Hiển thị các bài đăng có nhãn Lào. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lào. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2019

Những loại nước chấm ngon tuyệt của châu Á

Ẩm thực châu Á có sự kết hợp hoàn hảo từ màu sắc đến hương vị và cách trình bày. Đôi khi, một món ăn ngon không cần quá cầu kỳ mà chỉ cần một bát nước chấm là đã đủ tạo nên ấn tượng mạnh mẽ đối với khách du lịch gần xa. 

Những loại nước chấm ngon tuyệt của châu Á

Mắm tôm, Việt Nam 


Mắm tôm, Việt Nam

Dù mang mùi hương không mấy dễ ngửi nhưng mắm tôm gây tò mò cho nhiều thực khách nước ngoài. Được làm chủ yếu từ tôm và muối ăn, mắm tôm sẽ được ủ trong một khoảng thời gian để lên men và tạo nên hương vị đặc trưng. Mắm tôm là nước chấm không thể thiếu để chấm với cà pháo, thịt luộc, bún đậu hay dùng như một loại gia vị thêm vào các món bún, hay món kho. Người ta sẽ pha mắm tôm cùng với một ít đường, bột ngọt, ớt và đặc biệt là chanh vào trộn đều để tạo nên một chén nước chấm ngon đúng điệu. 

Nam Jim Jaew, Thái Lan 


Nam Jim Jaew, Thái Lan

Nam Jim Jaew là một loại nước chấm mang đậm văn hóa ẩm thực Thái Lan. Nguyên liệu làm cũng rất đơn giản, bao gồm: ớt khô, nước mắm, đường thốt nốt, tiêu, me và một vài lá rau thơm. Chỉ cần thế thôi là đã tạo nên một vị cay đặc trưng thơm nồng, the the nơi đầu lưỡi. Người Thái Lan vẫn thường dùng Nam Jim Jaew để chấm cùng nhiều món ăn, tuy nhiên ngon nhất là ăn với thịt nướng. 

Jeow Bong, Lào 


Jeow Bong, Lào

Hầu như món Lào nào cũng đều được ăn kèm với loại nước chấm, nổi bật nhất trong đó là Jeow Bong. Để tạo nên loại nước chấm này người ta sẽ dùng nước mắm, ớt bột khô, đường, tỏi được đem nấu nhừ, để tạo nên thứ nước sền sệt, đặc quyện và có vị cay xé lưỡi cùng mùi hương thơm nồng. 

Ponzu, Nhật Bản 


Ponzu, Nhật Bản

Thứ nước chấm được yêu thích nhất của Nhật Bản chính là Ponzu. Người dân của xứ sở mặt trời mọc sẽ nấu Marin, giấm gạo, cá ngừ, Kombu (rong biển khô) với lửa vừa trước khi được đem đi làm lạnh và lọc lấy vảy cá để làm nên Ponzu. Sau đó, người ta còn cho tiếp nước cốt của một hoặc nhiều loại trái cây họ cam quýt như Yuzu, Sadachi, Daidai, Kabosu hoặc chanh để tạo nên hương vị đặc biệt với đủ chua, cay, mặn, ngọt và umami (vị ngon). Ponzu thường dùng với mì ramnen, mì soba hoặc một vài món lẩu và cả sushi. 


Nguồn: Tổng hợp.

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2019

Wat Phou yên bình và giản dị

Không hoành tráng và kỳ vĩ như Angkor Wat, Wat Phou mang lại cho khách du lịch cảm giác yên bình, thư thái và rất giản dị. Wat Phou đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 2001.

Wat Phou yên bình và giản dị

Ảnh: internet

Từng là trung tâm của đạo Hindu giáo, thờ vị thần Shiva, ngôi đền này được xây dựng từ niên đại thứ V nhưng đến thế kỷ thứ VII thì mới hoàn thành. Giống như hầu hết các ngôi đền Khmer, Wat Phou quay mặt về hướng đông và nằm dưới chân một ngọn núi, nơi bắt đầu của một con suối - lối thiết kế đặc trưng trong phong cách Khmer. Ở cổng chính Wat Phou có hơn 100 trụ Linga dẫn đường đến lối lên đền thờ chính. Cuối con đường lộ ra hai ngôi đền chính, hướng về phía đông, đối xứng với nhau. Mặt trước của hai ngôi đền tuy đã đổ nát nhưng vẫn có thể nhận ra những bức phù điêu chạm khắc các vị thần của Ấn Độ

Wat Phou yên bình và giản dị

Ảnh: Asia Inspirations

Kiến trúc của đền Wat Phou mang dáng dấp của văn hóa Angkor, các bức tường bao quanh đền được xây dựng bằng đá ong, riêng bức tường phía trong đền được xây dựng bằng sa thạch. Những phần có giá trị nhất còn lại của đền Wat Phou là các bức phù điều chạm trên tường với các kiểu dáng của văn hóa Angkor.

Wat Phou yên bình và giản dị

Ảnh: internet

Theo lịch sử viết lại, thời kỳ vàng son của Wat Phou cực kỳ nhộn nhịp và sầm suất, những nghi lễ hoành tráng liên tiếp được diễn ra. Thành phố ngày xưa nay không còn lại nhiều dấu vết, chỉ còn sót lại một hồ nước, nằm dọc theo trục của khu đền Wat Phou. Đến tận bây giờ nước thiêng được lấy từ hồ vẫn được dùng để tắm cho các bức tượng trong các buổi tế lễ. Khác với không khí Wat Phou hiện tại, dưới những bóng cây xanh tươi tốt, ngôi đềm im lim và tĩnh lặng để thu những âm thanh của cuộc sống, quang cảnh trở nên yên ắng và đầy tĩnh mịch.

Hàng ngàn năm đã trôi qua, bất chấp khí hậu khắc nghiệt ở vùng Nam Lào và sự tàn phá của thời gian, Wat Phou vẫn là một điểm đến hấp dẫn bởi yếu tố tâm linh, vẻ đẹp vừa kỳ vĩ vừa giản dị.


Tổng hợp

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

Tìm hiểu về trang phục truyền thống của các nước khu vực Đông Nam Á

Trang phục truyền thống không chỉ là nét đẹp văn hóa của từng quốc gia, mà còn tôn lên vẻ đẹp của người dân từng nước. Mặc dù các trang phục phương Tây tiện dụng tràn ngập và được sử dụng nhiều, trang phục truyền thống vẫn được yêu thích trong những dịp lễ tết tại các nước Đông Nam Á.

Trang phục truyền thống không chỉ là nét đẹp văn hóa của từng quốc gia, mà còn tôn lên vẻ đẹp của người dân từng nước. Mặc dù các trang phục phương Tây tiện dụng tràn ngập và được sử dụng nhiều, trang phục truyền thống vẫn được yêu thích trong những dịp lễ tết tại các nước Đông Nam Á

Áo dài - Việt Nam



Từ thế kỷ 16, áo dài đã có cuộc hành trình riêng bên cạnh đời sống văn hóa biến thiên của người Việt. Áo dài đi vào thơ ca, nhạc họa, đời sống với vẻ đẹp riêng. Áo dài cũng đi vào những câu chuyện thời trang của từng thời đại. Người con gái Việt Nam luôn chọn chiếc áo dài trong dịp lễ tết trọng đại, đặc biệt là tết cổ truyền.

Sinh - Lào


 Trang phục truyền thống của Lào rất đặc biệt, phản ánh phong tục của người Lào, có tên gọi là Sinh (dành cho nữ giới) và Salong (dành cho nam giới).

Trang phục truyền thống của Lào rất đặc biệt, phản ánh phong tục của người Lào, có tên gọi là Sinh (dành cho nữ giới) và Salong (dành cho nam giới).

Sinh là một chiếc váy ống được làm bằng lụa, bông dệt họa tiết tinh tế và thêu ren tinh xảo. Một chiếc váy Sinh thường được dệt công phu ở chân. Sinh gồm ba phần chính là Hua sinh - phần thắt lưng thường che kín khi mặc, Phuen sinh-phần chính chiếc váy thường có một hoặc hai màu, và Thiếc sinh-đường viền dưới chân được dệt công phu có khi được trang trí bằng vàng.

Sinh là một chiếc váy ống được làm bằng lụa, bông dệt họa tiết tinh tế và thêu ren tinh xảo. Một chiếc váy Sinh thường được dệt công phu ở chân. Sinh gồm ba phần chính là Hua sinh - phần thắt lưng thường che kín khi mặc, Phuen sinh-phần chính chiếc váy thường có một hoặc hai màu, và Thiếc sinh-đường viền dưới chân được dệt công phu có khi được trang trí bằng vàng.

Trang phục truyền thống của Lào thường mặc trong dịp lễ quan trọng như tết, đám cưới, lễ hội. Sinh và Salong sẽ có nhiều màu khác nhau phụ thuộc vào dịp họ mặc trang phục.

Trang phục truyền thống của Lào thường mặc trong dịp lễ quan trọng như tết, đám cưới, lễ hội. Sinh và Salong sẽ có nhiều màu khác nhau phụ thuộc vào dịp họ mặc trang phục.

Sampot - Campuchia


Trang phục truyền thống của đất nước Campuchia tương tự như trang phục truyền thống của Lào và Thái Lan. Sampot thường là một miếng vải dài khoảng 3 mét, rộng một mét, được quấn xung quanh thắt lưng, kéo dài ra và kết lại bằng một nút thắt, sau đó được kéo lên giữa hai chân rồi cố định bởi một thắt lưng bằng kim loại. Sampot gần giống với một chiếc quần hơn là váy.

Trang phục truyền thống của đất nước Campuchia tương tự như trang phục truyền thống của Lào và Thái Lan. Sampot thường là một miếng vải dài khoảng 3 mét, rộng một mét, được quấn xung quanh thắt lưng, kéo dài ra và kết lại bằng một nút thắt, sau đó được kéo lên giữa hai chân rồi cố định bởi một thắt lưng bằng kim loại. Sampot gần giống với một chiếc quần hơn là váy.

 Phasin - Thái Lan


Trang phục truyền thống Thái Lan chia làm 2 dạng: trang phục cung đình và trang phục bình dân. Đặc điểm cơ bản của trang phục truyền thống của người Thái là không may vừa sát người. Bộ trang phục căn bản là một cái váy gồm hai hay ba mảnh vải, may thành hình ống được quấn quanh lưng và gấp mép ở rốn.

Trang phục truyền thống Thái Lan chia làm 2 dạng: trang phục cung đình và trang phục bình dân. Đặc điểm cơ bản của trang phục truyền thống của người Thái là không may vừa sát người. Bộ trang phục căn bản là một cái váy gồm hai hay ba mảnh vải, may thành hình ống được quấn quanh lưng và gấp mép ở rốn. 

Cả đàn ông và phụ nữ đều mang cái túi bằng vải trên vai để đựng đồ dùng cá nhân. Phasin có thể để trơn, không thêu thùa gì, nhưng thường thì chúng có họa tiết và màu sắc theo những kiểu cách phân biệt theo vùng hay nhóm sắc tộc.

Cả đàn ông và phụ nữ đều mang cái túi bằng vải trên vai để đựng đồ dùng cá nhân. Phasin có thể để trơn, không thêu thùa gì, nhưng thường thì chúng có họa tiết và màu sắc theo những kiểu cách phân biệt theo vùng hay nhóm sắc tộc.


Baju Kurung - Malaysia


Baju Kurung bao gồm một chiếc váy hoặc một chiếc xà rông kéo dài từ hông đến gót chân và một chiếc áo tay dài có độ dài đến hông hoặc đầu gối. Thường một bộ Baju Kurung hoàn chỉnh đi kèm với một khăn trùm đầu hoặc khăn dài được vắt qua vai, có khi trùm lên đầu. Phư nữ gốc Ấn thường mặc sari mỏng, còn những phụ nữ người Sikh thì mặc một cái áo lụa dài quá gối trùm ra ngoài quần lụa.

Baju Kurung bao gồm một chiếc váy hoặc một chiếc xà rông kéo dài từ hông đến gót chân và một chiếc áo tay dài có độ dài đến hông hoặc đầu gối. Thường một bộ Baju Kurung hoàn chỉnh đi kèm với một khăn trùm đầu hoặc khăn dài được vắt qua vai, có khi trùm lên đầu. 

Phư nữ gốc Ấn thường mặc sari mỏng, còn những phụ nữ người Sikh thì mặc một cái áo lụa dài quá gối trùm ra ngoài quần lụa.

Longyi & Thummy - Myanmar


Trang phục cho nam giới ở Myanmar là Longyi, còn cho nữ có tên gọi Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.

Trang phục cho nam giới ở Myanmar là Longyi, còn cho nữ có tên gọi Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.

Trang phục cho nam giới ở Myanmar là Longyi, còn cho nữ có tên gọi Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.

Nyonya kebaya - Singapore


Người Peranakans ngày nay là người Hoa lai Mã, hay còn gọi là người Baba-Nyonya, là con cháu của những người Hoa nhập cư đến Singapore trong thế kỷ trước. Điểm nổi bật mà người Peranakans còn lưu giữ của tổ tiên đó là y phục Nyonya Kebaya.     Thông thường, bộ y phục Nyonya Kebaya thường được may thủ công bằng tay với đường kim mũi chỉ hết sức tinh tế và tỉ mỉ bởi đó là trang phục truyền thống của những người phụ nữ quý tộc.

Người Peranakans ngày nay là người Hoa lai Mã, hay còn gọi là người Baba-Nyonya, là con cháu của những người Hoa nhập cư đến Singapore trong thế kỷ trước. Điểm nổi bật mà người Peranakans còn lưu giữ của tổ tiên đó là y phục Nyonya Kebaya. 

Thông thường, bộ y phục Nyonya Kebaya thường được may thủ công bằng tay với đường kim mũi chỉ hết sức tinh tế và tỉ mỉ bởi đó là trang phục truyền thống của những người phụ nữ quý tộc.

Kebaya - Indonesia


Ngày nay, các nhà thiết kế Kebaya đã kết hợp loại trang phục này với một số thiết kế trang phục của nước ngoài tạo thành Kebaya hiện đại. Kebaya hiện đại có kiểu dáng, chất liệu và màu sắc đa dạng hơn, Kebaya có thể được mặc tại các đám cưới hay các sự kiện quan trọng khác.

Ngày nay, các nhà thiết kế Kebaya đã kết hợp loại trang phục này với một số thiết kế trang phục của nước ngoài tạo thành Kebaya hiện đại. Kebaya hiện đại có kiểu dáng, chất liệu và màu sắc đa dạng hơn, Kebaya có thể được mặc tại các đám cưới hay các sự kiện quan trọng khác. 

Baro't Saya - Philippines


Saya baro't là một chiếc áo choàng truyền thống với quần váy. Nó có nguồn gốc từ thời kỳ Tây Ban Nha chiếm đóng đất nước này, là trang phục hàng ngày của hầu hết phụ nữ Philippines một thời gian dài.

Saya baro't là một chiếc áo choàng truyền thống với quần váy. Nó có nguồn gốc từ thời kỳ Tây Ban Nha chiếm đóng đất nước này, là trang phục hàng ngày của hầu hết phụ nữ Philippines một thời gian dài.

Baju Kurung - Brunei


Giống với trang phục của người phụ nữ Malaysia, những người Brunei mặc các trang phục đạo Hồi với khăn chùm đầu giấu tóc và trang phục dài che thân.

Giống với trang phục của người phụ nữ Malaysia, những người Brunei mặc các trang phục đạo Hồi với khăn chùm đầu giấu tóc và trang phục dài che thân.


Nguồn: Internet