Hiển thị các bài đăng có nhãn Hội An. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hội An. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2019

Lưu luyến gánh chè thương hiệu Hội An

Giữa nhan nhản các nhà hàng, quán xá thanh lịch là những gánh chè bình dị mà thơm lừng, ngọt dịu. Dẫu chỉ là những gánh chè rong be bé nép mình trên phố, nhưng ới vị ngon nhẹ nhàng, tinh tế của những chè khoai, chè bắp, chè hạt sen… vẫn đem lại một cảm giác khác lạ làm nên thương hiệu riêng cho Hội An.

Lưu luyến gánh chè thương hiệu Hội An

Chè đậu đỏ cô Trúc


Chè đậu đỏ cô Trúc

uán chè cô Trúc nằm ngay gốc cây Đa cổ thụ ngàn năm tuổi (mà người dân địa phương gọi là cây Da Kèn) chuyên bán duy nhất một loại chè đậu đỏ quanh năm, mùa hè thì cô nấu chè đậu đỏ nước ăn kèm với đá lạnh, mùa đông thì cô nấu chè đậu đỏ đặc ăn bằng chén. Cả đời gắn bó với gánh chè đậu đỏ, nên rất dễ dàng giải thích vì sao chè của cô Trúc lại ngọt bùi và ngon đến thế. Và quan niệm về nồi chè của cô là: ăn để giải khát, để nạp năng lượng và đem lại vận may với “chè đậu đỏ”.

Chè thập cẩm cô Sáu


Chè thập cẩm cô Sáu

Quán chè cô Sáu được bày bán trên vỉa hè với vài ba bộ bàn ghế thấp ấy vậy mà món chè luôn nóng hổi vào mùa gió lạnh, tươi mát giữa cái nắng oi của mùa hè đã thu hút rất đông du khách. Quán bán nhiều loại chè như chè đậu xanh với nước cốt dừa, chè đậu ván, chè trôi nước nhân đậu xanh… mỗi món có một hương vị riêng, không thể lẫn đi đâu được. Nhâm nhi cốc chè và ngắm nhìn dòng người đi lại, lắng tai nghe dăm ba câu chuyện của những cô cậu học trò tuổi mới lớn, gợi nhắc biết bao điều đã qua trong cuộc đời mỗi người.

Chè hạt sen Phố cổ - Chè hoàng cung


Chè hạt sen Phố cổ - Chè hoàng cung

Cạnh bức tường được nhiều người chụp hình nhất Hội An, quán chè hạt sen của bà Năm là địa chỉ truyền miệng đối với khách du lịch gần xa. Chẳng phải vô duyên vô cớ món chè hạt sen nơi đây được gọi là chè hoàng cung, lí do đơn giản là món ăn chủ yếu mang tính thưởng thức, chè được múc ra chén nhỏ với đúng 10 hạt sen, du khách sẽ cảm nhận được cái vị ngon của chè và bùi của hạt sen hoà tan vào nhau tạo thành một món ngon rất lạ miệng.

Chè bà Mười


Chè bà Mười

Bà Mười thường bán chè đậu ván ăn chung với chè đậu xanh đánh. Gánh chè bên hông Ngân hàng Công thương Hội An của bà Mười đông khách vào khoảng từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Bà Mười đặc biệt nổi tiếng với chè trôi nước nhân thịt heo được bán vào mùa đông. Nếu ghé thăm quán vào một ngày trời se lạnh, khi những cơn gió dù mỏng manh nhưng đủ sức khiến con người ta run rẩy, áp tay vào bát chè trôi nước nhân thịt heo nóng hổi, xuýt xoa hương thơm quyến rũ của chè, của thịt, mới cảm nhận được dư vị ấm áp mà quán chè nhỏ này mang lại.

Chè Thưng cô Lệ


Chè Thưng cô Lệ

Nằm ngay tại số 369 đường Cửa Đại, phường Cẩm Châu, quán chè của cô Lệ bán nhiều loại chè như chè đậu đỏ, chè đậu ngự, nhưng đặc biệt nổi tiếng là chè thưng. Chè thưng được nấu bằng loại khoai môn sáp, mịn, thơm và bùi với bột bán. Sau mấy chục năm, quán chè Thưng của cô Lệ hiện vẫn thu hút số lượng lớn khách hàng từ tuổi teen cho đến những người lớn tuổi. 


Tổng hợp

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

Phố cổ Hội An - Sự cuốn hút kỳ lạ

Có lẽ ở Việt Nam, không có đô thị nào hấp dẫn du khách thập phương hơn phố cổ Hội An (Quảng Nam) khi nhiều người đến đây nhiều lần vẫn không thấy chán bởi một sự cuốn hút lạ kỳ, khó lý giải.

Có lẽ ở Việt Nam, không có đô thị nào hấp dẫn du khách thập phương hơn phố cổ Hội An (Quảng Nam) khi nhiều người đến đây nhiều lần vẫn không thấy chán bởi một sự cuốn hút lạ kỳ, khó lý giải.        Nếu ai đó nói Hội An thường quá, Hội An chỉ có xe đạp và Tây, Hội An chật chội và cũ rích... thì chắc hẳn họ chỉ là những lữ khách chợt đến rồi chợt đi, chưa từng một lần sống với cổ thị.

Nếu ai đó nói Hội An thường quá, Hội An chỉ có xe đạp và Tây, Hội An chật chội và cũ rích... thì chắc hẳn họ chỉ là những lữ khách chợt đến rồi chợt đi, chưa từng một lần sống với cổ thị.

Đi qua bao thăng trầm của thời gian, Hội An dường như luôn mang một chút gì đó hoài niệm. Những căn nhà cổ kính, ngõ nhỏ quanh co, đèn lồng đủ sắc... tất cả quện thành một thành phố đầy thi vị. Nếu muốn hiểu vì sao nơi này có thể gieo vào lòng du khách biết bao thương nhớ, có lẽ, bạn phải đi và ngắm nhìn thành phố chậm hơn.

Đi qua bao thăng trầm của thời gian, Hội An dường như luôn mang một chút gì đó hoài niệm. Những căn nhà cổ kính, ngõ nhỏ quanh co, đèn lồng đủ sắc... tất cả quện thành một thành phố đầy thi vị. Nếu muốn hiểu vì sao nơi này có thể gieo vào lòng du khách biết bao thương nhớ, có lẽ, bạn phải đi và ngắm nhìn thành phố chậm hơn.

Bình minh ở phố cổ Hội An

Nếu muốn thấy thế nào là một Hội An đơn giản và mộc mạc, hãy thức dậy trước ánh bình minh. Khi ấy, thành phố thật tĩnh lặng, thời gian như ngừng trôi, không gian như đúc lại. Len lỏi vào từng góc phố, hàng rêu bám tường vẫn còn đẫm hơi sương. Thấp thoáng trên đường, vài bóng người đang tận hưởng bầu không khí trong lành và mát mẻ. Ngoài sông, lác đác người tiếp tục hành trình mưu sinh.

Nếu muốn thấy thế nào là một Hội An đơn giản và mộc mạc, hãy thức dậy trước ánh bình minh. Khi ấy, thành phố thật tĩnh lặng, thời gian như ngừng trôi, không gian như đúc lại. Len lỏi vào từng góc phố, hàng rêu bám tường vẫn còn đẫm hơi sương. Thấp thoáng trên đường, vài bóng người đang tận hưởng bầu không khí trong lành và mát mẻ. Ngoài sông, lác đác người tiếp tục hành trình mưu sinh.

Thỉnh thoảng, vài khách du lịch đi dạo xung quanh với chiếc máy ảnh để bắt lại những khoảnh khắc đẹp. Ở góc phố, một số quán bắt đầu bày hàng. Khi những tia nắng đầu tiên rọi xuống mái nhà, xuyên qua những bức tường cũ kỹ và làm bừng lên sắc hồng từ những bông hoa giấy, một ngày của người dân ở cổ thị chính thức bắt đầu.

Thỉnh thoảng, vài khách du lịch đi dạo xung quanh với chiếc máy ảnh để bắt lại những khoảnh khắc đẹp. Ở góc phố, một số quán bắt đầu bày hàng. Khi những tia nắng đầu tiên rọi xuống mái nhà, xuyên qua những bức tường cũ kỹ và làm bừng lên sắc hồng từ những bông hoa giấy, một ngày của người dân ở cổ thị chính thức bắt đầu.

Khoảng 6h sáng, phố bắt đầu tấp nập hơn với gánh hàng rong và xe đạp. Vài người dân dậy sớm tập thể dục, đi chợ và đọc báo. Những nữ sinh thướt tha tà áo trắng đến trường. Trong nắng sớm, Hội An trong trẻo và bình yên tựa những bức tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái.

Khoảng 6h sáng, phố bắt đầu tấp nập hơn với gánh hàng rong và xe đạp. Vài người dân dậy sớm tập thể dục, đi chợ và đọc báo. Những nữ sinh thướt tha tà áo trắng đến trường. Trong nắng sớm, Hội An trong trẻo và bình yên tựa những bức tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái.

Bầu không khí dần thay đổi khi du khách thức giấc. Hội An tĩnh lặng dần trở về đúng hình ảnh của một khu du lịch với hàng quán và những bước chân. Vừa nhâm nhi ly cà phê, vừa cắn miếng bánh mì giòn rụm là cách người Hội An đón ngày mới.

Bầu không khí dần thay đổi khi du khách thức giấc. Hội An tĩnh lặng dần trở về đúng hình ảnh của một khu du lịch với hàng quán và những bước chân. Vừa nhâm nhi ly cà phê, vừa cắn miếng bánh mì giòn rụm là cách người Hội An đón ngày mới.

Càng về trưa, nắng càng vàng như ướp mật. Thành phố như khoác lên mình vẻ óng ả đặc trưng của miền Trung. Dòng sông Hoài uốn lượn, khoe vẻ lấp lánh bạc. Trong khi đó, Hội An vào ngày mưa mang lại mang vẻ huyền ảo, quyến rũ lạ thường. Khi ấy, thành phố bớt vẻ hội hè.

Càng về trưa, nắng càng vàng như ướp mật. Thành phố như khoác lên mình vẻ óng ả đặc trưng của miền Trung. Dòng sông Hoài uốn lượn, khoe vẻ lấp lánh bạc. Trong khi đó, Hội An vào ngày mưa mang lại mang vẻ huyền ảo, quyến rũ lạ thường. Khi ấy, thành phố bớt vẻ hội hè.

Dòng người không còn tấp nập. Khắp không gian chỉ còn tiếng mưa. Hội An trong mưa dường như đẹp hơn, lạ lùng và buồn khó tả. Nhưng mưa cũng không thể ngăn bước chân du khách. Bởi vậy, có lúc, cả khu phố ngập tràn những chiếc ô đầy màu sắc.

Dòng người không còn tấp nập. Khắp không gian chỉ còn tiếng mưa. Hội An trong mưa dường như đẹp hơn, lạ lùng và buồn khó tả. Nhưng mưa cũng không thể ngăn bước chân du khách. Bởi vậy, có lúc, cả khu phố ngập tràn những chiếc ô đầy màu sắc.

Hội An là một thành phố khác biệt

Kể về Hội An, một người từng nói với tôi rằng nơi này là độc nhất. Không có sự pha tạp, thành phố nguyên vẹn với những căn nhà cửa gỗ, mái ngói rêu phong, giàn hoa giấy đỏ, đèn lồng và hoa đăng. Hội An là phố nhưng rất bình lặng.

Kể về Hội An, một người từng nói với tôi rằng nơi này là độc nhất. Không có sự pha tạp, thành phố nguyên vẹn với những căn nhà cửa gỗ, mái ngói rêu phong, giàn hoa giấy đỏ, đèn lồng và hoa đăng. Hội An là phố nhưng rất bình lặng.

Tại đây, dòng chảy vô tình của thời gian như chẳng thể vùi lấp cái không khí cổ xưa của vài trăm năm trước. Ở Hội An, người ta dường như sống chậm. Sự dung dị của phố cổ khiến người ta phải say đắm, đi về quên lối. Thế nên, chẳng ít người mới một lần đến đã "phải lòng".

Tại đây, dòng chảy vô tình của thời gian như chẳng thể vùi lấp cái không khí cổ xưa của vài trăm năm trước. Ở Hội An, người ta dường như sống chậm. Sự dung dị của phố cổ khiến người ta phải say đắm, đi về quên lối. Thế nên, chẳng ít người mới một lần đến đã "phải lòng".

Réhahn, một trong những nhiếp ảnh gia hàng đầu thế giới, cho biết anh quyết định bán nhà bên Pháp và đưa cả gia đình về Hội An sinh sống sau chuyến đi vào năm 2007. "Cả ngày, tôi có thể tận hưởng sự tĩnh lặng của Hội An, ngắm những cơn gió nhẹ lay cánh hoa trong đầm sen trước nhà. Xung quanh vang vọng tiếng nước chảy khi hàng xóm tưới rau", anh chia sẻ.

Réhahn, một trong những nhiếp ảnh gia hàng đầu thế giới, cho biết anh quyết định bán nhà bên Pháp và đưa cả gia đình về Hội An sinh sống sau chuyến đi vào năm 2007. "Cả ngày, tôi có thể tận hưởng sự tĩnh lặng của Hội An, ngắm những cơn gió nhẹ lay cánh hoa trong đầm sen trước nhà. Xung quanh vang vọng tiếng nước chảy khi hàng xóm tưới rau", anh chia sẻ.

Sau nhiều năm chu du hơn 30 quốc gia trên thế giới, anh hạnh phúc khi chuyển đến thành phố ven sông này. Réhahn cho hay mỗi khi ra khỏi nhà, hàng xóm lại mỉm cười và chào hỏi. Việt Nam cho nhiếp ảnh gia người Pháp tìm thấy tự do và hạnh phúc nhiều hơn bất kỳ đâu anh từng đến.

Sau nhiều năm chu du hơn 30 quốc gia trên thế giới, anh hạnh phúc khi chuyển đến thành phố ven sông này. Réhahn cho hay mỗi khi ra khỏi nhà, hàng xóm lại mỉm cười và chào hỏi. Việt Nam cho nhiếp ảnh gia người Pháp tìm thấy tự do và hạnh phúc nhiều hơn bất kỳ đâu anh từng đến.

"Hội An ưu ái cho tôi chính xác những gì một người nghệ sĩ cần. Ở đây, người ta không quá hối hả, nhịp sống không quá tấp nập và không có nhiều điều khiến tôi mất tập trung", anh nói. Trong khi đó, về mặt nhiếp ảnh, Réhahn ví thành phố như một studio ngoài trời. "Những bức tường màu vàng, phong cách sống truyền thống và con người thân thiện... đây thực sự là thiên đường dành cho nhiếp ảnh gia", người đàn ông này nhấn mạnh.

"Hội An ưu ái cho tôi chính xác những gì một người nghệ sĩ cần. Ở đây, người ta không quá hối hả, nhịp sống không quá tấp nập và không có nhiều điều khiến tôi mất tập trung", anh nói. Trong khi đó, về mặt nhiếp ảnh, Réhahn ví thành phố như một studio ngoài trời. "Những bức tường màu vàng, phong cách sống truyền thống và con người thân thiện... đây thực sự là thiên đường dành cho nhiếp ảnh gia", người đàn ông này nhấn mạnh.

Người Hội An bình dị

Ở đâu cũng vậy, con người chính là phần hồn của vùng đất. Không lịch thiệp như người miền Bắc và cũng chẳng hào sảng như người miền Nam nhưng người miền Trung hết mực chân thành và tử tế. Tiếng nói, cười, chào nhau nhẹ nhàng, từ tốn trong khung cảnh phố cổ thoáng rêu phong đã minh chứng cho tất cả.

Ở đâu cũng vậy, con người chính là phần hồn của vùng đất. Không lịch thiệp như người miền Bắc và cũng chẳng hào sảng như người miền Nam nhưng người miền Trung hết mực chân thành và tử tế. Tiếng nói, cười, chào nhau nhẹ nhàng, từ tốn trong khung cảnh phố cổ thoáng rêu phong đã minh chứng cho tất cả.

Người Hội An chất phác, thân thiện và hiếu khách. Ai đến, họ cũng tiếp đón nồng hậu. Nếu may mắn, bạn có thể được họ mời đến nhà dùng cơm. Món ăn tiếp khách chỉ đơn sơ nhưng đôi khi ngon đến lạ. Càng tiếp xúc, bạn càng nhận ra người Hội An đáng yêu vô cùng. Họ chẳng tiếc cho du khách những lời khuyên: "Anh đừng mua nhiều thế. Mua nhiêu đây là đủ rồi" hoặc "Đồ của tiệm bên kia mới hơn tiệm của tôi. Hay anh thử sang đó xem".

Người Hội An chất phác, thân thiện và hiếu khách. Ai đến, họ cũng tiếp đón nồng hậu. Nếu may mắn, bạn có thể được họ mời đến nhà dùng cơm. Món ăn tiếp khách chỉ đơn sơ nhưng đôi khi ngon đến lạ. Càng tiếp xúc, bạn càng nhận ra người Hội An đáng yêu vô cùng. Họ chẳng tiếc cho du khách những lời khuyên: "Anh đừng mua nhiều thế. Mua nhiêu đây là đủ rồi" hoặc "Đồ của tiệm bên kia mới hơn tiệm của tôi. Hay anh thử sang đó xem".

Và cứ như vậy, những đêm trăng sáng nghe điệu hò trên sông Hoài; những buổi ban trưa lang thang từng ngõ nhỏ rồi dừng chân bên đường ăn bát tào phớ thơm mát; buổi chiều chập choạng ngồi bên sông, cảm nhận thời gian an nhiên buông nhẹ trên mí mắt... người Hội An đưa cổ thị găm sâu vào lòng các vị khách thập phương, để họ nhớ, họ thương và tìm về nơi đây với ước mong tìm lại hơi ấm và cảm nhận tâm hồn của chính mình.

Và cứ như vậy, những đêm trăng sáng nghe điệu hò trên sông Hoài; những buổi ban trưa lang thang từng ngõ nhỏ rồi dừng chân bên đường ăn bát tào phớ thơm mát; buổi chiều chập choạng ngồi bên sông, cảm nhận thời gian an nhiên buông nhẹ trên mí mắt... người Hội An đưa cổ thị găm sâu vào lòng các vị khách thập phương, để họ nhớ, họ thương và tìm về nơi đây với ước mong tìm lại hơi ấm và cảm nhận tâm hồn của chính mình.

Ai nợ Hội An một lời hẹn?

Trong tim nhiều người, Hội An là thành phố bước ra từ miền cổ tích. Biết bao cô gái từng tự nhủ với lòng rằng một ngày nào đó sẽ đưa người thương đến đây, cùng nhau ngồi trên thuyền gỗ nhỏ lặng lẽ trôi trên sông, thả hoa đăng và ngắm trăng soi đáy nước.

Trong tim nhiều người, Hội An là thành phố bước ra từ miền cổ tích. Biết bao cô gái từng tự nhủ với lòng rằng một ngày nào đó sẽ đưa người thương đến đây, cùng nhau ngồi trên thuyền gỗ nhỏ lặng lẽ trôi trên sông, thả hoa đăng và ngắm trăng soi đáy nước.

Dưới màn đêm, Hội An đậm sắc phồn hoa. Bên bờ, người qua kẻ lại, lễ hội dập dìu. Câu đối treo cao chờ người đến giải. Đèn lồng rực rỡ soi sáng khắp chốn. Nhà thơ Nguyễn Ngọc từng viết về Hội An: “Đêm phố cổ… đèn lồng rực rỡ, Khách thập phương… bỡ ngỡ người qua. Có cô má thắm, gót ngà Tần ngần đứng ngắm phố xa, đèn lồng”.

Dưới màn đêm, Hội An đậm sắc phồn hoa. Bên bờ, người qua kẻ lại, lễ hội dập dìu. Câu đối treo cao chờ người đến giải. Đèn lồng rực rỡ soi sáng khắp chốn. Nhà thơ Nguyễn Ngọc từng viết về Hội An: “Đêm phố cổ… đèn lồng rực rỡ, Khách thập phương… bỡ ngỡ người qua. Có cô má thắm, gót ngà Tần ngần đứng ngắm phố xa, đèn lồng”.

Đối với một số người, Hội An là tuổi trẻ. Khi thanh xuân còn tràn đầy, họ hào hứng nhìn ngắm khắp nơi, ăn những đặc sản ngon nhất, tề tựu trong những cuộc vui đầy ắp tiếng cười. Nhưng Hội An cũng là tuổi già, khi người ta lặng lẽ ngồi trên bậc thềm, tìm bạn đối ẩm, chơi cờ. Từ lứa đôi đến những kẻ độc hành, ai cũng có thể đến nơi này. Và dù bạn là ai, thành phố sẽ không bao giờ khiến bạn phải thất vọng.

Đối với một số người, Hội An là tuổi trẻ. Khi thanh xuân còn tràn đầy, họ hào hứng nhìn ngắm khắp nơi, ăn những đặc sản ngon nhất, tề tựu trong những cuộc vui đầy ắp tiếng cười. Nhưng Hội An cũng là tuổi già, khi người ta lặng lẽ ngồi trên bậc thềm, tìm bạn đối ẩm, chơi cờ. Từ lứa đôi đến những kẻ độc hành, ai cũng có thể đến nơi này. Và dù bạn là ai, thành phố sẽ không bao giờ khiến bạn phải thất vọng.


Theo Zing.vn

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

Quà Tết cho cha mẹ, sao không phải là một chuyến đi?

Thuở thanh xuân, ta mải mê với những chuyến đi phượt cùng bạn bè khắp đó đây. Đến lúc thành gia lập thất, sau bộn bề công việc, cả gia đình nhỏ lại trốn Tết bằng chuyến đi xa mà “bỏ quên” cha mẹ ở nhà. Chỉ đến một lần cùng ông bà đi du lịch, ta mới vỡ lẽ: đây mới là món quà lớn lao mà cả người tặng lẫn người nhận đều cảm thấy hạnh phúc.

“Con cái không chỉ là con cái, mà còn là tương lai, giấc mơ của cha mẹ” – nhà thơ Targore đã từng nói như vậy. Vì thế, dù chỉ một lần, bạn hãy dừng lại suy nghĩ, ngày tháng bên cha mẹ còn được bao lâu, sao không cùng họ viết tiếp giấc mơ còn dang dở trên những hành trình du lịch đầy cảm xúc?

Không khí dễ chịu, nhịp sống nhẹ nhàng, 3 địa điểm sau đây thích hợp để những người lớn tuổi tận hưởng những ngày xuân thú vị.

Quà Tết cho cha mẹ, sao không phải là một chuyến đi?

Đà NẵngHội An


Đà Nẵng – Hội An

Đà Nẵng được mệnh danh là “thành phố đáng sống” nhất, thành phố của những cây cầu với cảnh bình minh trên biển Mỹ Khê, núi Sơn Trà, chùa Linh Ứng, núi Ngũ Hành Sơn, cầu sông Hàn, cầu Rồng, đèo Hải Vân... hấp dẫn cả bốn mùa.

Nếu Đà Nẵng ấn tượng với những màn pháo hóa tuyệt đẹp vào đêm giao thừa và các địa danh nổi tiếng lúc nào cũng nhộn nhịp đông vui như Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, biển Mỹ Khê, cầu sông Hàn... Thì Hội An lại đem đến không gian trầm mặc, nhẹ nhàng với đường phố lồng đèn, với dòng sông Hoài bình yên và di sản chùa Cầu.

Khác xa với thành thị, Hội An dù tất bật du khách mỗi ngày nhưng luôn mang đến cho du khách cảm giác thư giản, yên bình và mộc mạc. Mỗi ngôi nhà, mỗi góc phố đều mang đậm dấu ấn thời gian, gợi lên khung cảnh yên bình đặc trưng. Đến Hội An vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những chiếc đèn lồng đỏ rực giăng khắp phố và tham gia thả đèn hoa đăng trên sông Thu Bồn. Nơi này còn có ẩm thực hấp dẫn và cưc kì nổi tiếng với các món như cao lầu, mì Quảng, cơm gà…

Đà Lạt


Đà Lạt

Được biết đến như thành phố để nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Đà Lạt, không khó để lựa chọn một địa điểm nghỉ ngơi và thưởng thức những món ăn đặc sắc. Ngoài các điểm tham quan nổi tiếng như hồ Xuân Hương, thung lũng Tình Yêu, Lang Biang… hay những công trình mang đậm kiến trúc Pháp cổ, chợ đêm và các khu vườn cây trái ở Đà Lạt cũng là nét đặc trưng thú vị của thành phố này. Đa số các bố mẹ lớn tuổi, họ thường thích tận hưởng những phút giây yên tĩnh và thanh tịnh thì tại Đà Lạt còn có nhiều thiền viên, chùa, tự. Trong đó, Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt không chỉ là nơi chiêm bái mà còn là điểm tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Với những ai yêu hoa thì Đà Lạt càng là địa điểm lý tưởng, Festival hoa Đà Lạt gồm nhiều hoạt động thú vị đã được tổ chức thường niên, tụ hội nhiều loài hoa muôn màu muôn vẻ từ cẩm tú cầu, tu líp đến mai anh đào, phượng tím…

Sapa


Sapa

Nằm ở vùng núi phía Tây Bắc Việt Nam, thị trấn Sapa là một điểm du lịch quen thuộc nhưng luôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Sapa quanh năm mát mẻ, mây phủ tựa chốn bồng lai và nền văn hóa bản địa vô cùng đặc sắc sẽ là lựa chọn vô cùng hữu ích cho người trung niên. Rời xa phố thị bụi bặm, ồn ã còn gì tuyệt vời hơn sớm mở mắt ngửi cây, mùi đất, mùi rừng núi trong lành, thu trọn vào mắt cảnh đẹp hùng vĩ của đất Việt.

Bạn không cần lo lắng về địa hình hiểm trở, quanh co đèo lớn nhỏ bởi các dịch vụ du lịch tại đây rất được chú trọng bao gồm nhiều nhà nghỉ, khách sạn, khu nghỉ dưỡng và nhà hàng từ bình dân tới sang trọng. Ngoài ra nơi đây còn được đầu tư hệ thống cáp treo hiện đại nên bạn không cần phải lo lắng về đường đi nhé. Sau khi tham quan các địa danh nổi tiếng như Nhà thờ đá, Thác Bạc, Hàm Rồng, cầu Mây, Fansipan, Bản Cát Cát…, bạn cũng có thể dành thời gian khám phá khu chợ ẩm thực ở trung tâm thị trấn và tham gia phiên chợ tình được tổ chức vào tối thứ 7 hàng tuần.


Tổng hợp

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Hội An, vẻ đẹp đến từ sự bình yên và cổ kính

Phố cổ Hội An không chỉ thu hút du khách bởi những ngôi nhà, kiến trúc mang đậm phong cách cổ xưa mà còn bởi những điều giản dị, an lành mà không phải nơi nào cũng có được.

Phố cổ Hội An không chỉ thu hút du khách bởi những ngôi nhà, kiến trúc mang đậm phong cách cổ xưa mà còn bởi những điều giản dị, an lành mà không phải nơi nào cũng có được.         Phố Hội luôn phải khiến du khách mê mẩn bởi những giàn hoa giấy màu hồng, trắng nhuộm màu trên khắp góc phố, con đường. Đâu chỉ làm đẹp riêng cho mỗi ngôi nhà, hoa giấy ở Hội An còn khiến cả góc phố cổ như sáng bừng lên nhờ vẻ đẹp dịu dàng và duyên dáng.

Phố Hội luôn phải khiến du khách mê mẩn bởi những giàn hoa giấy màu hồng, trắng nhuộm màu trên khắp góc phố, con đường. Đâu chỉ làm đẹp riêng cho mỗi ngôi nhà, hoa giấy ở Hội An còn khiến cả góc phố cổ như sáng bừng lên nhờ vẻ đẹp dịu dàng và duyên dáng.

 Với đặc trưng là đèn lồng, mái ngói rêu phong, mảng tường vàng hoài cổ, khi nhắc đến vẻ đẹp phố cổ Hội An chắc chắn không thể không kể tên đến loài hoa giấy không hương nhưng ngập tràn sắc màu nổi bật khiến bao người thương nhớ nơi đây.

Với đặc trưng là đèn lồng, mái ngói rêu phong, mảng tường vàng hoài cổ, khi nhắc đến vẻ đẹp phố cổ Hội An chắc chắn không thể không kể tên đến loài hoa giấy không hương nhưng ngập tràn sắc màu nổi bật khiến bao người thương nhớ nơi đây.

Hoa giấy ngập tràn trên mái ngói, khi nắng mai xuyên qua tạo ra những khoảnh khắc tuyệt đẹp

Hoa giấy ngập tràn trên mái ngói, khi nắng mai xuyên qua tạo ra những khoảnh khắc tuyệt đẹp

Những giàn hoa giấy được người dân trồng ngay bên hiên nhà trổ hoa rực rỡ làm duyên với nắng. Không ai ở Hội An ra về mà không có một vài kiểu ảnh chụp giàn hoa giấy.

Những giàn hoa giấy được người dân trồng ngay bên hiên nhà trổ hoa rực rỡ làm duyên với nắng. Không ai ở Hội An ra về mà không có một vài kiểu ảnh chụp giàn hoa giấy.

Hoa nở rực một góc trời làm nền cho gánh hàng rong của những người lao động trong lòng phố cổ.

Hoa nở rực một góc trời làm nền cho gánh hàng rong của những người lao động trong lòng phố cổ.

Cùng với những chùm đèn lồng nhiều màu sắc, vẻ đẹp của giàn hoa giấy càng trở nên lung linh hơn.

Cùng với những chùm đèn lồng nhiều màu sắc, vẻ đẹp của giàn hoa giấy càng trở nên lung linh hơn.

Những đôi tình nhân đến đây thường bị đắm chìm trước vẻ đẹp của nắng, của hoa và của phố cổ trầm mặc. Người du lịch hay người bản xứ thường thong dong đi bộ dưới tán cây hoa giấy mọc quanh hiên nhà.

Những đôi tình nhân đến đây thường bị đắm chìm trước vẻ đẹp của nắng, của hoa và của phố cổ trầm mặc. Người du lịch hay người bản xứ thường thong dong đi bộ dưới tán cây hoa giấy mọc quanh hiên nhà.

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, hoa giấy gắn liền không gian cuộc sống, trở nên quen thuộc gần gũi đối với người dân Hội An. Với những người đã từng đến đây sẽ không bao giờ bỏ qua những khoảnh khắc mơ màng bên giàn hoa giấy.

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, hoa giấy gắn liền không gian cuộc sống, trở nên quen thuộc gần gũi đối với người dân Hội An Với những người đã từng đến đây sẽ không bao giờ bỏ qua những khoảnh khắc mơ màng bên giàn hoa giấy.

Từ ngôi chùa, quán ăn, nhà dân đâu đâu cũng ngập tràn màu hoa cánh mỏng manh như tờ giấy, xen lẫn màu tím nhạt, màu trắng tinh khôi đến màu sen hồng như những khối màu đẹp dịu dàng.

Từ ngôi chùa, quán ăn, nhà dân đâu đâu cũng ngập tràn màu hoa cánh mỏng manh như tờ giấy, xen lẫn màu tím nhạt, màu trắng tinh khôi đến màu sen hồng như những khối màu đẹp dịu dàng.

Hoa giấy nở rộ quanh năm, nhưng mùa hè hoa nở nhiều và đẹp nhất. Cùng với những chiếc đèn lồng đặc trưng của phố Hội, những chiếc xích lô thong dong, những bức tường màu vàng... giàn hoa giấy làm bật lên vẻ đẹp thơ mộng thế nên chẳng có gì lạ khi nhiều người cứ muốn đến và quay lại Hội An nhiều lần để lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt diệu này.

Hoa giấy nở rộ quanh năm, nhưng mùa hè hoa nở nhiều và đẹp nhất. Cùng với những chiếc đèn lồng đặc trưng của phố Hội, những chiếc xích lô thong dong, những bức tường màu vàng... giàn hoa giấy làm bật lên vẻ đẹp thơ mộng thế nên chẳng có gì lạ khi nhiều người cứ muốn đến và quay lại Hội An nhiều lần để lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt diệu này.


Nguồn: Internet

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

Du lịch qua những địa danh được in trên tiền Việt

Đồng tiền Việt Nam không chỉ mục đích sử dụng để mua, bán trao đổi mà những biểu tượng được chọn in trên nó còn mang một ý nghĩa khác, là tôn trọng, quảng bá, giữ gìn các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đại diện cho toàn dân tộc Việt Nam.

Đồng tiền Việt Nam không chỉ mục đích sử dụng để mua, bán trao đổi mà những biểu tượng được chọn in trên nó còn mang một ý nghĩa khác, là tôn trọng, quảng bá, giữ gìn các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đại diện cho toàn dân tộc Việt Nam.

1. 100 đồng: Chùa Tháp Phổ Minh, Nam Định

Hình ảnh trên tờ 100 đồng là tháp tại chùa Phổ Minh (thôn Tức Mặc, Nam Định). Cùng với đền Trần, chùa Phổ Minh là di tích tiêu biểu trong hệ thống di tích thời Trần ở Nam Định nói riêng và cả nước nói chung. Đây là một trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng lớn ở khu vực châu thổ sông Hồng.

Hình ảnh trên tờ 100 đồng là tháp tại chùa Phổ Minh (thôn Tức Mặc, Nam Định). Cùng với đền Trần, chùa Phổ Minh là di tích tiêu biểu trong hệ thống di tích thời Trần ở Nam Định nói riêng và cả nước nói chung. Đây là một trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng lớn ở khu vực châu thổ sông Hồng.

Là một trong những dấu tích còn lại của thời Hào khí Đông A - nhà Trần. Tháp Phổ Minh được xây dựng năm 1305 gồm 14 tầng, cao 21,2m, bề thế và vững chắc. Càng lên cao, các tầng thu hẹp dần và kết thúc bằng một chỏm hình bầu rượu có nhiều cạnh.    Hàng năm, tại đây diễn ra một số lễ hội, với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, mang ý nghĩa ghi nhớ và tôn vinh thời đại nhà Trần. Chùa Phổ Minh cũng từng sở hữu chiếc vạc lớn - một trong 4 báu vật của Việt Nam (An Nam tứ đại khí).

Là một trong những dấu tích còn lại của thời Hào khí Đông A - nhà Trần. Tháp Phổ Minh được xây dựng năm 1305 gồm 14 tầng, cao 21,2m, bề thế và vững chắc. Càng lên cao, các tầng thu hẹp dần và kết thúc bằng một chỏm hình bầu rượu có nhiều cạnh.

Hàng năm, tại đây diễn ra một số lễ hội, với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, mang ý nghĩa ghi nhớ và tôn vinh thời đại nhà Trần. Chùa Phổ Minh cũng từng sở hữu chiếc vạc lớn - một trong 4 báu vật của Việt Nam (An Nam tứ đại khí).

2. 500 đồng: Cảng Hải Phòng

Tờ 500 đồng là hình ảnh cảng Hải Phòng. Đây là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam.

Tờ 500 đồng là hình ảnh cảng Hải Phòng. Đây là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam.

Tờ 500 đồng là hình ảnh cảng Hải Phòng. Đây là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam.

3. 1.000 đồng: Tây Nguyên

Tờ 1000 đồng là hình ảnh người lao động cưỡi voi khai thác gỗ tại Tây Nguyên.

Tờ 1000 đồng là hình ảnh người lao động cưỡi voi khai thác gỗ tại Tây Nguyên.

Tờ 1000 đồng là hình ảnh người lao động cưỡi voi khai thác gỗ tại Tây Nguyên.

4. Tờ 5000 đồng: Nhà máy thủy điện Trị An, Đồng Nai

 Tờ 5000 đồng là Nhà máy thủy điện Trị An, được xây dựng trên sông Đồng Nai. Nhà máy được hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô từ năm 1984, khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm 1991.

 Tờ 5000 đồng là Nhà máy thủy điện Trị An, được xây dựng trên sông Đồng Nai. Nhà máy được hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô từ năm 1984, khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm 1991.

Tờ 5000 đồng là Nhà máy thủy điện Trị An, được xây dựng trên sông Đồng Nai. Nhà máy được hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô từ năm 1984, khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm 1991.

5. 10.000 đồng: Mỏ dầu Bạch Hổ, Vũng Tàu 

Tờ 10.000 đồng là mỏ dầu Bạch Hổ thuộc bồn trũng Cửu Long. Mỏ nằm ở vị trí đông nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145 km. Đây là mỏ cung cấp dầu mỏ chủ yếu cho Việt Nam hiện nay.

Tờ 10.000 đồng là mỏ dầu Bạch Hổ thuộc bồn trũng Cửu Long. Mỏ nằm ở vị trí đông nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145 km. Đây là mỏ cung cấp dầu mỏ chủ yếu cho Việt Nam hiện nay.

Tờ 10.000 đồng là mỏ dầu Bạch Hổ thuộc bồn trũng Cửu Long. Mỏ nằm ở vị trí đông nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145 km. Đây là mỏ cung cấp dầu mỏ chủ yếu cho Việt Nam hiện nay.

6. 20.000 đồng: Chùa Cầu Hội An

Trên tờ tiền 20.000 đồng polymer là hình ảnh Chùa Cầu (Hội An) với vẻ đẹp kiến trúc cổ kính. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.

Trên tờ tiền 20.000 đồng polymer là hình ảnh Chùa Cầu (Hội An) với vẻ đẹp kiến trúc cổ kính. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.

Chiếc cầu dài khoảng 18m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Đây được xem là biểu tượng giao lưu văn hóa Nhật - Hoa - Việt ở Hội An và thu hút đông đảo du khách tham quan.

Chiếc cầu dài khoảng 18m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Đây được xem là biểu tượng giao lưu văn hóa Nhật - Hoa - Việt ở Hội An và thu hút đông đảo du khách tham quan.

7. 50.000 đồng: Di tích Nghênh Lương Đình - Phu Văn Lâu, Huế

Cụm di tích Nghênh Lương Đình- Phu Văn Lâu (Huế) được in trên mặt tờ tiền 50.000 đồng polymer, là những công trình kiến trúc gắn bó với lịch sử triều Nguyễn. Nghênh Lương Đình bên bờ sông Hương dùng làm nơi nghỉ chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát.

Cụm di tích Nghênh Lương Đình- Phu Văn Lâu (Huế) được in trên mặt tờ tiền 50.000 đồng polymer, là những công trình kiến trúc gắn bó với lịch sử triều Nguyễn. Nghênh Lương Đình bên bờ sông Hương dùng làm nơi nghỉ chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát.

Phu Văn Lâu được xây dựng dưới thời vua Gia Long dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức.

Phu Văn Lâu được xây dựng dưới thời vua Gia Long dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức.

8. 100.000 đồng: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội

Xuất hiện trên tờ tiền 100.000 đồng polymer là hình ảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đây được coi là một biểu tượng của sự trường tồn tinh hoa văn hóa, giáo dục, truyền thống tôn sư trọng đạo, khuyến đức, khuyến tài của dân tộc Việt.

Xuất hiện trên tờ tiền 100.000 đồng polymer là hình ảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đây được coi là một biểu tượng của sự trường tồn tinh hoa văn hóa, giáo dục, truyền thống tôn sư trọng đạo, khuyến đức, khuyến tài của dân tộc Việt.

Là địa chỉ du lịch văn hóa nổi tiếng của Thủ đô, hàng năm Văn Miếu thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan cũng như diễn ra các hoạt động văn hóa, lễ hội như tôn vinh Thủ khoa, văn nghệ dân tộc, bình thơ, triển lãm thư pháp, giới thiệu thơ xuân...

Là địa chỉ du lịch văn hóa nổi tiếng của Thủ đô, hàng năm Văn Miếu thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan cũng như diễn ra các hoạt động văn hóa, lễ hội như tôn vinh Thủ khoa, văn nghệ dân tộc, bình thơ, triển lãm thư pháp, giới thiệu thơ xuân...

9. 200.000 đồng: Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh

Hai lần xuất hiện trên bề mặt tờ tiền, tờ 10.000 đồng cũ và tờ 200.000 đồng polymer, di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long là một điểm đến du lịch nổi tiếng.

Hai lần xuất hiện trên bề mặt tờ tiền, tờ 10.000 đồng cũ và tờ 200.000 đồng polymer, di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long là một điểm đến du lịch nổi tiếng.

Vịnh Hạ Long được ví như tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động, vừa huyền bí.    Trên tờ 200.000 đồng Polymer là hòn Đỉnh Hương thuộc Vịnh Hạ Long. Phiến đá có hình một lư hương khổng lồ đứng giữa biển khơi như một vật thiêng cúng tế trời đất.

Vịnh Hạ Long được ví như tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động, vừa huyền bí.

Trên tờ 200.000 đồng Polymer là hòn Đỉnh Hương thuộc Vịnh Hạ Long. Phiến đá có hình một lư hương khổng lồ đứng giữa biển khơi như một vật thiêng cúng tế trời đất.

10. 500.000 đồng: Làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An

500.000 đồng là tờ tiền có mệnh giá lớn nhất hiện nay ở nước ta, hình ảnh ngôi nhà 5 gian ở làng Sen, gợi nhắc về làng quê Việt giản dị.

500.000 đồng là tờ tiền có mệnh giá lớn nhất hiện nay ở nước ta, hình ảnh ngôi nhà 5 gian ở làng Sen, gợi nhắc về làng quê Việt giản dị.

Ngôi nhà thuộc khu di tích Kim Liên, một trung tâm du lịch lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa - lịch sử về thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người thân trong gia đình. Khu di tích lịch sử Kim Liên được đưa vào danh sách xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và là một trong bốn di tích quan trọng bậc nhất tại Việt Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngôi nhà thuộc khu di tích Kim Liên, một trung tâm du lịch lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa - lịch sử về thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người thân trong gia đình. Khu di tích lịch sử Kim Liên được đưa vào danh sách xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và là một trong bốn di tích quan trọng bậc nhất tại Việt Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Nguồn: Internet