Hiển thị các bài đăng có nhãn Tết cổ truyền. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tết cổ truyền. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Ý nghĩa 5 loại bánh Tết truyền thống của Việt Nam

Vào những ngày Tết Âm lịch, mỗi gia đình lại mua về những loại bánh, trái về trưng. Trong đó, có một số loại bánh Tết truyền thống không chỉ có hương vị thơm ngon, hình thức bắt mắt mà chúng còn ẩn chứa những ý nghĩa đặc biệt. 

Ý nghĩa 5 loại bánh Tết truyền thống của Việt Nam


1. Bánh chưng 


Bánh chưng ngày Tết


Bánh chưng là loại bánh Tết truyền thống không thể thiếu của mỗi gia đình người miền Bắc. Món bánh này được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ. Gây ấn tượng với lớp vỏ màu xanh của lá dong bao bọc bên ngoài. 

Tương truyền, món bánh truyền thống này xuất hiện từ thời vua Hùng. Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho mặt đất. Những sợi dây lạt buộc chặt bên ngoài dùng để xắt bánh còn thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của những thành viên trong gia đình, cũng như sự gắn kết của toàn dân tộc. 

Phần nhân bên trong của bánh chưng cũng mang ý nghĩa sâu xa. Từ nguyên liệu gạo nếp ngon là thức ăn nuôi sống dân tộc ta từ bao đời nay, cũng tượng trưng cho nền nông nghiệp lúa nước truyền thống của Việt Nam. Cho đến lá dong xanh bọc ngoài phần nhân trong ruột bánh, tượng trưng cho ơn sinh thành, bao bọc của cha mẹ. 

2. Bánh tét 


Bánh tét ngày Tết


Bánh tét là món bánh Tết của người miền Nam, cũng tương tự như bánh chưng của người miền Bắc. Người miền Nam gói bánh tét hình trụ dài, có phần nhân dàn đều bên trong. Không chỉ có hương vị thơm ngon, mà bánh tét còn mang ý nghĩa lịch sử. Tượng trưng cho hình ảnh người mẹ bao bọc lấy các con. 

Sự hiện diện của bánh tét vào dịp lễ quan trọng của dân tộc này, cũng là lời nhắc nhở công ơn sinh thành của cha mẹ ngày đầu năm. Có như thế, mỗi người con dân Việt Nam mới luôn biết hiếu thảo, nhớ đến công ơn cha mẹ. 


3. Bánh khảo 


Bánh khảo ngày Tết


Đây là thứ bánh truyền thống không thể thiếu được trong những ngày Tết Nguyên đán đối với người Tày. Làm bánh khảo cũng mất khá nhiều thời gian vì quy trình dài gồm: rang gạo, xay bột, hạ thổ, giã đường, làm nhân, vò bột, vào khuôn... 

Nguyên liệu làm nên món bánh này có sự kết hợp của bột gạo nếp – tượng trưng cho đất mẹ, mùi thơm lừng từ vừng mang ý nghĩa hòa hợp, đoàn kết và vị ngọt của đường phên, rượu trắng thơm nồng tình yêu thương... 

4. Bánh phu thê 


Bánh phu thê ngày Tết


Bánh phu thê (hay còn được gọi là bánh xu xê/su sê), đặc sản của Bắc Ninh không chỉ góp mặt trong các dịp cưới hỏi mà luôn hiện diện trong các dịp lễ, Tết quan trọng. Bánh phu thê truyền thống được gói bằng hai thứ lá, bên trong là lớp lá dong hoặc lá chuối, bên ngoài là lớp lá dừa. Loại gạo để làm bánh phu thê phải là loại gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon. 

Bánh phu thê mang ý nghĩa tượng trưng cho lòng thuỷ chung son sắt của các cặp vợ chồng. Phần bột mỏng ôm trọn nhân đậu xanh bên trong, thể hiện sự ôm ấp, chở che ấm áp của tình nghĩa phu thê. Không những vậy, bánh phu thê còn bao hàm trong nó triết lí ngũ hành một cách tinh tế, thể hiện qua 5 màu của bánh: màu trắng của bột lọc và cơm dừa, màu vàng của dành dành dùng làm màu cho vỏ bánh và nhân đỗ xanh, màu đen của hạt vừng, màu xanh của lá và màu đỏ của lạt buộc. Đó là sự hòa hợp của con người với trời đất, là sự hòa hợp giữa người với người và giữa vợ với chồng. 

5. Bánh cộ 


Bánh cộ ngày Tết


Bánh cộ, hay còn được gọi là bánh in, là một trong những món bánh đặc sản xứ Huế. Không khí Tết cổ truyền tại Huế luôn mang đập nét ẩm thực. Và chính sự hiện diện của bánh cộ nhiều màu sắc là dấu hiệu nhận biết đầu tiên. Bánh cộ được làm từ bột năng, bột nếp, đậu xanh, đường, các nguyên liệu khác. Sau đó được ép, đúc thành khuôn, mặt đáy của bánh có khắc các hình chữ Thọ, Phúc, Lộc và gói trong giấy ngũ sắc. 

Đây là loại bánh để dùng trong ngày Tết, phục vụ việc thờ cúng và đãi khách. Vào thời xa xưa, chiếc bánh có in hình chữ "THỌ" mang ý nghĩa chúc vua trường thọ. Và dần dần cho đến ngày nay bánh cộ đã trở thành đặc sản không thể thiếu của Huế mỗi dịp đầu năm.

Nguồn: Tổng hợp.

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Độc đáo phong tục Tết của dân tộc Nùng ở Hoàng Su Phì

Người Nùng là dân tộc chiếm đa số trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, đặc điểm này đã giúp cho người Nùng ở đây giữ được những nét văn hóa truyền thống. Có thể nói đến như phong tục ăn Tết, theo ông Thèn Sèo Ngán, một thầy cúng cao tuổi ở thôn Nấm Ản, xã Tụ Nhân thì từ ngày 20 đến 28 tháng chạp Âm lịch, các gia đình đã chuẩn bị để đón Tết.

Người Nùng là dân tộc chiếm đa số trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, đặc điểm này đã giúp cho người Nùng ở đây giữ được những nét văn hóa truyền thống. Có thể nói đến như phong tục ăn Tết, theo ông Thèn Sèo Ngán, một thầy cúng cao tuổi ở thôn Nấm Ản, xã Tụ Nhân thì từ ngày 20 đến 28 tháng chạp Âm lịch, các gia đình đã chuẩn bị để đón Tết.

Đồng bào Nùng rộn ràng đón Tết

Trong ngày Tết Nguyên Đán, hình tượng cành đào đã trở thành biểu tượng không thể thiếu của đồng bào Nùng. Họ quan niệm cành đào với những cánh hoa rực rỡ bày trong nhà sẽ mang lại không khí Tết thật hơn. Ngoài ra tục treo cờ trong suốt những ngày Tết đã tồn tại trong xóm làng của người Nùng. Lá cờ tổ quốc được các gia đình người Nùng treo lên rất trang trọng ở trước nhà vừa thể hiện tinh thần dân tộc, vừa cho thấy tính đoàn kết khăng khít của người dân.

Trong ngày Tết Nguyên Đán, hình tượng cành đào đã trở thành biểu tượng không thể thiếu của đồng bào Nùng. Họ quan niệm cành đào với những cánh hoa rực rỡ bày trong nhà sẽ mang lại không khí Tết thật hơn. Ngoài ra tục treo cờ trong suốt những ngày Tết đã tồn tại trong xóm làng của người Nùng. Lá cờ tổ quốc được các gia đình người Nùng treo lên rất trang trọng ở trước nhà vừa thể hiện tinh thần dân tộc, vừa cho thấy tính đoàn kết khăng khít của người dân.

Nhà cửa đã sạch sẽ, gọn gàng, thịt treo và các loại bánh trái được chuẩn bị đầy đủ, tươm tất để chuẩn bị đón Tết, nhưng các gia đình sẽ phải làm tiếp một lễ cúng quan trọng nữa vào đêm 30 Tết. Người Nùng không có quan niệm đón Tết theo giờ khắc Giao thừa, nghĩa là qua 12 giờ đêm thì đón năm mới đến.

Nhà cửa đã sạch sẽ, gọn gàng, thịt treo và các loại bánh trái được chuẩn bị đầy đủ, tươm tất để chuẩn bị đón Tết, nhưng các gia đình sẽ phải làm tiếp một lễ cúng quan trọng nữa vào đêm 30 Tết. Người Nùng không có quan niệm đón Tết theo giờ khắc Giao thừa, nghĩa là qua 12 giờ đêm thì đón năm mới đến. 

Những quan niệm ngày Tết

Theo quan niệm của họ, vào đêm ngày 30 gia đình nào làm xong lễ gọi hồn nghĩa là đã làm xong Lễ đón Tết, bước vào một năm mới. Điểm độc đáo trong phong tục đón Tết của người Nùng chính là ở buổi lễ này, đêm 30 tháng Chạp, các gia đình sẽ dồn tất cả rác trong nhà ra ngoài đường, mang quần áo của các thành viên gia đình cùng với một mâm lễ vật ra cúng.

Theo quan niệm của họ, vào đêm ngày 30 gia đình nào làm xong lễ gọi hồn nghĩa là đã làm xong Lễ đón Tết, bước vào một năm mới. Điểm độc đáo trong phong tục đón Tết của người Nùng chính là ở buổi lễ này, đêm 30 tháng Chạp, các gia đình sẽ dồn tất cả rác trong nhà ra ngoài đường, mang quần áo của các thành viên gia đình cùng với một mâm lễ vật ra cúng. 

Người Nùng quan niệm rằng, đốt rác là đốt đi những gì còn sót lại của năm cũ và chào đón một năm mới với sự ấm áp bên ánh lửa bập bùng cùng làn khói ấm. Lễ gọi hồn có ý nghĩa rất quan trọng đối với cộng đồng người Nùng ở Hoàng Su Phì vì nó được tổ chức để gọi linh hồn của con người, cây cỏ, cuốc, xẻng...

Người Nùng quan niệm rằng, đốt rác là đốt đi những gì còn sót lại của năm cũ và chào đón một năm mới với sự ấm áp bên ánh lửa bập bùng cùng làn khói ấm. Lễ gọi hồn có ý nghĩa rất quan trọng đối với cộng đồng người Nùng ở Hoàng Su Phì vì nó được tổ chức để gọi linh hồn của con người, cây cỏ, cuốc, xẻng... 

Trong mâm cúng có 30 đinh vàng, 3 đĩa thịt lợn gồm: lòng lợn, thịt nướng, thịt luộc và rượu; họ đốt rác lên khói trước rồi mới làm lễ cúng gọi hồn. Lúc này, tất cả các thôn, bản người Nùng đều có những cột khói trắng bốc lên, lan tỏa vào đêm tối tạo nên một cảnh tượng vô cùng huyền ảo. Đây cũng là giờ khắc linh thiêng để mọi người tập trung vào cầu khấn.

Trong mâm cúng có 30 đinh vàng, 3 đĩa thịt lợn gồm: lòng lợn, thịt nướng, thịt luộc và rượu; họ đốt rác lên khói trước rồi mới làm lễ cúng gọi hồn. Lúc này, tất cả các thôn, bản người Nùng đều có những cột khói trắng bốc lên, lan tỏa vào đêm tối tạo nên một cảnh tượng vô cùng huyền ảo. Đây cũng là giờ khắc linh thiêng để mọi người tập trung vào cầu khấn. 

Với quan niệm mọi vật tồn tại đều có linh hồn, họ gọi hồn tất cả những gì liên quan đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người từ vật dụng trong nhà cho đến linh hồn cỏ cây. Đón các linh hồn tốt về vào đầu năm mới thì cuộc sống sinh hoạt, công việc đồng áng trong cả năm mới thuận lợi.

Với quan niệm mọi vật tồn tại đều có linh hồn, họ gọi hồn tất cả những gì liên quan đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người từ vật dụng trong nhà cho đến linh hồn cỏ cây. Đón các linh hồn tốt về vào đầu năm mới thì cuộc sống sinh hoạt, công việc đồng áng trong cả năm mới thuận lợi.

Những phong tục độc đáo

Tục lệ dựng cây nêu ngày Tết là một phong tục độc đáo của người Nùng. Họ dựng cây nêu với mục đích để xua đuổi tà ma nhằm đem lại mùa màng bội thu cho năm sau. Trên cây nêu người Nùng thường treo vàng mã, buộc lông gà. Tất cả đều vì mục đích bảo vệ con người, tạo lập hạnh phúc cho con người.

Tục lệ dựng cây nêu ngày Tết là một phong tục độc đáo của người Nùng. Họ dựng cây nêu với mục đích để xua đuổi tà ma nhằm đem lại mùa màng bội thu cho năm sau. Trên cây nêu người Nùng thường treo vàng mã, buộc lông gà. Tất cả đều vì mục đích bảo vệ con người, tạo lập hạnh phúc cho con người.

Đến sáng mùng 1 Tết, các gia đình sẽ làm Lễ cúng Tổ tiên họ nội, ngoại để gọi tổ tiên từ 5-6 đời về ăn Tết. Trong lễ này cần có sự tham gia của người lớn tuổi nhất trong gia đình để gọi tên, tuổi những người đã khuất từ nhiều đời trước. Qua đó, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của người Nùng luôn nhớ về cội nguồn.

Đến sáng mùng 1 Tết, các gia đình sẽ làm Lễ cúng Tổ tiên họ nội, ngoại để gọi tổ tiên từ 5-6 đời về ăn Tết. Trong lễ này cần có sự tham gia của người lớn tuổi nhất trong gia đình để gọi tên, tuổi những người đã khuất từ nhiều đời trước. Qua đó, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của người Nùng luôn nhớ về cội nguồn. 

Người Nùng ăn Tết trong 3 ngày đầu năm, ngoài việc làm cơm thờ cúng mỗi ngày thì các gia đình còn đi chúc Tết, thăm hỏi lẫn nhau. Các chàng trai, cô gái thì sửa soạn những bộ quần áo đẹp nhất để đi chơi xuân. Hết 3 ngày Tết nhưng người Nùng sẽ không đi làm nếu chưa làm Lễ xuống đồng.

Người Nùng ăn Tết trong 3 ngày đầu năm, ngoài việc làm cơm thờ cúng mỗi ngày thì các gia đình còn đi chúc Tết, thăm hỏi lẫn nhau. Các chàng trai, cô gái thì sửa soạn những bộ quần áo đẹp nhất để đi chơi xuân. Hết 3 ngày Tết nhưng người Nùng sẽ không đi làm nếu chưa làm Lễ xuống đồng. 

 Thường thì sau Tết, họ sẽ chọn một ngày tốt để làm Lễ xuống đồng. Được biết, trước kia lễ này được tổ chức tập trung thành một lễ hội nhưng ngày nay người Nùng ở đây tự làm lễ trong khuôn khổ gia đình. Họ sẽ đem các thức ăn còn lại của ngày Tết ra đồng, sau khi làm xong Lễ xuống đồng, cuốc những nhát cuốc đầu tiên xuống đồng ruộng của nhà mình lấy may cả gia đình sẽ nghỉ tay, rải chiếu và bày đồ ăn ra ăn tại đồng.

Thường thì sau Tết, họ sẽ chọn một ngày tốt để làm Lễ xuống đồng. Được biết, trước kia lễ này được tổ chức tập trung thành một lễ hội nhưng ngày nay người Nùng ở đây tự làm lễ trong khuôn khổ gia đình. Họ sẽ đem các thức ăn còn lại của ngày Tết ra đồng, sau khi làm xong Lễ xuống đồng, cuốc những nhát cuốc đầu tiên xuống đồng ruộng của nhà mình lấy may cả gia đình sẽ nghỉ tay, rải chiếu và bày đồ ăn ra ăn tại đồng. 

Ẩm thực ngày Tết

Các món ăn trong ngày Tết của người Nùng rất phong phú và đặc sắc, nó mang dấu ấn riêng của dân tộc. Một số đặc sản như khẩu sly (bánh bỏng), chè lam, các loại bánh rán, mứt. Trong những ngày tết, các món ngọt thường được gia chủ mang ra tiếp khách, để khách vừa nhấp chén trà vừa tận hưởng sự ngon ngọt của món ăn dân dã. Bên cạnh đó người Nùng còn tự làm món mặn vừa ngon vừa lạ, đó là món “phung xoong” (lạp xưởng), hương vị rất hấp dẫn. Đây là món ăn đặc sản mà chỉ trong ngày Tết của người Nùng mới có cơ hội được thưởng thức.

Các món ăn trong ngày Tết của người Nùng rất phong phú và đặc sắc, nó mang dấu ấn riêng của dân tộc. Một số đặc sản như khẩu sly (bánh bỏng), chè lam, các loại bánh rán, mứt. Trong những ngày tết, các món ngọt thường được gia chủ mang ra tiếp khách, để khách vừa nhấp chén trà vừa tận hưởng sự ngon ngọt của món ăn dân dã. Bên cạnh đó người Nùng còn tự làm món mặn vừa ngon vừa lạ, đó là món “phung xoong” (lạp xưởng), hương vị rất hấp dẫn. Đây là món ăn đặc sản mà chỉ trong ngày Tết của người Nùng mới có cơ hội được thưởng thức.

Tết của người Nùng ăn rất to, cũng mổ lợn ròng rã cả tháng sau Tết, họ chỉ ăn, chơi và đi lễ hội lùng tùng. Đàn ông thì uống rượu, chơi tá lả, bài tam cúc, đàn bà đi làm lấy ngày rồi lại tiếp tục làm các loại bánh. Người Nùng rất tự trọng và mến khách. Vì thế các bạn đến chơi nhà một người Nùng bạn chưa thể ra khỏi nhà khi chưa uống cạn vài chén rượu chung vui.

Tết của người Nùng ăn rất to, cũng mổ lợn ròng rã cả tháng sau Tết, họ chỉ ăn, chơi và đi lễ hội lùng tùng. Đàn ông thì uống rượu, chơi tá lả, bài tam cúc, đàn bà đi làm lấy ngày rồi lại tiếp tục làm các loại bánh. Người Nùng rất tự trọng và mến khách. Vì thế các bạn đến chơi nhà một người Nùng bạn chưa thể ra khỏi nhà khi chưa uống cạn vài chén rượu chung vui.

Ngày Tết trong tâm thức của người Nùng

Tết cổ truyền của người Nùng là dịp để mọi người dẹp bỏ mọi lo toan trong cuộc sống sau một năm làm việc vất vả để vui chơi, an hưởng hạnh phúc. Tết cũng là dịp để đồng bào Nùng tự ý thức về sự đổi mới của đất trời về lẽ tuần hoàn của tạo vật. Ý thức như thế để con người luôn hân hoan nuôi mầm hi vọng cho 365 ngày tiếp theo của năm mới và bỏ lại 365 ngày của năm cũ.

Tết cổ truyền của người Nùng là dịp để mọi người dẹp bỏ mọi lo toan trong cuộc sống sau một năm làm việc vất vả để vui chơi, an hưởng hạnh phúc. Tết cũng là dịp để đồng bào Nùng tự ý thức về sự đổi mới của đất trời về lẽ tuần hoàn của tạo vật. Ý thức như thế để con người luôn hân hoan nuôi mầm hi vọng cho 365 ngày tiếp theo của năm mới và bỏ lại 365 ngày của năm cũ.

Tết là cơ hội để gia đình sum họp, tương nhớ tới tổ tiên, đền ơn trả nghĩa cho nhau. Đồng thời, Tết là dịp để mọi người nở nụ cười chào nhau và gạt bỏ những giận hờn năm cũ để bắt đầu cho năm mới là những cái bắt tay hứa hẹn xóa bỏ thù hận. Tất cả chỉ nhằm làm cho cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn khi năm mới bắt đầu.

Tết là cơ hội để gia đình sum họp, tương nhớ tới tổ tiên, đền ơn trả nghĩa cho nhau. Đồng thời, Tết là dịp để mọi người nở nụ cười chào nhau và gạt bỏ những giận hờn năm cũ để bắt đầu cho năm mới là những cái bắt tay hứa hẹn xóa bỏ thù hận. Tất cả chỉ nhằm làm cho cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn khi năm mới bắt đầu.

Tất cả đều được lặp lại theo chu kỳ làm nên nhiều tập tục mang đậm bản sắc dân tộc. Nó chứa đựng những đức tính tốt đẹp của người Nùng, luôn muốn được sống thân thiện, yên bình.

Tất cả đều được lặp lại theo chu kỳ làm nên nhiều tập tục mang đậm bản sắc dân tộc. Nó chứa đựng những đức tính tốt đẹp của người Nùng, luôn muốn được sống thân thiện, yên bình.


Tổng hợp

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2019

Nét đẹp cổ truyền ngày Tết miền Tây

Khi những cánh hoa mai, những bông cúc hé nụ bừng sắc vàng báo xuân về, Tết đến cũng là dịp người Nam bộ gác lại những lo toan bộn bề sau một năm lao động để chuẩn bị đón chào mùa xuân mới. Những cư dân nông nghiệp ở vùng đất Nam bộ từ xa xưa có nét riêng trong tập tục nghi lễ rước ông bà Tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Tập tục dân giã, bình dị ấy lại có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tâm linh của người dân Nam bộ. Nó như sợi dây kết nối giữa quá khứ với hiện tại ở mỗi nếp nhà nơi vùng đất phương Nam.

Nét đẹp cổ truyền ngày Tết miền Tây

“Sắm” lễ đưa ông Táo về trời


“Sắm” lễ đưa ông Táo về trờ

Người dân miền Tây khá coi trọng lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp. Cứ vào ngày này, nhà nhà đều phải chuẩn bị lễ vật như hoa quả, mũ áo, vàng mã bằng giấy, cá chép với qua niệm rằng cá chép sẽ vượt vũ môn, hóa thành rồng hay để đưa ông Táo với những nghi lễ không cầu kỳ, chỉ cốt chứng minh lòng thành tiễn ông Táo về trời.

Ngày nay, vì sự tất bật của công việc và cuộc sống nên mâm cơm tiễn ông Táo cũng trở nên đơn giản hơn. Nhưng không thể thiếu trong mâm cúng này là dưa hấu và chè trôi nước thể hiện mong ước mọi việc sẽ trôi chảy và thuận lợi. Ông Táo lên trình bày với Ngọc Hoàng phải nói ngon, nói ngọt, thể hiện mong ước của người dân để mọi việc trong năm mới tốt hơn, thuận lợi và suôn sẻ hơn.

Phong tục rước ông bà Tổ tiên


Phong tục rước ông bà Tổ tiên

Tục mời ông bà về ăn Tết mang ý nghĩa tâm linh lâu đời của người Việt Nam nói chung và người Nam Bộ nói chung. Đây không chỉ là dịp để các thành viên trong gia đình tưởng nhớ đến ông bà Tổ tiên mà còn để thành kính báo cáo với các bậc tiền nhân cả chuyện vui, chuyện buồn, việc đi xa, việc làm ăn buôn bán, việc cưới gả con cái… Với ý nghĩa như vậy việc chuẩn bị bàn thờ, mâm cơm cúng lễ ông bà Tổ tiên trong ngày Tết được người dân Nam bộ rất coi trọng.Từ sáng sớm ngày 29, 30 Tết, mọi thành viên trong gia đình đều tập trung sắm sửa, chuẩn bị cho lễ Tết. Đàn bà, con gái lo chuẩn bị các món ăn cho mâm cơm ngày Tết.

Người dân Nam bộ hầu như vào ngày rước ông bà này cũng sẽ khấn vái mời ông Táo về cùng gia đình đón Tết. Đây cũng là nét văn hoá truyền thống mà cư dân Nam Bộ giữ gìn bao đời nay.

Mâm ngũ quả ngày Tết


Mâm ngũ quả ngày Tết

Người dân Nam bộ rất cầu kỳ trong khâu lựa chọn những loại quả xuất hiện trong mâm ngũ quả cúng gia tiên. Ở Nam bộ, mâm ngũ quả sẽ thể hiện mong muốn của gia chủ và thường thấy nhất là "Cầu sung vừa đủ xài"mang ý nghĩa ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.

Người miền Nam kỵ cúng một số loại quả vì theo phát âm tên gọi mang ý nghĩa không tốt như: chuối gần với từ chúi nhủi, làm ăn không phất lên được; lê gần với từ lê lết, đổ bể, dễ thất bại; cam, quýt với ý nghĩa quýt làm cam chịu.


Tổng hợp