Hiển thị các bài đăng có nhãn Huế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Huế. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

Đi khắp thế gian thưởng thức đặc sản của các tỉnh thành Việt Nam

Các tỉnh 3 miền Bắc - Trung - Nam Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh đẹp mắt, con người hiền hòa mà còn có rất nhiều đặc sản "mê hoặc" du khách. Mỗi địa phương lại có một hoặc nhiều món ăn đặc trưng, để rồi bất kỳ ai đến đó đều tìm cho bằng được để thưởng thức.

Đi khắp thế gian thưởng thức đặc sản của các tỉnh thành Việt Nam

Bánh hoa tam giác mạch nướng, Hà Giang


Bánh hoa tam giác mạch nướng, Hà Giang

Được làm ra từ loài hoa thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch mỗi năm của núi rừng Đông Bắc Hà Giang – hoa tam giác mạch. 

Cuối mùa, người dân thu hoạch tam giác mạch, hạt của chúng được phơi khô, xay thành thứ bột thật mịn màng, sau đó cho bột hòa lẫn với nước lã thành bột dẻo, rồi cho vào khuôn truyền thống đúc thành từng miếng bánh tròn xoe. Bánh được hấp chín trên bếp lửa có vị ngọt thanh, mềm xốp, thoáng vị bùi, phảng phất chút hăng đặc trưng của cây rừng.

Bánh bèo Huế


Bánh bèo Huế

Một trong số những món ăn ngon đứng đầu bảng đặc sản trứ danh ở Huế đó là bánh bèo. Bí quyết tạo nên tiếng vang cho các loại bánh này là nước chấm ăn kèm. Nước chấm hòa quyện giữa đường, ớt, tỏi tạo nên vị ngọt và thơm cay. Mỗi loại có công thức, cách làm khác nhau, song đều mang trong mình triết lý ẩm thực của người Huế: khéo léo, tài tình ở cách chế biến, tinh tế ở cách trang trí, bày biện khiến các món ăn bình dân trở thành đặc sản nổi tiếng tứ phương.

Nho Phan Rang - Ninh Thuận


Nho Phan Rang - Ninh Thuận

Nho là loại trái cây đặc trưng cho vùng đất này khi chúng ta nhắc đến đặc sản Phan Rang thì mọi người sẽ nghĩ đến Nho đầu tiên. Không giống những vườn nho nổi tiếng ở miền Nam nước Pháp, nho ở Phan Rang được trồng theo lối mắc giàn trên cao. Giống nho cho ra quả có hạt, vị ngọt nhẹ và màu tím hồng khi chín. Nho chỉ dùng ăn tươi, làm rượu và tách hạt làm nho khô ăn rất tuyệt vời.

Hồng Đà Lạt


Hồng Đà Lạt

Không chỉ là thức quả thơm ngon, các vườn hồng Đà Lạt còn được nhiều bạn trẻ tìm đến check – in chụp những bức ảnh đẹp thần sầu mỗi dịp ghé thăm Đà Lạt. Quả hồng chín dưới bàn tay tỉ mỉ của người dân Đà Lạt có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như hồng sấy, mứt hồng ... Có một điều đặc biệt trong cách chế biến hồng ở đây chính là hồng treo. Hồng sau khi chín sẽ được thu hoạch sẽ được sơ chế rồi buộc dây treo lên, được biết treo hồng chỗ càng thoáng gió thì sẽ giữ được hương vị, bảo quản lâu hơn và nhanh được thưởng thức hơn.

Bánh bò thốt nốt An Giang


Bánh bò thốt nốt An Giang

Bánh bò thốt nốt là món ăn dân dã, quen thuộc của mảnh đất An Giang. Bánh được làm từ bột gạo xay, trộn với đường thốt nốt. Để tạo ra được món ăn này, người làm phải trải qua rất nhiều công đoạn từ chọn nguyên liệu, ủ bột gạo, hấp chín... Bánh bò thốt nốt có vị ngọt thanh, không gắt, bạn có thể ăn kèm bánh bò với dừa nạo để giúp món ăn hấp dẫn và kích thích hơn.

Bánh tét lá cẩm Cần Thơ


Bánh tét lá cẩm Cần Thơ

Chỉ người miền Tây chính gốc mới “rành sáu câu” lá cẩm – thứ lá mảnh dẻ vắt ra có màu tím thẫm đã làm nên danh tiếng cho bánh tét lá cẩm xứ Bình Thuỷ, Cần Thơ - loại bánh tím thẫm, mùi thơm ngọt dịu quấn lấy đầu mũi khi chỉ mới nhón tay bốc thử một khoanh. Bánh tét lá cẩm có 4 loại bánh được phân chia theo từng loại nhân: nhân thịt muối thập cẩm, nhân mỡ, nhân chuối và đậu ngọt.


Tổng hợp

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2019

Di Nhiên Trà Thất: Ướp trà, dệt hương giữa lòng Cố Đô

Huế có một trà thất, mà chỉ cần hỏi đi đâu để được thưởng trà ngon, người ta sẽ cho ngay bạn câu trả lời là đến Di Nhiên. 

 Ngụ tại nhà số 3, kiệt 26 Nguyễn Thiện Thuật, TP. Huế, Di Nhiên Trà Thất là nơi thường xuyên lui tới không chỉ của giới văn nhân nghệ sĩ, những người lớn tuổi, người thưởng trà mà còn có rất nhiều các bạn trẻ đến tìm một chút bình yên giữa đời.

Ngụ tại nhà số 3, kiệt 26 Nguyễn Thiện Thuật, TP. Huế, Di Nhiên Trà Thất là nơi thường xuyên lui tới không chỉ của giới văn nhân nghệ sĩ, những người lớn tuổi, người thưởng trà mà còn có rất nhiều các bạn trẻ đến tìm một chút bình yên giữa đời.

 "Trà đâu phải là đồ uống dành cho người già. Hiện nay những bạn trẻ đang rất hào hứng với trà. Trà khách đến Di Nhiên trà thất 85% là các bạn rất trẻ".

 "Trà đâu phải là đồ uống dành cho người già. Hiện nay những bạn trẻ đang rất hào hứng với trà. Trà khách đến Di Nhiên trà thất 85% là các bạn rất trẻ".

 "Trà đâu phải là đồ uống dành cho người già. Hiện nay những bạn trẻ đang rất hào hứng với trà. Trà khách đến Di Nhiên trà thất 85% là các bạn rất trẻ".

 Trà thất nổi tiếng với những loại trà như: Trà sen Di Nhiên, tiên cốt trà (gạo sen bách diệp - trà Tà xùa hơn 400 năm), tiên khí trà (sen bông bách diệp - trà Tà xùa hơn 400 năm), Ngọc Khiết Ngự Hương trà (sen bông Huế - trà Lũng Phìn), Niêm hoa vì tiếu trà (sen bông bách diệp - trà Tà xùa hơn 400 năm, trà Lũng Phìn), Trường tương tư trà ( trà Sen - Cúc)... Những cái tên do chính vị chủ quán am hiểu đặt ra khiến người thưởng trà đọc vào thấy vô cùng thích thú và phần nào gợi lên những liên tưởng về cốt cách và phẩm vị loại trà đó.

Trà thất nổi tiếng với những loại trà như: Trà sen Di Nhiên, tiên cốt trà (gạo sen bách diệp - trà Tà xùa hơn 400 năm), tiên khí trà (sen bông bách diệp - trà Tà xùa hơn 400 năm), Ngọc Khiết Ngự Hương trà (sen bông Huế - trà Lũng Phìn), Niêm hoa vì tiếu trà (sen bông bách diệp - trà Tà xùa hơn 400 năm, trà Lũng Phìn), Trường tương tư trà ( trà Sen - Cúc)... Những cái tên do chính vị chủ quán am hiểu đặt ra khiến người thưởng trà đọc vào thấy vô cùng thích thú và phần nào gợi lên những liên tưởng về cốt cách và phẩm vị loại trà đó.

Những sản phẩm trà do trà thất làm ra còn được khách thưởng trà trên cả nước biết đến và yêu mến đặt hàng bởi sự tỉ mỉ trong từng khâu từ chuẩn bị nguyên liệu (sen, trà, gạo, thời gian hái sen, hái trà, ướp hương...) đến lúc bắt tay vào làm. Thưởng cốc trà do Di Nhiên ướp là thưởng cả tâm tư mà đôi bàn tay trà nương gửi gắm vào từng sản phẩm.

Những sản phẩm trà do trà thất làm ra còn được khách thưởng trà trên cả nước biết đến và yêu mến đặt hàng bởi sự tỉ mỉ trong từng khâu từ chuẩn bị nguyên liệu (sen, trà, gạo, thời gian hái sen, hái trà, ướp hương...) đến lúc bắt tay vào làm. Thưởng cốc trà do Di Nhiên ướp là thưởng cả tâm tư mà đôi bàn tay trà nương gửi gắm vào từng sản phẩm.

Những sản phẩm trà do trà thất làm ra còn được khách thưởng trà trên cả nước biết đến và yêu mến đặt hàng bởi sự tỉ mỉ trong từng khâu từ chuẩn bị nguyên liệu (sen, trà, gạo, thời gian hái sen, hái trà, ướp hương...) đến lúc bắt tay vào làm. Thưởng cốc trà do Di Nhiên ướp là thưởng cả tâm tư mà đôi bàn tay trà nương gửi gắm vào từng sản phẩm.

 Vào mỗi đêm 15 Âm Lịch hằng tháng, Di Nhiên Trà Thất đều tổ chức thắp nến. Không gian quán rơi vào tĩnh lặng đem lại sự gắn kết gần gũi hơn cho các trà khách vừa thưởng trà trong ánh nến nhẹ nhàng vừa thưởng trăng rằm.

Vào mỗi đêm 15 Âm Lịch hằng tháng, Di Nhiên Trà Thất đều tổ chức thắp nến. Không gian quán rơi vào tĩnh lặng đem lại sự gắn kết gần gũi hơn cho các trà khách vừa thưởng trà trong ánh nến nhẹ nhàng vừa thưởng trăng rằm.

"Truyền thuyết kể rằng, để thể hiện tình yêu với dòng sông của mình, những người dân xứ Huế ở hai bờ sông đã nấu nước Bách hoa - từ hàng trăm thứ hoa để dâng cúng cho dòng sông với mong muốn dòng sông sẽ thơm tho mãi. Có lẽ bắt nguồn từ truyền thuyết đó mà dòng sông đã mang tên là Sông Hương!

"Truyền thuyết kể rằng, để thể hiện tình yêu với dòng sông của mình, những người dân xứ Huế ở hai bờ sông đã nấu nước Bách hoa - từ hàng trăm thứ hoa để dâng cúng cho dòng sông với mong muốn dòng sông sẽ thơm tho mãi. Có lẽ bắt nguồn từ truyền thuyết đó mà dòng sông đã mang tên là Sông Hương!

"Truyền thuyết kể rằng, để thể hiện tình yêu với dòng sông của mình, những người dân xứ Huế ở hai bờ sông đã nấu nước Bách hoa - từ hàng trăm thứ hoa để dâng cúng cho dòng sông với mong muốn dòng sông sẽ thơm tho mãi. Có lẽ bắt nguồn từ truyền thuyết đó mà dòng sông đã mang tên là Sông Hương!

Tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó, chúng mình, những cư dân may mắn được ở hai bờ sông Hương, đến mỗi dịp Rằm lại thực hiên nghi lễ Dâng trà cho nữ thần sông Hương như một cách biểu lộ tình yêu với vẻ đẹp thiên nhiên và văn hoá xứ sở!" Chủ trà thất chia sẻ.

Tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó, chúng mình, những cư dân may mắn được ở hai bờ sông Hương, đến mỗi dịp Rằm lại thực hiên nghi lễ Dâng trà cho nữ thần sông Hương như một cách biểu lộ tình yêu với vẻ đẹp thiên nhiên và văn hoá xứ sở!" Chủ trà thất chia sẻ.
         
Người ta nói "bên ly cà phê thì bàn chuyện tương lai, bên tách trà thì bàn chuyện đời, chuyện quá khứ". Nhìn những lá trà xoay vòng trong cốc như cuộc đời mỗi con người kinh qua bao khổ hạnh chờ ngày thái lai, khói trà tỏa hương nhè nhẹ trôi vào không gian lãng đãng đem lại cho người  cảm giác hoài niệm và thư thái.

Người ta nói "bên ly cà phê thì bàn chuyện tương lai, bên tách trà thì bàn chuyện đời, chuyện quá khứ". Nhìn những lá trà xoay vòng trong cốc như cuộc đời mỗi con người kinh qua bao khổ hạnh chờ ngày thái lai, khói trà tỏa hương nhè nhẹ trôi vào không gian lãng đãng đem lại cho người  cảm giác hoài niệm và thư thái.

Ảnh: Di Nhiên Trà Thất

Xem thêm: Cơm muối, món ăn nồng nàn đậm vị rất Huế


Theo dulich.laodong.vn

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019

Khám phá Đầm Chuồn - đẹp mê hoặc nổi tiếng xứ Huế

Cảnh sắc tại Đầm Chuồn đẹp đến mức nhiều người dân địa phương ví nơi đây như một bức tranh phong cảnh tuyệt hảo. Khu vực này cách trung tâm thành phố Huế chỉ 15 km về phía Nam, khá thuận lợi cho khách du lịch di chuyển. 

Khám phá Đầm Chuồn - đẹp mê hoặc nổi tiếng xứ Huế
Ảnh: Nhat Nguyen Truong Hoang

Đầm Chuồn - điểm du lịch nổi tiếng miền Trung 


Đầm Chuồn - điểm du lịch nổi tiếng miền Trung 1
Ảnh: Nông Thanh Toàn

Đầm Chuồn (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) là một đầm nhỏ thuộc hệ đầm phá Tam Giang, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15 km về phía Nam. Giới nhiếp ảnh thường xuyên đến đây sáng tác vào những buổi bình minh, hoàng hôn hoặc những ngày thời tiết đẹp. Chỉ cần đi theo QL 49 về hướng An Truyền, qua quốc lộ 1 bạn sẽ đến địa danh này. 

Đầm Chuồn - điểm du lịch nổi tiếng miền Trung 2
Ảnh: Nông Thanh Toàn

Cảnh sắc tại đây đẹp đến mức nhiều người ví như một bức tranh phong cảnh tuyệt hảo. Du khách khi ghé Đầm Chuồn sẽ có cơ hội thưởng thức những món đặc sản tươi ngon với giá thành khá rẻ, do chính những ngư dân đánh bắt và chế biến. 

Thưởng thức ẩm thực ở Đầm Chuồn 


Thưởng thức ẩm thực ở Đầm Chuồn 1
Ảnh: Nông Thanh Toàn

Không chỉ ghi dấu ấn bởi phong cảnh nhẹ nhàng, mộc mạc, Đầm Chuồn còn nổi tiếng bởi con người địa phương chân chất, đôn hậu. Công việc của họ ở đây bất đầu lao động từ lúc xế chiều, chuẩn bị bữa tối rồi theo những con đò nhỏ nối đuôi nhau ra xa dưới ánh nắng nhạt dần buông xuống. Các chòi nhỏ sát biển, nơi nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chính là chỗ dừng chân của người lao động. Mỗi sáng, họ theo con đò nhỏ từng đoàn về trong ánh bình minh để kịp bán cho chợ con tôm, con cá. 

Thưởng thức ẩm thực ở Đầm Chuồn

Người dân nơi đây khuyên rằng nếu đã đến Đầm Chuồn, bạn hãy cố gắng dành thời gian để nhâm nhi 5 loại cá nổi tiếng như cá mú, cá nâu, cá ong, cá dìa, cá kình. Thịt của những loại này rất thơm, ngon, chắc, ngọt khiến bạn “ăn một lần nhớ một đời”. Ngoài ra, du khách cũng đừng quên ăn bánh khoái cá kình, món ăn có hương vị đậm đà, đặc trưng của con người xứ Huế. Không chỉ khách du lịch, người địa phương cũng hay rủ nhau về Đầm Chuồn để tận hưởng sự bình yên. Những món ẩm thực đặc sắc của dân chài chính là thứ quyến rũ mọi người kéo nhau về vào những ngày nắng. 


Theo Kevin Long | Zing

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

Siêu hot "Ngôi làng người lùn" ở Huế bước ra từ bộ phim "Chúa tể của những chiếc nhẫn"

Sau thành công của bộ phim viễn tưởng “Chúa tể của những chiếc nhẫn”, ngôi làng ma quái Hobbit của những chú lùn lần nữa lại được xuất hiện trên mãnh đất cố đô Huế làm bao fan điêu đứng.

Siêu hot "Ngôi làng người lùn" ở Huế bước ra từ bộ phim "Chúa tể của những chiếc nhẫn"

Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 40km, tọa lạc giữa núi rừng Bạch Mã, khu dã ngoại mang tên Ngôi làng người lùn được xây dựng theo bối cảnh về nơi sinh sống của người lùn Hobbit trong bộ phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn” hot hòn họt thời gian vừa qua tại Khu du lịch Bạch Mã Village.

Siêu hot "Ngôi làng người lùn" ở Huế bước ra từ bộ phim "Chúa tể của những chiếc nhẫn"

Giống như ngôi làng Hobbit ở Matamata, Waikato, phía bắc New Zealand - nơi được lựa chọn làm bối cảnh trong bộ phim, những ngôi nhà tại ngôi làng người lùn ở Huế cũng được thiết kế nữa nổi, nữa chìm trong lòng đất. Những con đường quanh co với thảm cỏ xanh mướt được tô điểm với mô hình của những chú cừu. 

Siêu hot "Ngôi làng người lùn" ở Huế bước ra từ bộ phim "Chúa tể của những chiếc nhẫn"

Không chỉ thu hút bởi những ngôi nhà Hobbit, nơi đây còn thu hút khách du lịch bởi những dịch vụ dã ngoại tiện nghi không kém gì các khu resort sang trọng. Ấn tượng nhất là các hồ tắm suối tự nhiên mát lạnh với hệ thống hàng trăm ghế nằm hồ bơi, hồ bơi miễn phí…

Siêu hot "Ngôi làng người lùn" ở Huế bước ra từ bộ phim "Chúa tể của những chiếc nhẫn"

Với không gian xanh mát, rộng rãi, hòa cùng nét kiến trúc theo hơi hướm ma mị, ngay từ khi đi vào hoạt động, ngôi làng bí ẩn Hobbit luôn là tiêu điểm gây sự chú ý đối với những bạn trẻ thích sống ảo tại Huế ghé thăm. 

Siêu hot "Ngôi làng người lùn" ở Huế bước ra từ bộ phim "Chúa tể của những chiếc nhẫn"

Đến đây, chỉ cần đầu tư một chút về trang phục, đứng ở ngóc ngách nào bạn đều có thể tậu về nhiều tấm ảnh đẹp, chất lừ. 


Tổng hợp

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019

Ngắm trọn Lăng Cô trên non thiêng Bạch Mã

Được xếp hạng cấp quốc gia, vườn quốc gia Bạch Mã là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Huế thu hút rất nhiều du khách bởi khung cảnh thiên nhiên cùng hệ động – thực vật đa dạng, phong phú. 

Ngắm trọn Lăng Cô trên non thiêng Bạch Mã

Bạch Mã có độ cao 1.450m so với mặt biển. Đây cũng là phần cuối của dãy Trường Sơn và là trung tâm của dải rừng xanh tự nhiên còn lại duy nhất của Việt Nam kéo dài từ biển Đông đến biên giới Việt Lào, cách Huế 40km về phía Nam. 

Ở đây có 1.295 loài thực vật, trong đó có nhiều loài gỗ quý hiếm như: cẩm lai, trắc, trầm hương, dương xỉ thân gỗ, đỉnh tùng, sến đinh, lim... Động vật thì có tới 736 loài, trong đó có 127 loài thú, vẫn còn nhiều loài thú quý vẫn còn như: hổ, báo, gấm, tê giác... cùng hơn 300 loài chim, côn trùng (trong đó có 27 loài thực vật và 66 loài động vật có tên trong sách đỏ Việt Nam).

Ngắm trọn Lăng Cô trên non thiêng Bạch Mã

Truyền thuyết kể rằng ngày xưa, các vị tiên thường cưỡi ngựa trắng xuống núi Bạch Mã đánh cờ. Khi các tiên ông ngồi tỉ thí, ngựa mải mê tìm cỏ non tơ. Đợi ngựa không được, các tiên ông phải bay về trời. Đàn ngựa ngơ ngác, lang thang khắp núi, hóa thành những đám mây hệt như ngựa trắng, quanh năm chờ chủ ở Bạch Mã.

Ngắm trọn Lăng Cô trên non thiêng Bạch Mã

Một trong những địa điểm tham quan, du lịch nổi tiếng  ở vườn quốc gia Bạch Mã phải kể đến đó là những bông hoa Đỗ Quyên và thác Đỗ Quyên, nơi được xem là niềm tự hào của Bạch Mã. 

Theo giới thiệu của những người giữ rừng Bạch Mã, đỗ quyên trên ngọn núi được ví là “Đà Lạt của miền Trung” này chỉ đua nở một lần vào mùa xuân. Ngoài loài đổ quyên đỏ thường gặp và phân bố rộng từ vùng lõi ra đến vùng đệm của Vườn Quốc gia này, thì trên đỉnh Bạch Mã còn có các loài đỗ quyên hiếm thấy xuất hiện thêm ở đâu, như đỗ quyên chuông trắng điểm hồng, đỗ quyên chuông trắng, đỗ quyên sim… Ở Bạch Mã còn có một ngọn thác, cũng là địa chỉ du lịch hấp dẫn, mang tên thác Đỗ Quyên. Cùng với đó còn có các biệt thự Đỗ Quyên 1, Đỗ Quyên 2…

Ngắm trọn Lăng Cô trên non thiêng Bạch Mã

Danh thắng Hải Vọng Đài là nơi thu hút rất nhiều du khách tham quan. Tại đây, bạn có thể chiêm ngưỡng, ngắm nhìn toàn bộ cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp của khu rừng cùng tận hưởng không gian trong lành, yên tĩnh. Bên cạnh đó, từ Hải Vọng Đài có thể ngắm nhìn biển Lăng Cô, biển Cảnh Dương như hòa làm 1 với bầu trời xanh ngắt.

Ngắm trọn Lăng Cô trên non thiêng Bạch Mã

Từ đỉnh núi Bạch Mã đi theo đường dốc xuống khoảng 2km sẽ bắt gặp Ngũ Hồ, cái tên đặc biệt được lấy ý tưởng từ 5 hồ nước nhỏ, nằm sát nhau tạo thành một con suối lớn. Cùng với những thác nước suối róc rách, những hồ nước mát mẻ giữa lưng chừng núi, những con đường mòn tự nhiên vắt vẻo giữa non xanh, thức dậy thật sớm ở Bạch Mã bạn có thể ngắm một bình minh rực rỡ với hình ảnh mặt trời, mây, gió và cỏ lau trong lãng đãng sương mai, đẹp đến mê hồn...


Tổng hợp

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

Những món nước chấm phổ biến của người Việt

Chẳng nói đâu xa, đến cả món nước mắm "quốc hồn quốc tuý" cũng phải được biến tấu sao cho phù hợp với từng món ăn. Chỉ từ một "gốc" nước mắm, người ta cũng biến hoá ra biết bao nhiêu loại nước chấm hương vị đa dạng thế này đây.

Chẳng nói đâu xa, đến cả món nước mắm "quốc hồn quốc tuý" cũng phải được biến tấu sao cho phù hợp với từng món ăn. Chỉ từ một "gốc" nước mắm, người ta cũng biến hoá ra biết bao nhiêu loại nước chấm hương vị đa dạng thế này đây.


Nói không ngoa, các loại nước chấm có khi là nguyên tố làm nên độ ngon của rất nhiều món ăn Việt. Có những món phụ thuộc hoàn toàn vào nước chấm cũng không phải chuyện lạ. Trong nhiều trường hợp, nước chấm đóng vai trò kết nối các thành phần trong món lại với nhau, tạo nên một hương vị đồng nhất. Nếu nước chấm không ngon, các hương vị sẽ trở nên rời rạc, "không liên quan" nhau. Vậy nên có thể thấy người Việt Nam rất chú trọng các loại nước chấm, nghiên cứu từng loại nước chấm riêng cho món ăn chứ không có "bạ đâu chấm đấy".

Nước mắm chua ngọt Nam Bộ

Đây có lẽ là món nước chấm làm từ nước mắm "đa năng" nhất, có thể dùng cho nhiều loại món ăn nhất của người Nam Bộ. Nước mắm chua ngọt được biến tấu bằng chanh, đường, tỏi băm và ớt băm. Tuỳ vào khẩu vị và nhu cầu mà người miền Nam sẽ điều chỉnh các loại nguyên liệu để nước chấm thiên về vị chua, vị ngọt hay vị mặn. Đây là loại nước chấm "làm dâu trăm họ" cho các món như các món gỏi miền Nam, các món thịt luộc cuốn bánh tráng, bún xào, bún thịt nướng hoặc đôi khi là mâm cơm thường ngày.

Đây có lẽ là món nước chấm làm từ nước mắm "đa năng" nhất, có thể dùng cho nhiều loại món ăn nhất của người Nam Bộ. Nước mắm chua ngọt được biến tấu bằng chanh, đường, tỏi băm và ớt băm. Tuỳ vào khẩu vị và nhu cầu mà người miền Nam sẽ điều chỉnh các loại nguyên liệu để nước chấm thiên về vị chua, vị ngọt hay vị mặn. Đây là loại nước chấm "làm dâu trăm họ" cho các món như các món gỏi miền Nam, các món thịt luộc cuốn bánh tráng, bún xào, bún thịt nướng hoặc đôi khi là mâm cơm thường ngày.

Nước mắm gừng


Từ lâu, gừng được dùng làm nguyên liệu để khử mùi các loại hải sản, cũng chính vì thế mà nước mắm gừng được tạo ra để ăn cùng các món hải sản, các món ốc hoặc những món có mùi tanh như thịt vịt, thịt dê, cừu... Nước mắm gừng có vị mặn ngọt và cay cay của gừng, được làm từ nước mắm, giấm và ít đường. Có người thích nhạt một chút sẽ pha loãng với nước, ai thích ăn đậm đà một chút thì có thể đun cho sánh lại (do có đường). Một chén mắm gừng tiêu chuẩn phải có màu cam nhạt đẹp mắt, có vị mặn ngọt, cay nhẹ mà không bị đắng.
Từ lâu, gừng được dùng làm nguyên liệu để khử mùi các loại hải sản, cũng chính vì thế mà nước mắm gừng được tạo ra để ăn cùng các món hải sản, các món ốc hoặc những món có mùi tanh như thịt vịt, thịt dê, cừu... Nước mắm gừng có vị mặn ngọt và cay cay của gừng, được làm từ nước mắm, giấm và ít đường. Có người thích nhạt một chút sẽ pha loãng với nước, ai thích ăn đậm đà một chút thì có thể đun cho sánh lại (do có đường). Một chén mắm gừng tiêu chuẩn phải có màu cam nhạt đẹp mắt, có vị mặn ngọt, cay nhẹ mà không bị đắng.

Nước mắm me

Là một loại sốt chấm vị chua đặc trưng của người miền Nam, được dùng cho các món cá nướng, dùng để rang me, các món trái cây... Mắm me có hai nguyên liệu chính là nước mắm và me, kết hợp với ít đường, dầu ăn, tỏi bằm và một số gia vị khác. Nước mắm me có đặc trưng là có nguyên hạt me bên trong, phần nước sền sệt như sốt, được làm từ me vàng, có vị chua ngọt cay cay đặc trưng.

Là một loại sốt chấm vị chua đặc trưng của người miền Nam, được dùng cho các món cá nướng, dùng để rang me, các món trái cây... Mắm me có hai nguyên liệu chính là nước mắm và me, kết hợp với ít đường, dầu ăn, tỏi bằm và một số gia vị khác. Nước mắm me có đặc trưng là có nguyên hạt me bên trong, phần nước sền sệt như sốt, được làm từ me vàng, có vị chua ngọt cay cay đặc trưng.

Nước mắm kẹo

"Kẹo" ở đây là ý chỉ độ sánh, độ đặc, mà theo phương ngữ miền Nam là "kẹo", chứ không phải nước mắm ngọt quá hay làm từ kẹo đâu. Loại nước mắm này đặc biệt được dùng cho cơm tắm, đôi khi là các loại chả giò chiên. Nước mắm kẹo có điểm đặc biệt là thường được nấu cùng nước dừa nên có vị thanh ngọt tự nhiên, còn đường cát thì góp phần giúp sánh lại khi đun lên. Thoạt nhìn, trông nước mắm kẹo không khác chi nước mắm chua ngọt bình thường, tuy nhiên khi múc lên bạn sẽ thấy nước có độ sánh hơn nhiều.

"Kẹo" ở đây là ý chỉ độ sánh, độ đặc, mà theo phương ngữ miền Nam là "kẹo", chứ không phải nước mắm ngọt quá hay làm từ kẹo đâu. Loại nước mắm này đặc biệt được dùng cho cơm tắm, đôi khi là các loại chả giò chiên. 

Nước mắm kẹo có điểm đặc biệt là thường được nấu cùng nước dừa nên có vị thanh ngọt tự nhiên, còn đường cát thì góp phần giúp sánh lại khi đun lên. Thoạt nhìn, trông nước mắm kẹo không khác chi nước mắm chua ngọt bình thường, tuy nhiên khi múc lên bạn sẽ thấy nước có độ sánh hơn nhiều.

Nước mắm Huế

Ở Huế có một loại nước mắm chuyên dùng cho các loại bánh Huế như bánh bèo, bánh nậm, bánh khoái... Loại nước chấm khi ăn các món này trông bề ngoài như nước mắm bình thường, nhưng lại có cách làm công phu. Nước mắm Huế khá nhạt, bở vì nước mắm trong này gần như chỉ là thành phần phụ, thành phần chính là nước luộc tôm cơ. Nước mắm huế có vị ngọt béo là nhờ nước luộc tôm. Người ta đem tôm lên luộc, sau đó lọc lại bằng rây, rồi pha nước này với nước mắm và một số loại gia vị khác.

Ở Huế có một loại nước mắm chuyên dùng cho các loại bánh Huế như bánh bèo, bánh nậm, bánh khoái... Loại nước chấm khi ăn các món này trông bề ngoài như nước mắm bình thường, nhưng lại có cách làm công phu. 

Nước mắm Huế khá nhạt, bở vì nước mắm trong này gần như chỉ là thành phần phụ, thành phần chính là nước luộc tôm cơ. Nước mắm huế có vị ngọt béo là nhờ nước luộc tôm. Người ta đem tôm lên luộc, sau đó lọc lại bằng rây, rồi pha nước này với nước mắm và một số loại gia vị khác.

Nước chấm bún chả

Một loại nước chấm được làm từ nước mắm phổ biến khác chính là nước chấm bún chả. Nước chấm ăn kèm với bún chả có vị đậm đà dịu nhẹ khó có thể thấy ở bất kì đâu. Cũng có vị chua ngọt, nhưng vị chua của nước chấm bún chả lấy từ giấm, đôi khi là quả quất nên có mùi rất thơm. Ngoài ra, một điểm đặc biệt của nước chấm bún chả ấy là có đu đủ và cà rốt ngâm, có công dụng giải ngấy hiệu quả nếu lỡ ăn quá nhiều thịt.

Một loại nước chấm được làm từ nước mắm phổ biến khác chính là nước chấm bún chả. Nước chấm ăn kèm với bún chả có vị đậm đà dịu nhẹ khó có thể thấy ở bất kì đâu. Cũng có vị chua ngọt, nhưng vị chua của nước chấm bún chả lấy từ giấm, đôi khi là quả quất nên có mùi rất thơm. Ngoài ra, một điểm đặc biệt của nước chấm bún chả ấy là có đu đủ và cà rốt ngâm, có công dụng giải ngấy hiệu quả nếu lỡ ăn quá nhiều thịt.


Nguồn Internet

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

Những điểm đến tâm linh cho chuyến du xuân cùng gia đình

Vào những ngày Tết, các gia đình thường đi lễ đầu năm theo phong tục của người Việt Nam chúng ta. Đây cũng là một dịp để bạn có thể sắp xếp một chuyến đi du lịch ý nghĩa, bên cạnh việc cầu nguyện cho một năm mới an lành, nhiều sức khỏe và phát tài phát lộc. 

Những điểm đến tâm linh cho chuyến du xuân cùng gia đình

Mộ cô Sáu, Côn Đảo 


Mộ cô Sáu, Côn Đảo


Người dân Côn Đảo gần như ai cũng biết những về giai thoại linh thiêng của người anh hùng Võ Thị Sáu. Dân địa phương tại đây gọi cô bằng cái tên thân mật cô Sáu, và vẫn kể nhau nghe những câu chuyện về người con gái áo trắng bước ra hàng đêm từ mộ của cô. 

Mộ cô Sáu nằm ở nghĩa trang Hàng Dương, là một điểm đến tâm linh linh thiêng, thu hút bất cứ ai đặt chân đến Côn Đảo đều phải ghé thăm. Vào dịp năm mới, có rất nhiều du khách đến đây để cầu may mắn, nhờ cô giúp đỡ và che chở. Thế nên bạn có thể lựa chọn viếng thăm mộ cô vào những ngày đầu năm cùng gia đình, song song với du lịch khám phá Côn Đảo. 

Thông thường mọi người đến viếng mộ cô Sáu thường sẽ mang theo bộ lễ gồm có một nón lá, một xấp giấy tiền vàng bạc, một bộ lược gương, một xấp vàng thỏi, một chai nước suối, một bó nhang và đặc biệt là hoa trắng – bởi đây là màu hoa cô yêu thích. 

Miếu Bà Chúa Xứ, An Giang 


Miếu Bà Chúa Xứ, An Giang


Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam ở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, được xây dựng từ thế kỷ thứ 19. Theo chiều dài lịch sử, những huyền thoại về ngôi miếu thờ Bà Chúa Xứ ngày càng nhiều hơn, phản ánh đức tin vào các thế lực siêu nhiên và luật nhân quả. Biến nơi đây từ lâu đã trở thành một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng không chỉ ở miền Tây Nam Bộ, mà ngay cả người Việt ở nước ngoài cũng biết đến. Do đó, du xuân cùng gia đình ở miếu Bà Chúa Xứ là một lựa chọn không tồi cho bạn và bố mẹ. Để được cầu an và trải nghiệm không gian văn hóa tâm linh nơi đây. 

Hàng năm, vào cuối tháng 4 âm lịch, hàng vạn khách hành hương từ khắp nơi sẽ đổ về đây thắp hương, cúng bái ở miếu Bà Chúa Xứ. 

Với kiến trúc dạng chữ “Quốc”, nhìn từ xa ngôi miếu trông giống như một bông sen xanh nổi bật lên. Và khi đến gần hơn, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các hoa văn đậm chất Ấn Độ ở chính điện. Tất cả các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ một cách tinh xảo, còn liễn đối, hoành phi thì luôn rực rỡ vàng son. 

Chùa Phổ Quang, TP.HCM 


Chùa Phổ Quang, TP.HCM


Chùa Phổ Quang là một ngôi chùa lớn lâu đời và rất nổi tiếng, đến mức những người con Sài Gòn không ai không biết tới. Ngôi chùa này nằm ở quận Tân Bình, có không gian rất bình yên, với tiếng chim kêu ríu rít cùng làn gió nhẹ, thu mình dưới bóng cây râm mát. 

Khung cảnh ấy khiến bất cứ du khách nào đặt chân tới đây cũng cảm thấy vô cùng thanh thản, mọi âu lo phiền muộn cùng những bon chen tất bật tan biến ngay trong chốc lát. Có lẽ cũng bởi lẽ đó mà chùa Phổ Quang được rất nhiều du khách đặc biệt ưu ái tìm đến để chiêm bái, vãn cảnh. 

Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, Huế 


Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, Huế


Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát nằm tại núi Tứ Tượng, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đây là một địa danh nổi tiếng linh thiêng thu hút hàng ngàn Phật tử từ khắp nơi đến thắp hương và cúng bái. 

Trong chuyến du xuân đầu năm cùng gia đình, để lên được điểm đến tâm linh này, các bạn phải đi bộ qua 145 bậc cấp. Hàng năm, đặc biệt là những ngày đầu năm mới, mọi người từ trong và ngoài tỉnh đổ về đây cầu phúc lộc và mong một cuộc sống an lành. 

Thường thì những người đi lễ sẽ mang theo một chai nước suối và nén nhang để khấn vái Bồ Tát ban nước “cam lồ”. Sau khi cúng vái xong, người đi hành hương sẽ chờ đến khi nhang tàn và uống hết nước của mình, với mong muốn tẩy trừ mọi khổ đau, bệnh tật. 

Đền Bà Chúa Kho, Bắc Ninh 


Đền Bà Chúa Kho, Bắc Ninh


Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, xã Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. Nơi đây chính là một trong những địa điểm du lịch tâm linh vô cùng lý tưởng dành cho chuyến du xuân cùng gia đình đầu năm. 

Không chỉ là khu di tích lịch sử, mà ngôi đền này còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước đổ về hành hương xin lộc. Tương truyền theo dân gian, những người đi lễ đầu năm đến đền Bà Chúa Kho để “vay tiền” làm ăn kinh doanh trong năm mới, và hy vọng có được một năm đầy ắp may mắn và thuận lợi trong công việc. 


Chùa Bái Đính, Ninh Bình 


Chùa Bái Đính, Ninh Bình


Chùa Bái Đính được nhiều người biết đến như là một địa điểm cầu may đầu năm. Đến du xuân cùng gia đình tại nơi đây, bạn không chỉ được hành hương lễ Phật, mà còn có thể kết hợp với việc đi du lịch, khám phá các danh lam thắng cảnh đặc sắc tại khu danh thắng Tràng An

Chùa Bái Đính không chỉ được biết đến như là một ngôi chùa cầu may linh thiêng dịp đầu năm, sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn nắm giữ rất nhiều kỷ lục như: tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, tượng phật Di lặc bằng đồng lớn nhất, chuông đồng lớn nhất, chùa rộng nhất Việt Nam, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam, chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam, chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam… 

Nguồn: Tổng hợp.

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

Du lịch qua những địa danh được in trên tiền Việt

Đồng tiền Việt Nam không chỉ mục đích sử dụng để mua, bán trao đổi mà những biểu tượng được chọn in trên nó còn mang một ý nghĩa khác, là tôn trọng, quảng bá, giữ gìn các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đại diện cho toàn dân tộc Việt Nam.

Đồng tiền Việt Nam không chỉ mục đích sử dụng để mua, bán trao đổi mà những biểu tượng được chọn in trên nó còn mang một ý nghĩa khác, là tôn trọng, quảng bá, giữ gìn các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đại diện cho toàn dân tộc Việt Nam.

1. 100 đồng: Chùa Tháp Phổ Minh, Nam Định

Hình ảnh trên tờ 100 đồng là tháp tại chùa Phổ Minh (thôn Tức Mặc, Nam Định). Cùng với đền Trần, chùa Phổ Minh là di tích tiêu biểu trong hệ thống di tích thời Trần ở Nam Định nói riêng và cả nước nói chung. Đây là một trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng lớn ở khu vực châu thổ sông Hồng.

Hình ảnh trên tờ 100 đồng là tháp tại chùa Phổ Minh (thôn Tức Mặc, Nam Định). Cùng với đền Trần, chùa Phổ Minh là di tích tiêu biểu trong hệ thống di tích thời Trần ở Nam Định nói riêng và cả nước nói chung. Đây là một trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng lớn ở khu vực châu thổ sông Hồng.

Là một trong những dấu tích còn lại của thời Hào khí Đông A - nhà Trần. Tháp Phổ Minh được xây dựng năm 1305 gồm 14 tầng, cao 21,2m, bề thế và vững chắc. Càng lên cao, các tầng thu hẹp dần và kết thúc bằng một chỏm hình bầu rượu có nhiều cạnh.    Hàng năm, tại đây diễn ra một số lễ hội, với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, mang ý nghĩa ghi nhớ và tôn vinh thời đại nhà Trần. Chùa Phổ Minh cũng từng sở hữu chiếc vạc lớn - một trong 4 báu vật của Việt Nam (An Nam tứ đại khí).

Là một trong những dấu tích còn lại của thời Hào khí Đông A - nhà Trần. Tháp Phổ Minh được xây dựng năm 1305 gồm 14 tầng, cao 21,2m, bề thế và vững chắc. Càng lên cao, các tầng thu hẹp dần và kết thúc bằng một chỏm hình bầu rượu có nhiều cạnh.

Hàng năm, tại đây diễn ra một số lễ hội, với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, mang ý nghĩa ghi nhớ và tôn vinh thời đại nhà Trần. Chùa Phổ Minh cũng từng sở hữu chiếc vạc lớn - một trong 4 báu vật của Việt Nam (An Nam tứ đại khí).

2. 500 đồng: Cảng Hải Phòng

Tờ 500 đồng là hình ảnh cảng Hải Phòng. Đây là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam.

Tờ 500 đồng là hình ảnh cảng Hải Phòng. Đây là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam.

Tờ 500 đồng là hình ảnh cảng Hải Phòng. Đây là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam.

3. 1.000 đồng: Tây Nguyên

Tờ 1000 đồng là hình ảnh người lao động cưỡi voi khai thác gỗ tại Tây Nguyên.

Tờ 1000 đồng là hình ảnh người lao động cưỡi voi khai thác gỗ tại Tây Nguyên.

Tờ 1000 đồng là hình ảnh người lao động cưỡi voi khai thác gỗ tại Tây Nguyên.

4. Tờ 5000 đồng: Nhà máy thủy điện Trị An, Đồng Nai

 Tờ 5000 đồng là Nhà máy thủy điện Trị An, được xây dựng trên sông Đồng Nai. Nhà máy được hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô từ năm 1984, khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm 1991.

 Tờ 5000 đồng là Nhà máy thủy điện Trị An, được xây dựng trên sông Đồng Nai. Nhà máy được hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô từ năm 1984, khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm 1991.

Tờ 5000 đồng là Nhà máy thủy điện Trị An, được xây dựng trên sông Đồng Nai. Nhà máy được hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Liên Xô từ năm 1984, khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm 1991.

5. 10.000 đồng: Mỏ dầu Bạch Hổ, Vũng Tàu 

Tờ 10.000 đồng là mỏ dầu Bạch Hổ thuộc bồn trũng Cửu Long. Mỏ nằm ở vị trí đông nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145 km. Đây là mỏ cung cấp dầu mỏ chủ yếu cho Việt Nam hiện nay.

Tờ 10.000 đồng là mỏ dầu Bạch Hổ thuộc bồn trũng Cửu Long. Mỏ nằm ở vị trí đông nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145 km. Đây là mỏ cung cấp dầu mỏ chủ yếu cho Việt Nam hiện nay.

Tờ 10.000 đồng là mỏ dầu Bạch Hổ thuộc bồn trũng Cửu Long. Mỏ nằm ở vị trí đông nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145 km. Đây là mỏ cung cấp dầu mỏ chủ yếu cho Việt Nam hiện nay.

6. 20.000 đồng: Chùa Cầu Hội An

Trên tờ tiền 20.000 đồng polymer là hình ảnh Chùa Cầu (Hội An) với vẻ đẹp kiến trúc cổ kính. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.

Trên tờ tiền 20.000 đồng polymer là hình ảnh Chùa Cầu (Hội An) với vẻ đẹp kiến trúc cổ kính. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.

Chiếc cầu dài khoảng 18m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Đây được xem là biểu tượng giao lưu văn hóa Nhật - Hoa - Việt ở Hội An và thu hút đông đảo du khách tham quan.

Chiếc cầu dài khoảng 18m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Đây được xem là biểu tượng giao lưu văn hóa Nhật - Hoa - Việt ở Hội An và thu hút đông đảo du khách tham quan.

7. 50.000 đồng: Di tích Nghênh Lương Đình - Phu Văn Lâu, Huế

Cụm di tích Nghênh Lương Đình- Phu Văn Lâu (Huế) được in trên mặt tờ tiền 50.000 đồng polymer, là những công trình kiến trúc gắn bó với lịch sử triều Nguyễn. Nghênh Lương Đình bên bờ sông Hương dùng làm nơi nghỉ chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát.

Cụm di tích Nghênh Lương Đình- Phu Văn Lâu (Huế) được in trên mặt tờ tiền 50.000 đồng polymer, là những công trình kiến trúc gắn bó với lịch sử triều Nguyễn. Nghênh Lương Đình bên bờ sông Hương dùng làm nơi nghỉ chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát.

Phu Văn Lâu được xây dựng dưới thời vua Gia Long dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức.

Phu Văn Lâu được xây dựng dưới thời vua Gia Long dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức.

8. 100.000 đồng: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội

Xuất hiện trên tờ tiền 100.000 đồng polymer là hình ảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đây được coi là một biểu tượng của sự trường tồn tinh hoa văn hóa, giáo dục, truyền thống tôn sư trọng đạo, khuyến đức, khuyến tài của dân tộc Việt.

Xuất hiện trên tờ tiền 100.000 đồng polymer là hình ảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đây được coi là một biểu tượng của sự trường tồn tinh hoa văn hóa, giáo dục, truyền thống tôn sư trọng đạo, khuyến đức, khuyến tài của dân tộc Việt.

Là địa chỉ du lịch văn hóa nổi tiếng của Thủ đô, hàng năm Văn Miếu thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan cũng như diễn ra các hoạt động văn hóa, lễ hội như tôn vinh Thủ khoa, văn nghệ dân tộc, bình thơ, triển lãm thư pháp, giới thiệu thơ xuân...

Là địa chỉ du lịch văn hóa nổi tiếng của Thủ đô, hàng năm Văn Miếu thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan cũng như diễn ra các hoạt động văn hóa, lễ hội như tôn vinh Thủ khoa, văn nghệ dân tộc, bình thơ, triển lãm thư pháp, giới thiệu thơ xuân...

9. 200.000 đồng: Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh

Hai lần xuất hiện trên bề mặt tờ tiền, tờ 10.000 đồng cũ và tờ 200.000 đồng polymer, di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long là một điểm đến du lịch nổi tiếng.

Hai lần xuất hiện trên bề mặt tờ tiền, tờ 10.000 đồng cũ và tờ 200.000 đồng polymer, di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long là một điểm đến du lịch nổi tiếng.

Vịnh Hạ Long được ví như tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động, vừa huyền bí.    Trên tờ 200.000 đồng Polymer là hòn Đỉnh Hương thuộc Vịnh Hạ Long. Phiến đá có hình một lư hương khổng lồ đứng giữa biển khơi như một vật thiêng cúng tế trời đất.

Vịnh Hạ Long được ví như tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động, vừa huyền bí.

Trên tờ 200.000 đồng Polymer là hòn Đỉnh Hương thuộc Vịnh Hạ Long. Phiến đá có hình một lư hương khổng lồ đứng giữa biển khơi như một vật thiêng cúng tế trời đất.

10. 500.000 đồng: Làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An

500.000 đồng là tờ tiền có mệnh giá lớn nhất hiện nay ở nước ta, hình ảnh ngôi nhà 5 gian ở làng Sen, gợi nhắc về làng quê Việt giản dị.

500.000 đồng là tờ tiền có mệnh giá lớn nhất hiện nay ở nước ta, hình ảnh ngôi nhà 5 gian ở làng Sen, gợi nhắc về làng quê Việt giản dị.

Ngôi nhà thuộc khu di tích Kim Liên, một trung tâm du lịch lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa - lịch sử về thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người thân trong gia đình. Khu di tích lịch sử Kim Liên được đưa vào danh sách xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và là một trong bốn di tích quan trọng bậc nhất tại Việt Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngôi nhà thuộc khu di tích Kim Liên, một trung tâm du lịch lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa - lịch sử về thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người thân trong gia đình. Khu di tích lịch sử Kim Liên được đưa vào danh sách xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và là một trong bốn di tích quan trọng bậc nhất tại Việt Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Nguồn: Internet