn sẽ có cho mình nhiều tấm ảnh xinh xắn để khoe với bạn bè về chuyến đi ấn tượng của mình.

Nét đẹp bình dị đến từ những nụ cười


Nét đẹp bình dị đến từ những nụ cười

Cuộc sống ở đây tuy khó khăn, nhiều vất vả nhưng vẫn toát lên sự hồn hậu, chất phác và tươi vui của người Mông, người tày, Dao, Nùng. Những trang phục sặc sỡ mang bản sắc rất riêng, nụ cười hồn nhiên, ánh mắt trong veo của các em nhỏ khiến bất kì ai đến đây cũng nhớ thương. Sau những buổi lao động hăng say, người dân lại ngồi nhâm nhi tách trà Shan tuyết cổ thụ với vị chát ngọt khó quên, giúp họ quên đi những mệt mỏi của cuộc sống.

Những điều bình dị đó đã tạo nên một Hoàng Su Phì đặc biệt, một Hoàng Su Phì có mùa lúa chín đẹp ngất ngây, có những còn người hồn hậu, đáng yêu.


Tổng hợp