Hiển thị các bài đăng có nhãn Tết miền Tây. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tết miền Tây. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2019

Nét đẹp cổ truyền ngày Tết miền Tây

Khi những cánh hoa mai, những bông cúc hé nụ bừng sắc vàng báo xuân về, Tết đến cũng là dịp người Nam bộ gác lại những lo toan bộn bề sau một năm lao động để chuẩn bị đón chào mùa xuân mới. Những cư dân nông nghiệp ở vùng đất Nam bộ từ xa xưa có nét riêng trong tập tục nghi lễ rước ông bà Tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Tập tục dân giã, bình dị ấy lại có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tâm linh của người dân Nam bộ. Nó như sợi dây kết nối giữa quá khứ với hiện tại ở mỗi nếp nhà nơi vùng đất phương Nam.

Nét đẹp cổ truyền ngày Tết miền Tây

“Sắm” lễ đưa ông Táo về trời


“Sắm” lễ đưa ông Táo về trờ

Người dân miền Tây khá coi trọng lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp. Cứ vào ngày này, nhà nhà đều phải chuẩn bị lễ vật như hoa quả, mũ áo, vàng mã bằng giấy, cá chép với qua niệm rằng cá chép sẽ vượt vũ môn, hóa thành rồng hay để đưa ông Táo với những nghi lễ không cầu kỳ, chỉ cốt chứng minh lòng thành tiễn ông Táo về trời.

Ngày nay, vì sự tất bật của công việc và cuộc sống nên mâm cơm tiễn ông Táo cũng trở nên đơn giản hơn. Nhưng không thể thiếu trong mâm cúng này là dưa hấu và chè trôi nước thể hiện mong ước mọi việc sẽ trôi chảy và thuận lợi. Ông Táo lên trình bày với Ngọc Hoàng phải nói ngon, nói ngọt, thể hiện mong ước của người dân để mọi việc trong năm mới tốt hơn, thuận lợi và suôn sẻ hơn.

Phong tục rước ông bà Tổ tiên


Phong tục rước ông bà Tổ tiên

Tục mời ông bà về ăn Tết mang ý nghĩa tâm linh lâu đời của người Việt Nam nói chung và người Nam Bộ nói chung. Đây không chỉ là dịp để các thành viên trong gia đình tưởng nhớ đến ông bà Tổ tiên mà còn để thành kính báo cáo với các bậc tiền nhân cả chuyện vui, chuyện buồn, việc đi xa, việc làm ăn buôn bán, việc cưới gả con cái… Với ý nghĩa như vậy việc chuẩn bị bàn thờ, mâm cơm cúng lễ ông bà Tổ tiên trong ngày Tết được người dân Nam bộ rất coi trọng.Từ sáng sớm ngày 29, 30 Tết, mọi thành viên trong gia đình đều tập trung sắm sửa, chuẩn bị cho lễ Tết. Đàn bà, con gái lo chuẩn bị các món ăn cho mâm cơm ngày Tết.

Người dân Nam bộ hầu như vào ngày rước ông bà này cũng sẽ khấn vái mời ông Táo về cùng gia đình đón Tết. Đây cũng là nét văn hoá truyền thống mà cư dân Nam Bộ giữ gìn bao đời nay.

Mâm ngũ quả ngày Tết


Mâm ngũ quả ngày Tết

Người dân Nam bộ rất cầu kỳ trong khâu lựa chọn những loại quả xuất hiện trong mâm ngũ quả cúng gia tiên. Ở Nam bộ, mâm ngũ quả sẽ thể hiện mong muốn của gia chủ và thường thấy nhất là "Cầu sung vừa đủ xài"mang ý nghĩa ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.

Người miền Nam kỵ cúng một số loại quả vì theo phát âm tên gọi mang ý nghĩa không tốt như: chuối gần với từ chúi nhủi, làm ăn không phất lên được; lê gần với từ lê lết, đổ bể, dễ thất bại; cam, quýt với ý nghĩa quýt làm cam chịu.


Tổng hợp