Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Phòng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

Du lịch qua những địa danh được in trên tiền Việt

Đồng tiền Việt Nam không chỉ mục đích sử dụng để mua, bán trao đổi mà những biểu tượng được chọn in trên nó còn mang một ý nghĩa khác, là tôn trọng, quảng bá, giữ gìn các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đại diện cho toàn dân tộc Việt Nam.

Đồng tiền Việt Nam không chỉ mục đích sử dụng để mua, bán trao đổi mà những biểu tượng được chọn in trên nó còn mang một ý nghĩa khác, là tôn trọng, quảng bá, giữ gìn các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đại diện cho toàn dân tộc Việt Nam.

1. 100 đồng: Chùa Tháp Phổ Minh, Nam Định

Hình ảnh trên tờ 100 đồng là tháp tại chùa Phổ Minh (thôn Tức Mặc, Nam Định). Cùng với đền Trần, chùa Phổ Minh là di tích tiêu biểu trong hệ thống di tích thời Trần ở Nam Định nói riêng và cả nước nói chung. Đây là một trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng lớn ở khu vực châu thổ sông Hồng.

Hình ảnh trên tờ 100 đồng là tháp tại chùa Phổ Minh (thôn Tức Mặc, Nam Định). Cùng với đền Trần, chùa Phổ Minh là di tích tiêu biểu trong hệ thống di tích thời Trần ở Nam Định nói riêng và cả nước nói chung. Đây là một trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng lớn ở khu vực châu thổ sông Hồng.

Là một trong những dấu tích còn lại của thời Hào khí Đông A - nhà Trần. Tháp Phổ Minh được xây dựng năm 1305 gồm 14 tầng, cao 21,2m, bề thế và vững chắc. Càng lên cao, các tầng thu hẹp dần và kết thúc bằng một chỏm hình bầu rượu có nhiều cạnh.    Hàng năm, tại đây diễn ra một số lễ hội, với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, mang ý nghĩa ghi nhớ và tôn vinh thời đại nhà Trần. Chùa Phổ Minh cũng từng sở hữu chiếc vạc lớn - một trong 4 báu vật của Việt Nam (An Nam tứ đại khí).

Là một trong những dấu tích còn lại của thời Hào khí Đông A - nhà Trần. Tháp Phổ Minh được xây dựng năm 1305 gồm 14 tầng, cao 21,2m, bề thế và vững chắc. Càng lên cao, các tầng thu hẹp dần và kết thúc bằng một chỏm hình bầu rượu có nhiều cạnh.

Hàng năm, tại đây diễn ra một số lễ hội, với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, mang ý nghĩa ghi nhớ và tôn vinh thời đại nhà Trần. Chùa Phổ Minh cũng từng sở hữu chiếc vạc lớn - một trong 4 báu vật của Việt Nam (An Nam tứ đại khí).

2. 500 đồng: Cảng Hải Phòng

Tờ 500 đồng là hình ảnh cảng Hải Phòng. Đây là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam.

Tờ 500 đồng là hình ảnh cảng Hải Phòng. Đây là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam.

Tờ 500 đồng là hình ảnh cảng Hải Phòng. Đây là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam.

3. 1.000 đồng: Tây Nguyên

Tờ 1000 đồng là hình ảnh người lao động cưỡi voi khai thác gỗ tại Tây Nguyên.

Tờ 1000 đồng là hình ảnh người lao động cưỡi voi khai thác gỗ tại Tây Nguyên.

Tờ 1000 đồng là hình ảnh người lao động cưỡi voi khai thác gỗ tại Tây Nguyên.

4. Tờ 5000 đồng: Nhà máy thủy điện Trị An, Đồng Nai

 Tờ 5000 đồng là Nhà máy thủy điện Trị An, được xây dựng trên sông Đồng Nai. Nhà máy được hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô từ năm 1984, khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm 1991.

 Tờ 5000 đồng là Nhà máy thủy điện Trị An, được xây dựng trên sông Đồng Nai. Nhà máy được hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô từ năm 1984, khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm 1991.

Tờ 5000 đồng là Nhà máy thủy điện Trị An, được xây dựng trên sông Đồng Nai. Nhà máy được hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô từ năm 1984, khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm 1991.

5. 10.000 đồng: Mỏ dầu Bạch Hổ, Vũng Tàu 

Tờ 10.000 đồng là mỏ dầu Bạch Hổ thuộc bồn trũng Cửu Long. Mỏ nằm ở vị trí đông nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145 km. Đây là mỏ cung cấp dầu mỏ chủ yếu cho Việt Nam hiện nay.

Tờ 10.000 đồng là mỏ dầu Bạch Hổ thuộc bồn trũng Cửu Long. Mỏ nằm ở vị trí đông nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145 km. Đây là mỏ cung cấp dầu mỏ chủ yếu cho Việt Nam hiện nay.

Tờ 10.000 đồng là mỏ dầu Bạch Hổ thuộc bồn trũng Cửu Long. Mỏ nằm ở vị trí đông nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145 km. Đây là mỏ cung cấp dầu mỏ chủ yếu cho Việt Nam hiện nay.

6. 20.000 đồng: Chùa Cầu Hội An

Trên tờ tiền 20.000 đồng polymer là hình ảnh Chùa Cầu (Hội An) với vẻ đẹp kiến trúc cổ kính. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.

Trên tờ tiền 20.000 đồng polymer là hình ảnh Chùa Cầu (Hội An) với vẻ đẹp kiến trúc cổ kính. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.

Chiếc cầu dài khoảng 18m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Đây được xem là biểu tượng giao lưu văn hóa Nhật - Hoa - Việt ở Hội An và thu hút đông đảo du khách tham quan.

Chiếc cầu dài khoảng 18m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Đây được xem là biểu tượng giao lưu văn hóa Nhật - Hoa - Việt ở Hội An và thu hút đông đảo du khách tham quan.

7. 50.000 đồng: Di tích Nghênh Lương Đình - Phu Văn Lâu, Huế

Cụm di tích Nghênh Lương Đình- Phu Văn Lâu (Huế) được in trên mặt tờ tiền 50.000 đồng polymer, là những công trình kiến trúc gắn bó với lịch sử triều Nguyễn. Nghênh Lương Đình bên bờ sông Hương dùng làm nơi nghỉ chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát.

Cụm di tích Nghênh Lương Đình- Phu Văn Lâu (Huế) được in trên mặt tờ tiền 50.000 đồng polymer, là những công trình kiến trúc gắn bó với lịch sử triều Nguyễn. Nghênh Lương Đình bên bờ sông Hương dùng làm nơi nghỉ chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát.

Phu Văn Lâu được xây dựng dưới thời vua Gia Long dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức.

Phu Văn Lâu được xây dựng dưới thời vua Gia Long dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức.

8. 100.000 đồng: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội

Xuất hiện trên tờ tiền 100.000 đồng polymer là hình ảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đây được coi là một biểu tượng của sự trường tồn tinh hoa văn hóa, giáo dục, truyền thống tôn sư trọng đạo, khuyến đức, khuyến tài của dân tộc Việt.

Xuất hiện trên tờ tiền 100.000 đồng polymer là hình ảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đây được coi là một biểu tượng của sự trường tồn tinh hoa văn hóa, giáo dục, truyền thống tôn sư trọng đạo, khuyến đức, khuyến tài của dân tộc Việt.

Là địa chỉ du lịch văn hóa nổi tiếng của Thủ đô, hàng năm Văn Miếu thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan cũng như diễn ra các hoạt động văn hóa, lễ hội như tôn vinh Thủ khoa, văn nghệ dân tộc, bình thơ, triển lãm thư pháp, giới thiệu thơ xuân...

Là địa chỉ du lịch văn hóa nổi tiếng của Thủ đô, hàng năm Văn Miếu thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan cũng như diễn ra các hoạt động văn hóa, lễ hội như tôn vinh Thủ khoa, văn nghệ dân tộc, bình thơ, triển lãm thư pháp, giới thiệu thơ xuân...

9. 200.000 đồng: Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh

Hai lần xuất hiện trên bề mặt tờ tiền, tờ 10.000 đồng cũ và tờ 200.000 đồng polymer, di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long là một điểm đến du lịch nổi tiếng.

Hai lần xuất hiện trên bề mặt tờ tiền, tờ 10.000 đồng cũ và tờ 200.000 đồng polymer, di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long là một điểm đến du lịch nổi tiếng.

Vịnh Hạ Long được ví như tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động, vừa huyền bí.    Trên tờ 200.000 đồng Polymer là hòn Đỉnh Hương thuộc Vịnh Hạ Long. Phiến đá có hình một lư hương khổng lồ đứng giữa biển khơi như một vật thiêng cúng tế trời đất.

Vịnh Hạ Long được ví như tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động, vừa huyền bí.

Trên tờ 200.000 đồng Polymer là hòn Đỉnh Hương thuộc Vịnh Hạ Long. Phiến đá có hình một lư hương khổng lồ đứng giữa biển khơi như một vật thiêng cúng tế trời đất.

10. 500.000 đồng: Làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An

500.000 đồng là tờ tiền có mệnh giá lớn nhất hiện nay ở nước ta, hình ảnh ngôi nhà 5 gian ở làng Sen, gợi nhắc về làng quê Việt giản dị.

500.000 đồng là tờ tiền có mệnh giá lớn nhất hiện nay ở nước ta, hình ảnh ngôi nhà 5 gian ở làng Sen, gợi nhắc về làng quê Việt giản dị.

Ngôi nhà thuộc khu di tích Kim Liên, một trung tâm du lịch lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa - lịch sử về thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người thân trong gia đình. Khu di tích lịch sử Kim Liên được đưa vào danh sách xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và là một trong bốn di tích quan trọng bậc nhất tại Việt Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngôi nhà thuộc khu di tích Kim Liên, một trung tâm du lịch lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa - lịch sử về thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người thân trong gia đình. Khu di tích lịch sử Kim Liên được đưa vào danh sách xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và là một trong bốn di tích quan trọng bậc nhất tại Việt Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Nguồn: Internet

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Đảo đá Long Châu kỳ vĩ giữa muôn trùng biển khơi

Nằm cách Cát Bà 15km về phía Đông Nam, đảo Long Châu mang vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, với đá núi sừng sững, sóng biển ầm ảo và bầu trời xanh bao la… tất cả tạo nên bức tranh thiên nhiên say đắm và cuốn hút du khách.


VẺ ĐẸP THIÊN NHIÊN KỲ VĨ


Quần đảo Long Châu là một quần đảo cấu tạo từ đá vôi gồm khoảng trên 30 đảo, đá, bãi ngầm nằm cách Cát Bà 15 km về phía Đông Nam và cách bờ biển Hải Phòng 50 km. Đảo lớn nhất là đảo Long Châu với diện tích khoảng 1 km² và chỉ toàn một thứ đá tai mèo xám xịt, nhọn hoắt vút cao giữa biển trời thăm thẳm. Đảo đá còn được phủ xanh bằng những cây bàng, cây hoa sữa hiếm hoi đem ra từ đất liền. Cây được rào giậu chắc chắn ngăn giữ dê ăn và che cả gió biển.

Người ta thường ví vẻ đẹp của Long Châu như một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, với những ngọn núi cao sừng sững và ngon hải đăng cao vút, xa xa là vùng biển rộng mênh mông sóng vỗ.


Thời chiến tranh, hòn đảo này hứng chịu khoảng 5.000 tấn bom, người công nhân trạm đèn dã phải chiến đấu hơn 200 trận với máy bay Mỹ để ngọn hải đăng luôn toả sáng. Trải qua lửa đạn chiến tranh ác liệt, Long Châu là một trong số ít hải đăng vẫn còn giữ gần như nguyên vẹn hình dáng kiến trúc ban đầu.

“MẮT THẦN” 120 TUỔI CỦA BIỂN


Trên đảo Long Châu có một ngọn hải đăng bằng đá được xây dựng và đưa vào khai thác từ năm 1894. Đây là một trong ba ngọn hải đăng cổ nhất Việt Nam, bên cạnh ngọn hải đăng Hòn Dấu và hải đăng Kê Gà. Ngọn hải đăng trên đảo cao 109,5 m, chiều cao công trình 30m. Công trình này còn được ví như “mắt thần” của biển, là niềm tự hào và là động lực để những người lính gác đèn hy sinh tuổi xuân trên đảo đá.

Đã qua trên 120 năm, “cây đèn biển” Long Châu luôn tỏa sáng soi đường cho hàng triệu lượt tàu, thuyền ra vào cảng Hải Phòng, bất chấp mọi sự khắc nghiệt của thiên nhiên, vượt qua mọi thử thách của thời gian. Từ vùng biển quốc tế, các tàu thuyền nhận được vị trí cảng Hải Phòng qua ánh sáng đèn Long Châu và Hòn Dấu.


Trên đảo đá Long Châu khắc nghiệt, vẫn có những con người đang cần mẫn ngày đêm làm việc một cách lặng lẽ. Đó là khoảng chục người đàn ông chia nhau vừa canh cho ngọn hải đăng Long Châu sáng đèn đỏ lửa, vừa tuần tra, kiểm soát biên phòng đảm bảo an ninh từ tuyến tiền tiêu của Tổ quốc.


DU LỊCH TỚI ĐẢO LONG CHÂU

Di chuyển:

Để ra đến đảo đá, phương tiện di chuyển duy nhất chính là tàu hoặc thuyền. Du khách có thể đi từ Bến Gia Luận, Cát Bà mất khoảng 20 phút hoặc đi từ bến Hải Phòng (thuê tàu riêng hoặc theo tàu chở nước, nhu yếu phẩm ra đảo).

Vui chơi:

Đảo Long Châu với cảnh sắc hài hòa, khí hậu dễ chịu, không bị khai thác phục vụ du lịch, ảnh hưởng đến cảnh quan, rất phù hợp với những người ưa khám phá thiên nhiên hoang dã và tận hưởng những chuyến du lịch dã ngoại. Sau khi tận hưởng biển khơi mát lành, bạn có thể leo lên ngọn hải đăng để thăm quan, từ đây hướng tầm mắt ra xa có thể bao quát cả vùng biển đảo Long Châu tuyệt đẹp.

Bên cạnh đó, du khách còn thể tranh thủ thời gian tìm hiểu cuộc sống của người dân làng chài vui tươi, bình dị, sẽ đem đến những trải nghiệm đời thường ý nghĩa, khó quên.



Ẩm thực:

Một đặc sản mà du khách không nên bỏ qua khi đến đây chính là các món ăn được làm từ thịt dê núi. Đặc biệt, do thực vật khan hiếm, nên mỗi cây cỏ nơi đây đều là một loài thuốc quý, dê núi ăn lá cây nên thịt ngọt và rất chắc.

Lưu ý:

Thời tiết và khí hậu ở đảo đá khá khắc nghiệt vào mùa rét, nơi đây lạnh căm căm, cả một vùng biển đảo rộng lớn phủ sương mờ trắng xóa, tạo nên một cảnh tượng không gian huyền ảo, mông lung, những mỏm đá khi ẩn khi hiện. Vào mùa mưa thì sét là một đặc sản, tựa như một trận pháo rạch nát bầu trời Long Châu, bịt chặt hai tai mà vẫn cảm thấy ù ù. Vào mùa khô đảo đá Long Châu xảy ra tình trạng thiếu nước, người trên đảo phải sống bằng nước ngọt chở ra từ đất liền.





Bên cạnh đó, với những ai lần đầu tiên đến với nơi đây thì rắn quả là một nỗi kinh hoàng. Rắn có mặt ở khắp mọi nơi, nên ban đêm, du khách cần phải cẩn thận, soi đèn kỹ trước khi muốn ra ngoài.