Hiển thị các bài đăng có nhãn VietC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VietC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Điều gì tạo nên một hướng dẫn viên du lịch xuất sắc?

Một công ty du lịch sẽ không là gì nếu công ty đó không có các hướng dẫn viên – họ là xương sống của toàn bộ hoạt động. Trở thành một hướng dẫn viên du lịch không chỉ là việc đọc các sự kiện từ một văn bản; đó là một công việc rất đòi hỏi sự kết hợp của hiệu suất, ghi nhớ, và dịch vụ khách hàng, tất cả hoà quyện vào làm một. Trong khi mỗi tour du lịch (và hướng dẫn viên) là khác nhau, những nhân viên tour du lịch tốt nhất sở hữu một số kỹ năng nhất định làm cho họ thực sự nổi bật. Dưới đây là những điều cần tìm kiếm khi thuê các hướng dẫn viên du lịch lâu dài.



Giao tiếp


Tất cả cuối cùng đều dẫn đến việc giao tiếp. Người hướng dẫn viên phải có khả năng truyền đạt một cách rõ ràng và dễ hiểu, và biết giao tiếp với những nhóm người có nhiều thành viên và khác nhau. Một người hướng dẫn viên tốt sẽ không chỉ có khả năng về thể chất để điều khiển sự chú ý và nói rõ tiếng nói của mình mà còn có những kỹ năng giao tiếp cần thiết để tương tác với những người mới mỗi ngày, trả lời các câu hỏi và có thể dễ dàng tiếp cận họ.

Ghi nhớ và Kể chuyện


Khi bạn điều hành một tour du lịch, bạn đang bán nhiều hơn không chỉ là các điểm tham quan và những âm hưởng cuộc sống; mà bạn còn đang bán kiến ​​thức, lịch sử và những câu chuyện và sự hướng dẫn của bạn phải làm cho tất cả thông tin đó trở nên có sức hấp dẫn. Nếu một hướng dẫn viên chỉ chăm vào việc đọc những gì có trên văn bản hoặc thực tế không đúng như những điều đã nói, du khách của bạn sẽ không bị ấn tượng. Mục tiêu cuối cùng của bạn trong việc hướng dẫn là nắm vững kịch bản và nói lại với du khách như thể đó là câu chuyện của riêng họ, và nó là nguồn chảy tự nhiên trong dòng suy nghĩ của họ chứ không phải đơn thuần là việc ghi nhớ. Họ không chỉ là bên đưa ra thông tin mà họ chính là đóng một vai trò trong đó.

Hài hước


Không ai muốn nhai một bài học lịch sử khô khan, nhàm chán; họ sẽ bỏ ra ngoài, chán nản, và không cảm thấy là đã có được khoảng thời gian vui vẻ. Một hướng dẫn viên có tính hài hước sẽ có thể tiêm những điều thú vị vào trong kịch bản của họ và làm cho du khách cảm thấy thoải mái và vui vẻ, tăng sự hài lòng của họ về chuyến đi và loại bỏ những căng thẳng có thể phát sinh.

Đam mê


Ngay cả khi những hướng dẫn viên của bạn không phải là người địa phương, họ vẫn có thể đánh lừa khách hàng của bạn một cách hợp lý bằng việc có lượng kiến ​​thức sâu sắc thực sự về những nhà hàng tốt nhất và những bí mật nhỏ mà chỉ có người dân vùng đó mới biết. Họ nên có niềm đam mê thực sự cho thành phố hoặc các hoạt động, và truyền đạt niềm đam mê đó cho khách hàng của bạn.

Linh hoạt


Tất nhiên, một hướng dẫn viên du lịch sẽ không chỉ lên sân khấu và giao tiếp với những đối tượng thụ động; du khách của bạn sẽ có những câu hỏi và nhận xét, và người hướng dẫn viên của bạn sẽ phản ứng lại với họ bằng những kĩ năng và sự nhiệt tình. Điều này có nghĩa là người hướng dẫn viên sẽ cần biết nhiều hơn chỉ là một kịch bản tiêu chuẩn, họ có thể rút ra được từ những kiến ​​thức khô khan đó để chuyển hoá nó theo một cách thú vị và hấp dẫn. Họ cần có sự linh hoạt với những chuyến đi, điều chỉnh những khoảnh khắc tự phát và sử dụng cách tiếp cận độc đáo cho các loại hình du khách khác nhau.

Đúng giờ


Không vị khách nào muốn ngồi chờ đợi một hướng dẫn viên; điều này là vô cùng không chuyên nghiệp. Hướng dẫn viên du lịch tốt nhất của bạn cần phải đúng giờ, sẵn sàng chấp nhận khách của bạn và có thể tổ chức chúng càng ít chậm trễ càng tốt.

Độ nhạy


Bạn sẽ có khách đến từ khắp nơi trên thế giới và mọi tầng lớp xã hội, và họ sẽ có những kỳ vọng về văn hoá nhất định và các chuẩn mực xã hội. Hướng dẫn viên tốt nhất cần có sự nhanh nhạy với những khác biệt quốc tế này và có thể điều chỉnh các cách giao tiếp để tôn trọng khách hàng của họ nếu có thể. Họ là những người cũng có thể đối phó với những khách hàng có nhu cầu đặc biệt



Thứ Ba, 6 tháng 8, 2019

Những hãng bay đúng giờ nhất thế giới

Tuần qua, OAG (Official Airlines Guide - một tổ chức độc lập chuyên nghiên cứu, đánh giá và xếp hạng về hàng không, thành lập năm 1929, trụ sở chính đặt tại Anh) đã công bố bảng vàng ‘Những hãng hàng không có chỉ số hoạt động đúng giờ nhất thế giới’ trong năm 2018 và bảng vàng ‘Những hãng bay đúng giờ trong 12 tháng’ tính đến tháng 5/2019.


Những hãng bay đúng giờ nhất thế giới

Tiếp theo bài viết Chọn tốt bay êm ở số báo trước (dựa vào kết quả Giải Hàng không thế giới 2019 của Skytrax), nay có thêm thông tin để tin tưởng chọn bay tốt với những hãng bay nào có những chuyến bay cất cánh đúng giờ, hạ cánh cũng đúng giờ. Giới chuyên ngành đánh giá hãng bay tốt dựa vào chỉ số OTP (On Time Performace - hoạt động đúng giờ) với hiểu biết rõ ràng rằng một chuyến bay tuy cất cánh hạ cánh trễ 15 phút so với thời gian ghi trên vé vẫn được xem là đúng giờ. Khoảnh khắc 15 phút trễ nãi ấy có thể vì lý do nào đó, chẳng hạn như trục trặc nhỏ về máy móc, giấy tờ, đường băng bị quá tải, thời tiết xấu, quá nhiều hành lý, hàng hóa đến trễ, thậm chí vì hành khách tranh cãi, ẩu đả với nhau...

Để có được OTP 2019 của các hãng hàng không, OAG đã thu thập thông tin của 58 triệu chuyến bay được khai thác bởi 200 hãng bay khắp thế giới từ  ngày 1/1 - 31/12/2018. Sau khi tổng hợp đầy đủ các số liệu, OAG lập bảng xếp hạng 20 hãng hàng không có OTP hàng đầu ngành vận chuyển hàng không dân sự quốc tế, bảng xếp hạng 20 hãng bay truyền thống hàng đầu và bảng xếp hạng 20 hãng bay chi phí thấp, giá vé rẻ (LCC). Ngoài ra, còn có xếp hạng các sân bay hoạt động đúng giờ nhất, theo 5 cấp, tính theo quy mô sân bay từ nhỏ đến rất lớn.

Trong bảng vàng 2019 Top 20 Hãng hàng không có chỉ số OTP hàng đầu thế giới có khá nhiều hãng mà đại đa số hành khách Việt Nam không hề biết đến và chắc cũng sẽ có rất ít cơ hội bay trải nghiệm với những hãng ấy, chẳng hạn như Copa Airlines, một hãng nhỏ ở tận bên Panama, châu Mỹ Latin, đứng đầu bảng vàng với chỉ số OTP lên đến 89,79%. Có nghĩa là trong một năm, có đến suýt soát 90% chuyến bay của Copa cất cánh hạ cánh đúng giờ. Càng đáng nể hơn khi biết Copa Airlines đã đẩy Baltic Airlines, hãng nhỏ ở Bắc Âu, xuống hạng nhì sau khi đã có ba lần là nhà vô địch OTP.

Một hãng hàng không quy mô nhỏ, chỉ khai thác một số đường bay ngắn trên bầu trời Đông Nam Á nhưng leo nhanh lên hạng 5 của Top 20 Hãng bay có OTP hàng đầu thế giới. Đó là Bangkok Airways có hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên cũng cần hiểu rằng các hãng bay nhỏ với số chuyến bay khai thác hằng ngày không nhiều thì càng có nhiều khả năng đạt điểm OTP cao hơn các hãng bay thuộc loại khổng lồ với hàng ngàn chuyến bay mỗi ngày tỏa đi khắp thế giới, chẳng hạn như Turkish Airlines, American Airlines, Emirates Airline, Qatar Airways...

Khu vực Bắc Mỹ có ba hãng bay lớn nhất được OAG xếp loại hãng 4 sao, gồm Alaska Airlines, Delta Air Lines và Spirit Airlines và một hãng 5 sao là Hawaiian Airlines. Nhưng Hawaiian chỉ khai thác 8.320 chuyến bay trong khi Delta có đến 160.420 chuyến bay.

Nếu như KLM Royal Dutch Airlines của Hà Lan sẽ mừng thọ bách niên vào ngày 7/10/2019 tới đây đã nỗ lực vươn từ hạng 30 năm trước lên hạng 10 năm nay. Ngược lại, bị tụt từ hạng 4 năm ngoái xuống hạng 13 là Japan Airlines. Những ai thường bay sang Mỹ và bay nội địa Mỹ sẽ không vui khi biết trong bảng vàng 2019 Top 20 Hãng bay với chỉ số OTP hàng đầu chỉ có hai hãng hàng không Mỹ là Hawaiian Airlines, hạng 4 và Delta Air Lines, hạng 16. Và không có một hãng nào của châu Âu có tên trong top 20.

Các hãng hàng không châu Á tiếp tục hoạt động tốt, chỉ số đúng giờ tăng cao trong thời gian 12 tháng qua (tính đến tháng 5/2019). Và có đến 8 hãng được OAG xếp vào hàng ngũ hãng hàng không 5 sao về khoản hoạt động đúng giờ, gồm ANA All Nippon Airways với OTP 85,2%; Garuda Indonesia với 91,6%, đầu bảng. 

Theo doanhnhansaigon.vn

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2019

7 kỹ năng cần biết với người học công nghệ thông tin

Công nghệ ngày càng phát triển. Dù không phải là những chuyên gia nhưng để có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm và không bị tụt lùi so với thời đại, bạn nên học những kỹ năng cần thiết hỗ bản thân.



Lập trình


Ngày nay, hầu hết các công ty cả trong và ngoài lĩnh vực công nghệ đều cần lập trình viên. Bạn có thể cập nhật cho mình kiến thức môn học này trước khi nó trở nên phổ biến với mọi người.

Chương trình học phù hợp: Kỹ sư công nghệ thông tin.

Excel


Không có công ty nào tuyển chuyên gia làm Excel, nhưng tất cả những người làm việc chuyên nghiệp đều thành thạo Excel.

Excel là kỹ năng mềm được đánh giá cao tại mọi môi trường làm việc. Dù bạn chỉ lập bảng biểu, tính toán chi tiêu hay thực hiện những báo cáo giá trị hơn, Excel chắc chắn là thứ cần biết.

Môn học phù hợp: Làm chủ máy tính.

Phát triển website


Năm 2008, khi các App Store (gian ứng dụng trực tuyến) ra mắt, mọi người đều muốn cài app cho điện thoại của mình. Mười năm sau, người dùng đang bão hòa với app và có xu hướng quay trở lại với website.

Sự khác biệt là người dùng truy cập web trên điện thoại thay vì trên máy tính. Bởi vậy, các kỹ năng phát triển web và web mobile rất có tiềm năng.

Môn học phù hợp: Xây dựng website.

Viết lách


Viết lách là kỹ năng quan trọng của thời đại số. Những nội dung thu hút người dùng là chìa khóa để kết nối và tăng lượng tương tác tới sản phẩm của bạn. Nó bắt đầu với kỹ năng viết rõ ràng, mạch lạc và sáng tạo.

Quản trị dự án


Các nhiệm vụ ngày càng phức tạp, các đội nhóm làm việc ngày càng phát triển lớn. Người làm quản trị dự án đóng vai trò quan trọng để vận hành các dự án như thế.

Họ kiểm soát toàn bộ quá trình làm việc, giúp hoàn thành dự án với ngân sách và thời gian tối ưu. Bạn cần học và bổ sung thêm kỹ năng quản trị dự án vào hồ sơ năng lực của bản thân.

Môn học phù hợp: Quản trị dự án công nghệ

Google Analytics


Để quản trị tốt các kênh tương tác trong thời đại công nghệ, bạn cần hiểu rõ sự vận hành của nó.

Google Analytics đang là công cụ hỗ trợ bạn đánh giá các chỉ số quan trọng như tính hiệu quả của các bài đăng, các nguồn truy cập, thời gian tương tác… về kênh của bạn.

Môn học phù hợp: Trở thành công dân số

Marketing trực tuyến


Tiếp thị trực tuyến bổ trợ cho mọi kỹ năng khác. Nó đưa ra bức tranh tổng thể, giúp bạn triển khai các công việc trên một cách thông minh để kết nối được với doanh nghiệp và khách hàng. Nếu muốn được các nhà tuyển dụng công nghệ cao để mắt, hãy trở thành một chuyên gia trong tiếp thị trực tuyến.

Theo Vnexpress




















Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Làm thế nào để trở thành hướng dẫn viên du lịch giỏi

Ngành du lịch hiện đang là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, kinh tế phát triển như một đòn bẫy tạo nên sự phát triển thần tốc của ngành du lịch . Vì vậy đây là cơ hội để nghề hướng dẫn viên phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng. Tuy nhiên làm sao để trở bạn có thể trở thành một hướng dẫn viên chuyên nghiệp ngay khi bạn mới trước chân vào nghề. 



Bạn đang ước mơ và đam mê nghề hướng dẫn viên du lịch, hãy đăng ký ngay khóa học nghiệp vụ hướng dẫn viên của Vietravel training center, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện niềm đam mê và khát vọng chinh phục các đường tour của mình.

Những yếu tố giúp bạn trở thành một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp


- Kỹ năng giao tiếp & xử lý tình huống: Đặc thù của nghề hướng dẫn viên du lịch là nói nhiều và nói liên tục, sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau nên kỹ năng giao tiếp bắt buộc phải có. Ngoài ra, hướng dẫn viên du lịch cũng cần giải đáp các thắc mắc của du khách đến từ nhiều quốc gia khác nhau nên nhạy bén trong giao tiếp, xử lý khéo tình huống, biết nhiều ngôn ngữ, biết tạo điểm nhấn thu hút riêng mang dấu ấn cá nhân và sự lịch thiệp là điểm cộng lớn giúp bạn làm tốt nghề này.

- Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ: Cử chỉ, nét mặt, điệu bộ,... hợp lý sẽ giúp hướng dẫn viên du lịch dễ dàng truyền đạt thông tin đến cho du khách và tạo nên không khí vui vẻ hơn cho chuyến đi. Nhưng nếu sử dụng sai hành động hoặc cử chỉ mơ hồ sẽ gây ra tác dụng ngược, làm du khách hiểu nhầm, hiểu sai ý,... Do đó, người hướng dẫn viên du lịch phải am hiểu cách giao tiếp phi ngôn ngữ và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.

- Kỹ năng thuyết trình, thuyết phục: Bố trí nội dung và sắp xếp trình tự thuyết trình sao cho hợp lý, nên nói gì trước, rồi mới tới cái gì để tăng tính thuyết phục, tạo sự lôi cuốn và giúp du khách dễ tiếp thu, dễ nhớ, chú ý lời nói của hướng dẫn viên du lịch là điều cần thiết trong suốt chuyến đi.

- Khả năng ngoại ngữ: Không chỉ có khách nội địa, hướng dẫn viên du lịch còn phải tiếp xúc với du khách quốc tế đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Do đó, hiểu biết và sử dụng thành thạo thêm nhiều ngôn ngữ là một lợi thế của người làm hướng dẫn viên du lịch.

Ngoài ra, kỹ năng làm việc nhóm, quản lý tour, sử dụng phương tiện truyền thông,... cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều trong công việc của người làm hướng dẫn viên du lịch. Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ hiểu rõ hơn về nghề hướng dẫn viên du lịch và tố chất căn bản trong nghề này là gì để trau dồi ngay từ bây giờ nếu muốn theo đuổi.

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

Bí quyết để trở thành chuyên viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp

Chăm sóc khách hàng là nghề đầy tiềm năng trong xã hội hiện đại, nhưng không phải ai cũng có thể làm tốt công việc mà tưởng như đơn giản này. Nếu bạn có giọng nói dễ nghe, hoà đồng và biết cách thuyết phục người khác thì mọi thứ thật đơn giản, nhưng đối với những người không có sẵn những tố chất này thì điều đó là vấn đề lớn. Tuy nhiên, nếu bạn thật sự yêu thích hãy nhanh tay đăng ký ngay khóa Nghiệp vụ Sale - Điều hành Tour du lịch của Vietravel, các bạn vẫn có thể trở thành những chuyên viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.



Những lời khuyên dành cho chuyên viên chăm sóc khách hàng


Khách hàng là thượng đế


Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào bạn hãy luôn nhớ “khách hàng là thượng đế", như vậy bạn mới không bị phạm sai lầm khi gặp phải những khách hàng khó tính. Hãy nhớ việc làm của bạn là phục vụ người khác, vì vậy hãy luôn biết nói xin lỗi và khắc phục lỗi. Nếu lỗi đó là của khách hàng cũng đừng đỗ lỗi cho họ mà hãy từ tốn giải thích để họ hiểu, tuyệt đối không được cho mình quyền ngồi lên đầu khách hàng với suy nghĩ: “Anh cần sản phẩm, dịch vụ của tôi chứ tôi không cần anh”.

Lắng nghe cẩn thận và trả lời nhanh câu hỏi của khách hàng


Làm nghề chăm sóc khách hàng bạn cũng cần phải biết lắng nghe và hãy chắc chắn rằng mỗi lời nói của khách hàng đều được bạn nghe cẩn thận để biết họ đang cần gì, họ hài lòng hay không hài lòng điều gì về sản phẩm của bạn, khi đó bạn sẽ có cách khắc phục để dịch vụ, sản phẩm của bạn tốt hơn và làm hài lòng khách hàng hơn.
Ngoài lắng nghe bạn cũng cần trả lời nhanh những thắc mắc của khách hàng. Khi họ đã tin và tìm đến bạn nghĩa là họ mong được phục vụ nhanh nhất và tốt nhất. Vì vậy hãy trả lời cho họ ngay khi bạn nhận được câu hỏi bằng bất kỳ hình thức nào như: trả lời trực tiến hoặc trả lời qua email, điện thoại…

Khả năng đồng cảm với khách hàng


Đồng cảm với khách hàng là điều mà một chuyên viên chăm sóc khách hàng cần phải có. Bởi chỉ có đồng cảm bạn mới có thể lắng nghe và hiểu được nguyện vọng của họ, đừng vì cái tôi cá nhân mà bỏ rơi khách hàng khi họ đang cần tới bạn. Bởi hơn lúc nào hết họ cần có người lắng nghe những suy nghĩ, ý kiến và phản ánh của họ về dịch vụ của công ty bạn. Thay vì đổ thêm dầu vào lửa, bạn hãy tìm cách xoa dịu họ bằng những lời nói nhẹ nhàng, ân cần. Khách hàng dù khó tính đến đâu cũng sẽ bỏ qua những sai sót nếu bạn biết đồng cảm với họ.

Hiểu tâm lý khách hàng


Nếu không hiểu được tâm lý khách hàng thì bạn sẽ không thể làm nghề chăm sóc khách hàng được. Bạn phải biết được rằng mỗi khách hàng sẽ có những suy nghĩ và yêu cầu khác nhau, nhưng tất cả họ đều có chung một mong muốn khi tìm đến bạn đó là được phục vụ tốt nhất. Vì vậy, hãy hiểu được tâm lý chung này sau đó dần dần tìm hiểu những mong muốn riêng của họ, khi đó bạn sẽ dễ dàng tư vấn và thuyết phục họ tin vào sản phẩm, dịch vụ của bạn hoặc công ty bạn.

Quản trị thời gian khoa học


Quản trị thời gian khoa học là kỹ năng quan trọng đối với bất kỳ cá nhân, ngành nghề nào. Nhưng riêng đối với nghề chăm sóc khách hàng việc quản trị thời gian là một trong những kỹ năng bạn cần phải có. Bạn không thể dành quá nhiều thời gian cho khách hàng này mà quên mất khách hàng khách cũng đang cần bạn phục vụ, vì vậy hãy biết điều phối thời gian hợp lý để đảm bảo tất cả khách hàng của bạn đều được phục vụ, đừng để họ đến tìm bạn, chờ đợi bạn xong ra về trong thất vọng, khi đó họ sẽ không muốn quay lại tìm bạn thêm lần nào nữa.

Sự thân thiện và hoà đồng với khách hàng


Thân thiện và hoà đồng với khách hàng là yếu tố không thể thiếu đối với nghề chăm sóc khách hàng. Nếu bạn là người kiêu căng, chỉ thích người khác “đội mình lên đầu” thì không nên chọn nghề này. Khách hàng chỉ tìm đến bạn nếu bạn là người thân thiện, cởi mở và họ sẵn sàng quên bạn nếu bạn là người ích kỷ, chỉ biết lợi ích cho bản thân.

Có trách nhiệm


Bạn không thể giới thiệu một sản phẩm hay dịch vụ đến với khách hàng rồi bỏ mặc họ, không cần biết những thứ mình đưa đến cho họ có tốt không, có làm họ hài lòng không thì bạn sẽ không thể đứng vững được trong cái nghề này. 

Hãy quan tâm, chăm sóc và có trách nhiệm với những gì bạn đã tư vấn cho họ, nếu sản phẩm, dịch vụ của bạn mắc lỗi hãy đứng ra chịu trách nhiệm và xin lỗi khách hàng, có như vậy bạn mới xây dựng được lòng tin ở họ và có được mạng lưới khách hàng thân thiết.

Thường xuyên tương tác với khách hàng


Hãy thường xuyên tương tác với khách hàng bằng tất cả những hình thức bạn có thể dùng như: Email Marketing, điện thoại, tin nhắn SMS, tổ chức những cuộc gặp mặt… cách làm này thể hiện rằng bạn luôn quan tâm tới họ và cũng chắc chắn rằng khách hàng không quên bạn, họ luôn tin dùng sản phẩm của bạn.

Linh hoạt trong phục vụ khách hàng


Khi gặp vấn đề khó xử, hoặc ngoài khả năng xử lý bạn không nên quá máy móc trả lời khách hàng như kiểu “không”, “có thể”, “cho chúng tôi thời gian”… Khách hàng họ muốn được giải quyết vấn đề nhanh nhưng tất nhiên là phải có lợi cho mình, vì vậy thay vì vòng vo hay từ chối thẳng thừng bạn hãy linh hoạt đưa ra cho họ những lựa chọn có lợi cho họ nhưng vẫn đảm bảo lợi ích cho bạn. Đó mới thật sự là một chuyên gia chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp trong thời đại hiện nay.

Chăm sóc khách hàng không chỉ là một ngành để bạn kiếm tiền nuôi sống bản thân, mà nó còn cho bạn rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm sống mà bạn không thể tìm thấy trong những ngành nghề khác. Nếu thật sự yêu thích công việc này hãy lựa chọn nhé. Chúc bạn thành công.  

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

Hướng dẫn viên du lịch - nghề triển vọng tại Việt Nam

Là một đất nước rất giàu tài nguyên du lịch, thị trường lao động của ngành "Công nghiệp không khói" ở Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh trong những năm qua.


Hướng dẫn viên du lịch - nghề triển vọng tại Việt Nam

Hiện nay Ngành du lịch đang nắm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng nằm trong quỹ đạo đó. Là điểm đến mới với nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa khá phong phú cùng nhiều khách sạn, resort do các tập đoàn nước ngoài đầu tư, ngành du lịch Việt Nam phát triển khá nhanh trong thập niên qua và có tiềm năng, triển vọng tiến xa hơn.

Nghề phát triển bền vững


Hướng dẫn viên du lịch được xếp trong Top những nghề có sự phát triển bền vững, lâu đời, hứa hẹn trong tương lai. 

Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, những năm qua ngành Du lịch vẫn đang giữ tốc độ tăng trưởng nóng. Dự kiến năm 2020, Việt Nam sẽ đón 10 – 10.5 triệu lượt khách quốc tế và 47- 48 triệu lượt khách du lịch nội địa với tổng số 580.000 buồng lưu trú, tạo ra 3.000.000 việc làm. Quản trị du lịch và lữ hành, quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống mang lại cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cùng môi trường làm việc quốc tế năng động. Nhóm ngành dịch vụ du lịch - khách sạn - nhà hàng đang phát triển với tốc độ nhanh và mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp cũng như môi trường làm việc năng động dành cho bạn trẻ.

Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế và nhân lực, trong những năm tới, nhu cầu nhóm ngành này ở Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng theo đà phát triển chung của thế giới và đóng góp hơn 40% GDP. Những con số nói trên cho thấy thực lực và tiềm năng của nhóm ngành Du lịch - Nhà hàng, Khách sạn ở Việt Nam hiện nay là cực kỳ to lớn, kéo theo một thị trường lao động khổng lồ với thu nhập trung bình hấp dẫn, đặc biệt là cho các bạn trẻ năng động.

Cần nhiều kỹ năng


Là ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam nên ngành du lịch đang được tổ chức đào tạo. Yêu cầu đầu vào không khắt khe nhưng những người theo nghề hướng dẫn viên du lịch lại có những yêu cầu riêng biệt như kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, ngoại ngữ.

Người hành nghề hướng dẫn viên du lịch ngoài những kiến thức và kỹ năng đã qua đào tạo còn phải tự trang bị cho mình một nền tảng văn hóa, kiến thức và ngoại ngữ vô cùng vững chắc; một bản lĩnh nghề nghiệp kiên định để có thể sẵn sàng đương đầu và giải quyết bất kì một tình huống phát sinh nào trong suốt quá trình dẫn tour. Đại diện một công ty du lịch lớn ở TP HCM, cho biết người làm hướng dẫn viên du lịch cần có những kỹ năng cơ bản. 

Đầu tiên là kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống: đây là kỹ năng bắt buộc phải có nếu muốn hành nghề hướng dẫn viên du lịch. Nghề này đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt – giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp bằng phi ngôn ngữ. Nói nhiều, nói liên tục và bằng nhiều ngôn ngữ, hình thức khác nhau, phải biết tạo điểm nhấn riêng cho mình, tránh gây cảm giác nhàm chán cho du khách, đặc biệt luôn nở nụ cười cùng thái độ lịch sự, thân thiện, tạo sự gần gũi. Trong thực tế công việc, nghề này thường xuyên gặp  những tình huống “dở khóc, dở cười” nhất. Những thắc mắc, yêu cầu vô cớ, khó nhằn của du khách có thể khiến bạn hoang mang, và đứng hình. Phải thật tinh tế, nhạy bén để có thể “tiên đoán” những tình huống có thể xảy ra, đồng thời bình tĩnh, bản lĩnh và nhanh trí giải quyết những tình huống phát sinh một cách hoàn hảo nhất.

Tiếp theo là kỹ năng thuyết trình – thuyết phục: đây là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất trong nghề hướng dẫn viên du lịch. Việc sắp xếp, bố trí nội dung và sử dụng hình thức thuyết trình như thế nào cho hợp lí, nói cái gì trước, cái gì sau để tăng tính thuyết phục, tạo sự lôi cuốn du khách là điều cần lưu ý trong suốt chuyến đi.
 Quan trọng không kém là kỹ năng ngoại ngữ. Nếu người làm nghề hướng dẫn viên du lịch mong muốn mở rộng cơ hội nghề nghiệp thì ngoại ngữ là kỹ năng không thể thiếu. Việc lựa chọn một ngoại ngữ khác (ngoài tiếng mẹ đẻ) để tìm hiểu, học tập và sử dụng thành thạo sẽ tạo điều kiện và cơ hội rất lớn cho nghề nghiệp.

Ngoài những kỹ năng trên, nghề hướng dẫn viên rất cần người có sức khỏe tốt sẵn sàng cho những chuyến hành trình dài ngày.

Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho nghề Hướng dẫn viên, Trung tâm đào tạo nghề Vietravel (VietC) có lớp Bồi dưỡng chuyên đề cho Hướng dẫn viên, lớp ôn thi chứng chỉ Hướng dẫn viên lấy thẻ (Nội địa, Quốc tế) và các lớp kỹ năng mềm khác khai giảng vào ngày 15 hàng tháng.


Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

8 Kỹ năng cần thiết cho dịch vụ chăm sóc khách hàng

Khách hàng là một yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của một công ty hay doanh nghiệp. Chính vì vậy dịch vụ chăm sóc khách hàng đang là một trong những lĩnh vực quan trọng bậc nhất hiện nay. Trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt, việc duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng như giữ chân khách hàng thân thiết và tìm kiếm khách hàng mới là điều không dễ dàng. Điều này đòi hỏi bạn phải có các kỹ năng cần thiết để có được dịch vụ chăm sóc khách hàng vượt trội. Hãy tham khảo 8 bí quyết bên dưới để tìm kiếm câu trả lời cho riêng bạn.


8 Kỹ năng cần thiết cho dịch vụ chăm sóc khách hàng

1. Khả năng thích ứng linh hoạt


Với mỗi khách hàng, bạn sẽ gặp vô số tình huống bất ngờ đòi hỏi bạn phải có cách ứng xử linh hoạt, phù hợp. Điều này có nghĩa là phục vụ khách hàng vào mọi lúc họ cần, giải đáp thắc mắc và sẵn sàng cung cấp hỗ trợ khách hàng tốt nhất.

Sự linh hoạt thể hiện trong việc lấy thông tin phục vụ khách hàng và luôn nỗ lực đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng trong thời gian nhanh nhất có thể. Bởi khách hàng rất ghét phải nghe từ “không” hay “việc này không thể thực hiện được”. Không phải lúc nào bạn cũng có thể nói “có” với khách hàng hay thực hiện chính xác những gì khách hàng muốn. Tuy nhiên, sẽ rất quan trọng khi bạn thể hiện sự năng động và linh hoạt trong công việc. Bạn hãy khéo léo dẫn dắt và đưa ra các lựa chọn có lợi cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo lợi ích cho công ty của bạn.

2. Có khả năng lắng nghe khách hàng


Một nhân viên chăm sóc khách hàng nếu không biết cách lắng nghe khách hàng thì sẽ không bao giờ cung cấp dịch vụ tốt nhất. Khách hàng luôn mong muốn những yêu cầu của họ được lắng nghe và được thấu hiểu, vì vậy bạn cần dành nhiều thời gian để phân tích nhu cầu của khách hàng bằng cách đặt câu hỏi và tập trung vào điều mà khách hàng đề cập.

Khi bạn lắng nghe tỉ mỉ từ ngôn từ, giọng nói, âm điệu, cho đến ngôn ngữ hình thể, bạn sẽ có cách giải quyết vấn đề của khách hàng một cách tốt nhất. Đó là phẩm chất thật sự của một chuyên gia chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

3. Khả năng thấu hiểu tâm lý


Nắm bắt tâm lý và mong muốn của khách hàng luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong bất cứ chiến lược chăm sóc khách hàng nào. Mỗi khách hàng sẽ có các yêu cầu khác nhau, nhưng tất cả họ đều có một điểm chung là mong muốn được phục vụ tốt nhất. Chỉ khi nào bạn biết được khách hàng thực sự mong muốn những gì thì lúc đó bạn mới chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả và chu đáo nhất. Điều này có thể giúp bạn dễ dàng giải quyết tình huống căng thẳng và gây ấn tượng với khách hàng.

4. Kỹ năng quản lý thời gian


Nếu bạn là người có mục tiêu, biết sắp xếp công việc một cách khoa học thì bạn sẽ cảm thấy quỹ thời gian như được nới rộng hơn, có nhiều thì giờ để đảm bảo tất cả khách hàng của bạn đều được phục vụ. Đây là kỹ năng cần thiết cho bất kỳ công việc nào, đặc biệt trong ngành dịch vụ chăm sóc khách hàng bởi khách hàng luôn luôn muốn yêu cầu của mình được giải quyết nhanh chóng. Vì nếu bạn không thể sắp xếp công việc, thời gian hợp lý, bạn sẽ bỏ qua những khách hàng tiềm năng khác.

Mỗi ngày bạn chỉ có 24 tiếng và điều quan trọng là bạn biết dùng khoảng thời gian đó như thế nào sao cho thật khoa học. Một chuyên viên chăm sóc khách hàng thông minh là người biết sử dụng thời gian của mình hợp lý và hiệu quả nhất.

5. Phân tích và đánh giá tình hình 


Trong công việc chăm sóc khách hàng, có rất nhiều sự việc phức tạp và bất ngờ buộc chúng ta phải có khả năng phân tích và đánh giá tình huống. Đó có thể là một lỗi sai khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng hoặc khi họ không hài lòng với sự phục vụ của bạn mặc dù bạn nghĩ mình làm tốt. Đừng chủ quan nghĩ rằng bạn sẽ không bao giờ mắc sai lầm bởi mọi việc dù được tính toán kỹ lưỡng đến đâu đi chăng nữa thì cũng có thể khiến bạn dễ rơi vào thế bị động khi gặp phải vấn đề khó. Khi điều này xảy ra, bạn sẽ phải đánh giá tình hình từ nhiều khía cạnh khác nhau để giúp bạn thấy được điểm mấu chốt của vấn đề, từ đó có những giải pháp hợp lý.

6. Ham học hỏi những kiến thức mới


Công việc chăm sóc khách hàng đòi hỏi bạn phải luôn cập nhật những sản phẩm, dịch vụ mới của công ty cũng như thông tin từ các đối thủ cạnh tranh. Bởi khi tiếp xúc với khách hàng, bạn chính là đại sứ cho sản phẩm, dịch vụ của công ty mình. Vì vậy hãy tự chuẩn bị cho mình vốn kiến thức có liên quan đến thông tin chất lượng sản phẩm để bạn có thể trả lời khi khách hàng yêu cầu. Hãy luôn rèn luyện cho mình kỹ năng học và tự học mọi lúc, mọi nơi để có thật nhiều kiến thức phục vụ cho cuộc sống cũng như công việc của chính bạn.

7. Sự kiên nhẫn


Trong quá trình làm việc, bạn sẽ gặp phải những tình huống không thể lường trước được như gặp phải những khách hàng khó tính, đòi hỏi khắt khe, yêu cầu khó khăn. Công việc liên quan đến dịch vụ chăm sóc khách hàng đòi hỏi bạn phải thật sự kiên nhẫn, giữ bình tĩnh và kiên trì giải đáp thắc mắc từ khách hàng bất kể khi nào, đó là yêu cầu cần thiết đối với mỗi nhân viên chăm sóc khách hàng. Đây là một việc không hề dễ dàng, nhưng lại vô cùng cần thiết với một nhân viên chăm sóc khách hàng. Hãy chứng tỏ rằng bạn tận tâm và có trách nhiệm trong công việc, từ đó xây dựng lòng tin nơi khách hàng.

8. Kỹ năng làm chủ cảm xúc cá nhân


Đây là kỹ năng đòi hỏi bạn cần phải thường xuyên rèn luyện bởi cảm xúc là thứ khó điều khiến và kiểm soát. Chăm sóc khách hàng là nghề “làm dâu trăm họ”, chính vì vậy bạn sẽ thường xuyên phải đối mặt với cơn giận dữ, yêu cầu vô lý của khách hàng. Khi gặp phải những khách hàng, bạn phải luôn nhắc nhở bản thân không để cảm xúc riêng của cá nhân chi phối công việc của mình. Một phút nóng giận hay một quyết định cảm tính của bạn có thể khiến khách hàng không bao giờ quay lại công ty bạn. Vì vậy, kể cả trong lúc bực tức, bạn cũng nên giữ bình tĩnh và nhanh chóng tìm ra cách giải quyết hợp lý.

Nếu các bạn còn do dự và chưa tự tin vào khả năng chăm sóc khách hàng của mình hãy đến với chúng tôi, VietC với đội ngũ giảng viên tận tình, chuyên nghiệp và chương trình đào tạo chuyên sâu chắc sẽ giúp các bạn thành công hơn trên con đường sự nghiệp của mình.


Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

10 cách bán tour và các dịch vụ hiệu quả trên facebook

Từ khi những thông tin về du lịch được chia sẻ rộng rãi trên Facebook, việc giới thiệu các tour và dịch vụ du lịch mà bạn cung cấp trên Facebook là một nhân tố quan trọng trong chiến dịch marketing. Nhưng điều khiến mọi người quan tâm đó là làm thế nào bán các tour và dịch vụ trên Facebook một cách hiệu quả?




Dưới đây là 10 cách bạn có thể áp dụng để bán hàng trên mạng xã hội số 1 thế giới…

1. Đặt ra chiến dịch

Không có lý nào bạn sử dụng Facebook để bán hàng mà lại không đặt ra một chiến dịch nào. Đó có thể là tập tài liệu dài 80 trang hay chỉ tóm gọn trong một trang. Khi đưa ra chiến dịch, hãy tự hỏi những câu hỏi như “Tôi muốn gì từ Facebook?”, Chỉ số đo lường kết quả hoạt động là gì – làm thế nào tôi biết được mình đang sử dụng Facebook hiệu quả?” và “Tôi sẽ thực hiện bán hàng trên Facebook như thế nào – Ai là đối tượng khách hàng mà tôi hướng đến?”. Khi bạn đã trả lời được những câu hỏi này, bạn có thể đưa ra kế hoạch và hình thành chiến dịch của mình.

2. Đặt lịch cập nhật nội dung

Bạn sẽ có thể quên đăng bài trên Facebook nếu không đặt ra lịch cập nhật nội dung cụ thể. Nếu bạn không đăng bài đều đặn, bạn sẽ khó có thể biết được liệu việc bán hàng trên Facebook của bạn có được thực hiện hiệu quả hay không. Trong trường hợp Facebook không mang lại hiệu quả bán hàng cho bạn nhưng bạn vẫn duy trì đăng bài trên đó, điều này sẽ chỉ làm lãng phí thêm thời gian của bạn.  Hãy đặt ra lịch đăng bài cụ thể và thực hiện theo lịch trình đã đặt ra.

3. Dùng đúng loại trang

Đây là một điều tất yếu nhưng trên thực tế có nhiều doanh nghiệp có tài khoản trên Facebook và cũng có nhiều bạn bè nhưng lại không có được lượt like nào. Nếu bạn thuộc một trong những doanh nghiệp này, bạn cần xem xét lại loại trang mà bạn đã sử dụng. Khi bạn đã sử dụng đúng loại trang cho doanh nghiệp của mình, bạn sẽ có thể biết được khách hàng của bạn đến từ đâu, giới tính của họ là gì, khi nào họ online và nhiều hơn thế nữa.

4. Sử dụng hình ảnh ấn tượng

Những hình ảnh ấn tượng chính là yếu tố quan trọng giúp bạn quảng bá và bán các tour và dịch vụ mà bạn cung cấp. Với những hình ảnh sắc nét và chất lượng mà bạn đăng trên Facebook, khách hàng có thể nảy ra suy nghĩ “Tôi muốn du lịch tới điểm đến này ngay bây giờ”. Bên cạnh đó, khi bạn chia sẻ một thông tin nào đó, hãy kèm theo hình ảnh liên quan tới thông tin chia sẻ và tạo sự tác động đến người xem. Ảnh bìa và ảnh cá nhân trên trang cũng là yếu tố mà bạn cần lưu ý để có thể tạo ấn tượng cho khách hàng.

5. Sử dụng thông tin người dùng Facebook và phân tích dữ liệu

Trong nhiều năm nay, bạn có thể biết được thông tin người dùng Facebook một cách miễn phí. Những thông tin này sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình thực hiện marketing trên Facebook. Với những thông tin thu được, bạn có thể xác định khi nào là thời điểm tốt nhất để đăng bài, loại thông tin mà khách hàng quan tâm nhất là gì, khách hàng của bạn đến từ đâu và rất nhiều thông tin khác.

6. Quảng cáo trên Facebook

Hình thức quảng cáo trên Facebook đòi hỏi sự khéo léo, nhưng bất cứ ai sử dụng nó với mục đích marketing đều cần sử dụng tính năng này của Facebook. Trong thời gian gần đây, Facebook đã thực hiện chiến dịch “trả phí thể thực hiện quảng cáo”, nghĩa là chỉ khi bạn có một phần tư trên tổng số một triệu lượt like trang thì bạn mới có thể hiển thị nội dung quảng cáo trên Facebook. Nếu không, bạn sẽ phải trả phí để có thể hiển thị nội dung quảng cáo trên Facebook. Nhưng điều tuyệt vời đó là bạn có thể chạy thử quảng cáo trên Facebook với chỉ 4 Euro. Nếu bạn đang sử dụng tính năng quảng cáo trên Facebook, đừng dành quá nhiều thời gian vào chúng và hãy chú trọng tới khách hàng mục tiêu.

7. Liên tục cập nhật tin tức

Facebook thay đổi thuật toán như thời tiết. Vì vậy, bạn cần liên tục cập nhật mọi thứ đang diễn ra mỗi ngày. Để thực hiện điều này, hãy kiểm tra những website như Allfacebook.com đều đặn mỗi ngày để biết những thông tin thay đổi và cập nhật mới nhất của Facebook.

8. Thử nghiệm với video

Nếu bạn thường xuyên sử dụng Facebook, bạn sẽ thấy rằng có nhiều video hiển thị trên bảng tin của bạn mỗi ngày. Với cải tiến mới của Facebook, video sẽ được chạy tự động, vì vậy dù bạn có muốn xem video hay không thì bạn vẫn đang xem nó. Nếu bạn đăng tải một nội dung video hấp dẫn và cuốn hút, khách hàng sẽ tiếp tục xem video của bạn cho tới khi kết thúc, thông qua đó bạn có thể truyền tải thông điệp mà bạn muốn gửi đến khách hàng một cách sinh động và hiệu quả. Video chính là chìa khóa để thực hiện marketing trên Facebook ở thời điểm hiện tại – hãy tận dụng tiện ích này để đạt được hiệu quả marketing tốt nhất trên Facebook.

9. Tối ưu hóa trang của bạn

Phạm trù tìm kiếm số một bạn muốn hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google là gì? “Có thể là tour du lịch tới Hạ Long Bay?” Hoặc “Về thăm Cố đô Huế?” Dù là gì, bạn cần đảm bảo những từ khóa này nằm trên Facebook tại mục giới thiệu. Tại vùng này, hãy sử dụng những tab có sẵn, cố gắng có được những đánh giá tối ưu, chia sẻ thông tin với những ngôn ngữ khác nhau phù hợp với từng đối tượng khách hàng, hãy làm thật cẩn thận và đừng tạo ra bất kỳ lỗi nào về ngữ pháp hay chính tả.

10. Thực hiện các cuộc thi

Với tất cả những người dùng Facebook, những món quà miễn phí là thứ khiến mọi người quan tâm. Hãy yêu cầu khách hàng like bài viết để bắt đầu cuộc thi, hoặc bình luận vào hình ảnh để nhận được chuyến đi miễn phí, những gợi ý này sẽ khiến người dùng có động lực để like và comment trên bài viết của bạn. Theo thời gian, lượng like trang sẽ tăng lên và mang lại cho trang của bạn một lượng khách hàng lớn hơn. 
89


Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

Nhộn nhịp tour hè

Mùa hè là mùa các công ty du lịch ra sức chào bán tour với nhiều mức giá hấp dẫn. Xin gửi tới độc giả các thông tin du lịch, điểm đến được dự báo sẽ thu hút nhiều khách trong mùa hè này.


Nhộn nhịp tour hè

Du lịch tránh nóng tại miền Trung: 

Để tìm nơi có thể thoải mái tắm biển mà không quá đông đúc vào mùa hè, du khách có thể tham khảo các điểm du lịch trên cung đường ven biển Khánh Hòa - Phú Yên - Bình Định.

Tour giờ chót cho kỳ nghỉ lễ dài: 

Đến thời điểm này, du khách không còn nhiều lựa chọn để mua tour, vé máy bay đi du lịch dịp lễ 30-4 và 1-5. Hiện số tour còn lại chủ yếu là tour đến các nước lân cận như Campuchia, Singapore, Malaysia và tour đường bộ trong nước.

Đi ăn, đi chơi và trải nghiệm: 

Không chỉ du khách, người sống tại TPHCM có thể mua tour khám phá các địa điểm trong thành phố. Thực tế loại tour này khá thú vị, cho người tham gia thấy những góc nhìn mới ở những con phố quen thuộc.

Đưa trẻ đi dã ngoại: 

Dịp nghỉ lễ 30-4 và hè, các gia đình nếu không tiện đi xa có thể đưa trẻ tham quan một số mô hình nông trại tại TPHCM. Tại đây, bé sẽ được tìm hiểu sự sinh trưởng của cây, trải nghiệm việc thu hoạch rau củ, thưởng thức những bữa ăn ngon từ thực phẩm nông trại cung cấp.

Khi đi du lịch cùng trẻ con: 

Một trong những lý do để những đôi vợ chồng trẻ ngại đi du lịch không phải vấn đề tài chính mà do vướng bận con cái. Làm sao đi du lịch mà vẫn lo chăm con nhỏ được tốt là mối băn khoăn của nhiều gia đình và nhiều người chọn ở nhà thay vì đi du lịch. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình dù có con nhỏ song vẫn có được những chuyến đi du lịch trọn vẹn, ý nghĩa.

Những vật dụng cần thiết cho nàng đi biển: 

Làn da cháy nắng, mái tóc xác xơ và những bộ trang phục không phù hợp sẽ khiến các cô gái trở nên “kém sang” trong chuyến du lịch biển. Vì thế, muốn đi biển, phái nữ cần phải có những vật dụng cần thiết.Tận hưởng cuộc sống qua những chuyến đi: Giữ gìn sức khỏe, tìm hiểu kỹ văn hóa nơi đến, nắm bắt tâm lý của người cùng đi... là những bí quyết mà người thích rong ruổi không nên bỏ qua khi bắt đầu chuyến du ngoạn của mình.

Trải nghiệm du lịch nay đã khác: 

Hãy cùng nhau tìm hiểu năm xu hướng mới trong cách người dân trên toàn thế giới đi nghỉ dưỡng, du lịch trong năm nay, từ những kỳ nghỉ gần gũi với thiên nhiên hoang sơ cho đến những kiểu du lịch một mình khác lạ.

Những điểm đến thú vị cho du khách trong 8 tháng tới: 

Những ai chưa kịp nghĩ đến sẽ đi đâu trong những tháng kế tiếp của năm 2019 có thể tham khảo danh sách những điểm đến thú vị theo từng tháng sau đây để lên kế hoạch cho những chuyến du lịch trọn vẹn

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

‘’Cháy” hướng dẫn viên nội địa tour mùa hè

Dưới cái nóng oi ả của mùa hè, hàng triệu người đổ dồn về các khu du lịch, nghỉ dưỡng để mong tìm kiếm sự mát mẻ, và đó cũng là các hướng dẫn viên du lịch chạy bở hơi tai để đáp ứng nhu cầu khổng lồ của ngành “dịch vụ không khói” này.


‘’Cháy” hướng dẫn viên nội địa tour mùa hè

Vào hè, tour du lịch trong nước bán chạy kéo theo nhu cầu về hướng dẫn viên nội địa tăng cao, nhiều công ty gặp khó khi tìm nhân lực.

Cứ đến mùa cao điểm hè, ông Nguyễn Thành Công, điều hành một công ty du lịch ở Hà Nội lại đôn đáo tìm hướng dẫn viên cho các tour tham quan nội địa. Ông Công cho biết công ty chỉ có ba hướng dẫn viên fulltime, nên khi hè đến phải tìm nguồn hướng dẫn viên tự do.

"Bình thường công tác phí của hướng dẫn viên nội địa khoảng 400.000 đồng mỗi ngày nhưng mùa này, trả 600.000 đồng cũng khó còn người trống lịch", ông Công nói. Thậm chí có hướng dẫn viên nhận lời đi tour nhưng ông Công cho biết vẫn chưa thể yên tâm bởi có tình trạng hướng dẫn viên huỷ tour vào phút chót vì nơi khác trả công tác phí cao hơn.

Mùa hè là thời điểm nhiều gia đình đưa con du lịch, công ty tổ chức team building. 

Là nơi cung ứng nguồn nhân lực dẫn tour đầu tiên trong cả nước, Trung tâm Điều hành Hướng dẫn viên Việt Nam thuộc Vietravel cũng không tránh khỏi tình trạng thiếu người khi vào mùa cao điểm. Bà Trần Thị Việt Hương, giám đốc trung tâm cho biết hiện ở TP HCM có khoảng 60 hướng dẫn viên đang làm việc chính thức tại đơn vị, bên cạnh hơn 400-800 hướng dẫn viên cộng tác. Sắp tới trung tâm này sẽ tuyển thêm 250 hướng dẫn viên từ cộng tác vào chính thức.

"Dù trù liệu, trung tâm vẫn bị ảnh hưởng theo tính mùa vụ. Do đó, chúng tôi phải điều động toàn lực ở các đơn vị hỗ trợ nhau, đưa hướng dẫn viên công ty về chi nhánh nằm vùng hỗ trợ và ngược lại", bà Hương cho biết. Hiện trung tâm này còn làm việc với các trường đại học để tìm nguồn, nhận sinh viên sắp tốt nghiệp về đào tạo như một dạng học kỳ hè, học thực tế từ công việc trên tour.

Mới ra mắt ngày 3/7, công ty cung ứng nguồn nhân lực THPRO, trực thuộc trường Trung cấp Nghề du lịch Hà Nội cũng được kỳ vọng sẽ đáp nhu cầu về nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho thị trường, trong đó có nguồn hướng dẫn viên.

"Hướng dẫn viên khi vào công ty sẽ phải thi đánh giá để xếp hạng sao, dựa trên một bộ khung do các chuyên gia du lịch xây dựng. Sao này sẽ tương ứng với mức thu nhập khi nhận tour. Ví dụ sinh viên mới ra trường có thể chấp nhận mức 3 sao, tương ứng với 30 USD mỗi ngày. Sau một thời gian trau dồi, họ sẽ được thi nâng hạng", ông Trương Tường Lân, hiệu trưởng trường Trung cấp Nghề du lịch Hà Nội nói.

Cách thức đánh giá, xếp hạng sao dựa trên cơ sở tự nguyện của các hướng dẫn viên cũng được Hiệp hội hướng dẫn viên Việt Nam triển khai. Đây được cho là một căn cứ để các công ty du lịch lựa chọn hướng dẫn viên cùng hợp tác.

Hiện cả nước có hơn 13.500 hướng dẫn viên quốc tế phục vụ cho gần 13 triệu lượt khách quốc tế và hơn 7 triệu lượt khách Việt ra nước ngoài; hơn 8.200 hướng dẫn viên nội địa phục vụ hơn 73 triệu lượt khách. Ước tính để phục vụ lượng khách trên, cần tối thiểu khoảng 25.000 hướng dẫn viên quốc tế và 50.000 hướng dẫn viên nội địa.


Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

Hướng dẫn du lịch và những hoạt động chủ yếu

Hướng dẫn du lịch là hoạt động nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định của du khách trong quá trình thực hiện chuyến du lịch, là các hoạt động của các tổ chức kinh doanh du lịch, đảm bảo cho việc phục vụ du khách được chu đáo, có tổ chức.



Hoạt động này cung cấp kiến thức và các thông tin cần thiết cho du khách có liên quan đến mục đích của chuyến du lịch mà khách du lịch chọn.

Hoạt động hướng dẫn du lịch là 1 hoạt động phức tạp bao gồm các mặt như: cung cấp các thông tin quảng cáo, tiếp thị du lịch, đón tiếp du khách, phục vụ du khách,…và giải quyết những vấn đề phát sinh trước, trong và sau chuyến du lịch của khách. Hoạt động du lịch là 1 loại dịch vụ đặc trưng của hoạt động du lịch nói chung và do các tổ chức du lịch tiến hành, bằng các hoạt động hướng dẫn, các tổ chức kinh doanh du lịch sau khi đã có hợp đồng, thỏa thuận đảm bảo phục vụ khách du lịch thỏa mãn nhu cầu theo chương trình cụ thể. Hoạt động này cuốn hút các bộ phận chức năng, nghiệp vụ có liên quan tới các mặt công tác khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn thông qua hướng dẫn viên du lịch.

Đa phần các hoạt động hướng dẫn du lịch được thực hiện bởi hướng dẫn viên, chất lượng phục vụ hướng dẫn du lịch cho khách phụ thuộc chủ yếu vào khả năng, nghiệp vụ, kiến thức và phẩm hạnh của người hướng dẫn. Tuy nhiên, nếu chỉ có hướng dẫn viên thì không thể thực hiện được nhiều việc liên quan đến hoạt động hướng dẫn du lịch, vì vậy cần có sự phối hợp giữa các tổ chức và hướng dẫn viên để thu thập thông tin và xây dựng chương trình hướng dẫn, chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động hướng dẫn, giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hướng dẫn du lịch.

Hướng dẫn viên chính là những người thay mặt cho tổ chức kinh doanh du lịch thực hiện các hợp đồng giữa đơn vị mình với khách du lịch, các hoạt động hướng dẫn du lịch bao gồm nhiều mặt công tác và đòi hỏi về nghiệp vụ và các hoạt động sau đây là phải có:
Tổ chức, đón khách, tiễn khách, sắp xếp nơi nghỉ ngơi, lưu trú, nơi ăn uống, tổ chức tham quan du lịch tại những nơi có tài nguyên du lịch được khai thác, sắp xếp các chương trình vui chơi, giải trí, mua sắm cho khách du lịch.

Cung cấp thông tin để du khách có được những hiểu biết cần thiết từ các quy định về xuất nhập cảnh, thủ tục, tập quán, quy chế về hoạt động tham quan, những thông tin về đất nước, con người, cảnh quan,…

Theo dõi, kiểm tra việc phục vụ du khách để đảm bảo phục vụ đúng và đủ theo yêu cầu đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Một số hoạt động thông thường có thể hoặc không nhất thiết nằm trong phạm vi hướng dẫn du lịch, không trở thành nhiệm vụ bắt buộc của hướng dẫn viên như: thanh toán, đổi tiền, đặt chỗ, quảng cáo,..nhưng nếu những hoạt động này được thực hiện 1 cách đồng bộ và nhanh chóng thì hoạt động hướng dẫn sẽ chu đáo và hiệu quả hơn              

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2019

Bán vé máy bay tư vấn hạng vé như thế nào?

Khi đại lý bán vé máy bay bắt đầu hoạt động, bạn sẽ phải tìm hiểu rất kỹ về ngành hàng không để có thể tư vấn và trả lời những câu hỏi từ khách hàng. Một trong số những điều mà nhiều khách quan tâm đó là hạng vé. Khách hàng chọn hạng vé cũng là tiêu chí được các đại lý bán vé máy bay lưu giữ lại vào danh sách khách hàng và sử dụng trong những công việc cần thiết.


Bán vé máy bay tư vấn hạng vé như thế nào?

Vé máy bay phổ thông (economy class)

Thường được gọi là: Y, Q, H,…, Z. Đây là loại vé hạng thông thường nhất, có trên hầu hết mọi chuyến bay thương mại và có số lượng lớn nhất. Là hạng ghế phổ thông, có các dịch vụ cơ bản của hãng hàng không. Đây cũng là hạng vé có giá rẻ nhất so với 2 hạng vé máy bay còn lại.

Vé máy bay hạng thương gia (business class)

Thường được gọi là C, J, D. Giá bán vé máy bay hạng này cao hơn so với hạng vé phổ thông đi cùng với đó là dịch vụ và tiện nghi nhiều hơn. Hầu hết các hãng hàng không hiện nay đều có hạng vé thương gia, nhất là các chuyến bay đường dài.

Vé máy bay hạng nhất (first class)

Thường được gọi là F. Vé máy bay hạng nhất cung cấp dịch vụ cao nhất với sự ưu tiên và tiện ích đặc biệt. Không phải chuyến bay nào, hãng hàng không nào cũng tồn tại hạng vé này. Loại vé máy bay này thường xuất hiện ở những chuyến bay đường dài và bay xuyên lục địa. 

Ngoài 3 hạng vé kể trên một số hãng hàng không còn có hạng vé máy bay phổ thông đặc biệt (preminum class, deluxe economy class hay comfort class) là hạng nằm giữa vé thương gia và vé phổ thông. Hạng vé máy bay này chủ yếu mở ở các chặng bay quốc tế. 

Chia hạng vé giúp cho hãng hàng không có cách phục vụ tốt hơn cho mỗi đối tượng khách hàng. Những trường hợp khách hàng đặc biệt (bệnh tật, cần chăm sóc đặc biệt) hay nhu cầu của khách hàng mà đại lý bán vé máy bay cần tư vấn cho hợp lý.

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2019

Những ưu điểm của kinh doanh vé máy bay theo mô hình truyền thống

Kinh doanh vé máy bay mô hình truyền thông vẫn được nhiều đại lý áp dụng như một cách thức bán hàng hiệu quả.


Những ưu điểm của kinh doanh vé máy bay theo mô hình truyền thống


Đại lý vé máy bay từ lâu đã được biết đến với vai trò trung gian phân phối vé máy bay cho các hãng hàng không. Phương thức giao dịch của các đại lý truyền thống chủ yếu qua các kênh trực tiếp, điện thoại hoặc marketing khác. 

Ưu điểm của phương thức kinh doanh vé máy bay truyền thống chính là khách hàng được đảm bảo uy tín của các đại lý cung cấp vì vậy việc mua bán cũng đảm bảo hơn. Một số ưu điểm chính của phương thức giao dịch của đại lý vé máy bay truyền thống: 

– Khách hàng có được sự phục vụ trực tiếp từ những nhân viên phục vụ nên tránh được những sai sót trong quá trình đặt giữ chỗ. 

– Việc thanh toán khi kinh doanh vé máy bay truyền thống đối thường diễn ra tại địa điểm cụ thể, văn phòng hoặc trụ sở của đại lý, hoặc khách hàng cũng có thể yêu cầu bằng các hình thức thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng, thanh toán trực tiếp tại nhà. Những thông tin của người thụ hưởng trong trường hợp này được xác nhận rõ ràng bởi chính khách hàng hoặc ngân hàng cung cấp dịch vụ.

– Đối với các hành trình bay phức tạp thì việc kết hợp các chặng bay, giờ bay phải được thực hiện bởi những người có chuyên môn nghiệp vụ của hãng hàng không hoặc đại lý vé máy bay của hãng đó. Vì vậy khách hàng không thể tự mua lẻ các vé có hành trình như vậy. 

– Giá vé máy bay và các điều kiện, điều khoản của vé máy bay được quy định rõ ràng và được cung cấp đảm bảo bởi đại lý vé máy bay trực tiếp đối với khách hàng. Nhờ đó mà việc hiểu sai các quy định hoặc hiểu lầm về các điều kiện vé được hạn chế một cách tối đa. 

Chính nhờ những điều đó mà kinh doanh vé máy bay theo mô hình truyền thống vẫn đặc biệt được ưa thích.

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2019

Những lời khuyên hữu ích của hướng dẫn viên đối với khách du lịch trong tour

Nhiều người chọn đi du lịch theo tour bởi không phải lên lịch trình, được công ty du lịch lo trước chỗ ăn, ngủ. Ngoài ra, nếu đi tour ghép bạn sẽ an toàn hơn, quen thêm nhiều bạn mới, giảm bớt chi phí so với đi tự túc. Sau khi chọn được tour du lịch cho mình, bạn nên lưu ý đến lời khuyên của Hướng dẫn viên đối với du khách khi đi du lịch theo tour dưới đây để có hành trình như ý.



Vai trò của Hướng dẫn viên du lịch trong chuyến đi


Được ví như linh hồn của hành trình cũng như vị thuyền trưởng của mỗi chuyến đi, chúng ta không thể phủ nhận vai trò, tầm quan trọng của Hướng dẫn viên. Trong các chương trình tour du lịch, Hướng dẫn viên thường được ví là “ba đầu sáu tay” khi phải cùng lúc giải quyết rất nhiều công việc: Khi lên xe, Hướng dẫn viên du lịch là người thuyết minh, giới thiệu, cung cấp thông tin về các địa danh nổi tiếng, các giá trị tự nhiên, văn hóa, lịch sử của từng vùng miền đoàn đi qua. Bước xuống xe, họ là người phục vụ, lo cho khách từ miếng ăn cho đến giấc ngủ. Trong giờ ăn, họ đôi khi chạy đôn đáo như nhân viên của quán, để mắt những món ăn còn thiếu, lo lắng khách ăn có ngon miệng không. Ban đêm nếu khách kêu đau bụng, nhức đầu thì họ phải ngay lập tức chạy tới thăm nom – nhẹ thì lo thuốc, nghiêm trọng hơn phải mời bác sĩ hoặc thậm chí đưa khách đi cấp cứu.

Họ là người “chạy trước” tất cả các loại giấy thông hành, vé tham quan, visa…và cũng là người sau cùng ở lại thanh toán, kiểm soát các loại hóa đơn. Trong quá trình dẫn tour, Hướng dẫn viên phải giúp khách hàng có được những lời khuyên du lịch, mua sắm chân thành nhất. Suốt chuyến đi, Hướng dẫn viên du lịch phải lắng nghe, ghi nhận ý kiến phản ánh để vừa rút kinh nghiệm cho bản thân mình trong công tác hướng dẫn và vừa phản ánh với lãnh đạo các vấn đề phát sinh liên quan đến tour tuyến của công ty. Chính vì vậy, khi tham gia bất kỳ một tour du lịch nào, bạn nên chú ý đến những gì mà Hướng dẫn viên truyền đạt, củng cố dặn dò các thành viên trong đoàn.

Lời khuyên hữu ích của Hướng dẫn viên dành cho khách đi du lịch theo tour


Trước khi tour khởi hành


- Lắng nghe những lưu ý của Hướng dẫn viên để phù hợp với văn hóa nơi mình sắp tham quan.
- Lưu số điện thoại của Hướng dẫn viên. Điều này rất quan trọng vì lỡ có xảy ra việc đi lạc, bệnh tật hay bất kỳ trục trặc nào cũng có thể chủ động gọi liền cho hướng dẫn viên giải quyết. Trường hợp đi sang nước ngoài phải mua sim mới, du khách nên mua sim của Hướng dẫn viên bán, họ luôn có sẵn để phục vụ bạn.
– Khi các thành viên muốn đi ra khỏi khách sạn một mình nhớ cầm theo card của khách sạn để phòng trường hợp bị lạc còn có thông tin về khách sạn mình đang ở.
– Các khách sạn không chịu trách nhiệm về những vật dụng, đồ đạc quý giá, tiền bạc để trong phòng khách sạn mà không gửi tại lễ tân.
– Ðối với hộ chiếu, giấy tờ quan trọng, tiền mặt và các tài sản cá nhân có giá trị lớn đề nghị các thành viên luôn mang theo bên mình, không để trong phòng khách sạn đề phòng trường hợp mất cắp. Hãy thông báo cho Hướng dẫn viên khi xảy ra sự việc.

Khi đang đi tour


– Chương trình tham quan có thể thay đổi thứ tự lịch trình phù hợp với thời tiết và sức khoẻ cả Đoàn, điều này sẽ được Hướng dẫn viên thông báo đến các thành viên trong đoàn vào cuối buổi mỗi ngày.
– Trong suốt quá trình du lịch ở nước ngoài sẽ không có thời gian nghỉ trưa ở khách sạn. Hành trình diễn ra từ sáng, ăn trưa tại các điểm du lịch, tối mới về khách sạn. Mặt khác hành trình du lịch đã được sắp xếp hợp lý vì vậy du khách nên thu xếp việc riêng để không làm ảnh hưởng đến cả đoàn.
– Các thành viên trong đoàn nên thực hiện đúng yêu cầu của Hướng dẫn viên về thời gian tập trung theo như thông báo, tránh trường hợp chậm trễ làm ảnh hưởng lịch trịch của đoàn.
– Khi đến bất cứ một điểm tham quan nào phải đi theo sự hướng dẫn của Hướng dẫn viên. Nếu cần tách đoàn vì việc riêng, du khách buộc phải báo cho Hướng dẫn viên biết.
– Trong hành trình tham quan, khi du khách mệt và không thể đi theo đoàn được thì nhất thiết phải thông báo cho Hướng dẫn viên hoặc Trưởng đoàn. Du khách không nên tự ý ngồi nghỉ lại để chờ đoàn quay ra vì phần lớn các điểm tham quan đều vào một cửa và khi quay ra là cửa khác.
– Khi du khách nào bị lạc, đoàn nên đứng tại chỗ, Hướng dẫn viên sẽ chủ động quay lại tìm bạn tại vị trí tham quan cuối cùng của bạn. Không nên đi tìm đoàn vì các điểm tham quan rất rộng nên càng dễ lạc.


Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019

Hướng dẫn viên du lịch – lòng yêu nghề nuôi dưỡng một đam mê

Thật đáng trân trọng khi ở khắp mọi miền đất nước vẫn có rất nhiều các bạn trẻ mong ước được trở thành HDV. Nếu bạn cũng đang cháy trong mình khát khao trở thành một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, hãy để Vietravel Training Center chắp cánh ước mơ cùng bạn bằng cách đăng ký lớp nghiệp vụ Hướng dẫn viên du lịch từ hôm nay bạn nhé!



Ai cũng cho rằng nghề hướng dẫn viên du lịch thật sung sướng vì được đi nhiều nơi, khám phá nhiều điểm du lịch đẹp, trải nghiệm nhiều nền văn hóa đa dạng và có mức thu nhập cao… Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài hấp dẫn đó là cả biển nỗi niềm mà chỉ người trong nghề mới thấu. Vào những dịp lễ Tết, khi người người nhà nhà đoàn tụ sum họp bên gia đình  thì người hướng dẫn viên du lịch lại phải dẫn khách đi tour. Thời gian được ở bên người thân có thể nói là khá ít ỏi.

Nói về trình độ kỹ năng nghề nghiệp… Bên cạnh kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn viên du lịch còn phải hiểu biết nhiều về xã hội, địa lý, lịch sử, văn hóa của mọi miền đất nước và cả các nước khác trên khắp thế giới. Ngoài ra, hướng dẫn viên phải cập nhật tin tức thời sự hằng ngày. Nhắc đến kỹ năng thuyết minh, không chỉ giới thiệu thông tin về các danh lam thắng cảnh trên suốt chặng hành trình, hướng dẫn viên phải biết hoạt náo, tổ chức những chương trình nhỏ, trò chơi giúp không khí sôi động lên và tăng tính gắn kết cho mọi người. Để dẫn thành công một tour, đòi hỏi người hướng dẫn viên không chỉ giỏi về mặt kiến thức mà còn vững kinh nghiệm hướng dẫn, cách tổ chức đoàn, khả năng xử lý tình huống…

Khó nhất phải kể đến việc Hướng dẫn khách nước ngoài . Ngoài yêu cầu thông thạo ngoại ngữ, hướng dẫn viên du lịch phải am hiểu sâu và giới thiệu sao cho khách nước ngoài cảm nhận rõ về văn hóa  vùng miền . Trách nhiệm và nghĩa vụ của người hướng dẫn viên cũng cao hơn khi phải tạo ấn tượng đẹp về đất nước con người  Việt Nam trong lòng bạn bè thế giới.

Khó khăn là thế, nhưng rất nhiều người gắn bó dài lâu với nghề hướng dẫn viên du lịch. Đơn giản vì họ yêu nghề, thích khám phá tìm hiểu và muốn được học hỏi giao tiếp nhiều hơn nữa… Hình ảnh người hướng dẫn viên du lịch nhiệt tình luôn nở nụ cười tươi là nguồn sức mạnh tinh thần vô cùng lớn trên mỗi chặng hành trình dài. Họ – những HDV trên từng cây số hay tại mỗi tuyến điểm tham quan vẫn nhiệt tình, xông xáo, vẫn nở nụ cười thật tươi như “nụ cười du lịch” mỗi khi thuyết minh hay khi trò chuyện cùng du khách. 

Để quảng bá hình ảnh về non sông, đất nước, về con người Việt Nam, ngoài việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, chính những HDV là những người trực tiếp làm công tác quảng bá rất hiệu quả và thiết thực nhất. Hãy để những “nụ cười du lịch” được nhân rộng như nụ cười của những người nông dân được mùa trên những cánh đồng. Đó không chỉ là những nụ cười sảng khoái mà các HDV đem đến cho du khách, mà còn là nụ cười “ấm no” của chính những người đang yêu nghề HDV. 



Thứ Tư, 26 tháng 6, 2019

Thú vị nghề hướng dẫn viên du lịch

Nghề hướng dẫn viên du lịch trong suy nghĩ của rất nhiều người là một nghề thường xuyên được đi đây, đi đó, được chiêm ngưỡng tất cả những cảnh đẹp của đất nước. Tuy nhiên, có vào nghề thì chúng ta mới có thể hiểu rõ hết được những điều thú vị cũng như những nhọc nhằn mà nghề hướng dẫn viên du lịch mang lại.


Thú vị nghề hướng dẫn viên du lịch

Ước muốn được trải nghiệm cuộc sống, ham muốn tìm tòi đó đây chắc hẳn luôn tồn tại trong lòng mỗi người đặc biệt là trong thâm tâm của các bạn trẻ. Nhưng, để có thể đi lại khắp nơi, trải nghiệp những cuộc sống, phong tục nhiều vùng miền thì không phải ai cũng có đủ thời gian và tiền bạc. Vậy mà nhiều nghề như: Phóng viên, nhà báo, nhà thuyết trình … vừa được đi đấy đi đó miễn phí lại vừa được trả cả tiền công, nhưng có một nghề thú vị hơn cả, đem lại sự hiểu biết toàn diện về các danh lam thằng cảnh, công trình kiến trúc đồ sộ của mọi nơi… đó chính là nghề Hướng dẫn viên du lịch.

Vậy, Hướng dẫn viên du lịch (HDVDL) là gì? 


HDVDL theo định nghĩa chung là người sử dụng ngôn ngữ để giới thiệu và giải thích cho du khách hiểu và thấy được vẻ đẹp, nét đặc trưng của các cảnh vật, điểm văn hóa cũng như thiên nhiên của một vùng, một điểm tham quan tổng hợp hay cụ thể của một chuyến đi tại một đất nước hay một vùng miền nào đó. Là một nghề truyền đạt lại những nét đẹp, những nét đặc sắc của thiên nhiên, kỳ quan, con người tới những người khác. Đọc đến đây các bạn đã mường tượng được phần nào về nghề HDV rồi chứ? Sẽ có những ý nghĩ lóe lên: “Làm HDV sao mà sướng thế! Được ăn ngon ở nhà hàng, ngủ ở khách sạn “nhiều sao”, được đi nhiều nơi nhưng lại không mất tiền…”.

Liệu thức tế có giống như bạn nghĩ về nghề hướng dẫn viên du lịch?


Đúng một phần khi HDVDL cũng được đi đây đi đó, được ăn nhà hàng, được ngủ khách sạn sang trọng, nhưng phần còn lại, trong khi khách du lịch được thư giãn ngắm cảnh, thưởng thức không gian thì HDV phải căng mình ra, vận động liên tục, làm sao để có thể truyền đạt những hiểu biết của mình về từng địa danh một cách sống động linh hoạt, làm thế nào để vừa lòng tất cả mọi du khách, làm sao để không khí chuyến đi luôn sôi động, hòa đồng và làm sao để sắp xếp, tổ chức chuyến đi thành công.
Các bạn thấy đó, ngoài những hiểu biết cần có đối với những danh lam thắng cảnh, những công trình kiến trúc lịch sử… thì một HDVDL còn phải trang bị cho mình những kiến thức tổng hợp về xã hôi, ẩm thực… và thậm chí kiến thức về y tế.

Có thể bạn bước vào nghề HDVDL vì đam mêm trải nghiệm, vì đam mê các cuộc sống được khám phá đươc tiếp xúc với những nền văn hóa, danh lam thắng cảnh mọi vùng miền nhưng để có thể theo đuổi được ngành này, bạn cần trang bị cho mình thật nhiều, thật nhiều kiến thức tổng hợp để có thể ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra trong quá trình hành nghề hướng dẫn viên du lịch. Đôi khi các bạn bắt buộc phải hy sinh những sở thích hay thói quen riêng tư để hành nghề. Các bạn sẽ vắng nhà liên miên, thường phải gặp gỡ và ở cạnh những người mới quen mà thời gian bạn ở với họ còn nhiều hơn bạn ở với gia đình mình, những ngày lễ thì mọi người sẽ đi chơi hay nghỉ ngơi nhưng đối với HDV đó là ngày mà chúng ta phải hoạt động nhiều nhất. Tuy vất vả là vậy, song hầu hết các Hướng dẫn viên hiện tại không hối hận vì đã chọn nghề này, bởi thứ càng khó thì sẽ càng ngọt ngào nếu bạn chinh phục nó thành công!


Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019

Giữ chân khách bằng chính sách hậu mãi

Bạn muốn giữ chân khách hàng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ bên bạn cung cấp? Muốn vị thế doanh nghiệp bạn tiến xa hơn nữa? Chăm sóc khách hàng sau bán là chìa khóa giải quyết mọi vấn đề, mang lại hiệu quả kinh doanh vượt mức mong đợi. 


Giữ chân khách bằng chính sách hậu mãi

Dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán thường được gọi tắt bằng từ chuyên môn: hậu mãi/ dịch vụ hậu mãi, hiểu một cách đơn giản là những hoạt động tương tác với khách hàng sau bán.

Cụ thể, chăm sóc khách hàng sau bán là tất cả quy trình khác nhau của cá nhân/ doanh nghiệp khác nhau để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn cung cấp.

Giải quyết tốt khâu này giúp khách hàng tin tưởng và sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn nhiều hơn.

Dịch vụ chăm sóc khác hàng sau bán là khâu quan trọng, không thể thiếu trong chiến dịch Marketing. Chăm sóc khách hàng sau bán – chìa khóa thành công cho doanh nghiệp. Vốn tài sản quý nhất của mỗi doanh nghiệp là “khách hàng”, nắm được khách hàng cũng chính là bạn đã nắm được mấu chốt nhất của sự thành công.

Để làm được điều đó, điều cần làm của mỗi doanh nghiệp là mỗi nhân viên bán hàng cần phải nâng cao kỹ năng chăm sóc khách hàng nhất là chăm sóc khách hàng sau bán. Chăm sóc khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu được nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng, giải đáp những vấn đề khách hàng gặp phải sau khi mua hàng và sử dụng dịch vụ bạn cung cấp.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt không nằm ngoài việc sản phẩm/ dịch vụ bên bạn cung cấp phải đủ tốt để tạo ấn tượng cho khách hàng. Cần xây dựng mối quan hệ tin tưởng, tốt đẹp với khách hàng, đây sẽ là yếu tố dẫn đến việc khách hàng trung thành với doanh nghiệp bạn.

Chăm sóc khách hàng tốt là biểu hiện sinh động của quan niệm marketing hiện đại: “không chỉ quan tâm đến giao dịch mà còn quan tâm đến quan hệ khách hàng” và “giữ khách hàng cũ còn quan trọng hơn có khách hàng mới”. Xây dựng lượng khách hàng trung thành từ dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp bạn vượt qua giai đoạn khủng hoảng.

Bên cạnh đó, cần có chính sách ưu đãi cho khách hàng lâu năm. Bất kỳ sản phẩm nào cũng có vòng đời sử dụng. Hãy dành thêm những chương trình ưu đãi cho khách hàng đã từng mua sản phẩm đó để đảm bảo họ sẽ quay trở lại mua sản phẩm từ doanh nghiệp mà không phải là từ đối thủ.

Một nguyên tắc quan trọng không thể bỏ qua trong dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bánchính là: giải quyết các khiếu nại của khách hàng (dù là nhỏ nhất) sớm nhất bằng mọi giá.

Thể hiện sự quan tâm với khách hàng bằng việc: chân thành lắng nghe phàn nàn, góp ý của khách hàng, làm cho họ cảm thấy thỏa mái nhất, luôn có trách nhiệm với sản phẩm mình cung cấp Hiểu được tầm quan trọng và vận dụng tốt dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán giúp bạn có được niềm tin nơi khách hàng, thành công cho doanh nghiệp bạn là điều tất yếu!