Hiển thị các bài đăng có nhãn Hong Kong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hong Kong. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Khám phá lễ hội cho người chết ở các nước trên thế giới

Lễ hội chào đón người chết trở về trần thế là dịp linh thiêng và quan trọng. Đây được coi là phiên bản đặc biệt của Halloween ở một số quốc gia trên thế giới.

Lễ hội chào đón người chết trở về trần thế là dịp linh thiêng và quan trọng. Đây được coi là phiên bản đặc biệt của Halloween ở một số quốc gia trên thế giới.

Lễ hội Samhain (Ireland và Scotland)

Ireland được cho là nơi bắt nguồn của ngày lễ Halloween thời hiện đại. Ngày nay, Ireland và Scotland đều tổ chức lễ hội với lửa trại, trò chơi cùng các món ăn truyền thống như “Barmbrack” - một loại bánh hoa quả đặc trưng vào dịp này. Người dân bỏ đồng xu, khuy áo và nhẫn vào bánh, cầu mong may mắn về tài vận hoặc tình cảm vào năm tới.

Ireland được cho là nơi bắt nguồn của ngày lễ Halloween thời hiện đại. Ngày nay, Ireland và Scotland đều tổ chức lễ hội với lửa trại, trò chơi cùng các món ăn truyền thống như “Barmbrack” - một loại bánh hoa quả đặc trưng vào dịp này. Người dân bỏ đồng xu, khuy áo và nhẫn vào bánh, cầu mong may mắn về tài vận hoặc tình cảm vào năm tới.

Lễ hội Obon (Nhật Bản)

Bắt nguồn theo phong tục Phật giáo của Nhật Bản, đây là dịp để người dân xứ sở hoa anh đào cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên. Vào rằm tháng 8 âm lịch hàng năm, người ta đặt trước cửa nhà một con ngựa làm từ các loại rau, đốt lửa nhỏ (gọi là "mukaebi") để đón người đã khuất trở về. Trong ngày cuối cùng, người Nhật thực hiện nghi thức thả thuyền giấy dọc theo các con sông, dâng bánh Okuridango... đưa tiễn những người quá cố trở về thế giới của họ.

Bắt nguồn theo phong tục Phật giáo của Nhật Bản, đây là dịp để người dân xứ sở hoa anh đào cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên. Vào rằm tháng 8 âm lịch hàng năm, người ta đặt trước cửa nhà một con ngựa làm từ các loại rau, đốt lửa nhỏ (gọi là "mukaebi") để đón người đã khuất trở về. Trong ngày cuối cùng, người Nhật thực hiện nghi thức thả thuyền giấy dọc theo các con sông, dâng bánh Okuridango... đưa tiễn những người quá cố trở về thế giới của họ.

Lễ hội Día de los Muertos (Mexico)

Từ ngày 1-2/11, Mexico và nhiều nơi khác ở châu Mỹ Latinh tổ chức Día de los Muertos (Ngày của người chết). Theo quan niệm, cổng thiên đường mở cửa lúc nửa đêm ngày 31/10, linh hồn trẻ em sẽ trở về Trái Đất đoàn tụ với gia đình trong 24 giờ. Vào ngày 2/11, linh hồn người trưởng thành từ thiên đàng xuống để tham gia vào lễ hội. Bàn thờ trong mỗi nhà trang trí hoa quả, đậu phộng, gà tây, soda... và bánh mì "Pan de muerto" đặc trưng. Ngoài ra, các gia đình chuẩn bị kẹo, đồ chơi, thuốc lá hoặc rượu để tưởng niệm người đã khuất.

Từ ngày 1-2/11, Mexico và nhiều nơi khác ở châu Mỹ Latinh tổ chức Día de los Muertos (Ngày của người chết). Theo quan niệm, cổng thiên đường mở cửa lúc nửa đêm ngày 31/10, linh hồn trẻ em sẽ trở về Trái Đất đoàn tụ với gia đình trong 24 giờ. Vào ngày 2/11, linh hồn người trưởng thành từ thiên đàng xuống để tham gia vào lễ hội. Bàn thờ trong mỗi nhà trang trí hoa quả, đậu phộng, gà tây, soda... và bánh mì "Pan de muerto" đặc trưng. Ngoài ra, các gia đình chuẩn bị kẹo, đồ chơi, thuốc lá hoặc rượu để tưởng niệm người đã khuất.

Lễ hội Pangangaluluwa (Philippines)

Pangangaluluwa là một lễ hội truyền thống của Philippines. Vào ngày này, trẻ em nơi đây có một phiên bản "Treat or trick" riêng biệt. Những đứa trẻ thay vì nhận kẹo sẽ từ nhà này sang nhà khác, hát những bài hát truyền thống để xin tiền và đồ ăn. Tuy nhiên, nhiều người lợi dụng việc xin tiền cho lợi ích kinh tế, người dân đất nước đang cố gắng sử dụng kẹo thay thế trong dịp lễ với mục đích tốt đẹp hơn.

Pangangaluluwa là một lễ hội truyền thống của Philippines. Vào ngày này, trẻ em nơi đây có một phiên bản "Treat or trick" riêng biệt. Những đứa trẻ thay vì nhận kẹo sẽ từ nhà này sang nhà khác, hát những bài hát truyền thống để xin tiền và đồ ăn. Tuy nhiên, nhiều người lợi dụng việc xin tiền cho lợi ích kinh tế, người dân đất nước đang cố gắng sử dụng kẹo thay thế trong dịp lễ với mục đích tốt đẹp hơn.

Lễ hội Ma đói (Hong Kong)

Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, người dân Hong Kong tổ chức lễ hội ma đói. Mọi người tin rằng, những linh hồn sẽ trỗi dậy và lang thang khắp nơi vào thời gian này. Nhiều gia đình thực hiện phong tục đốt vàng mã, cúng thức ăn cho người quá cố ở thế giới bên kia.

Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, người dân Hong Kong tổ chức lễ hội ma đói. Mọi người tin rằng, những linh hồn sẽ trỗi dậy và lang thang khắp nơi vào thời gian này. Nhiều gia đình thực hiện phong tục đốt vàng mã, cúng thức ăn cho người quá cố ở thế giới bên kia.

Lễ hội Pitru Paksha (Ấn Độ)

Pitru Paksha là lễ hội truyền thống của đạo Hindu, kéo dài 16 ngày theo lịch âm. Người ta tin rằng thần chết Yama sẽ đưa linh hồn đến gặp 3 thế hệ trước đó của gia đình tại nơi chuộc tội. Trong dịp này, linh hồn được phép trở về Trái Đất để đoàn tụ với gia đình. Các thành viên phải thực hiện đầy đủ lễ Shraddha để bảo đảm những người thân có một nơi trú ngụ ở kiếp sau. Bên cạnh đó, nhiều gia đình sẽ nấu những món ăn cúng như kheer (gạo nếp và sữa), lapsi (cháo yến mạch), cơm, đậu lăng...

Pitru Paksha là lễ hội truyền thống của đạo Hindu, kéo dài 16 ngày theo lịch âm. Người ta tin rằng thần chết Yama sẽ đưa linh hồn đến gặp 3 thế hệ trước đó của gia đình tại nơi chuộc tội. Trong dịp này, linh hồn được phép trở về Trái Đất để đoàn tụ với gia đình. Các thành viên phải thực hiện đầy đủ lễ Shraddha để bảo đảm những người thân có một nơi trú ngụ ở kiếp sau. Bên cạnh đó, nhiều gia đình sẽ nấu những món ăn cúng như kheer (gạo nếp và sữa), lapsi (cháo yến mạch), cơm, đậu lăng...

Lễ hội Awuru Odo (Nigeria)

Khác với ngày lễ của các nước, lễ hội Awuru Odo chỉ diễn ra 2 năm một lần. Đây là dịp để những người đã khuất trở về trần thế cùng gia đình. Lễ hội kéo dài 6 tháng, được tổ chức với các bữa tiệc, âm nhạc và mặt nạ trước khi người chết trở về thế giới bên kia.

Khác với ngày lễ của các nước, lễ hội Awuru Odo chỉ diễn ra 2 năm một lần. Đây là dịp để những người đã khuất trở về trần thế cùng gia đình. Lễ hội kéo dài 6 tháng, được tổ chức với các bữa tiệc, âm nhạc và mặt nạ trước khi người chết trở về thế giới bên kia.

Lễ hội Pchum Ben (Campuchia)

 Từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10, mọi gia đình theo đạo Phật ở Campuchia tụ tập cùng nhau tổ chức lễ Pchum Ben để tưởng niệm người chết. Vào thời gian này, các nhà sư sẽ tụng kinh liên tục ngày đêm để mở cổng địa ngục. Người thân trong gia đình mang đồ ăn như gạo nếp và đậu gói trong lá chuối, dâng những giỏ hoa để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Đây cũng là dịp con cháu tổ chức lễ mừng thọ những người lớn tuổi.

Từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10, mọi gia đình theo đạo Phật ở Campuchia tụ tập cùng nhau tổ chức lễ Pchum Ben để tưởng niệm người chết. Vào thời gian này, các nhà sư sẽ tụng kinh liên tục ngày đêm để mở cổng địa ngục. Người thân trong gia đình mang đồ ăn như gạo nếp và đậu gói trong lá chuối, dâng những giỏ hoa để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Đây cũng là dịp con cháu tổ chức lễ mừng thọ những người lớn tuổi. 


(Tổng hợp)

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2019

Tên gọi các thành phố lớn trên thế giới khởi nguồn thế nào?

Paris nghĩa là "vùng đất của những người cáu kỉnh", Chicago là "tỏi hoang", còn Tokyo là "thành phố phía đông"... Thrillist giải đáp ý nghĩa tên gọi của các thành phố lớn. 

Tên gọi các thành phố lớn trên thế giới khởi nguồn thế nào?


Tokyo 


Tokyo
Ảnh: David Lefranc

Khi Tokugawa trở thành tướng quân đầu tiên của Nhật Bản (tương đương Tổng tư lệnh quân đội), ông quyết định chọn ngôi làng chài nhỏ có tên là Edo làm thủ đô. Thành phố dần lớn mạnh dưới quyền của Tokugawa. Khi hoàng đế trở lại ngai vàng vàng năm 1868, ông chuyển cung điện hoàng gia từ Kyoto khi đó đang là thủ đô, tới Edo, và đổi tên thành Tokyo, nghĩa là “Thủ đô phía Đông”. 

Sydney 


Sydney

Năm 1788, thuyền trưởng Arthur Phillip phát hiện ra nguồn nước ngọt cho hạm đội của mình ở một con vịnh gần Port Jackson, ngày nay là cảng Sydney. Mặc dù ban đầu ông dự định đặt tên cho khu vực này là Albion, theo tên một nhà thơ Anh, nhưng sau đó ông quyết định lấy tên nhà chính trị gia người Anh Lord Sydney, người chưa đặt chân đến Australia bao giờ. Lord Sydney cũng chính là người chỉ định Arthur Phillip làm thống đốc đầu tiên của bang New South Wales. 

Rome 


Rome

Nguồn gốc tên thành phố này như một huyền thoại. Nó bắt nguồn từ việc hai anh em sinh đôi Romulus và Remus, con thần Chiến tranh La Mã, bị một người chú trả thù và bắt cóc, sau đó bị ném xuống dòng sông Tiber. May mắn thay, hai anh em được một con sói cứu sống và nuôi lớn. Sau này, chính họ đã xây dựng nên thành phố ở nơi họ được cứu thoát, và tên thành phố được biến tấu từ tên hai anh em là Rome

Rio De Janeiro 


Rio De Janeiro

Nhiều người tưởng rằng cái tên này nghĩa là “River of January” (Dòng sông tháng giêng), theo thời gian các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha tìm ra, thực ra không phải. Thực tế là họ đã cho rằng con vịnh này là cửa khẩu của một dòng sông khổng lồ nên đặt tên như vậy, mà không cần biết thực sự có dòng sông đó trên đời hay không. 

Moscow 


Moscow

Thủ đô của nước Nga nằm bên sông Moscva, đó là nguồn gốc của tên Moscow. Tuy nhiên, cũng có vài giả thuyết tại sao con sông có tên đó. Giả thuyết thứ nhất cho rằng nó bắt nguồn từ một cái tên Finno-Ugric, nghĩa là dòng sông của bò, gấu, hoặc bóng tối. Một giả thuyết khác thì nói, cái tên xuất phát từ một từ Slavic, nghĩa là con sông lầy lội. 

Mexico City 


Mexico City
Ảnh: Lucas Vallecillos

Khi Hernan Cortes đánh bại thổ dân ở Tenochtitlan và quét sạch thành phố, họ muốn thành phố có một cái tên mới. Bộ tộc ở đây có tên gọi Mexica, vì vậy ban đầu Hernan Cortes gọi thành phố là Mejica y Tenochtitlan, còn thành phố mới là Ciudad de Mexico, nghĩa là Mexico City. 

Paris 


Paris

Từ này theo nghĩa Latin có nghĩa là “vùng đất của những người cáu kỉnh”, được đặt theo tên của bộ tộc Celtic Parisii là những người đầu tiên sinh sống ở hòn đảo giữa sông Seine vào khoảng giữa thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. 

Hong Kong 


Hong Kong

Cái tên dựa theo phát âm tiếng Quảng Đông nghĩa là “cảng thơm”. Khi đó họ chưa lường trước được “mùi” của các con tàu thương mại cập cảng sẽ ra sao vài trăm năm sau. Cái tên khi đó ngụ ý Hong Kong với vai trò ban đầu là một hải cảng xuất khẩu trầm hương đi các tỉnh phía bắc. Trầm hương được dùng làm hương liệu cho rượu. 


Los Angeles 


Los Angeles

Ai cũng biết tên thành phố nghĩa là City of Angels (thành phố của những thiên thần), cái tên bắt nguồn từ việc những người Tây Ban Nha coi đây là thiên đường trên hạ giới. Tuy nhiên, cái tên ban đầu của nó dài hơn nhiều: El Pueblo de Nuestra Senora la Reina de los Angeles de Porcincula, hay "The Town of Our Lady the Queen of Angels of the Little Portion”. Nhưng sau đó, họ nhận ra rằng cái tên này quá dài, vì vậy họ rút gọn thành Los Angeles. 

London 


London

Cái tên bắt nguồn từ việc những người La Mã đầu tiên tìm ra mảnh đất này khoảng năm 43 sau Công nguyên, và đặt tên là Londinium. Người ta tin rằng đó có thể là tên một đầu bếp địa phương, hoặc bắt nguồn từ từ “lond”, theo tiếng Celtic có nghĩa là “hoang dã”. 

Bắc Kinh 


Bắc Kinh

Tên này do nhà vua Chu Đệ (hay còn gọi là Minh thành tổ) đặt, ông là người rời kinh đô đến vùng đất này dưới triều Minh. 

Chicago 


Chicago

Tên này bắt nguồn từ phiên âm tiếng Pháp của một từ trong tiếng thổ dân da đỏ, có nghĩa là “tỏi hoang”. Trước khi hồ Michigan được xây bê tông thì vùng này rất thấp và lầy lội, người ta trồng nhiều hành và tỏi, đó là lý do tại sao người dân da đỏ ở đây gọi là “tỏi hoang”. 

Bangkok 


Bangkok

Tên nguyên gốc của thành phố này do vua Rama I đặt là “Krung Thep Mahanakhon Amon Rattanakosin Mahinthara Ayuthaya Mahadilok Phop Noppharat Ratchathani Burirom Udomratchaniwet Mahasathan Amon Piman Awatan Sathit Sakkathattiya Witsanukam Prasit”, nghĩa là "Thành phố của các thánh thần, thành phố vĩ đại của những vị thần bất tử, thành phố châu báu tráng lệ của thần Indra, chiếc ngai vàng của đức vua Ayutthaya, thành phố của đền đài tráng lệ, thành phố của cung điện và lãnh địa hoành tráng nhất của Hoàng gia, ngôi nhà của thần Vishnu và tất cả các vị thần". Đây được xem là tên thủ đô dài nhất thế giới. Người địa phương thường chỉ gọi là Krung Tep vì nhiều người Thái không quen với việc người nước ngoài phát âm từ “Bangkok”. Từ Krung Tep nghĩa là “ngôi làng mận hoang”, tên của cố đô ở phía tây sông Chao Phyra. 

Theo news.zing.vn

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2019

Ngắm thế giới với góc nhìn lạ từ trên cao

Từ Hong Kong (Trung Quốc) đến Dubai (UAE), khung cảnh nơi nào cũng lạ lẫm và mang nét siêu thực qua ống kính các nhiếp ảnh gia.

Rumani

Đây là con đường Cheia đưa du khách đến Transylvania (Rumani), nơi sinh của bá tước Dracula. Theo Calin Stan, tác giả bức ảnh, khung cảnh ngoạn mục với con đường tráng lệ khiến ông ấn tượng mạnh.
Ảnh: Calin Stan.

Đây là con đường Cheia đưa du khách đến Transylvania (Rumani), nơi sinh của bá tước Dracula. Theo Calin Stan, tác giả bức ảnh, khung cảnh ngoạn mục với con đường tráng lệ khiến ông ấn tượng mạnh.

Hong Kong

Samatha Chow, tác giả bức ảnh, thực hiện bức hình tại Hong Kong, Trung Quốc. Từ trên cao, quanh cảnh tựa như thermokarst với rong rêu phủ kín.
 Ảnh: Samatha Chow.

Samatha Chow, tác giả bức ảnh, thực hiện bức hình tại Hong Kong, Trung Quốc. Từ trên cao, quanh cảnh tựa như thermokarst với rong rêu phủ kín. 

Iceland

Stas Bartnikas, tác giả bức ảnh, cho biết anh chụp tấm hình này ở phía nam Iceland, trên một chiếc máy bay nhỏ.
 Ảnh: Stas Bartnikas.

Stas Bartnikas, tác giả bức ảnh, cho biết anh chụp tấm hình này ở phía nam Iceland, trên một chiếc máy bay nhỏ.

Ethiopia

Khai thác muối là ngành thương mại cổ xưa và nặng nhọc nhất ở Ethiopia. Những người làm trong ngành này tại khu vực Afar (Ethiopia) vẫn dùng các đoàn lạc đà để vận chuyển muối từ nơi khai thác đến thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, tuyến đường sắt đang mở, nối từ Djibouti đến Afar, có thể khiến những đoàn lạc đà trở nên ít hữu dụng.
Ảnh: Tugo Cheng.

Khai thác muối là ngành thương mại cổ xưa và nặng nhọc nhất ở Ethiopia. Những người làm trong ngành này tại khu vực Afar (Ethiopia) vẫn dùng các đoàn lạc đà để vận chuyển muối từ nơi khai thác đến thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, tuyến đường sắt đang mở, nối từ Djibouti đến Afar, có thể khiến những đoàn lạc đà trở nên ít hữu dụng.

Trung Quốc

Một cây cầu nằm giữa 3 hẻm núi tại dãy Thiên Sơn (Trung Quốc). Nhiệm vụ chính của cây cầu là phục vụ cho việc vận chuyển than trong khu vực.
Ảnh: Tugo Cheng.

Một cây cầu nằm giữa 3 hẻm núi tại dãy Thiên Sơn (Trung Quốc). Nhiệm vụ chính của cây cầu là phục vụ cho việc vận chuyển than trong khu vực. 

Maldives

Alexander Hafemann, người chụp bức ảnh, cho biết chiếc ô đỏ cô đơn trên bãi cát nhỏ tại đảo san hô South Ari Atoll (Maldives) khiến ông không thể rời mắt.
 Ảnh: Alexander Hafemann.

Alexander Hafemann, người chụp bức ảnh, cho biết chiếc ô đỏ cô đơn trên bãi cát nhỏ tại đảo san hô South Ari Atoll (Maldives) khiến ông không thể rời mắt.

Bangladesh

Một người đàn ông chèo thuyền trên sông Baral (Bangladesh) đầy rong rêu vào mùa đông.
Ảnh: MD Tanveer Rohan.

Một người đàn ông chèo thuyền trên sông Baral (Bangladesh) đầy rong rêu vào mùa đông. 

Indonesia

Các vận động viên marathon vượt qua cồn cát nóng bỏng quanh núi Bromo, Indonesia. Ngọn núi này thuộc dãy Tengger và nằm sát biển cát nổi tiếng ở Đông Java. “Con người trông thật nhỏ bé trước tự nhiên”, nhiếp ảnh gia Willam Cheang nhận xét.
Ảnh: William Cheang.

Các vận động viên marathon vượt qua cồn cát nóng bỏng quanh núi Bromo, Indonesia. Ngọn núi này thuộc dãy Tengger và nằm sát biển cát nổi tiếng ở Đông Java. “Con người trông thật nhỏ bé trước tự nhiên”, nhiếp ảnh gia Willam Cheang nhận xét.

Hokkaido, Nhật Bản

Nemuro là thị trấn cực đông của Hokkaido, nổi tiếng với nghề đánh cá trên biển Okhotsk, biên giới tự nhiên giữa Nhật Bản và Nga. Vào mùa đông, vùng biển này bị đóng băng.
Ảnh: Chris McCann.

Nemuro là thị trấn cực đông của Hokkaido, nổi tiếng với nghề đánh cá trên biển Okhotsk, biên giới tự nhiên giữa Nhật BảnNga. Vào mùa đông, vùng biển này bị đóng băng.


Tây Ban Nha

Một đàn hồng hạc bay qua con sông và vùng đầm lầy ở miền Nam Tây Ban Nha. Aya Okawa, tác giả bức ảnh, thông tin: "Tôi biết vào thời điểm hạn hán, hồng hạc thường mắc kẹt trong lớp bùn của đầm lầy khiến chân vẹo. Vào thời gian này, nhiều tình nguyện viên đến và giúp chúng tự do".
Ảnh: Aya Okawa.

Một đàn hồng hạc bay qua con sông và vùng đầm lầy ở miền Nam Tây Ban Nha. Aya Okawa, tác giả bức ảnh, thông tin: "Tôi biết vào thời điểm hạn hán, hồng hạc thường mắc kẹt trong lớp bùn của đầm lầy khiến chân vẹo. Vào thời gian này, nhiều tình nguyện viên đến và giúp chúng tự do".

Busan, Hàn Quốc

Nhiếp ảnh gia Albert Dros chụp bức ảnh này từ nóc của một trong những tòa chung cư cao nhất châu Á ở thành phố Busan (Hàn Quốc), The Zenith. Phải mất nhiều tháng anh mới có thể xin phép chủ tòa nhà cũng như tìm ra biện pháp an toàn khi tác nghiệp. “Tôi phải treo mình trên không trung để có thể chụp tấm hình này. Trên đó không dành cho những người yếu tim. Song, khi ở độ cao như vậy, bên dưới dường như là một thế giới khác. Nỗi sợ biến mất và thay vào đó là cảm giác bình yên”, anh nói.
Ảnh: Albert Dros.

Nhiếp ảnh gia Albert Dros chụp bức ảnh này từ nóc của một trong những tòa chung cư cao nhất châu Á ở thành phố Busan (Hàn Quốc), The Zenith. Phải mất nhiều tháng anh mới có thể xin phép chủ tòa nhà cũng như tìm ra biện pháp an toàn khi tác nghiệp. “Tôi phải treo mình trên không trung để có thể chụp tấm hình này. Trên đó không dành cho những người yếu tim. Song, khi ở độ cao như vậy, bên dưới dường như là một thế giới khác. Nỗi sợ biến mất và thay vào đó là cảm giác bình yên”, anh nói. 

Dhaka, Bangladesh

Người Hồi giáo đang dự buổi cầu nguyện Công giáo vào thứ sáu tại nhà thờ Baitul Mokarram ở thành phố Dhaka, Bangladesh.
Ảnh: Sohel Parvez Haque.

Người Hồi giáo đang dự buổi cầu nguyện Công giáo vào thứ sáu tại nhà thờ Baitul Mokarram ở thành phố Dhaka, Bangladesh.

Dubai, UAE

Phillip Trinis, tác giả bức ảnh, cho biết khung hình được lấy từ tầng 124 của tòa nhà Burj Khalifa ở Dubai, UAE. Hầu hết biệt thự, nhà ở và khách sạn sang trọng được xây theo trong cách Arab truyền thống, nằm bên hồ Burj Khalifa tạo nên cảnh tượng đặc biệt. Hồ nước này còn có pháo đài phun nước biểu diễn lớn nhất thế giới. Mỗi ngày, vào thời điểm nhất định, du khách có thể xem màn trình diễn nước hòa cùng âm thanh và ánh sáng ngoạn mục.
Ảnh: Phillip Trinis.

Phillip Trinis, tác giả bức ảnh, cho biết khung hình được lấy từ tầng 124 của tòa nhà Burj Khalifa ở Dubai, UAE. Hầu hết biệt thự, nhà ở và khách sạn sang trọng được xây theo trong cách Arab truyền thống, nằm bên hồ Burj Khalifa tạo nên cảnh tượng đặc biệt. Hồ nước này còn có pháo đài phun nước biểu diễn lớn nhất thế giới. Mỗi ngày, vào thời điểm nhất định, du khách có thể xem màn trình diễn nước hòa cùng âm thanh và ánh sáng ngoạn mục.


Theo Zing.vn

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019

Đi trọn thế gian tham gia các lễ hội lạ lùng tháng 5

Tháng 5 có rất nhiều lễ hội, trong đó lễ hội bánh bao Cheung Chau, Cinco de Mayo, rước voi Thrissur Pooram, đưa rước nến là những lễ hội có vẻ kỳ lạ được mọi người yêu thích nhất.

Đi trọn thế gian tham gia các lễ hội lạ lùng tháng 5

1. Lễ hội bánh bao Cheung Chau, Hong Kong


1. Lễ hội bánh bao Cheung Chau, Hong Kong

Vào nửa đêm, những người đàn ông trên đảo sẽ đua nhau leo lên cột tre đính đầy bánh bao và giành lấy những chiếc bánh may mắn. Lễ hội xuất hiện từ hơn 100 năm trước, là dịp để người dân bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần đã giúp họ xua đuổi bệnh dịch.
Thời gian: Từ ngày 3 đến ngày 7/5.

2. Lễ hội Cinco de Mayo, Mỹ


2. Lễ hội Cinco de Mayo, Mỹ

Mọi người vẫn hay lầm tưởng Cinco de Mayo là ngày quốc khánh của Mexico. Ngày này thực sự để kỷ niệm chiến thắng của quân đội Mexico trong trận chiến Pubele năm 1862, khi người Pháp tới chiếm đóng. 

Lễ hội ấn tượng với những điệu múa dân gian, âm nhạc mariachi và nhiều món ăn Mexico đặc trưng. Ở Colorado có cuộc thi nấu ăn từ ớt xanh và thi ăn món taco, còn tại San Diego, Cinco de Mayo sôi động với những điệu flamenco, trải nghiệm cưỡi xe ngựa và hai vườn bia ngoài trời.
Thời gian: Ngày 5/5

3. Lễ hội rước voi Thrissur Pooram, Ấn Độ


3. Lễ hội rước voi Thrissur Pooram, Ấn Độ

Lễ hội bắt đầu từ năm 1789 để tỏ lòng thành kính với thần Shiva ở đền chính Kerala của Thrissur. Điểm nhấn đặc biệt của Thrissur Pooram là cuộc diễu hành của 30 chú voi to đẹp. Tất cả được vẽ trang trí, đeo trang sức vàng trên đầu và diễu hành qua khắp các con phố.
Thời gian: Ngày 9/5

4. Lễ hội hoa hồng, Morocco


4. Lễ hội hoa hồng, Morocco

Cứ giữa tháng 5, trong những thung lũng Atlas (gần hoang mạc Sahara) là thế giới hoa hồng ngoài sức tưởng tượng của hầu hết khách du lịch. Toàn bộ khu vực tràn ngập hương sắc của loài hoa kiêu sa này.

Vào mùa thu hoạch, các loài hoa hồng đua nhau khoe sắc và tỏa hương ngào ngạt, thu hút hơn 20.000 khách tham quan đến thị trấn này. Lễ hội kéo dài trong 3 ngày, gồm có những buổi biểu diễn ca múa, những bữa tiệc và những đoàn ngựa diễu hành dưới những “cơn mưa” cánh hoa hồng. Đặc biệt và thú vị của lễ hội là luôn có cuộc thi sắc đẹp giữa các loài hoa hồng và tìm ra loài hoa “đăng quang” mỗi năm.

5. Lễ hội đua rước nến, Italy


5. Lễ hội đua rước nến, Italy

Lễ hội là cuộc đua rước nến khổng lồ ở Gubbio, Italy như một cách tưởng nhớ Thánh Ubaldo của người dân địa phương. Một lượng lớn người tham gia sẽ chia thành 3 đội mặc 3 màu xanh, đỏ, vàng. Họ xuất phát từ trong thành phố rồi chạy lên dốc Monte Ingino, qua khu vực thánh đường và đặc biệt mỗi đội mang theo một cây nến khổng lồ dài 4m, nặng khoảng 400kg.
Thời gian: Ngày 15/5


Tổng hợp: