Hiển thị các bài đăng có nhãn Đặc sản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đặc sản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

6 đặc sản trứ danh Quảng Ngãi

Quảng Ngãi được biết đến là nơi có kho tàng ẩm thực phong phú với những thức ngon vật lạ đặc sắc. Dưới đây là 6 món đặc sản trứ danh Quảng Ngãi không ai không biết.

6 đặc sản trứ danh Quảng Ngãi

Tỏi Lý Sơn



Nhắc đến Quảng Ngãi không thể không nói đến tỏi Lý Sơn – một đặc sản nổi tiếng tại đây. Khí hậu và thổ nhưỡng ở đảo Lý Sơn tạo cho nơi đây loại hành, tỏi đặc biệt thơm với hàm lượng tinh chất rất cao, đặc biệt là tỏi mồ côi (tỏi cô đơn). Tỏi có đặc điểm là củ nhỏ, săn chắc, có vị thơm, còn có thể chữa nhiều bệnh như mồ hôi tay, trị cảm cúm, đau nhứt mỏi, tiêu hóa kém, đau dạ dày, cao huyết áp, giảm mỡ máu…

Món don



Món don tuy mộc mạc, lại không cầu kì và được chế biến theo công thức giản dị nhưng không trùng lặp với bất kì món ăn nào. Bánh tráng sống và thịt don được cho vào tô chan nước luộc don thêm ngọt, đã có thêm gia vị ăn kèm với bánh tráng đã nướng giòn và những trái ớt chỉ thiên. Sức hấp dẫn của nó chính là ở hương vị nguyên sơ của sông nước Trà giang và ở lời ví von ngọt ngào của những chị bán don trong quán ăn dân dã.

Cá bống sông Trà



Cá bống sông Trà ngon nhất vào mùa hè. Buổi sáng, cá đem về còn giãy đành đạch, tươi rói; bỏ cá vào niêu đất cho gia vị ớt, hành, tiêu chế nước xăm xắp chụm lửa riu riu hơn tiếng đồng hồ nhắc xuống, con cá vừa dai vừa thơm vừa mằn mặn ăn với cơm trắng. Nếu cá đã kho hai ba “lửa” thì ăn rất “đã” với vị cay cay mặn mặn của gia vị, thơm thơm dai dai của thịt cá, ăn mãi mà không chán.

Mắm nhum



Nhum sống ở những gành đá ven bờ biển từ Bình Định đến Quảng Ngãi. Thịt nhum có thể kho để ăn cơm, trộn trứng chưng cách thủỵ nhưng ngon nhất là làm mắm. Để làm mắm, người ta cho thịt nhum vào chum sành, rắc một ít muối hạt lên trên, rồi đem vùi vào bếp tro hoặc “giang” ngoài nắng từ 10 đến 15 ngày. Mắm nhum sền sệt, mầu đỏ đục, thơm lựng, từng là đặc sản tiến vua xưa của người dân xứ Quảng. Mặn, chua, ngọt lẫn vào trong hương vị riêng của thịt nhum, tạo thành một thứ mắm đầy quyến rũ. Mắm nhum ăn với bún tươi rất ngon, nhưng ngon nhất là chấm thịt heo ba rọi kèm rau sống cuốn bánh tráng.

Bánh tráng



Bánh tráng là niềm tự hào của ẩm thực xứ Quảng. Hầu như các món ngon Quảng Ngãi đều có bánh tráng ăn kèm như ram bắp, thịt luộc, don… Bánh tráng hoàn toàn 100% gạo, nên có thể ăn thay cơm. Bánh có nhiều loại và kích thước khác nhau, tuỳ vào từng món ăn mà lựa chọn bánh tráng phù hợp. Nếu để cuốn và chiên thì sẽ là bánh tráng phơi sương (bánh tráng gói ram), với các món cuốn sẽ là bánh tráng gạo mỏng, không mè. Nếu ăn kèm với các món nước như bún, cháo thì bánh tráng nướng là sự lựa chọn hoàn hảo.

Chim mía



Hằng năm, vào dịp cuối thu sang đông, bắt đầu từ tháng 10 âm lịch, cùng với gió lạnh cũng là lúc nhiều đàn chim về cư ngụ trong những đồng mía mênh mông của các vùng Xuân Phổ, Nghĩa Kỳ, Hành Minh, Nghĩa Hành… người dân địa phương quen gọi những con chim ấy với cái tên chung là chim mía. Chim mía có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon bởi chúng có xương mềm, thịt không quá béo và rất bổ. Đơn giản và khoái khẩu nhất là chim mía nướng.


Tổng hợp

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2020

5 đặc sản Quảng Bình gây thương nhớ

Quảng Bình không chỉ được biết đến với nhiều bờ biển đẹp, nhiều danh thắng làm say lòng du khách mà nơi đây còn có nhiều món ăn đặc sản khiến ai đã từng thưởng thức đều nhớ mãi không quên.

5 đặc sản Quảng Bình gây thương nhớ

Lẩu cá khoai



Lẩu cá khoai tuy đơn giản, mộc mạc dân dã mang hương vị của vùng quê miền biển, nhưng với cách chế biến đúng của người dân nơi đây đã chinh phục được những thực khách khó tính. Cái vị tươi ngon của cá, cộng vị cây nén không thể thiếu mới làm nổi bật hơn hết sự chân chất đậm đà của nồi lẩu trong cách nêm nếm gia vị theo khẩu vị của người địa phương. Từ đó mà mỗi khi nhắc đến nồi lẩu cá khoai, người ta lại dễ mường tượng đến một hương vị rất riêng và đặc biệt khiến người thưởng thức nhớ mãi không thôi.

Cháo canh



Cháo canh thực chất mà món bánh canh bột lọc hoặc bột gạo được bày bán khắp vùng đất Quảng Bình từ các chợ, quán vỉa hè đến nhà hàng. Nguyên liệu chính của món cháo canh khá là đa dạng, tùy thuộc vào sở thích của từng người, thông thường sẽ có các nguyên liệu chính là sườn heo, cá lóc, ghẹ và tôm tươi, loại tôm được dùng để nấu món cháo canh là tôm sống ở vùng đầm, thịt khá đậm đà, và đặc biệt là không có mùi tanh. Cá lóc sau khi luộc sẽ được bóc lấy phần thịt, xào lên, nêm cho vừa gia vị rồi thả vào nồi cháo canh đang sôi sùng sục, sau đó rắc lên thêm những cọng hành lên mỗi tô cháo đang nghi ngút khói.

Cháo canh còn đặc biệt lạ ở chổ là kèm với rau cải xanh thái nhỏ chứ không phải rau sống giá, xà lách. Vị cải xanh vừa ngọt lại vừa cay tạo cảm giác bùi bùi nơi sống mũi khi cho vào miệng làm cho món cháo này hoàn toàn khác biệt.

Gỏi cá nghéo



Nếu Phú Quốc có gỏi cá trích thì Quảng Bình có gỏi cá nghéo vô cùng độc đáo. Cá nghéo sau khi được làm sạch lớp nhám ngoài da bằng nướng nóng cho hết mùi sẽ được thái lát làm gỏi. Cá nghéo làm gỏi thường được ăn chung với rau sống, đặc biệt là rau thơm và các loại rau có vị chua chua, chát chát. Cái mùi thơm của rau sống, thêm chút vị nồng của cá khiến món ăn thêm độc đáo và thơm ngon. 

Cơm Bồi - Ốc Đực



Ai lên Minh Hóa (một huyện miền núi nằm phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình) mà chưa thưởng thức cơm bồi thì coi như chưa đến miền sơn cước này. Món cơm bồi dẻo thơm này được chế biến từ hạt ngô, hạt gạo và them củ sắn tươi được người Minh Hóa ăn cùng với ốc đực bắt ở suối và cà lào ở rừng. Ốc đực có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, nhưng món phổ biến nhất là ốc luộc. Ốc đực luộc chín lên chấm với muối lá chanh, muối ớt, khều bởi gai bưởi ăn rất thơm ngon.

Khoai deo



Món khoai gieo có lẽ là đặc sản nổi tiếng Quảng Bình được nhiều người chọn mua về làm quà. Sau khi thu hoạch khoai lang đỏ, người dân ở đây sẽ cắt lát rồi phơi khô trong cái nắng mùa hè nhiều lần cho tới khi khoai trở lên dẻo và dai thì họ sẽ đóng gói rồi bán ra thị trường. Một chút bùi bùi, một chút thơm thơm của khoai deo đan xen tinh tế làm người ta cứ muốn ăn hoài ăn mãi.


Tổng hợp

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

Đi khắp thế gian thưởng thức đặc sản của các tỉnh thành Việt Nam

Các tỉnh 3 miền Bắc - Trung - Nam Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh đẹp mắt, con người hiền hòa mà còn có rất nhiều đặc sản "mê hoặc" du khách. Mỗi địa phương lại có một hoặc nhiều món ăn đặc trưng, để rồi bất kỳ ai đến đó đều tìm cho bằng được để thưởng thức.

Đi khắp thế gian thưởng thức đặc sản của các tỉnh thành Việt Nam

Bánh hoa tam giác mạch nướng, Hà Giang


Bánh hoa tam giác mạch nướng, Hà Giang

Được làm ra từ loài hoa thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch mỗi năm của núi rừng Đông Bắc Hà Giang – hoa tam giác mạch. 

Cuối mùa, người dân thu hoạch tam giác mạch, hạt của chúng được phơi khô, xay thành thứ bột thật mịn màng, sau đó cho bột hòa lẫn với nước lã thành bột dẻo, rồi cho vào khuôn truyền thống đúc thành từng miếng bánh tròn xoe. Bánh được hấp chín trên bếp lửa có vị ngọt thanh, mềm xốp, thoáng vị bùi, phảng phất chút hăng đặc trưng của cây rừng.

Bánh bèo Huế


Bánh bèo Huế

Một trong số những món ăn ngon đứng đầu bảng đặc sản trứ danh ở Huế đó là bánh bèo. Bí quyết tạo nên tiếng vang cho các loại bánh này là nước chấm ăn kèm. Nước chấm hòa quyện giữa đường, ớt, tỏi tạo nên vị ngọt và thơm cay. Mỗi loại có công thức, cách làm khác nhau, song đều mang trong mình triết lý ẩm thực của người Huế: khéo léo, tài tình ở cách chế biến, tinh tế ở cách trang trí, bày biện khiến các món ăn bình dân trở thành đặc sản nổi tiếng tứ phương.

Nho Phan Rang - Ninh Thuận


Nho Phan Rang - Ninh Thuận

Nho là loại trái cây đặc trưng cho vùng đất này khi chúng ta nhắc đến đặc sản Phan Rang thì mọi người sẽ nghĩ đến Nho đầu tiên. Không giống những vườn nho nổi tiếng ở miền Nam nước Pháp, nho ở Phan Rang được trồng theo lối mắc giàn trên cao. Giống nho cho ra quả có hạt, vị ngọt nhẹ và màu tím hồng khi chín. Nho chỉ dùng ăn tươi, làm rượu và tách hạt làm nho khô ăn rất tuyệt vời.

Hồng Đà Lạt


Hồng Đà Lạt

Không chỉ là thức quả thơm ngon, các vườn hồng Đà Lạt còn được nhiều bạn trẻ tìm đến check – in chụp những bức ảnh đẹp thần sầu mỗi dịp ghé thăm Đà Lạt. Quả hồng chín dưới bàn tay tỉ mỉ của người dân Đà Lạt có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như hồng sấy, mứt hồng ... Có một điều đặc biệt trong cách chế biến hồng ở đây chính là hồng treo. Hồng sau khi chín sẽ được thu hoạch sẽ được sơ chế rồi buộc dây treo lên, được biết treo hồng chỗ càng thoáng gió thì sẽ giữ được hương vị, bảo quản lâu hơn và nhanh được thưởng thức hơn.

Bánh bò thốt nốt An Giang


Bánh bò thốt nốt An Giang

Bánh bò thốt nốt là món ăn dân dã, quen thuộc của mảnh đất An Giang. Bánh được làm từ bột gạo xay, trộn với đường thốt nốt. Để tạo ra được món ăn này, người làm phải trải qua rất nhiều công đoạn từ chọn nguyên liệu, ủ bột gạo, hấp chín... Bánh bò thốt nốt có vị ngọt thanh, không gắt, bạn có thể ăn kèm bánh bò với dừa nạo để giúp món ăn hấp dẫn và kích thích hơn.

Bánh tét lá cẩm Cần Thơ


Bánh tét lá cẩm Cần Thơ

Chỉ người miền Tây chính gốc mới “rành sáu câu” lá cẩm – thứ lá mảnh dẻ vắt ra có màu tím thẫm đã làm nên danh tiếng cho bánh tét lá cẩm xứ Bình Thuỷ, Cần Thơ - loại bánh tím thẫm, mùi thơm ngọt dịu quấn lấy đầu mũi khi chỉ mới nhón tay bốc thử một khoanh. Bánh tét lá cẩm có 4 loại bánh được phân chia theo từng loại nhân: nhân thịt muối thập cẩm, nhân mỡ, nhân chuối và đậu ngọt.


Tổng hợp

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019

5 đặc sản Hà Nội chỉ xuất hiện vào mùa thu

Khi tiết trời thu hơi se lạnh, những món ăn ngon mang lại vị nồng ấm rất được mọi người yêu thích. Ngoài cốm non thì ở Hà Nội chỉ cần thấy những món ăn này là biết ngay thu đã về và chỉ có mùa thu mới có.

5 đặc sản Hà Nội chỉ xuất hiện vào mùa thu

Sấu chín dầm


Sấu chín dầm

Khi đường phố Hà Nội bắt đầu những ngày tiết trời dịu mát, bạn sẽ bắt gặp các gánh hàng rong mang đúng thức quà của mùa thu Hà Nội, nào cốm, nào hồng và không thể không nhắc tới sấu chín. Sấu chín vàng được cạo lớp vỏ bên ngoài, chấm với muối hoặc dầm với đường, muối, ớt bột. Vị ngọt, vị chua, vị cay hoà quện với nhau khiến bạn chỉ ngừng ăn khi đã thấy "ghê" răng mà thôi.

Chả rươi


Chả rươi

Mùa rươi tươi thường rất ngắn, chỉ xuất hiện vào tầm tháng 9 hàng năm. Chả rươi với vị ngọt đậm đà của thịt rươi trộn với trứng gà, quyện cùng vị thanh ngọt của vỏ quýt, hương thơm của lá gừng, lá lốt khiến ai cũng phải thèm thuồng. Dù thời điểm này chưa phải chính vụ rươi nhưng bạn cũng có thể tìm thấy món ăn này ở một số cửa hàng chuyên rươi thuộc khu vực Hàng Chiếu, Gia Ngư, Lò Đúc.

Hồng đỏ


Hồng đỏ

Cùng với hồng ngâm, hồng đỏ cũng là loại quả chỉ xuất hiện ở Hà Nội vào mùa thu. Hồng đỏ vỏ mỏng, quả mọng, có màu đỏ quyến rũ, thơm ngọt. Hồng đỏ không phải thứ quả cho người thích ăn vội mà phải chờ hồng chín đủ thì ăn mới ngon vì ăn sớm thì hồng chát, muộn thì hồng nẫu. Mùa hồng đỏ bắt đầu từ tháng 8 nhưng nhiều nhất vào cuối tháng 9, đầu tháng 10.

Bánh trung thu


Bánh trung thu

Bánh mang vẻ đẹp ý nghĩa và giá trị tinh thần nó mang theo, càng đẹp hơn khi nó trở thành món quà thể hiện yêu thương dành tặng những người thân mỗi dịp Tết Trung Thu tới.

Bánh trung thu thực sự mang một nét đẹp tinh túy. Nó đã vượt lên trên giá trị ẩm thực để trở thành giá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn, chứa đựng tinh hoa văn hóa của con người Việt Nam.

Quả trám


Quả trám

Quả trám xuất hiện trong tháng 8 và đầu tháng 9, là một thức quà quê dân dã. Trám om chấm cùng nước mắm lạc hay ăn cùng món thịt ba chỉ kho, trám nhồi thịt hấp… sẽ mang đến trải nghiệm thú vị cho những ai chỉ mới nếm thử lần đầu và cả những lần sau đó nữa. 


Tổng hợp

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019

Bưởi Tân Triều, đặc sản Biên Hòa vấn vương bạn bè

“Tân Triều tên gọi thân thương – Cù lao xứ Bưởi vấn vương bạn bè”. Nói đến Biên Hòa, ai cũng biết rằng nơi đây có một sản vật mang tên bưởi Tân Triều. Mỗi năm, làng bưởi Tân Triều đón hàng ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến thăm, thưởng thức vị ngọt thanh của bưởi nơi đây. 

Bưởi Tân Triều, đặc sản Biên Hòa vấn vương bạn bè

Cách trung tâm Biên Hòa, Đồng Nai khoảng 3km, Làng bưởi Tân Triều luôn được bồi đắp phù sa từ con sông Đồng Nai nên cây trái tươi tốt, sum suê quanh năm. Trong đó bưởi đã trở thành một đặc sản được nhiều người biết đến bởi sự mọng nước của từng tép bưởi và cái vị ngọt thanh không giống như những nơi khác.

Bưởi Tân Triều, đặc sản Biên Hòa vấn vương bạn bè

Đất Tân Triều hầu như gia đình nào cũng trồng bưởi, nào là bưởi đường lá cam, bưởi đường da láng, bưởi thanh, bưởi ổi, bưởi xiêm, bưởi bà Vân… Điều đặc biệt của các loại bưởi ở vùng đất này là để càng lâu vị bưởi càng ngọt đậm.

Bưởi Tân Triều, đặc sản Biên Hòa vấn vương bạn bè

Bưởi ở đây ngon nức tiếng, lại chế biến được rất nhiều món ngon, một trong số đó là món gỏi bưởi.  Ngoài thành phần chính là tép bưởi, gỏi bưởi còn có đậu phộng, mè rang, tôm luộc, thịt ba rọi, ngó sen, cà rốt xắt sợi, ớt và nhiều loại gia vị khác nữa. Gỏi bưởi thường ăn kèm với bánh phồng tôm hoặc bánh tráng mè chấm với nước mắm cay rất ngon.

Bưởi Tân Triều, đặc sản Biên Hòa vấn vương bạn bè
Gỏi bưởi

Và khi chế biến các món ăn, hầu như không bỏ phần nào trên trái bưởi. Vỏ bưởi thì chế biến thành chè bưởi, nem bưởi, sao trà, tép bưởi không chỉ làm gỏi mà còn được dùng để làm rượu… Rượu bưởi nơi đây được chế biến theo cách truyền thống nên không dùng hóa chất bảo quản. Bưởi sau khi hái về, chọn những quả ngon nhất để làm rượu. Do mỗi nhà có một công thức chế biến riêng nên mùi vị và màu sắc của rượu từ đó cũng rất khác nhau. Rượu thành phẩm sẽ có màu vàng hơi đục, vị ngọt hơi nồng. Uống rượu bưởi giúp kích thích ăn, tạo cảm giác ngon miệng hơn.

Bưởi Tân Triều, đặc sản Biên Hòa vấn vương bạn bè

Vào những ngày cuối tuần, đến đây khách du lịch còn được thưởng thức những bài bản đờn ca tài tử da diết, đậm chất miệt vườn. Rời xa cái ồn ào của phố thị, lễ 2/9 này còn chần chờ gì sao không “làm một chuyến” du lịch miệt vườn cù lao, dạo chơi trong những khu vườn bưởi bạt ngàn, tận hưởng bầu không khí mát mẻ, trong lành, yên bình, thoảng nghe mùi thơm của hoa bưởi nồng nàn trong gió?


Tổng hợp