Hiển thị các bài đăng có nhãn Tết. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tết. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2020

Làng hoa Sa Đéc rộn ràng khoe sắc dịp Tết đến xuân về

miền Tây, làng hoa Sa Đéc được mệnh danh là thủ phủ hoa. Không chỉ là một vựa hoa lớn cung cấp hoa cho toàn bộ khu vực Nam Bộ mà còn nơi đây được biết như một điểm du lịch “mê hoặc” lòng người.

Làng hoa Sa Đéc thuộc xã Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, cách thành phố Hồ Chí Minh gần 150km về phía Tây Nam. Đây là một làng nghề truyền thống lâu đời có lịch sử cả trăm năm, nằm bên bờ sông Tiền quanh năm lộng gió, màu mỡ phù sa, ngập tràn ánh nắng và được mệnh danh là xứ sở của các loài hoa kiểng.

Làng hoa Sa Đéc thuộc xã Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, cách thành phố Hồ Chí Minh gần 150km về phía Tây Nam. Đây là một làng nghề truyền thống lâu đời có lịch sử cả trăm năm, nằm bên bờ sông Tiền quanh năm lộng gió, màu mỡ phù sa, ngập tràn ánh nắng và được mệnh danh là xứ sở của các loài hoa kiểng.

Với diện tích trồng hoa khoảng 510ha, trước đây, làng hoa Sa Đéc chỉ chuyên trồng hoa để phục vụ tết, với số lượng và kiểu loại hoa ít, cũng như các hộ dân ở đây cũng chưa thực sự để tâm đến công việc này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc phát triển làng hoa Tết Sa Đéc lại ngày càng được chú trọng. Số chủng loại hoa kiểng lên đến con số 2.000 loài khác nhau và có đến gần 2.300 hộ dân làm nghề, đóng góp phần lớn trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của thành phố Sa Đéc đồng thời trở thành một điểm du lịch độc đáo khi du khách ghé thăm Đồng Tháp.
Ảnh: Nguyen Van Thuan

Với diện tích trồng hoa khoảng 510ha, trước đây, làng hoa Sa Đéc chỉ chuyên trồng hoa để phục vụ tết, với số lượng và kiểu loại hoa ít, cũng như các hộ dân ở đây cũng chưa thực sự để tâm đến công việc này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc phát triển làng hoa Tết Sa Đéc lại ngày càng được chú trọng. Số chủng loại hoa kiểng lên đến con số 2.000 loài khác nhau và có đến gần 2.300 hộ dân làm nghề, đóng góp phần lớn trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của thành phố Sa Đéc đồng thời trở thành một điểm du lịch độc đáo khi du khách ghé thăm Đồng Tháp.

Trong dịp Tết năm nay, làng hoa Sa Đéc xuống giống hơn 100ha đồng thời tăng cường thêm nhiều giống mới, lạ và đẹp để đón chào du khách, trong đó chủ lực là mai vàng, cúc, hồng, vạn thọ và các loại cây kiểng mang ý nghĩa với tên gọi như phát tài, vạn lộc, phúc lộc, phú quý, đô la, ngân lượng… hoặc màu sắc tươi tắn tượng trưng cho niềm tin và hy vọng của mùa xuân như hồng, cẩm nhung, hồng ngọc, cẩm chướng, lily…

Trong dịp Tết năm nay, làng hoa Sa Đéc xuống giống hơn 100ha đồng thời tăng cường thêm nhiều giống mới, lạ và đẹp để đón chào du khách, trong đó chủ lực là mai vàng, cúc, hồng, vạn thọ và các loại cây kiểng mang ý nghĩa với tên gọi như phát tài, vạn lộc, phúc lộc, phú quý, đô la, ngân lượng… hoặc màu sắc tươi tắn tượng trưng cho niềm tin và hy vọng của mùa xuân như hồng, cẩm nhung, hồng ngọc, cẩm chướng, lily…

Trong dịp Tết năm nay, làng hoa Sa Đéc xuống giống hơn 100ha đồng thời tăng cường thêm nhiều giống mới, lạ và đẹp để đón chào du khách, trong đó chủ lực là mai vàng, cúc, hồng, vạn thọ và các loại cây kiểng mang ý nghĩa với tên gọi như phát tài, vạn lộc, phúc lộc, phú quý, đô la, ngân lượng… hoặc màu sắc tươi tắn tượng trưng cho niềm tin và hy vọng của mùa xuân như hồng, cẩm nhung, hồng ngọc, cẩm chướng, lily…

Làng hoa Sa Đéc là nơi cung cấp số lượng lớn cây và hoa kiểng chơi Tết cho các tỉnh miền Tây và TP HCM. Cứ đến mùa thu hoạch, đặc biệt là khi Tết đến, xuân về, không khí làng hoa lại trở nên nhộn nhịp, hối hả. Các loại hoa sẽ được tập trung ở cạnh sông Sa Đéc rồi vận chuyển đi khắp muôn nơi bằng xe tải hoặc thuyền.

Làng hoa Sa Đéc là nơi cung cấp số lượng lớn cây và hoa kiểng chơi Tết cho các tỉnh miền Tây và TP HCM. Cứ đến mùa thu hoạch, đặc biệt là khi Tết đến, xuân về, không khí làng hoa lại trở nên nhộn nhịp, hối hả. Các loại hoa sẽ được tập trung ở cạnh sông Sa Đéc rồi vận chuyển đi khắp muôn nơi bằng xe tải hoặc thuyền.

Ngoài những hình ảnh thường thấy của những chậu hoa đắp luống thẳng hàng giống như các vườn hoa khác, đến với vườn hoa Sa Đéc du khách sẽ bắt gặp hình ảnh sông nước đặc trưng của miền Tây. Hoa ở đây được trồng trên giàn cao, phía dưới là nước từ rạch chảy vào. Hình ảnh những cô gái Sa Giang với áo bà ba mộc mạc, che nón nghiêng đứng trên những chiếc xuồng lướt nhẹ trên mặt nước để chăm sóc, thu hoạch bên những giàn hoa là một vẻ đẹp bình dị nhưng ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng du khách phương xa.

Ngoài những hình ảnh thường thấy của những chậu hoa đắp luống thẳng hàng giống như các vườn hoa khác, đến với vườn hoa Sa Đéc du khách sẽ bắt gặp hình ảnh sông nước đặc trưng của miền Tây. Hoa ở đây được trồng trên giàn cao, phía dưới là nước từ rạch chảy vào. Hình ảnh những cô gái Sa Giang với áo bà ba mộc mạc, che nón nghiêng đứng trên những chiếc xuồng lướt nhẹ trên mặt nước để chăm sóc, thu hoạch bên những giàn hoa là một vẻ đẹp bình dị nhưng ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng du khách phương xa.

Ngoài những hình ảnh thường thấy của những chậu hoa đắp luống thẳng hàng giống như các vườn hoa khác, đến với vườn hoa Sa Đéc du khách sẽ bắt gặp hình ảnh sông nước đặc trưng của miền Tây. Hoa ở đây được trồng trên giàn cao, phía dưới là nước từ rạch chảy vào. Hình ảnh những cô gái Sa Giang với áo bà ba mộc mạc, che nón nghiêng đứng trên những chiếc xuồng lướt nhẹ trên mặt nước để chăm sóc, thu hoạch bên những giàn hoa là một vẻ đẹp bình dị nhưng ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng du khách phương xa.

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, khách du lịch và các nhiếp ảnh gia bốn phương lại tụ hội về đây thưởng ngoạn sắc hoa và mua sắm cây kiểng chơi xuân. Du khách tới đây tham quan có cơ hội mua được cây hoa với giá rất rẻ và được giải thích kiến thức về các loại hoa kiểng đồng thời có thể tự tay trồng một chậu hoa tùy chọn để mang về làm quà tặng.

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, khách du lịch và các nhiếp ảnh gia bốn phương lại tụ hội về đây thưởng ngoạn sắc hoa và mua sắm cây kiểng chơi xuân. Du khách tới đây tham quan có cơ hội mua được cây hoa với giá rất rẻ và được giải thích kiến thức về các loại hoa kiểng đồng thời có thể tự tay trồng một chậu hoa tùy chọn để mang về làm quà tặng.

Mùa xuân năm nay, lễ hội Hoa xuân Sa Đéc năm 2020 dự kiến sẽ được khai mạc vào lúc 19 giờ ngày 14/01/2020, nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Kỷ Hợi, tại công viên Sa Đéc với nhiều hoạt động hấp dẫn, hứa hẹn thu hút đông đảo du khách tham quan, thưởng ngoạn.

Mùa xuân năm nay, lễ hội Hoa xuân Sa Đéc năm 2020 dự kiến sẽ được khai mạc vào lúc 19 giờ ngày 14/01/2020, nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Kỷ Hợi, tại công viên Sa Đéc với nhiều hoạt động hấp dẫn, hứa hẹn thu hút đông đảo du khách tham quan, thưởng ngoạn. 

Ngoài ra, tại khu trung Tâm thương mại - tài chính thành phố và phố đi bộ Nguyễn Huệ sẽ diễn ra với hàng loạt hoạt động như: hội chợ triển lãm nhịp cầu xúc tiến thương mại khởi nghiệp và đầu tư; trưng bày và triển lãm sinh vật cảnh; Liên hoan dân vũ thanh thiếu nhi; hội thi “Duyên dáng áo bà ba”; hội thi Ẩm thực từ các loại hoa; hội thi chọi gà nghệ thuật; biểu diễn nghệ thuật đường phố; biểu diễn làm bánh dân gian ba miền, bánh quốc tế; trải nghiệm làm bánh dân gian; trưng bày và giới thiệu quy trình sản xuất bột gạo; hủ tiếu Sa Đéc; khu trưng bày và đọc sách miễn phí dành cho thiếu nhi… cùng nhiều hoạt động khác.

Ngoài ra, tại khu trung Tâm thương mại - tài chính thành phố và phố đi bộ Nguyễn Huệ sẽ diễn ra với hàng loạt hoạt động như: hội chợ triển lãm nhịp cầu xúc tiến thương mại khởi nghiệp và đầu tư; trưng bày và triển lãm sinh vật cảnh; Liên hoan dân vũ thanh thiếu nhi; hội thi “Duyên dáng áo bà ba”; hội thi Ẩm thực từ các loại hoa; hội thi chọi gà nghệ thuật; biểu diễn nghệ thuật đường phố; biểu diễn làm bánh dân gian ba miền, bánh quốc tế; trải nghiệm làm bánh dân gian; trưng bày và giới thiệu quy trình sản xuất bột gạo; hủ tiếu Sa Đéc; khu trưng bày và đọc sách miễn phí dành cho thiếu nhi… cùng nhiều hoạt động khác.


(Tổng hợp)

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Ý nghĩa 5 loại bánh Tết truyền thống của Việt Nam

Vào những ngày Tết Âm lịch, mỗi gia đình lại mua về những loại bánh, trái về trưng. Trong đó, có một số loại bánh Tết truyền thống không chỉ có hương vị thơm ngon, hình thức bắt mắt mà chúng còn ẩn chứa những ý nghĩa đặc biệt. 

Ý nghĩa 5 loại bánh Tết truyền thống của Việt Nam


1. Bánh chưng 


Bánh chưng ngày Tết


Bánh chưng là loại bánh Tết truyền thống không thể thiếu của mỗi gia đình người miền Bắc. Món bánh này được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ. Gây ấn tượng với lớp vỏ màu xanh của lá dong bao bọc bên ngoài. 

Tương truyền, món bánh truyền thống này xuất hiện từ thời vua Hùng. Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho mặt đất. Những sợi dây lạt buộc chặt bên ngoài dùng để xắt bánh còn thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của những thành viên trong gia đình, cũng như sự gắn kết của toàn dân tộc. 

Phần nhân bên trong của bánh chưng cũng mang ý nghĩa sâu xa. Từ nguyên liệu gạo nếp ngon là thức ăn nuôi sống dân tộc ta từ bao đời nay, cũng tượng trưng cho nền nông nghiệp lúa nước truyền thống của Việt Nam. Cho đến lá dong xanh bọc ngoài phần nhân trong ruột bánh, tượng trưng cho ơn sinh thành, bao bọc của cha mẹ. 

2. Bánh tét 


Bánh tét ngày Tết


Bánh tét là món bánh Tết của người miền Nam, cũng tương tự như bánh chưng của người miền Bắc. Người miền Nam gói bánh tét hình trụ dài, có phần nhân dàn đều bên trong. Không chỉ có hương vị thơm ngon, mà bánh tét còn mang ý nghĩa lịch sử. Tượng trưng cho hình ảnh người mẹ bao bọc lấy các con. 

Sự hiện diện của bánh tét vào dịp lễ quan trọng của dân tộc này, cũng là lời nhắc nhở công ơn sinh thành của cha mẹ ngày đầu năm. Có như thế, mỗi người con dân Việt Nam mới luôn biết hiếu thảo, nhớ đến công ơn cha mẹ. 


3. Bánh khảo 


Bánh khảo ngày Tết


Đây là thứ bánh truyền thống không thể thiếu được trong những ngày Tết Nguyên đán đối với người Tày. Làm bánh khảo cũng mất khá nhiều thời gian vì quy trình dài gồm: rang gạo, xay bột, hạ thổ, giã đường, làm nhân, vò bột, vào khuôn... 

Nguyên liệu làm nên món bánh này có sự kết hợp của bột gạo nếp – tượng trưng cho đất mẹ, mùi thơm lừng từ vừng mang ý nghĩa hòa hợp, đoàn kết và vị ngọt của đường phên, rượu trắng thơm nồng tình yêu thương... 

4. Bánh phu thê 


Bánh phu thê ngày Tết


Bánh phu thê (hay còn được gọi là bánh xu xê/su sê), đặc sản của Bắc Ninh không chỉ góp mặt trong các dịp cưới hỏi mà luôn hiện diện trong các dịp lễ, Tết quan trọng. Bánh phu thê truyền thống được gói bằng hai thứ lá, bên trong là lớp lá dong hoặc lá chuối, bên ngoài là lớp lá dừa. Loại gạo để làm bánh phu thê phải là loại gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon. 

Bánh phu thê mang ý nghĩa tượng trưng cho lòng thuỷ chung son sắt của các cặp vợ chồng. Phần bột mỏng ôm trọn nhân đậu xanh bên trong, thể hiện sự ôm ấp, chở che ấm áp của tình nghĩa phu thê. Không những vậy, bánh phu thê còn bao hàm trong nó triết lí ngũ hành một cách tinh tế, thể hiện qua 5 màu của bánh: màu trắng của bột lọc và cơm dừa, màu vàng của dành dành dùng làm màu cho vỏ bánh và nhân đỗ xanh, màu đen của hạt vừng, màu xanh của lá và màu đỏ của lạt buộc. Đó là sự hòa hợp của con người với trời đất, là sự hòa hợp giữa người với người và giữa vợ với chồng. 

5. Bánh cộ 


Bánh cộ ngày Tết


Bánh cộ, hay còn được gọi là bánh in, là một trong những món bánh đặc sản xứ Huế. Không khí Tết cổ truyền tại Huế luôn mang đập nét ẩm thực. Và chính sự hiện diện của bánh cộ nhiều màu sắc là dấu hiệu nhận biết đầu tiên. Bánh cộ được làm từ bột năng, bột nếp, đậu xanh, đường, các nguyên liệu khác. Sau đó được ép, đúc thành khuôn, mặt đáy của bánh có khắc các hình chữ Thọ, Phúc, Lộc và gói trong giấy ngũ sắc. 

Đây là loại bánh để dùng trong ngày Tết, phục vụ việc thờ cúng và đãi khách. Vào thời xa xưa, chiếc bánh có in hình chữ "THỌ" mang ý nghĩa chúc vua trường thọ. Và dần dần cho đến ngày nay bánh cộ đã trở thành đặc sản không thể thiếu của Huế mỗi dịp đầu năm.

Nguồn: Tổng hợp.

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2019

Nét đẹp cổ truyền ngày Tết miền Tây

Khi những cánh hoa mai, những bông cúc hé nụ bừng sắc vàng báo xuân về, Tết đến cũng là dịp người Nam bộ gác lại những lo toan bộn bề sau một năm lao động để chuẩn bị đón chào mùa xuân mới. Những cư dân nông nghiệp ở vùng đất Nam bộ từ xa xưa có nét riêng trong tập tục nghi lễ rước ông bà Tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Tập tục dân giã, bình dị ấy lại có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tâm linh của người dân Nam bộ. Nó như sợi dây kết nối giữa quá khứ với hiện tại ở mỗi nếp nhà nơi vùng đất phương Nam.

Nét đẹp cổ truyền ngày Tết miền Tây

“Sắm” lễ đưa ông Táo về trời


“Sắm” lễ đưa ông Táo về trờ

Người dân miền Tây khá coi trọng lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp. Cứ vào ngày này, nhà nhà đều phải chuẩn bị lễ vật như hoa quả, mũ áo, vàng mã bằng giấy, cá chép với qua niệm rằng cá chép sẽ vượt vũ môn, hóa thành rồng hay để đưa ông Táo với những nghi lễ không cầu kỳ, chỉ cốt chứng minh lòng thành tiễn ông Táo về trời.

Ngày nay, vì sự tất bật của công việc và cuộc sống nên mâm cơm tiễn ông Táo cũng trở nên đơn giản hơn. Nhưng không thể thiếu trong mâm cúng này là dưa hấu và chè trôi nước thể hiện mong ước mọi việc sẽ trôi chảy và thuận lợi. Ông Táo lên trình bày với Ngọc Hoàng phải nói ngon, nói ngọt, thể hiện mong ước của người dân để mọi việc trong năm mới tốt hơn, thuận lợi và suôn sẻ hơn.

Phong tục rước ông bà Tổ tiên


Phong tục rước ông bà Tổ tiên

Tục mời ông bà về ăn Tết mang ý nghĩa tâm linh lâu đời của người Việt Nam nói chung và người Nam Bộ nói chung. Đây không chỉ là dịp để các thành viên trong gia đình tưởng nhớ đến ông bà Tổ tiên mà còn để thành kính báo cáo với các bậc tiền nhân cả chuyện vui, chuyện buồn, việc đi xa, việc làm ăn buôn bán, việc cưới gả con cái… Với ý nghĩa như vậy việc chuẩn bị bàn thờ, mâm cơm cúng lễ ông bà Tổ tiên trong ngày Tết được người dân Nam bộ rất coi trọng.Từ sáng sớm ngày 29, 30 Tết, mọi thành viên trong gia đình đều tập trung sắm sửa, chuẩn bị cho lễ Tết. Đàn bà, con gái lo chuẩn bị các món ăn cho mâm cơm ngày Tết.

Người dân Nam bộ hầu như vào ngày rước ông bà này cũng sẽ khấn vái mời ông Táo về cùng gia đình đón Tết. Đây cũng là nét văn hoá truyền thống mà cư dân Nam Bộ giữ gìn bao đời nay.

Mâm ngũ quả ngày Tết


Mâm ngũ quả ngày Tết

Người dân Nam bộ rất cầu kỳ trong khâu lựa chọn những loại quả xuất hiện trong mâm ngũ quả cúng gia tiên. Ở Nam bộ, mâm ngũ quả sẽ thể hiện mong muốn của gia chủ và thường thấy nhất là "Cầu sung vừa đủ xài"mang ý nghĩa ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.

Người miền Nam kỵ cúng một số loại quả vì theo phát âm tên gọi mang ý nghĩa không tốt như: chuối gần với từ chúi nhủi, làm ăn không phất lên được; lê gần với từ lê lết, đổ bể, dễ thất bại; cam, quýt với ý nghĩa quýt làm cam chịu.


Tổng hợp

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

Quà Tết cho cha mẹ, sao không phải là một chuyến đi?

Thuở thanh xuân, ta mải mê với những chuyến đi phượt cùng bạn bè khắp đó đây. Đến lúc thành gia lập thất, sau bộn bề công việc, cả gia đình nhỏ lại trốn Tết bằng chuyến đi xa mà “bỏ quên” cha mẹ ở nhà. Chỉ đến một lần cùng ông bà đi du lịch, ta mới vỡ lẽ: đây mới là món quà lớn lao mà cả người tặng lẫn người nhận đều cảm thấy hạnh phúc.

“Con cái không chỉ là con cái, mà còn là tương lai, giấc mơ của cha mẹ” – nhà thơ Targore đã từng nói như vậy. Vì thế, dù chỉ một lần, bạn hãy dừng lại suy nghĩ, ngày tháng bên cha mẹ còn được bao lâu, sao không cùng họ viết tiếp giấc mơ còn dang dở trên những hành trình du lịch đầy cảm xúc?

Không khí dễ chịu, nhịp sống nhẹ nhàng, 3 địa điểm sau đây thích hợp để những người lớn tuổi tận hưởng những ngày xuân thú vị.

Quà Tết cho cha mẹ, sao không phải là một chuyến đi?

Đà NẵngHội An


Đà Nẵng – Hội An

Đà Nẵng được mệnh danh là “thành phố đáng sống” nhất, thành phố của những cây cầu với cảnh bình minh trên biển Mỹ Khê, núi Sơn Trà, chùa Linh Ứng, núi Ngũ Hành Sơn, cầu sông Hàn, cầu Rồng, đèo Hải Vân... hấp dẫn cả bốn mùa.

Nếu Đà Nẵng ấn tượng với những màn pháo hóa tuyệt đẹp vào đêm giao thừa và các địa danh nổi tiếng lúc nào cũng nhộn nhịp đông vui như Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, biển Mỹ Khê, cầu sông Hàn... Thì Hội An lại đem đến không gian trầm mặc, nhẹ nhàng với đường phố lồng đèn, với dòng sông Hoài bình yên và di sản chùa Cầu.

Khác xa với thành thị, Hội An dù tất bật du khách mỗi ngày nhưng luôn mang đến cho du khách cảm giác thư giản, yên bình và mộc mạc. Mỗi ngôi nhà, mỗi góc phố đều mang đậm dấu ấn thời gian, gợi lên khung cảnh yên bình đặc trưng. Đến Hội An vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những chiếc đèn lồng đỏ rực giăng khắp phố và tham gia thả đèn hoa đăng trên sông Thu Bồn. Nơi này còn có ẩm thực hấp dẫn và cưc kì nổi tiếng với các món như cao lầu, mì Quảng, cơm gà…

Đà Lạt


Đà Lạt

Được biết đến như thành phố để nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Đà Lạt, không khó để lựa chọn một địa điểm nghỉ ngơi và thưởng thức những món ăn đặc sắc. Ngoài các điểm tham quan nổi tiếng như hồ Xuân Hương, thung lũng Tình Yêu, Lang Biang… hay những công trình mang đậm kiến trúc Pháp cổ, chợ đêm và các khu vườn cây trái ở Đà Lạt cũng là nét đặc trưng thú vị của thành phố này. Đa số các bố mẹ lớn tuổi, họ thường thích tận hưởng những phút giây yên tĩnh và thanh tịnh thì tại Đà Lạt còn có nhiều thiền viên, chùa, tự. Trong đó, Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt không chỉ là nơi chiêm bái mà còn là điểm tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Với những ai yêu hoa thì Đà Lạt càng là địa điểm lý tưởng, Festival hoa Đà Lạt gồm nhiều hoạt động thú vị đã được tổ chức thường niên, tụ hội nhiều loài hoa muôn màu muôn vẻ từ cẩm tú cầu, tu líp đến mai anh đào, phượng tím…

Sapa


Sapa

Nằm ở vùng núi phía Tây Bắc Việt Nam, thị trấn Sapa là một điểm du lịch quen thuộc nhưng luôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Sapa quanh năm mát mẻ, mây phủ tựa chốn bồng lai và nền văn hóa bản địa vô cùng đặc sắc sẽ là lựa chọn vô cùng hữu ích cho người trung niên. Rời xa phố thị bụi bặm, ồn ã còn gì tuyệt vời hơn sớm mở mắt ngửi cây, mùi đất, mùi rừng núi trong lành, thu trọn vào mắt cảnh đẹp hùng vĩ của đất Việt.

Bạn không cần lo lắng về địa hình hiểm trở, quanh co đèo lớn nhỏ bởi các dịch vụ du lịch tại đây rất được chú trọng bao gồm nhiều nhà nghỉ, khách sạn, khu nghỉ dưỡng và nhà hàng từ bình dân tới sang trọng. Ngoài ra nơi đây còn được đầu tư hệ thống cáp treo hiện đại nên bạn không cần phải lo lắng về đường đi nhé. Sau khi tham quan các địa danh nổi tiếng như Nhà thờ đá, Thác Bạc, Hàm Rồng, cầu Mây, Fansipan, Bản Cát Cát…, bạn cũng có thể dành thời gian khám phá khu chợ ẩm thực ở trung tâm thị trấn và tham gia phiên chợ tình được tổ chức vào tối thứ 7 hàng tuần.


Tổng hợp

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Làm thế nào để "Trốn Tết" một cách tiết kiệm?

Nếu bạn đam mê du lịch và thích khám phá, đừng lo ngại gì mà hãy rủ rê nhóm bạn thân lâu ngày không gặp lập kế hoạch cùng xách balo du xuân trốn Tết, hãy dành thời gian của tuổi trẻ mình ngao du khắp mọi phương trời, để không bao giờ cảm thấy tiếc nuối khi tuổi già gõ cửa.

Làm thế nào để "Trốn Tết" một cách tiết kiệm?

Săn các chương trình khuyến mãi

Săn các chương trình khuyến mãi
Vào mỗi dịp Tết nhu cầu du lịch luôn tăng cao và chi phí dịch vụ tăng đáng kể. Tuy nhiên, đây cũng là lúc nhiều công ty du lịch tung các chương trình khuyến mãi, giảm giá cực hấp dẫn dành cho du khách. Ngoài ra, dịp Tết các hãng hàng không thường tăng thêm chuyến bay đến các địa điểm du lịch nổi tiếng ở các nước trong khu vực với nhiều mức giá vé để bạn lựa chọn và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Chính vì vậy, nếu bạn muốn đi du lịch vào dịp Tết nên tranh thủ săn khuyến mãi từ các công ty du lịch hành uy tín để có chuyến du xuân dịp Tết vừa tiết kiệm chi phí, vừa nhận được nhiều quà tặng giá trị.

“Lập hội” đi đông để tiết kiệm chi phí

" Lập hội " đi đông để tiết kiệm chi phí
Bí kíp giúp bạn tiết kiệm chi phí hữu ích là cùng nhóm bạn bè đi du lịch. Vì bạn sẽ được chia sẻ bớt một phần kinh phí đáng kể như đi lại, ăn ở và có cơ hội nhận thêm nhiều ưu đãi khi nhóm đông. Ngoài ra, vào dịp Tết bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn khi cùng đám bạn thân “trốn” Tết, “quẩy” hết mình trên những chân trời mới.

Mang vật dụng cần thiết để tránh phát sinh chi phí

Mang vật dụng cần thiết để tránh phát sinh chi phí
Ngoài những vật dụng cần thiết như quần áo, giấy tờ tùy thân, thuốc men, máy ảnh… Bạn cũng nên lên danh sách những vật dụng và những một số thức ăn cần mang theo để không phải tốn tiền cho những khoản chi phí không cần thiết, nhất là vào những ngày lễ Tết đắt đỏ.

Đặt dịch vụ sớm

Đặt dịch vụ sớm
Vào những ngày cận Tết việc đăng ký vé xe, tàu, máy bay, đặt phòng khách sạn không bao giờ là điều dễ dàng cộng với giá cả gấp đôi, gấp ba so với thường nhật. Hiển nhiên, giá dịch vụ dịp Tết lúc nào cũng tăng cao, nhưng không có nghĩa bạn phải chịu mức kinh phí quá cao và không cần thiết. Vì vậy, nếu đã có dự định đi du lịch Tết, nhất định phải đặt dịch vụ và làm mọi thủ tục thật sớm. Một phần tiết kiệm được khoản chi phí đáng kể, một phần bạn có thể lựa chọn được ngày khởi hành phù hợp, lại tránh tình trạng hết chỗ ngày cận Tết.

Tổng hợp