Hiển thị các bài đăng có nhãn Philippines. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Philippines. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

Tìm hiểu về trang phục truyền thống của các nước khu vực Đông Nam Á

Trang phục truyền thống không chỉ là nét đẹp văn hóa của từng quốc gia, mà còn tôn lên vẻ đẹp của người dân từng nước. Mặc dù các trang phục phương Tây tiện dụng tràn ngập và được sử dụng nhiều, trang phục truyền thống vẫn được yêu thích trong những dịp lễ tết tại các nước Đông Nam Á.

Trang phục truyền thống không chỉ là nét đẹp văn hóa của từng quốc gia, mà còn tôn lên vẻ đẹp của người dân từng nước. Mặc dù các trang phục phương Tây tiện dụng tràn ngập và được sử dụng nhiều, trang phục truyền thống vẫn được yêu thích trong những dịp lễ tết tại các nước Đông Nam Á

Áo dài - Việt Nam



Từ thế kỷ 16, áo dài đã có cuộc hành trình riêng bên cạnh đời sống văn hóa biến thiên của người Việt. Áo dài đi vào thơ ca, nhạc họa, đời sống với vẻ đẹp riêng. Áo dài cũng đi vào những câu chuyện thời trang của từng thời đại. Người con gái Việt Nam luôn chọn chiếc áo dài trong dịp lễ tết trọng đại, đặc biệt là tết cổ truyền.

Sinh - Lào


 Trang phục truyền thống của Lào rất đặc biệt, phản ánh phong tục của người Lào, có tên gọi là Sinh (dành cho nữ giới) và Salong (dành cho nam giới).

Trang phục truyền thống của Lào rất đặc biệt, phản ánh phong tục của người Lào, có tên gọi là Sinh (dành cho nữ giới) và Salong (dành cho nam giới).

Sinh là một chiếc váy ống được làm bằng lụa, bông dệt họa tiết tinh tế và thêu ren tinh xảo. Một chiếc váy Sinh thường được dệt công phu ở chân. Sinh gồm ba phần chính là Hua sinh - phần thắt lưng thường che kín khi mặc, Phuen sinh-phần chính chiếc váy thường có một hoặc hai màu, và Thiếc sinh-đường viền dưới chân được dệt công phu có khi được trang trí bằng vàng.

Sinh là một chiếc váy ống được làm bằng lụa, bông dệt họa tiết tinh tế và thêu ren tinh xảo. Một chiếc váy Sinh thường được dệt công phu ở chân. Sinh gồm ba phần chính là Hua sinh - phần thắt lưng thường che kín khi mặc, Phuen sinh-phần chính chiếc váy thường có một hoặc hai màu, và Thiếc sinh-đường viền dưới chân được dệt công phu có khi được trang trí bằng vàng.

Trang phục truyền thống của Lào thường mặc trong dịp lễ quan trọng như tết, đám cưới, lễ hội. Sinh và Salong sẽ có nhiều màu khác nhau phụ thuộc vào dịp họ mặc trang phục.

Trang phục truyền thống của Lào thường mặc trong dịp lễ quan trọng như tết, đám cưới, lễ hội. Sinh và Salong sẽ có nhiều màu khác nhau phụ thuộc vào dịp họ mặc trang phục.

Sampot - Campuchia


Trang phục truyền thống của đất nước Campuchia tương tự như trang phục truyền thống của Lào và Thái Lan. Sampot thường là một miếng vải dài khoảng 3 mét, rộng một mét, được quấn xung quanh thắt lưng, kéo dài ra và kết lại bằng một nút thắt, sau đó được kéo lên giữa hai chân rồi cố định bởi một thắt lưng bằng kim loại. Sampot gần giống với một chiếc quần hơn là váy.

Trang phục truyền thống của đất nước Campuchia tương tự như trang phục truyền thống của Lào và Thái Lan. Sampot thường là một miếng vải dài khoảng 3 mét, rộng một mét, được quấn xung quanh thắt lưng, kéo dài ra và kết lại bằng một nút thắt, sau đó được kéo lên giữa hai chân rồi cố định bởi một thắt lưng bằng kim loại. Sampot gần giống với một chiếc quần hơn là váy.

 Phasin - Thái Lan


Trang phục truyền thống Thái Lan chia làm 2 dạng: trang phục cung đình và trang phục bình dân. Đặc điểm cơ bản của trang phục truyền thống của người Thái là không may vừa sát người. Bộ trang phục căn bản là một cái váy gồm hai hay ba mảnh vải, may thành hình ống được quấn quanh lưng và gấp mép ở rốn.

Trang phục truyền thống Thái Lan chia làm 2 dạng: trang phục cung đình và trang phục bình dân. Đặc điểm cơ bản của trang phục truyền thống của người Thái là không may vừa sát người. Bộ trang phục căn bản là một cái váy gồm hai hay ba mảnh vải, may thành hình ống được quấn quanh lưng và gấp mép ở rốn. 

Cả đàn ông và phụ nữ đều mang cái túi bằng vải trên vai để đựng đồ dùng cá nhân. Phasin có thể để trơn, không thêu thùa gì, nhưng thường thì chúng có họa tiết và màu sắc theo những kiểu cách phân biệt theo vùng hay nhóm sắc tộc.

Cả đàn ông và phụ nữ đều mang cái túi bằng vải trên vai để đựng đồ dùng cá nhân. Phasin có thể để trơn, không thêu thùa gì, nhưng thường thì chúng có họa tiết và màu sắc theo những kiểu cách phân biệt theo vùng hay nhóm sắc tộc.


Baju Kurung - Malaysia


Baju Kurung bao gồm một chiếc váy hoặc một chiếc xà rông kéo dài từ hông đến gót chân và một chiếc áo tay dài có độ dài đến hông hoặc đầu gối. Thường một bộ Baju Kurung hoàn chỉnh đi kèm với một khăn trùm đầu hoặc khăn dài được vắt qua vai, có khi trùm lên đầu. Phư nữ gốc Ấn thường mặc sari mỏng, còn những phụ nữ người Sikh thì mặc một cái áo lụa dài quá gối trùm ra ngoài quần lụa.

Baju Kurung bao gồm một chiếc váy hoặc một chiếc xà rông kéo dài từ hông đến gót chân và một chiếc áo tay dài có độ dài đến hông hoặc đầu gối. Thường một bộ Baju Kurung hoàn chỉnh đi kèm với một khăn trùm đầu hoặc khăn dài được vắt qua vai, có khi trùm lên đầu. 

Phư nữ gốc Ấn thường mặc sari mỏng, còn những phụ nữ người Sikh thì mặc một cái áo lụa dài quá gối trùm ra ngoài quần lụa.

Longyi & Thummy - Myanmar


Trang phục cho nam giới ở Myanmar là Longyi, còn cho nữ có tên gọi Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.

Trang phục cho nam giới ở Myanmar là Longyi, còn cho nữ có tên gọi Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.

Trang phục cho nam giới ở Myanmar là Longyi, còn cho nữ có tên gọi Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.

Nyonya kebaya - Singapore


Người Peranakans ngày nay là người Hoa lai Mã, hay còn gọi là người Baba-Nyonya, là con cháu của những người Hoa nhập cư đến Singapore trong thế kỷ trước. Điểm nổi bật mà người Peranakans còn lưu giữ của tổ tiên đó là y phục Nyonya Kebaya.     Thông thường, bộ y phục Nyonya Kebaya thường được may thủ công bằng tay với đường kim mũi chỉ hết sức tinh tế và tỉ mỉ bởi đó là trang phục truyền thống của những người phụ nữ quý tộc.

Người Peranakans ngày nay là người Hoa lai Mã, hay còn gọi là người Baba-Nyonya, là con cháu của những người Hoa nhập cư đến Singapore trong thế kỷ trước. Điểm nổi bật mà người Peranakans còn lưu giữ của tổ tiên đó là y phục Nyonya Kebaya. 

Thông thường, bộ y phục Nyonya Kebaya thường được may thủ công bằng tay với đường kim mũi chỉ hết sức tinh tế và tỉ mỉ bởi đó là trang phục truyền thống của những người phụ nữ quý tộc.

Kebaya - Indonesia


Ngày nay, các nhà thiết kế Kebaya đã kết hợp loại trang phục này với một số thiết kế trang phục của nước ngoài tạo thành Kebaya hiện đại. Kebaya hiện đại có kiểu dáng, chất liệu và màu sắc đa dạng hơn, Kebaya có thể được mặc tại các đám cưới hay các sự kiện quan trọng khác.

Ngày nay, các nhà thiết kế Kebaya đã kết hợp loại trang phục này với một số thiết kế trang phục của nước ngoài tạo thành Kebaya hiện đại. Kebaya hiện đại có kiểu dáng, chất liệu và màu sắc đa dạng hơn, Kebaya có thể được mặc tại các đám cưới hay các sự kiện quan trọng khác. 

Baro't Saya - Philippines


Saya baro't là một chiếc áo choàng truyền thống với quần váy. Nó có nguồn gốc từ thời kỳ Tây Ban Nha chiếm đóng đất nước này, là trang phục hàng ngày của hầu hết phụ nữ Philippines một thời gian dài.

Saya baro't là một chiếc áo choàng truyền thống với quần váy. Nó có nguồn gốc từ thời kỳ Tây Ban Nha chiếm đóng đất nước này, là trang phục hàng ngày của hầu hết phụ nữ Philippines một thời gian dài.

Baju Kurung - Brunei


Giống với trang phục của người phụ nữ Malaysia, những người Brunei mặc các trang phục đạo Hồi với khăn chùm đầu giấu tóc và trang phục dài che thân.

Giống với trang phục của người phụ nữ Malaysia, những người Brunei mặc các trang phục đạo Hồi với khăn chùm đầu giấu tóc và trang phục dài che thân.


Nguồn: Internet

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

Hành trình khám phá thiên đường biển đảo Boracay

Boracay là thiên đường biển đảo của Philippines. Hòn đảo nhỏ này nổi tiếng khắp thế giới với biển xanh, cát trắng, nắng vàng đặc trưng của xứ sở nhiệt đới.



Boracay là hòn đảo nhỏ thuộc tỉnh Aklan, Philippines với chiều dài khoảng 7 km, chiều ngang chưa đến 2 km, tổng diện tích của đảo chỉ hơn 10 km vuông. Để đến đảo Boracay, bạn sẽ phải bay thêm một chặng nội địa từ thủ đô Manila với thời gian khoảng một tiếng.

Không chỉ là thiên đường biển đảo của Philippines, Boracay còn là một trong 10 bãi biển đẹp nhất châu Á và nằm trong top 25 của thế giới. 

Du khách đến Boracay để được thả mình vào làn nước trong veo của biển, nằm dài trên bãi cát trắng mịn, ru mình dưới ánh nắng vàng bên những rặng dừa xanh yên ả.

Thời điểm tốt nhất để đi Boracay?

Thời điểm lý tưởng để đến Boracay là từ tháng 12 đến tháng 5, thời gian từ tháng 6 đến tháng 11 sẽ hay có bão. 


Tuy nhiên thời tiết ở Philippines cũng rất thất thường, mặc dù mọi người nói đây là mùa bão nhưng khi đến nơi thì bão đã tan trước đó một ngày và trời rất đẹp.

Trước chuyến đi, bạn nên cập nhật tình hình thời tiết hiện tại của Boracay để có những chuẩn bị cần thiết, hạn chế đi vào những ngày mưa bão hoặc thời tiết xấu.

Đi lại như thế nào?

Hiện tại Air Asia đã có đường bay thẳng từ TP.HCM đến Manila. Bạn nên chuyện chuyến lúc sáng sớm vì sẽ không bị delay.

Đến sân bay Ninoy Aquino ở Manila, bạn phải đi từ nhà ga quốc tế sang ga nội địa để bay đến Boracay. Từ Manila, tôi mất khoảng một giờ bay để đến sân bay Caticlan Airpot của Boracay. 


Máy bay nội địa của Philippines hơi nhỏ, tiếp viên dễ thương và rất nhiệt tình. Khâu kiểm tra an ninh ở sân bay Philippines khá nghiêm ngặt và mất thời gian.

Đến sân bay của Boracay, các bạn có thể bắt xe tripcycle đến bến tàu, giá khoảng 22.000 đồng/người. Ngoài ra bạn còn phải mua thêm vé của một số phí như: phí môi trường (33.000 đồng), phí bến tàu (45.000 đồng) và vé tàu (13.000 đồng), tổng cộng khoảng 113.000 đồng.

Từ bến tàu ra đến đảo Boracay sẽ mất khoảng 20 phút, ở đây có rất nhiều tàu, khoảng 5 phút sẽ có một chuyến. Tàu nhỏ sẽ chở được khoảng 20 người, đủ khách sẽ đi ngay, còn tàu lớn sẽ khởi hành đúng giờ.

Boracay có gì?


Boracay có hai mặt bờ biển trải dài, bờ đông là Bulabog và bờ tây là White Beach.

White Beach là khu vực chính của đảo với chừng 4 km chiều dài, ở đây chia làm ba khu: Station 1, Station 2 và Station 3.


Station 2 là khu trung tâm dài chừng 2 km với vô số hàng quán nhộn nhịp. Ở đây tập trung nhiều tiệm ăn, bạn cũng có thể tìm được rất nhiều hostel xinh xắn ở đây. Tại Station 2 bạn có thể đến D'mall - khu phức hợp mua sắm, ăn uống, để mua quà lưu niệm và ăn uống.


Station 1 và station 3 là nơi của những resort lớn nên yên bình hơn. Tôi muốn trải nghiệm các khu nên ở hostel tại Station 2 vào đêm đầu, đêm sau tôi ở resort Fairways and Bluewater Newcoast Boracay ở Station 3.

Station 3 hơi xa trung tâm nhưng khách sạn có xe đưa đón miễn phí từ resort về trung tâm Dmall ở Station 2. Resort ở đây rất rộng và đẹp, có nhiều hồ bơi tràn biển sân golf và các khu vui chơi. 


Ở Station 2 bạn có thể tìm thấy các tiệm đồ lưu niệm trải dài theo bãi biển, các tiệm xăm henna và tết tóc. Bạn cũng nên trải qua dịch vụ massage ngay tại bãi biển, giá khoảng 90.000 đồng/người.

Ăn gì ở Boracay?

Trên đảo Boracay có một số nhà hàng bán đồ ăn rất ngon: Smoke Restaurant - phục vụ đồ ăn Philippines. True Food Restaurant - phục vụ đồ ăn Ấn. Best Mestizos - phục vụ đồ ăn Tây Ban Nha. The Hobbit House -phục vụ đồ ăn Italy, Philippines. 


Ở Boracay bạn có thể vào chợ hải sản ở khu D’talipapa Station 3, chọn mua hải sản sau đó trả phí cho nhà hàng nấu ăn theo ý muốn. Bạn nhớ trả giá trước khi mua món gì đấy, ở đây họ nói thách khoảng gấp 5 lần cho một món đồ.


Bạn cũng có thể chọn các quán ăn, quán bar dọc biển, họ chưng đầy cá tôm mực tươi rói với những cách bài trí bắt mắt hấp dẫn du khách. Bạn cứ chọn rồi cân ký, sau đó đầu bếp sẽ chế biến cho bạn theo ý thích.


Các nhà hàng hầu hết có phục vụ nhạc sống, múa lửa ngay tại biển. Ở đây ngoài hải sản thì còn có sườn nướng, rau muống xào và các loại sinh tố. Nước ép, bánh trái làm từ xoài đi đâu cũng thấy bán và rất ngon.

Chơi gì ở Boracay?

Mỗi ngày bạn có thể mua tour đi đảo, trong đó nổi tiếng nhất là tour Hoping island với giá khoảng 350.000 đồng.


Hoping island là tour khám phá 4 đảo với một bữa ăn buffet trên biển. Mình rất ấn tượng với khung cảnh trên Crystal Cove island, ở đây bạn có thể vào các hang động ngay trên biển để bơi cùng các đàn cá đủ sắc màu. Tàu còn đưa bạn ra đảo đi lặn, không cần lặn sâu bạn cũng có thể thấy cá và san hô rất nhiều.

Chiều xuống là lúc Boracay trở nên đẹp nhất. Cảnh hoàng hôn trên biển Boracay làm nức lòng du khách khi đến đây. Ban ngày màu biển xanh trong vắt tựa như Maldives, tối đến cảnh biển trở nên đỏ thẫm bóng mặt trời. Khoảng xế chiều là lúc bạn có thể mua tour khoảng 90.000 đồng để đi thuyền buồm ra ngắm mặt trời lặn. 

Đến Boracay ngoài việc tắm biển và nghỉ ngơi, bạn có thể đi lặn biển ngắm san hô hay qua bãi hướng đông Bulabog chơi windsurfing và kiteboarding.

Nếu thích khám khá, bạn có thể đón xe tricyle đi dọc đảo, ghé vào chợ địa phương để tìm hiểu về lối sống của người dân bản địa.


Người dân Philippines rất hiền và thân thiện, họ sẵn lòng giúp đỡ du khách. Các tay buôn dù hơi chặt chém nhưng họ vẫn rất thoải mái nếu bạn không mua gì.

Boracay là thành phố sống về đêm nên các hoạt động ban đêm diễn ra rất sôi nổi, từ các quán bar, massage, xăm hình, tết tóc đều được diễn ra trên bãi biển.


Dạo biển bạn có thể bắt gặp rất nhiều lâu đài cát được đắp rất đẹp. Mỗi ngày họ sẽ xây một lâu đài cát mới kèm ngày tháng để du khách chụp hình kỉ niệm. Tối hôm sinh nhật mình đến muộn nhưng vẫn may mắn tìm được một cái trùng ngày sinh.

Một vài lưu ý nhỏ

Bạn nên đổi tiền Peso Philippine (PHP) và mua SIM tại sân bay Manila, tỉ giá hiện tại 1 PHP tương đương 500 đồng.

Nếu muốn mua gì, bạn nhớ trả giá xuống khoảng 1/3 vì ở đây rất nói thách khá cao.

Một số món bạn nên thử khi đến Boracay là: sườn nướng, tôm hùm, hải sản tại các nhà hàng. Kem xoài, sinh tố, nước ép xoài, bánh cheesecake xoài ở D’mall. 

Nếu có thể, bạn hãy thử tết tóc kiểu truyền thống của người dân Philippines, mua một ít đồ lưu niệm địa phương, ngọc trai ở đây cũng không quá đắt.
Đến đảo Boracay bạn phải trả thêm khoảng 22.000 đồng để đi tripcycle đến khu trung tâm.