Hiển thị các bài đăng có nhãn Ấn Độ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ấn Độ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2019

Gợi ý 6 điểm đến du lịch “đổi gió” trong năm 2020

Năm 2020 đã cận kề, các tín đồ du lịch còn chờ gì mà không đánh dấu lại 6 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới này để “đổi gió”.

Gợi ý 6 điểm đến du lịch “đổi gió” trong năm 2020

Jodhpur, Ấn Độ


Jodhpur, Ấn Độ

Jodhpur là thành phố màu xanh duy nhất của Ấn Độ, màu sơn chủ đạo của tất cả các ngôi nhà tại đây. Người ta tin rằng màu xanh có thể giúp xua đuổi muỗi và làm mát nhà, nên dần dần cả những người ngoại đạo cũng làm theo. Với một chuyến đi vòng quanh thành phố, bạn sẽ chụp được những bức ảnh ấn tượng và khám phá những nét lịch sử thú vị của nơi đây.

Foz do Iguacu, Brazil


Foz do Iguacu, Brazil

Thác Iguazu là điểm đến bắt buộc khi bạn tới Foz do Iguacu. Nằm ở biên giới giữa BrazilArgentina, thác Iguazu là một trong những hệ thống thác nước lớn nhất thế giới.

Là một kỳ quan thiên nhiên thế giới, thác Iguazu được cho là “không giống như bất kì một thác nước khác trên thế giới”, thác được bao phủ rừng nhiệt đới xanh tốt quanh năm. Tuỳ theo từng mùa, mà dòng nước của thác Iguazu chảy nhanh hay chậm, song tất cả đều tạo nên một cảnh sắc vô cùng tráng lệ. Nhìn từ trên cao xuống, thác nước thẳng đứng với những dòng nước trắng xoá, len lỏi qua từng kẽ đá, từng tán cây xanh buông mình xuống dòng sông bên dưới. Nhìn xa xa, thác nước như những dải lụa mềm được ai đó vắt lên vách đá và được chiếu sáng bởi ánh nắng mặt trời ấm áp. 

Tbilisi, Gruzia


Tbilisi, Gruzia

Nằm tại điểm nối Đông Âu và Tây Á, Georgia có nền văn hóa pha trộn đặc sắc và Tbilisi thể hiện điều này rõ hơn bất cứ đâu. Thủ đô Tbilisi là trung tâm lịch sử của Gruzia, nơi các du khách được chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc lâu đời, những ngôi nhà đầy màu sắc. Trên cùng một con phố có thể nhìn thấy đủ các phong cách thiết kế từ Trung Cổ, Tân cổ điển, Trung Đông, Art Nouveau, Nga và cả hiện đại. Tất cả đều ngay hàng thẳng lối và nằm xen kẽ một cách hòa hợp. Hay thư giãn trong các công viên hay các tín đồ ẩm thực có thể thưởng thức món bánh mỳ truyền thống Khachapuri nóng hổi vừa ra khỏi lò.

Luxembourg


Luxembourg

Bạn có thể khám phá toàn bộ quốc gia nhỏ bé nhưng vô cùng xinh đẹp này vào dịp cuối tuần. Bạn không cần phải vội vã, hãy từ từ tận hưởng thời tiết tuyệt vời và những công viên tuyệt đẹp của Luxembourg. Bạn sẽ bị hớp hồn bởi nét đẹp thơ mộng dưới những tán cây xanh rồi những dàn hoa nhiều màu sắc, không khí trong lành, thoáng đãng và cả những kiến trúc kỳ vĩ lộng lẫy. Đặc biệt hơn, cảnh sắc nơi đây thay đổi theo mùa khiến nhiều du khách ngẩn ngơ.

Athens, Hy Lạp


Athens, Hy Lạp

Ngoài các công trình kiến trúc nổi tiếng thì cửa hàng bánh cupcake Little Kook sẽ là địa điểm check-in không thể bỏ qua khi bạn tới thủ đô của Hy Lạp. Không chỉ là nơi có mọi loại bánh cupcake trên thế giới, Little Kook còn được trang hoàng theo mỗi mùa trong năm để du khách có thể chụp những bức ảnh "triệu tim" trên Instagram.

Tokyo, Nhật Bản


Tokyo, Nhật Bản

Tháng 7-8/2020, Tokyo sẽ đăng cai Thế vận hội Mùa Hè, do vậy, người hâm mộ sẽ không thể bỏ lỡ cơ hội này để tận mắt chứng kiến những màn thi tài đỉnh cao và bên cạnh đó là khám phá Tokyo - một trong những thành phố phồn hoa, hiện đại nhất thế giới.


Tổng hợp

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

Những nhà ga đường sắt đẹp níu chân du khách

Các nhà ga thường không nằm trong số những nơi lý tưởng để thăm thú. Tiếng ồn và những đám đông đủ để khiến mọi người luôn muốn rời đi càng sớm càng tốt. Thế nhưng một số nhà ga đường sắt lại có vẻ đẹp hấp dẫn khách du lịch một cách kỳ lạ, bất chấp sự huyên náo, ồn ào vốn có của những trung tâm vận chuyển. 

Những nhà ga đường sắt đẹp níu chân du khách

Ga Grand Central Terminal, New York, Mỹ 


Ga Grand Central Terminal, New York, Mỹ

Được thiết kế bởi các công ty kiến ​​trúc nổi tiếng Reed- Stem và - Wetmore, nhà ga đường sắt ở thành phố New York này là một trong những điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới. Grand Central Terminal thu hút hơn 20 triệu du khách trong một năm, khiến nó trở thành một trong mười nhà ga hàng đầu được coi như một địa điểm du lịch. Đây là ga đường sắt lớn nhất thế giới, với 44 nền tảng và 67 đường ray. Tòa nhà chính của nhà ga từng được sử dụng để chứa các phòng trưng bày nghệ thuật và hoạt động như một bảo tàng. 

Ga Chhatrapati Shivaji Terminus, Mumbai, Ấn Độ 


Ga Chhatrapati Shivaji Terminus, Mumbai, Ấn Độ

Nhà ga Chhatrapati Shivaji Terminus là một trong số ít những trường hợp được đưa vào danh sách các di sản thế giới của UNESCO. Nó là một công trình kiến ​​trúc đặc biệt ở Ấn Độ được thiết kế bởi khiến trúc sư Frederick William Stevens, trong sự pha trộn của hai trường phái kiến ​​trúc Mughal và Victoria truyền thống. Nhà ga, được đặt theo tên của vua Maratha Shivaji của Ấn Độ. Địa điểm này là một trong những nơi bận rộn nhất ở Ấn Độ với khoảng ba triệu hành khách lui tới mỗi ngày. 

Ga St. Pancras International, London, Anh 


Ga St. Pancras International, London, Anh

Được biết đến như là “thánh đường của đường sắt”, nhà ga St. Pancras International đã trải qua nhiều lần cải tạo kể từ đó nhưng vẫn giữ được nét duyên dáng cũ. Nơi đây nổi tiếng với kiến ​​trúc Victoria, được trang trí với nhiều tác phẩm nghệ thuật. Mặt tiền của nó được bao quanh bởi khách sạn Renaissance và nhiều cửa hiệu, nhà hàng sẵn sàng phục vụ các du khách có nhu cầu. 

Ga Antwerp Central, Antwerp, Bỉ 


Ga Antwerp Central, Antwerp, Bỉ

Một trong những nhà ga đường sắt đẹp nhất thế giới, Antwerp Central được khai trương vào năm 1905. Đây là sự kết hợp của nhiều phong cách kiến trúc, chủ yếu được thiết kế bởi nhà thiết kế Louis Delacenserie. Mái vòm đồ sộ trên sảnh chờ là đứa con tinh thần lớn nhất của Delacenserie. Riêng vẻ bể ngoài của chiếc xe lửa được thiết kế bởi lỹ sư Clement van Bogaert và cầu cạn bằng kính dẫn vào nhà ga được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư Jan Van Asperen. 

Ga Kanazawa, Kanazawa, Nhật Bản 


Ga Kanazawa, Kanazawa, Nhật Bản

Được nâng cấp từ nhà ga được xây dựng từ năm 1898, kể từ đó, nhà ga Kanazawa đã thu hút sự chú ý từ các kiến ​​trúc sư trên khắp thế giới. Dù gây ấn tượng với rất nhiều người vì các công trình kiến ​​trúc mới khá hiện đại, nhưng lại có vẻ không phù hợp với thành phố cổ của Nhật Bản. Kanzawa là một trong những ga đường sắt lớn nhất trên thế giới. Được cải tạo vào năm 2005, nó được đặc biệt chú ý với cổng mô phỏng hình chiếc chiếc trống khổng lồ có chân giống như trống Tsuzumi và mái vòm lớn.


Tổng hợp.

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Khám phá lễ hội cho người chết ở các nước trên thế giới

Lễ hội chào đón người chết trở về trần thế là dịp linh thiêng và quan trọng. Đây được coi là phiên bản đặc biệt của Halloween ở một số quốc gia trên thế giới.

Lễ hội chào đón người chết trở về trần thế là dịp linh thiêng và quan trọng. Đây được coi là phiên bản đặc biệt của Halloween ở một số quốc gia trên thế giới.

Lễ hội Samhain (Ireland và Scotland)

Ireland được cho là nơi bắt nguồn của ngày lễ Halloween thời hiện đại. Ngày nay, Ireland và Scotland đều tổ chức lễ hội với lửa trại, trò chơi cùng các món ăn truyền thống như “Barmbrack” - một loại bánh hoa quả đặc trưng vào dịp này. Người dân bỏ đồng xu, khuy áo và nhẫn vào bánh, cầu mong may mắn về tài vận hoặc tình cảm vào năm tới.

Ireland được cho là nơi bắt nguồn của ngày lễ Halloween thời hiện đại. Ngày nay, Ireland và Scotland đều tổ chức lễ hội với lửa trại, trò chơi cùng các món ăn truyền thống như “Barmbrack” - một loại bánh hoa quả đặc trưng vào dịp này. Người dân bỏ đồng xu, khuy áo và nhẫn vào bánh, cầu mong may mắn về tài vận hoặc tình cảm vào năm tới.

Lễ hội Obon (Nhật Bản)

Bắt nguồn theo phong tục Phật giáo của Nhật Bản, đây là dịp để người dân xứ sở hoa anh đào cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên. Vào rằm tháng 8 âm lịch hàng năm, người ta đặt trước cửa nhà một con ngựa làm từ các loại rau, đốt lửa nhỏ (gọi là "mukaebi") để đón người đã khuất trở về. Trong ngày cuối cùng, người Nhật thực hiện nghi thức thả thuyền giấy dọc theo các con sông, dâng bánh Okuridango... đưa tiễn những người quá cố trở về thế giới của họ.

Bắt nguồn theo phong tục Phật giáo của Nhật Bản, đây là dịp để người dân xứ sở hoa anh đào cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên. Vào rằm tháng 8 âm lịch hàng năm, người ta đặt trước cửa nhà một con ngựa làm từ các loại rau, đốt lửa nhỏ (gọi là "mukaebi") để đón người đã khuất trở về. Trong ngày cuối cùng, người Nhật thực hiện nghi thức thả thuyền giấy dọc theo các con sông, dâng bánh Okuridango... đưa tiễn những người quá cố trở về thế giới của họ.

Lễ hội Día de los Muertos (Mexico)

Từ ngày 1-2/11, Mexico và nhiều nơi khác ở châu Mỹ Latinh tổ chức Día de los Muertos (Ngày của người chết). Theo quan niệm, cổng thiên đường mở cửa lúc nửa đêm ngày 31/10, linh hồn trẻ em sẽ trở về Trái Đất đoàn tụ với gia đình trong 24 giờ. Vào ngày 2/11, linh hồn người trưởng thành từ thiên đàng xuống để tham gia vào lễ hội. Bàn thờ trong mỗi nhà trang trí hoa quả, đậu phộng, gà tây, soda... và bánh mì "Pan de muerto" đặc trưng. Ngoài ra, các gia đình chuẩn bị kẹo, đồ chơi, thuốc lá hoặc rượu để tưởng niệm người đã khuất.

Từ ngày 1-2/11, Mexico và nhiều nơi khác ở châu Mỹ Latinh tổ chức Día de los Muertos (Ngày của người chết). Theo quan niệm, cổng thiên đường mở cửa lúc nửa đêm ngày 31/10, linh hồn trẻ em sẽ trở về Trái Đất đoàn tụ với gia đình trong 24 giờ. Vào ngày 2/11, linh hồn người trưởng thành từ thiên đàng xuống để tham gia vào lễ hội. Bàn thờ trong mỗi nhà trang trí hoa quả, đậu phộng, gà tây, soda... và bánh mì "Pan de muerto" đặc trưng. Ngoài ra, các gia đình chuẩn bị kẹo, đồ chơi, thuốc lá hoặc rượu để tưởng niệm người đã khuất.

Lễ hội Pangangaluluwa (Philippines)

Pangangaluluwa là một lễ hội truyền thống của Philippines. Vào ngày này, trẻ em nơi đây có một phiên bản "Treat or trick" riêng biệt. Những đứa trẻ thay vì nhận kẹo sẽ từ nhà này sang nhà khác, hát những bài hát truyền thống để xin tiền và đồ ăn. Tuy nhiên, nhiều người lợi dụng việc xin tiền cho lợi ích kinh tế, người dân đất nước đang cố gắng sử dụng kẹo thay thế trong dịp lễ với mục đích tốt đẹp hơn.

Pangangaluluwa là một lễ hội truyền thống của Philippines. Vào ngày này, trẻ em nơi đây có một phiên bản "Treat or trick" riêng biệt. Những đứa trẻ thay vì nhận kẹo sẽ từ nhà này sang nhà khác, hát những bài hát truyền thống để xin tiền và đồ ăn. Tuy nhiên, nhiều người lợi dụng việc xin tiền cho lợi ích kinh tế, người dân đất nước đang cố gắng sử dụng kẹo thay thế trong dịp lễ với mục đích tốt đẹp hơn.

Lễ hội Ma đói (Hong Kong)

Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, người dân Hong Kong tổ chức lễ hội ma đói. Mọi người tin rằng, những linh hồn sẽ trỗi dậy và lang thang khắp nơi vào thời gian này. Nhiều gia đình thực hiện phong tục đốt vàng mã, cúng thức ăn cho người quá cố ở thế giới bên kia.

Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, người dân Hong Kong tổ chức lễ hội ma đói. Mọi người tin rằng, những linh hồn sẽ trỗi dậy và lang thang khắp nơi vào thời gian này. Nhiều gia đình thực hiện phong tục đốt vàng mã, cúng thức ăn cho người quá cố ở thế giới bên kia.

Lễ hội Pitru Paksha (Ấn Độ)

Pitru Paksha là lễ hội truyền thống của đạo Hindu, kéo dài 16 ngày theo lịch âm. Người ta tin rằng thần chết Yama sẽ đưa linh hồn đến gặp 3 thế hệ trước đó của gia đình tại nơi chuộc tội. Trong dịp này, linh hồn được phép trở về Trái Đất để đoàn tụ với gia đình. Các thành viên phải thực hiện đầy đủ lễ Shraddha để bảo đảm những người thân có một nơi trú ngụ ở kiếp sau. Bên cạnh đó, nhiều gia đình sẽ nấu những món ăn cúng như kheer (gạo nếp và sữa), lapsi (cháo yến mạch), cơm, đậu lăng...

Pitru Paksha là lễ hội truyền thống của đạo Hindu, kéo dài 16 ngày theo lịch âm. Người ta tin rằng thần chết Yama sẽ đưa linh hồn đến gặp 3 thế hệ trước đó của gia đình tại nơi chuộc tội. Trong dịp này, linh hồn được phép trở về Trái Đất để đoàn tụ với gia đình. Các thành viên phải thực hiện đầy đủ lễ Shraddha để bảo đảm những người thân có một nơi trú ngụ ở kiếp sau. Bên cạnh đó, nhiều gia đình sẽ nấu những món ăn cúng như kheer (gạo nếp và sữa), lapsi (cháo yến mạch), cơm, đậu lăng...

Lễ hội Awuru Odo (Nigeria)

Khác với ngày lễ của các nước, lễ hội Awuru Odo chỉ diễn ra 2 năm một lần. Đây là dịp để những người đã khuất trở về trần thế cùng gia đình. Lễ hội kéo dài 6 tháng, được tổ chức với các bữa tiệc, âm nhạc và mặt nạ trước khi người chết trở về thế giới bên kia.

Khác với ngày lễ của các nước, lễ hội Awuru Odo chỉ diễn ra 2 năm một lần. Đây là dịp để những người đã khuất trở về trần thế cùng gia đình. Lễ hội kéo dài 6 tháng, được tổ chức với các bữa tiệc, âm nhạc và mặt nạ trước khi người chết trở về thế giới bên kia.

Lễ hội Pchum Ben (Campuchia)

 Từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10, mọi gia đình theo đạo Phật ở Campuchia tụ tập cùng nhau tổ chức lễ Pchum Ben để tưởng niệm người chết. Vào thời gian này, các nhà sư sẽ tụng kinh liên tục ngày đêm để mở cổng địa ngục. Người thân trong gia đình mang đồ ăn như gạo nếp và đậu gói trong lá chuối, dâng những giỏ hoa để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Đây cũng là dịp con cháu tổ chức lễ mừng thọ những người lớn tuổi.

Từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10, mọi gia đình theo đạo Phật ở Campuchia tụ tập cùng nhau tổ chức lễ Pchum Ben để tưởng niệm người chết. Vào thời gian này, các nhà sư sẽ tụng kinh liên tục ngày đêm để mở cổng địa ngục. Người thân trong gia đình mang đồ ăn như gạo nếp và đậu gói trong lá chuối, dâng những giỏ hoa để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Đây cũng là dịp con cháu tổ chức lễ mừng thọ những người lớn tuổi. 


(Tổng hợp)

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

Mùa thu vi vu Ấn Độ trải nghiệm bay cùng dù lượn

Khi cái nắng không còn quá gắt, những cơn gió bắt đầu thổi mạnh hơn, mùa thu là thời điểm lý tưởng để những ai yêu thích bộ môn dù lượn thỏa sức bay cao. Nếu có dịp du lịch Ấn Độ mùa này thì các bạn đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm bộ môn mang chút mạo hiểm và phiêu lưu này, để thưởng trọn vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây nhé.

Mùa thu vi vu Ấn Độ trải nghiệm bay cùng dù lượn

Himachal Pradesh


Himachal Pradesh

Kullu, Manali, Thung lũng Solang, Bir Billing, Dharamshala và Lahaul Spiti là những địa điểm tuyệt vời ở Himachal Pradesh, nơi bạn có thể ngắm cảnh thiên nhiên từ trên cao của dãy Himalaya. 

Himachal Pradesh còn là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện dù lượn quốc tế. Không chỉ với các tay chuyên nghiệp, những người chơi dù lượn nghiệp dư đến đây vẫn có thể được trải nghiệm các dịch vụ tốt nhất với đầy đủ các trang thiết bị. 

Uttrarakhand


Uttrarakhand

Là một trong những nơi hàng đầu cho môn dù lượn ở Ấn Độ, Uttarakhand có những vị trí và điểm đỗ cho những người chơi chuyên nghiệp cũng như người chơi nghiệp dư. Trong đó, Naukuchiatal, Bedni Bugyal, Thung lũng Doon và Auli là những nơi đẹp nhất để ngắm cảnh đẹp ở Uttarakhand, từ sông nước đến những rừng sồi thay sắc đỏ xen lẫn với các loại cây thường xanh tươi tốt. 

Rajasthan


Rajasthan

Rajasthan là một trong những nơi đầy màu sắc và độc đáo nhất để chơi môn dù lượn ở Ấn Độ. Những cồn cát trải dài, khung cảnh đầy màu sắc và không khí thoáng đãng đã thu hút nhiều người yêu mạo hiểm và phiêu lưu cùng dù lượn đổ xô đến đây. Và Udaipur, Jaisalmer, Jaipur, Jodhpur, Bikaner là những nơi bạn có thể tận hưởng môn thể thao này ở Rajastha.

Maharashtra


Maharashtra

Do sở hữu sự đa dạng về độ cao, Maharashtra là điểm đến phổ biến cho môn dù lượn ở Ấn Độ, nơi đón những ngọn gió lớn và đưa bạn xuyên qua, bay lên cao trong không trung. Màu xanh của thiên nhiên, bãi biển xinh đẹp, hòa âm của những dòng sông, rừng cây lá rụng, vách đá cao vừa phải và khung cảnh mở rộng sẽ cho bạn trải nghiệm tuyệt vời.

Matheran, Kamshet, Goa, Kundalika, Panchgani, Powai và Mahabaleshwar là một trong những điểm đến hàng đầu ở Maharashtra.


Tổng hợp

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

Đi Ấn Độ mua gì về làm quà?

Khi chuyến du lịch Ấn Độ sắp kết thúc, có lẽ chúng ta vẫn còn vương vấn với những trải nghiệm mà nơi này mang lại. Nhưng dù thế nào thì bạn cũng đừng quên tìm mua những món quà lưu niệm ý nghĩa, độc đáo đem về tặng người thân, bạn bè hoặc để làm kỷ niệm. 

  Đi Ấn Độ mua gì về làm quà?

Khăn Kashmir 


Khăn Kashmir

Những chiếc khăn Kashmir, được làm từ lông dê Pashmina mềm mại trên vùng cao nguyên Himalaya, là một món quà không thể thiếu trong hành trang ngày trở về. Khăn có lớp lụa mịn và cực mát mẻ, được rất nhiều người từ khắp nơi trên thế giới ưa chuộng. Đây là món quà lưu niệm sang trọng và tuyệt vời mà bạn bè hay người thân sẽ vô cùng thích thú khi nhận được. 

Mua trang sức 


Mua trang sức

Nếu đã từng xem qua các bộ phim Ấn Độ, thì bạn có thể thấy người dân nơi đây vẫn hay mang rất nhiều trang sức. Nhất là những gia đình càng có điều kiện thì sẽ càng có nhiều món đồ làm đẹp. Trang sức Ấn Độ ghi điểm bởi thiết kế tinh xảo, đa dạng mẫu mã, kích cỡ và màu sắc. Bởi thế nếu có cơ hội thì du khách đừng quên tìm mua những món trang sức để mang về. 

Flip Flops 


Flip Flops

Đây là một loại dép xỏ ngón độc đáo và cực kỳ phổ biến ở Ấn Độ. Trước đây, Flip Flops được làm từ gỗ, rơm, giấy cói. Nhưng ngày nay các vật liệu đã đa dạng hơn rất nhiều như da, cao su hoặc nhựa. Khi kết hợp dép xỏ ngón cùng trang phục mùa hè mát mẻ, bạn sẽ thấy mình trở nên năng động hơn rất nhiều. 

Trà Ấn Độ 


Trà Ấn Độ

Là một trong những quốc gia đứng đầu trong ngành chế biến và xuất khẩu trà, nên đến Ấn Độ chúng ta có thể dễ dàng tìm mua được những loại trà ngon. Một số sản phẩm nổi tiếng như Assam, Darjeeling và Nilgiri là sự lựa chọn tốt nhất để mua về làm quà tặng. 

Tượng thần Ganesha 


Tượng thần Ganesha

Ấn Độ được mệnh danh là “Vùng đất của thần Ganesha”, vị thần tượng trưng cho tình yêu và sức mạnh của Ấn Độ giáo. Đây là vị thần có thân hình kỳ lạ với đầu voi mình người, gắn liền với những câu chuyện tôn giáo đầy sức hấp dẫn. Tương truyền bức tượng thần Ganesha sẽ mang đến sự che chở và ước nguyện luôn hạnh phúc, ấm no. Nó tựa như một “lá bùa bình an” mang về từ miền đất xinh đẹp này. 

Các loại gia vị 


Các loại gia vị

Các loại gia vị gần như là thứ không thể thiếu, để tạo nên nền ẩm thực đậm đà hương vị của người dân Ấn Độ. Dù là loại gia vị nào của quốc gia này cũng mang mùi vị đặc trưng riêng biệt. Do đó du khách nên mua một số loại gia vị như đinh hương, quế, hạt tiêu đen, hạt thì là… mang về cho căn bếp của mình thêm phần đặc sắc.


Nguồn: Tổng hợp.

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2019

Những ngôi đền thiêng đẹp nhất châu Á

Những ngôi đền linh thiêng của châu Á không những có nét đẹp tôn giáo đặc sắc, mà còn có kiến trúc đồ sộ đáng kinh ngạc. Nếu có cơ hội được đi du lịch đến những quốc gia sau đây thì bạn chẳng thể nào bỏ qua Angkor Wat (Campuchia), Chùa Shwemawdaw (Myanmar) hay đền Sri Ranganathaswamy (Ấn Độ)... cả 

Những ngôi đền thiêng đẹp nhất châu Á

Angkor Wat, Campuchia 


Angkor Wat, Campuchia
Ảnh: Bjørn Christian Tørrissen

Angkor Wat ban đầu nó được xây dựng làm một ngôi đền Hindu, nhưng sau này lại được sử dụng làm nơi thờ Phật sau khi chế độ quân chủ của Campuchia chuyển sang theo đạo Phật. Ngôi đền là sự kết hợp của hai tính năng cơ bản của kiến trúc Khmer: kiến trúc đền – núi có hành lang dài và hẹp. Các trung tâm của ngôi đền là một sự kết hợp của 5 tòa tháp với một tháp trung tâm và bốn tháp ở bốn góc của hình vuông. 

Quần thể đền đài Prambanan, Indonesia 


Quần thể đền đài Prambanan, Indonesia
Ảnh: Alexander Mazurkevich/ShutterStock

Nổi tiếng là một trong những quần thể đền Hindu Hồi giáo lớn và cổ kính nhất Đông Nam Á, Prambanan thờ Trimurti (ba vị thần tối cao của đạo Hindu gồm: thần sáng tạo Brahma, thần duy trì Vishnu và thần hủy diệt Shiva). Đặc điểm nổi bật nhất tại đây là có kiểu kiến trúc cao và nhiều chóp nhọn điển hình của đạo Hindu. Ngoài ra còn có một ngôi đền trung tâm cao 47m nằm bên trong một quần thể đền thờ riêng biệt. 

Chùa Shwemawdaw, Myanmar 


Chùa Shwemawdaw, Myanmar

Là ngôi chùa cao nhất ở Myanmar (khoảng 114m), Shwemawdaw đã có lịch sử tồn tại hơn 1000 năm qua với nhiều di tích của Đức Phật và bảo tháp. Từ xa, du khách đã có thể nhìn thấy ngôi chùa này nhờ ánh vàng lấp lánh phản chiếu. Bên trong chùa cũng có trưng bày nhiều tượng Phật dát vàng xung quanh. 

Đền Sri Ranganathaswamy, Ấn Độ 


Đền Sri Ranganathaswamy, Ấn Độ

Sri Ranganathaswamy là ngôi đền lớn nhất ở Ấn Độ và cũng là một trong những tổ hợp tôn giáo lớn nhất trên thế giới. Quần thể đền có diện tích rộng trên 63ha với 7 bức tường đồng tâm, bức tường ngoài cùng dài 4km. Mỗi bức tường đều có sự tách biệt với bức tường khác. Ngoài ra, điểm nổi bật và hấp dẫn du khách nhất của Sri Ranganathaswa là những kim tự tháp rực rỡ đủ màu sắc, có lối vào nằm ngầm dưới mặt đất. Tổng cộng toàn thể đền tháp này có tất cả 21 kim tự tháp như thế, trong đó kim tự tháp lớn nhất gồm có 15 tầng, và cao tới 60m. 

Đền Heaven, Trung Quốc 


Đền Heaven, Trung Quốc
Ảnh: Kylie Mclaughlin/GettyImages

Ngôi đền Heaven có nghĩa đen là bệ thờ của Ngọc Hoàng, là một tổ hợp kiến trúc được xây dựng theo phong cách đạo Lão nằm ở phía Đông Nam thủ đô Bắc Kinh. Trong lịch sử, đây là ngôi đền linh thiêng được các hoàng đế của triều đại nhà Minh và nhà Thanh viếng thăm, để thực hiện các nghi lễ hàng năm để gửi lời thỉnh cầu lên Ngọc Hoàng ban cho một vụ mùa bội thu. 

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2019

Pháo đài đỏ – Thiên đường trên mặt đất ở Delhi

Vị vua Shah Jahan được thế giới kiến trúc biết đến với công trình vĩ đại dành tặng cho người vợ yêu dấu của mình là Mumtaz Mahal – một kiến trúc là biểu tượng của tình yêu và sự lãng mạn – đó chính là lăng mộ Taj Mahal ở bang Agra của Ấn Độ. Sau đó, khi dời đô từ Agra về Delhi, ông lại ghi dấu với kiến trúc thế giới bằng một công trình kỳ vĩ khác, đó chính là Pháo đài đỏ – nơi từng mệnh danh là thiên đường trên mặt đất ở thế kỷ 17, thu hút đông đảo khách du lịch đến chiêm ngưỡng.  

Pháo đài đỏ – Thiên đường trên mặt đất ở Delhi

Có diện tích 92,6 hecta, 14 cổng ra vào, phần tường thành bao quanh pháo đài dài đến 2.500m, chiều cao trung bình 16 – 33m, pháo đài Đỏ thật sự ấn tượng ở mọi thời đại, với rất nhiều các kiến trúc bên trong tường thành phục vụ cho việc thiết triều, nhà ở, nơi làm việc, giải trí của nhà vua, được xây dựng theo kiến trúc Mogon – một lối kiến trúc tổng hợp phong cách của Ấn Độ, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, và Hồi giáo nổi bật bởi đá sa thạch đỏ, vật liệu chính xây dựng nên quần thể kiến trúc độc đáo này. 

Pháo đài đỏ – Thiên đường trên mặt đất ở Delhi

Dưới cái nắng hè khá gay gắt, sắc đỏ của pháo đài nằm bên dòng sông Yamuna đã nổi bật ở đường chân trời từ phía xa. Cổng chính của pháo đài là Lahore với lối xây dựng mái vòm hình củ hành đặc trưng kiểu Ấn không lẫn vào các lối kiến trúc khác. Các hình vòm trang trí lớn nhỏ này còn được gọi là amrud hay là vòm ổi, nhưng gọi củ hành là giản đơn, hình tượng và dễ hiểu nhất.

Pháo đài đỏ – Thiên đường trên mặt đất ở Delhi

Cổng chính được xây dựng với bố trí hai bảo tháp hình vòm đối xứng, xen giữa hai bảo tháp là bảy tháp nhỏ dáng củ hành làm từ đá trắng. Điều này thể hiện rõ quan điểm quen thuộc trong việc sử dụng các con số lẻ may mắn như 3 – 5 – 7 – 9 vào kiến trúc, và đó cũng là một đặc trưng của văn hoá Hindu. Từ cổng Lahore, dễ thấy phần tường thành bảo vệ Pháo đài đỏ hợp thành từ nhiều phiến đá sa thạch lớn, được gọt đẽo công phu, sắp xếp cẩn trọng tạo nên sự bề thế, khó có thể xâm phạm. 

Pháo đài đỏ – Thiên đường trên mặt đất ở Delhi

Đi sâu vào không gian của Pháo đài đỏ, từng toà kiến trúc mang những công năng riêng dành cho hoàng tộc là những chuyện kể đầy thú vị về sự thịnh vượng của một vương triều Shah Jahan năm xưa.

Xem thêm: Những khách sạn từng là cung điện xa hoa nhất Ấn Độ

Pháo đài đỏ – Thiên đường trên mặt đất ở Delhi

Những dãy phòng dành riêng cho hoàng đế sử dụng, nhà ăn, nhà ngủ, nhà cầu nguyện, các sảnh đường nối với lâu đài dành riêng cho quý bà, toà tháp nơi nhà vua đứng trước thần dân trong các nghi lễ hàng ngày… với tên gọi như Nahr-i-Behisht, Mumtaz Mahal, Mussaman Burj, Diwan-i-Khas… mỗi nơi mang một vẻ đẹp, một phong cách trang trí trong kiến trúc rất riêng, đem lại cho tổng thể Pháo đài đỏ xứng danh là một "thiên đường mặt đất". 

Pháo đài đỏ – Thiên đường trên mặt đất ở Delhi

Ngoài sắc đỏ là chủ đạo, Pháo đài đỏ có một số kiến trúc là sự pha trộn nhiều màu sắc bắt mắt khác như Rang Mahal, mệnh danh là "cung điện sắc màu", nơi khắp các bức tường, trần nhà, đều sử dụng chất liệu nổi bật là đá cẩm thạch trắng, trên đó mang các chi tiết chạm, khảm các hoa văn trang trí bằng đủ màu sắc khác nhau. Các ô cửa sổ cũng là một phiến đá nguyên khối, chạm lộng lên những hoa văn cực kỳ tinh tế. Vòm trần của kiến trúc này được ghép những chi tiết trang trí bằng thuỷ tinh, tạo hiệu ứng lấp lánh đẹp mắt nên còn có tên gọi khác là "cung điện những chiếc gương".

Tổng hợp

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2019

Những khách sạn từng là cung điện xa hoa nhất Ấn Độ

Các cung điện của Ấn Độ không chỉ có kiến trúc đầy cảm hứng, nội thất hoành tráng, mà còn toát lên nét văn hóa, ẩm thực, nghệ thuật và cuộc sống của các thời đại hoàng gia. Dưới đây là những khách sạn sang trọng đã từng là cung điện, với phong cách kiến trúc và thiết kế nội thất nổi bật xa hoa. 

Những khách sạn từng là cung điện xa hoa nhất Ấn Độ

Cung điện Umaid Bhawan, Jodhpur 


Cung điện Umaid Bhawan, Jodhpur

Cung điện Umaid Bhawan có vị trí ở vùng lân cận pháo đài Mehrangarh, nằm trên đỉnh núi cao nhất của thành phố Jodhpur, Chittar Hill, Ấn Độ, với 349 phòng và là nơi ở của hoàng gia Jodhpur trước đây. Cung điện được xây dựng từ giữa năm 1928 đến năm 1943, trên mảnh đất có diện tích 105m2. Kiến trúc của Umaid Bhawan là sự kết hợp của phong cách Indo-Saracenic, Phục hưng cổ điển và Phong cách trang trí nghệ thuật phương Tây. 

Cung điện Udai Bilas, Dungarpur, Udaipur 


Cung điện Udai Bilas, Dungarpur, Udaipur

Udai Bilas được xây dựng vào thế kỷ 19 bởi Maharawal Udai Singhji II. Cung điện này được chia thành 3 khu - Raniwas, Udai Bilas và Krishna Prakash. Ngày nay, nó đã trở thành một khách sạn di sản của thành phố. Du khách đến nơi đây sẽ trải nghiệm được cái hồn của lịch sử Rajput, được ghi lại qua sự tỉ mỉ trong từng chi tiết, nghệ thuật trang trí nội thất của thế kỷ 20, cột trụ điêu khắc, đường diềm bằng đá cẩm thạch và ban công trang trí công phu. 

Cung điện Shiv Niwas, Udaipur 


Cung điện Shiv Niwas, Udaipur

Cung điện Shiv Niwas hình lưỡi liềm được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, dưới triều đại của Maharana Fateh Singh (1884-1930) của Ấn Độ. Cho đến nay nó đã được cải tạo tỉ mỉ thành một khách sạn nghỉ dưỡng sang trọng. Shiv Niwas được xây dựng theo phong cách kiến trúc truyền thống Rajput, có nội thất khảm ngà và xà cừ, khảm thủy tinh và bích họa. Trước khi được biến thành một khách sạn sang trọng, đây là nơi nghỉ ngơi dành riêng cho các chức sắc và khách của Nhà Mewar. 

Cung điện Samode, Jaipur 


Cung điện Samode, Jaipur

Cung điện Samode tọa lạc tại phía bắc thành phố Jaipur, nép mình trong dãy núi Aravalli, ở ngoại ô làng Samode. Ban đầu, Samode được xây dựng để làm pháo đài Rajput. Với tuổi đời 475 năm tuổi, cung điện được xây dựng bằng đá sa thạch là sự kết hợp của phong cách kiến trúc Mughal và Rajasthani. Hiện nay, đây là một khách sạn được cai trị bởi quý tộc Rawal Beralu, người từng giữ chức Bộ trưởng Rajasthan trong thế kỷ 19. 

Cung điện Gogunda, Udaipur 


Cung điện Gogunda, Udaipur

Khách sạn Cung điện Gogunda hùng vĩ được xây dựng vào thế kỷ 16, và đã từng là pháo đài lịch sử của Maharana Pratap, Ấn Độ. Với diện tích 10.000m2, khách sạn tự hào có tầm nhìn tuyệt đẹp về phía dãy Aravalli và mang đến cho khách lưu trú một trải nghiệm vừa sang trọng vừa mang tính lịch sử. Kiến trúc Mewari thời trung cổ hiện diện trong mỗi tầng, những bức tranh tường, đồ gỗ và cấu trúc bên ngoài của cung điện, khiến nó trở thành một thiên đường của những người yêu thích lịch sử. 

Cung điện Jehan Numa, Bhopal 


Cung điện Jehan Numa, Bhopal

Cung điện Jehan Numa xây dựng vào năm 1890, nằm trên sườn đồi Shamla, có khuôn viên tuy nhỏ nhưng vô cùng xa xỉ. Kiến trúc của cung điện là sự kết hợp giữa kiến trúc thuộc địa Anh, Phục hưng Ý và kiến trúc Cổ điển Hy Lạp. Jehan Numa có một đài phun nước khảm tuyệt đẹp, những khu vườn vương giả và đường đua dành cho những chú ngựa hoàng gia. Những bụi hoa hồng phấn, những cây hoa giấy đỏ, những cây xoài, cây jamun rợp bóng mát và những cây cọ cao vút làm cho cung điện này trở thành ốc đảo hoàn hảo cho người tìm kiếm không gian sang trọng. 


Nguồn: Tổng hợp.

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019

Đi trọn thế gian tham gia các lễ hội lạ lùng tháng 5

Tháng 5 có rất nhiều lễ hội, trong đó lễ hội bánh bao Cheung Chau, Cinco de Mayo, rước voi Thrissur Pooram, đưa rước nến là những lễ hội có vẻ kỳ lạ được mọi người yêu thích nhất.

Đi trọn thế gian tham gia các lễ hội lạ lùng tháng 5

1. Lễ hội bánh bao Cheung Chau, Hong Kong


1. Lễ hội bánh bao Cheung Chau, Hong Kong

Vào nửa đêm, những người đàn ông trên đảo sẽ đua nhau leo lên cột tre đính đầy bánh bao và giành lấy những chiếc bánh may mắn. Lễ hội xuất hiện từ hơn 100 năm trước, là dịp để người dân bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần đã giúp họ xua đuổi bệnh dịch.
Thời gian: Từ ngày 3 đến ngày 7/5.

2. Lễ hội Cinco de Mayo, Mỹ


2. Lễ hội Cinco de Mayo, Mỹ

Mọi người vẫn hay lầm tưởng Cinco de Mayo là ngày quốc khánh của Mexico. Ngày này thực sự để kỷ niệm chiến thắng của quân đội Mexico trong trận chiến Pubele năm 1862, khi người Pháp tới chiếm đóng. 

Lễ hội ấn tượng với những điệu múa dân gian, âm nhạc mariachi và nhiều món ăn Mexico đặc trưng. Ở Colorado có cuộc thi nấu ăn từ ớt xanh và thi ăn món taco, còn tại San Diego, Cinco de Mayo sôi động với những điệu flamenco, trải nghiệm cưỡi xe ngựa và hai vườn bia ngoài trời.
Thời gian: Ngày 5/5

3. Lễ hội rước voi Thrissur Pooram, Ấn Độ


3. Lễ hội rước voi Thrissur Pooram, Ấn Độ

Lễ hội bắt đầu từ năm 1789 để tỏ lòng thành kính với thần Shiva ở đền chính Kerala của Thrissur. Điểm nhấn đặc biệt của Thrissur Pooram là cuộc diễu hành của 30 chú voi to đẹp. Tất cả được vẽ trang trí, đeo trang sức vàng trên đầu và diễu hành qua khắp các con phố.
Thời gian: Ngày 9/5

4. Lễ hội hoa hồng, Morocco


4. Lễ hội hoa hồng, Morocco

Cứ giữa tháng 5, trong những thung lũng Atlas (gần hoang mạc Sahara) là thế giới hoa hồng ngoài sức tưởng tượng của hầu hết khách du lịch. Toàn bộ khu vực tràn ngập hương sắc của loài hoa kiêu sa này.

Vào mùa thu hoạch, các loài hoa hồng đua nhau khoe sắc và tỏa hương ngào ngạt, thu hút hơn 20.000 khách tham quan đến thị trấn này. Lễ hội kéo dài trong 3 ngày, gồm có những buổi biểu diễn ca múa, những bữa tiệc và những đoàn ngựa diễu hành dưới những “cơn mưa” cánh hoa hồng. Đặc biệt và thú vị của lễ hội là luôn có cuộc thi sắc đẹp giữa các loài hoa hồng và tìm ra loài hoa “đăng quang” mỗi năm.

5. Lễ hội đua rước nến, Italy


5. Lễ hội đua rước nến, Italy

Lễ hội là cuộc đua rước nến khổng lồ ở Gubbio, Italy như một cách tưởng nhớ Thánh Ubaldo của người dân địa phương. Một lượng lớn người tham gia sẽ chia thành 3 đội mặc 3 màu xanh, đỏ, vàng. Họ xuất phát từ trong thành phố rồi chạy lên dốc Monte Ingino, qua khu vực thánh đường và đặc biệt mỗi đội mang theo một cây nến khổng lồ dài 4m, nặng khoảng 400kg.
Thời gian: Ngày 15/5


Tổng hợp: