Hiển thị các bài đăng có nhãn Lâm Đồng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lâm Đồng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

Chinh phục đỉnh Bidoup - 'Nóc nhà' của Lâm Đồng

Lang Biang và Bidoup là 2 ngọn núi cao nhất ở Đà Lạt, trong đó Bidoup được xem được xem là "nóc nhà" của tỉnh Lâm Đồng.

Chinh phục đỉnh Bidoup - 'Nóc nhà' của Lâm Đồng

Những người hay đi Đà Lạt nói riêng hay đi du lịch trong nước nói chung chắc hẳn cũng đã một lần nghe nói tới Vườn quốc gia Bidoup - núi Bà (theo tên hai đỉnh cao nhất là Bidoup 2.287m và đỉnh núi Bà trên dãy Lang Biang cao 2.167m).

Vườn quốc gia Bidoup, khu bảo tồn sinh học khu dự trữ sinh quyển, có diện tích rộng và độ đa dạng sinh học cao, cảnh sắc đa dạng, được bảo tồn trong tình trạng cực kỳ tốt và hầu như không hề có dấu tích của rác thải, con người.

Chinh phục đỉnh Bidoup - 'Nóc nhà' của Lâm Đồng

Kiểu rừng chủ yếu là rừng thông đỉnh Bidoup, nằm trên địa phận tỉnh Lạc Dương có TL723 nối từ Đà Lạt đi Nha Trang cắt ngang (đèo Khánh Vĩnh/đèo Omega), và nằm ở phía đông bắc của TP Đà Lạt. Khi đi từ Đà Lạt về Nha Trang, đến cây xăng số 3 lúc trời trong, bạn có thể nhìn thấy rất rõ đỉnh núi cũng như hình dung được cung đường lên đỉnh núi khá dễ dàng.

Để đi đến vườn, từ hồ Xuân Hương bạn đi ra phía hồ Than Thở, rồi theo tỉnh lộ 723 về phía Nha Trang, qua khỏi Đạ Sar, Đạ Nhim. Tới trung tâm xã Đạ Nhim, bạn lưu ý là nếu rẽ trái theo bảng chỉ thì sẽ vào trụ sở vườn và trung tâm du khách của vườn. Nếu chỉ đi leo Bidoup, bạn đi thẳng thêm khoảng 10km đến điểm có tọa độ 12.126361-108.613766 là tới điểm A, điểm đầu của một trong hai tuyến đường lên đỉnh.

Hiện có 2 tuyến đường lên đỉnh chính để lên đỉnh Bidoup là:

- Tuyến thứ nhất trạm Bidoup: A - B - C- D - đỉnh 2287m

Chinh phục đỉnh Bidoup - 'Nóc nhà' của Lâm Đồng
Ảnh: @ngakuu

+ Tuyến đường này là tuyến phải trek đoạn đường dài khoảng 17km nhưng ít dốc hơn, phù hợp hơn cho những bạn mới đi hoặc ít đi trek.

+ Đoạn A-B: Từ tỉnh lộ 723 vào trạm kiểm lâm Bidoup: Đường cấp phối (có thể đi xe pickup isuzu 7 chỗ hoặc xe uoat 6 chỗ của vườn cung cấp nếu đặt trước). Còn đi bộ luôn từ đường nhựa, bạn có thể đi đường tắt, chỉ 7km.

+ Đoạn B-D: Trước khi tới B, bạn sẽ đi xuồng dây kéo qua sông Đa Nhim, có thể dừng ăn trưa ở đây và nghỉ ngơi để đi thêm 3km đến C, và rẽ trái leo dốc thêm 4km đến điểm D.

+ Đoạn D-đỉnh: D là điểm cắm trại nằm trên ranh giới rừng thông và rừng kín thường xanh (có nguồn nước suối sạch và nhà vệ sinh). Ngủ và cắm trại ở đây một đêm, sáng hôm sau đi thêm 3km trong rừng rậm để lên đỉnh Bidoup mây mù lạnh teo và siêu ẩm ướt. 

- Tuyến thứ hai trạm K’long K’lanh: G - F - E - đỉnh 2.287m

Chinh phục đỉnh Bidoup - 'Nóc nhà' của Lâm Đồng

+ Tuyến đường này dài 7km, độ dốc cực kỳ cao và vắt sức khá nhanh. (Tuyến 1 và tuyến 2 đều xuất phát từ độ cao 1.600m lên 2.287m, nên đường dài hơn sẽ ít dốc hơn và ngược lại). Đoạn này toàn rừng rậm, chỉ có một đoạn rừng thông ngắn.

+ Đoạn G-F: Từ trạm kiểm lâm K’long K’lanh di chuyển qua cầu treo, rồi leo dốc liên tục đến tảng đá nghỉ chân. Đây là điểm có view thoáng duy nhất trong hành trình. Những ngày trời trong có thể nhìn thấy đỉnh núi Bà - Lang Biang phía xa.

+ Đoạn F-E-đỉnh: Lại tiếp tục leo dốc gắt đến thăm cây Pơ Mu 1.300 năm tuổi, rồi khi đến sát đỉnh bắt đầu kết hợp tay và chân nắm dây leo dốc 45 độ lên đỉnh. 

Chinh phục đỉnh Bidoup - 'Nóc nhà' của Lâm Đồng

Ngoài chinh phục đỉnh Bidoup, tại khu vực vườn quốc gia còn có rất nhiều cung đường thú vị khác như đi thác Thiên Thai, đi Lang Biang, gần đây có thêm cung đi từ đỉnh Bidoup qua đỉnh Núi Bà, hay cung đi ngược dòng Đa Nhim.

Xem thêm: Xuân trọn niềm vui cùng tour du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm

Theo Zingnews




Thứ Hai, 13 tháng 1, 2020

No căng bụng với 5 đặc sản nức tiếng của vùng đất Madagui

Madagui là địa điểm nằm giữa cung đường từ Sài Gòn đi Đà Lạt, nơi có những cánh rừng xanh bất tận, đồi núi trập trùng, những con suối cuồn cuộn chảy ven đường, và là nơi có nhiều người dân tộc Mạ sinh sống. Với điều kiện tự nhiên như thế, nơi đây có rất nhiều đặc sản độc đáo mà không phải nơi nào cũng có thể kiếm được.

No căng bụng với 5 đặc sản nức tiếng của vùng đất Madagui

Cá lăng kho tộ


Cá lăng kho tộ

Nếu cá lăng miền xuôi được dùng để làm chả cá Lã Vọng, thì ở đây, cá thường được mang đi kho tộ ăn với cơm nấu từ gạo trồng trên đồi. Cá lăng sống ở suối có thịt vừa thơm vừa chắc, phần mỡ giòn không ngấy như cá nuôi ở các hồ nước tĩnh lặng. Vì thế, ngoài kho tộ, cá lăng ở Madagui còn được mang đi chưng tương với bún tàu, nấm mèo, thịt ba rọi.

Gỏi gà rừng


Gỏi gà rừng

Gà nuôi trên cây cũng là một đặc sản của Madagui. Do được nuôi thả trong các mé rừng, ăn thức ăn tự nhiên, vận động nhiều, gà ở đây có thịt chắc, da giòn. Chỉ cần luộc gà, lấy thân cây chuối rừng xắt khoanh trộn gỏi, đã có ngay món gỏi gà ít đâu sánh bằng. 

Thỏ nướng


Thỏ nướng

Thỏ nướng là một món ăn được nhiều du khách ưa chuộng ở Madagui, vì chất lượng thịt thỏ ở đây khá giống với thỏ rừng, do chúng được nuôi thả trong môi trường tự nhiên. Miếng thỏ vừa giòn vừa thơm khi ướp muối sả rồi nướng trên bếp than hồng vẫn giữ được vị ngọt tự nhiên.

Cơm lam 


Cơm lam

Do khu vực này nhiều tre nứa, món cơm lam cũng được người Mạ dùng để đãi khách, tuy nhiên không giống món cơn nấu từ ống tre như ở miệt Gia Lai, cơm lam Madagui nấu bằng gạo nếp trồng trên đồi. Cơm nấu chín dẻo dẻo, rất ngon khi ăn cùng cá kho tộ hoặc gà nướng. 

Heo sinh thái


Heo sinh thái

Đến Madagui càng không thể bỏ qua món heo sinh thái, cách gọi của giống heo được lai giữa heo nhà và heo rừng, nuôi trong môi trường tự nhiên. So với heo nhà, loại heo này cho da giòn, thịt nhiều nạc ít mỡ, phù hợp với quay hoặc nướng. 

Heo sinh thái còn được cắt miếng có cả da, ướp với gừng rồi mang đi hấp với củ hành tây và đầu hành chần. Chỉ cần chấm nước mắm hoặc chấm chao, món ăn đã đủ chinh phục người ăn khó tính bởi da giòn và mỡ không ngấy. 


Tổng hợp

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

Trải nghiệm du lịch núi rừng ở Madagui, Lâm Đồng

Hòa mình với thiên nhiên, tham gia trò chơi mạo hiểm cùng nhiều trải nghiệm khác là những điểm hấp dẫn khi du lịch Madagui.


Madagui là thị trấn nhỏ thuộc huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng, cách TP.HCM khoảng 150 km. Nhắc đến vùng đất này, Madagui Forest City chính là điểm nhấn với các hạng mục khám phá đặc sắc, mang làn gió mới đến cho du lịch trải nghiệm tại Việt Nam.


Khí hậu mát mẻ cùng khu vực rừng nguyên sinh rộng lớn, Madagui Forest City mang đến cho du khách cảm giác hòa mình cùng thiên nhiên.


Những năm gần đây, nhiều loại hình du lịch cũ dần trở nên nhàm chán. Việc được lang thang dưới cánh rừng già, đi bộ trên không với cây cầu dây văng độc đáo cùng nhiều cuộc phiêu lưu thú vị khác giúp giới trẻ khám phá bản thân.


Nếu là người ưa mạo hiểm thì đu dây zipline, leo núi, trượt cỏ… sẽ cho bạn thỏa sức thể hiện sự can đảm. Đây đồng thời là cơ hội để giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống.


Với sự đa dạng sinh học và địa hình, du khách có thể khám phá hệ thống hang động, tham quan nông trại và những vườn cây nhiệt đới.


Bên cạnh việc cảm nhận không khí trong lành, những bức hình check-in ấn tượng sẽ tạo nên hành trình khó quên.


Những buổi yoga, đọc sách, nghe nhạc và xem phim dưới tán cây cổ thụ sẽ giúp du khách cảm nhận sự êm đềm của núi rừng.