Hiển thị các bài đăng có nhãn Trang phục. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trang phục. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

Tìm hiểu về trang phục truyền thống của các nước khu vực Đông Nam Á

Trang phục truyền thống không chỉ là nét đẹp văn hóa của từng quốc gia, mà còn tôn lên vẻ đẹp của người dân từng nước. Mặc dù các trang phục phương Tây tiện dụng tràn ngập và được sử dụng nhiều, trang phục truyền thống vẫn được yêu thích trong những dịp lễ tết tại các nước Đông Nam Á.

Trang phục truyền thống không chỉ là nét đẹp văn hóa của từng quốc gia, mà còn tôn lên vẻ đẹp của người dân từng nước. Mặc dù các trang phục phương Tây tiện dụng tràn ngập và được sử dụng nhiều, trang phục truyền thống vẫn được yêu thích trong những dịp lễ tết tại các nước Đông Nam Á

Áo dài - Việt Nam



Từ thế kỷ 16, áo dài đã có cuộc hành trình riêng bên cạnh đời sống văn hóa biến thiên của người Việt. Áo dài đi vào thơ ca, nhạc họa, đời sống với vẻ đẹp riêng. Áo dài cũng đi vào những câu chuyện thời trang của từng thời đại. Người con gái Việt Nam luôn chọn chiếc áo dài trong dịp lễ tết trọng đại, đặc biệt là tết cổ truyền.

Sinh - Lào


 Trang phục truyền thống của Lào rất đặc biệt, phản ánh phong tục của người Lào, có tên gọi là Sinh (dành cho nữ giới) và Salong (dành cho nam giới).

Trang phục truyền thống của Lào rất đặc biệt, phản ánh phong tục của người Lào, có tên gọi là Sinh (dành cho nữ giới) và Salong (dành cho nam giới).

Sinh là một chiếc váy ống được làm bằng lụa, bông dệt họa tiết tinh tế và thêu ren tinh xảo. Một chiếc váy Sinh thường được dệt công phu ở chân. Sinh gồm ba phần chính là Hua sinh - phần thắt lưng thường che kín khi mặc, Phuen sinh-phần chính chiếc váy thường có một hoặc hai màu, và Thiếc sinh-đường viền dưới chân được dệt công phu có khi được trang trí bằng vàng.

Sinh là một chiếc váy ống được làm bằng lụa, bông dệt họa tiết tinh tế và thêu ren tinh xảo. Một chiếc váy Sinh thường được dệt công phu ở chân. Sinh gồm ba phần chính là Hua sinh - phần thắt lưng thường che kín khi mặc, Phuen sinh-phần chính chiếc váy thường có một hoặc hai màu, và Thiếc sinh-đường viền dưới chân được dệt công phu có khi được trang trí bằng vàng.

Trang phục truyền thống của Lào thường mặc trong dịp lễ quan trọng như tết, đám cưới, lễ hội. Sinh và Salong sẽ có nhiều màu khác nhau phụ thuộc vào dịp họ mặc trang phục.

Trang phục truyền thống của Lào thường mặc trong dịp lễ quan trọng như tết, đám cưới, lễ hội. Sinh và Salong sẽ có nhiều màu khác nhau phụ thuộc vào dịp họ mặc trang phục.

Sampot - Campuchia


Trang phục truyền thống của đất nước Campuchia tương tự như trang phục truyền thống của Lào và Thái Lan. Sampot thường là một miếng vải dài khoảng 3 mét, rộng một mét, được quấn xung quanh thắt lưng, kéo dài ra và kết lại bằng một nút thắt, sau đó được kéo lên giữa hai chân rồi cố định bởi một thắt lưng bằng kim loại. Sampot gần giống với một chiếc quần hơn là váy.

Trang phục truyền thống của đất nước Campuchia tương tự như trang phục truyền thống của Lào và Thái Lan. Sampot thường là một miếng vải dài khoảng 3 mét, rộng một mét, được quấn xung quanh thắt lưng, kéo dài ra và kết lại bằng một nút thắt, sau đó được kéo lên giữa hai chân rồi cố định bởi một thắt lưng bằng kim loại. Sampot gần giống với một chiếc quần hơn là váy.

 Phasin - Thái Lan


Trang phục truyền thống Thái Lan chia làm 2 dạng: trang phục cung đình và trang phục bình dân. Đặc điểm cơ bản của trang phục truyền thống của người Thái là không may vừa sát người. Bộ trang phục căn bản là một cái váy gồm hai hay ba mảnh vải, may thành hình ống được quấn quanh lưng và gấp mép ở rốn.

Trang phục truyền thống Thái Lan chia làm 2 dạng: trang phục cung đình và trang phục bình dân. Đặc điểm cơ bản của trang phục truyền thống của người Thái là không may vừa sát người. Bộ trang phục căn bản là một cái váy gồm hai hay ba mảnh vải, may thành hình ống được quấn quanh lưng và gấp mép ở rốn. 

Cả đàn ông và phụ nữ đều mang cái túi bằng vải trên vai để đựng đồ dùng cá nhân. Phasin có thể để trơn, không thêu thùa gì, nhưng thường thì chúng có họa tiết và màu sắc theo những kiểu cách phân biệt theo vùng hay nhóm sắc tộc.

Cả đàn ông và phụ nữ đều mang cái túi bằng vải trên vai để đựng đồ dùng cá nhân. Phasin có thể để trơn, không thêu thùa gì, nhưng thường thì chúng có họa tiết và màu sắc theo những kiểu cách phân biệt theo vùng hay nhóm sắc tộc.


Baju Kurung - Malaysia


Baju Kurung bao gồm một chiếc váy hoặc một chiếc xà rông kéo dài từ hông đến gót chân và một chiếc áo tay dài có độ dài đến hông hoặc đầu gối. Thường một bộ Baju Kurung hoàn chỉnh đi kèm với một khăn trùm đầu hoặc khăn dài được vắt qua vai, có khi trùm lên đầu. Phư nữ gốc Ấn thường mặc sari mỏng, còn những phụ nữ người Sikh thì mặc một cái áo lụa dài quá gối trùm ra ngoài quần lụa.

Baju Kurung bao gồm một chiếc váy hoặc một chiếc xà rông kéo dài từ hông đến gót chân và một chiếc áo tay dài có độ dài đến hông hoặc đầu gối. Thường một bộ Baju Kurung hoàn chỉnh đi kèm với một khăn trùm đầu hoặc khăn dài được vắt qua vai, có khi trùm lên đầu. 

Phư nữ gốc Ấn thường mặc sari mỏng, còn những phụ nữ người Sikh thì mặc một cái áo lụa dài quá gối trùm ra ngoài quần lụa.

Longyi & Thummy - Myanmar


Trang phục cho nam giới ở Myanmar là Longyi, còn cho nữ có tên gọi Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.

Trang phục cho nam giới ở Myanmar là Longyi, còn cho nữ có tên gọi Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.

Trang phục cho nam giới ở Myanmar là Longyi, còn cho nữ có tên gọi Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.

Nyonya kebaya - Singapore


Người Peranakans ngày nay là người Hoa lai Mã, hay còn gọi là người Baba-Nyonya, là con cháu của những người Hoa nhập cư đến Singapore trong thế kỷ trước. Điểm nổi bật mà người Peranakans còn lưu giữ của tổ tiên đó là y phục Nyonya Kebaya.     Thông thường, bộ y phục Nyonya Kebaya thường được may thủ công bằng tay với đường kim mũi chỉ hết sức tinh tế và tỉ mỉ bởi đó là trang phục truyền thống của những người phụ nữ quý tộc.

Người Peranakans ngày nay là người Hoa lai Mã, hay còn gọi là người Baba-Nyonya, là con cháu của những người Hoa nhập cư đến Singapore trong thế kỷ trước. Điểm nổi bật mà người Peranakans còn lưu giữ của tổ tiên đó là y phục Nyonya Kebaya. 

Thông thường, bộ y phục Nyonya Kebaya thường được may thủ công bằng tay với đường kim mũi chỉ hết sức tinh tế và tỉ mỉ bởi đó là trang phục truyền thống của những người phụ nữ quý tộc.

Kebaya - Indonesia


Ngày nay, các nhà thiết kế Kebaya đã kết hợp loại trang phục này với một số thiết kế trang phục của nước ngoài tạo thành Kebaya hiện đại. Kebaya hiện đại có kiểu dáng, chất liệu và màu sắc đa dạng hơn, Kebaya có thể được mặc tại các đám cưới hay các sự kiện quan trọng khác.

Ngày nay, các nhà thiết kế Kebaya đã kết hợp loại trang phục này với một số thiết kế trang phục của nước ngoài tạo thành Kebaya hiện đại. Kebaya hiện đại có kiểu dáng, chất liệu và màu sắc đa dạng hơn, Kebaya có thể được mặc tại các đám cưới hay các sự kiện quan trọng khác. 

Baro't Saya - Philippines


Saya baro't là một chiếc áo choàng truyền thống với quần váy. Nó có nguồn gốc từ thời kỳ Tây Ban Nha chiếm đóng đất nước này, là trang phục hàng ngày của hầu hết phụ nữ Philippines một thời gian dài.

Saya baro't là một chiếc áo choàng truyền thống với quần váy. Nó có nguồn gốc từ thời kỳ Tây Ban Nha chiếm đóng đất nước này, là trang phục hàng ngày của hầu hết phụ nữ Philippines một thời gian dài.

Baju Kurung - Brunei


Giống với trang phục của người phụ nữ Malaysia, những người Brunei mặc các trang phục đạo Hồi với khăn chùm đầu giấu tóc và trang phục dài che thân.

Giống với trang phục của người phụ nữ Malaysia, những người Brunei mặc các trang phục đạo Hồi với khăn chùm đầu giấu tóc và trang phục dài che thân.


Nguồn: Internet

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

5 lưu ý về trang phục khi đi du lịch

Những lưu ý về các vấn đề trang phục sau đây sẽ giúp bạn tránh được những phiền phức không mong muốn khi đi du lịch, cho bạn tận hưởng một chuyến đi thật trọn vẹn nhất.

Những lưu ý nhỏ về các vấn đề trang phục khi đi du lịch sẽ giúp bạn tránh được những phiền phức không mong muốn.

Không mặc quần áo in cờ hoặc khẩu hiệu nhạy cảm


Do ảnh hưởng văn hóa, tôn giáo nên người dân ở mỗi quốc gia trên thế giới ăn mặc không giống nhau. Không phải ở đâu chiếc váy hoa hay quần đùi cũng được chấp nhận.    Sự thoải mái trong ăn mặc khi du lịch là rất bình thường nhưng sẽ “gây họa” nếu loại trang phục đó không được chào đón ở quốc gia bạn đến. Hãy tìm hiểu kỹ văn hóa quốc gia đó và lựa chọn những quần áo “an toàn” nhất cho mình.    Không nên mặc áo in khẩu hiệu nhạy cảm liên quan đến giới tính, chính trị, hay có ý cười cợt văn hóa. Tránh ăn mặc hở hang khi đến các quốc gia Hồi giáo, Phật giáo hoặc vào chùa chiền, đền đài.

Do ảnh hưởng văn hóa, tôn giáo nên người dân ở mỗi quốc gia trên thế giới ăn mặc không giống nhau. Không phải ở đâu chiếc váy hoa hay quần đùi cũng được chấp nhận.

Sự thoải mái trong ăn mặc khi du lịch là rất bình thường nhưng sẽ “gây họa” nếu loại trang phục đó không được chào đón ở quốc gia bạn đến. Hãy tìm hiểu kỹ văn hóa quốc gia đó và lựa chọn những quần áo “an toàn” nhất cho mình.

Không nên mặc áo in khẩu hiệu nhạy cảm liên quan đến giới tính, chính trị, hay có ý cười cợt văn hóa. Tránh ăn mặc hở hang khi đến các quốc gia Hồi giáo, Phật giáo hoặc vào chùa chiền, đền đài.

Tránh dùng trang phục đắt tiền


Tất nhiên nếu giàu, bạn có quyền khoác lên người những bộ quần áo thời thượng và trang sức đắt tiền nhất. Nhưng hãy nhớ rằng bạn đang đi du lịch mà không phải đang diễn thời trang.    Phô diễn sự giàu có của mình chỉ thu hút sự chú ý của những kẻ xấu và mang đến rắc rối cho bạn. Trừ khi bạn muốn nổi tiếng vì một mục đích nào đó, còn không thì hãy chọn trang phục bình thường nhất để dễ hòa vào đám đông.

Tất nhiên nếu giàu, bạn có quyền khoác lên người những bộ quần áo thời thượng và trang sức đắt tiền nhất. Nhưng hãy nhớ rằng bạn đang đi du lịch mà không phải đang diễn thời trang.

Phô diễn sự giàu có của mình chỉ thu hút sự chú ý của những kẻ xấu và mang đến rắc rối cho bạn. Trừ khi bạn muốn nổi tiếng vì một mục đích nào đó, còn không thì hãy chọn trang phục bình thường nhất để dễ hòa vào đám đông.


Trang phục màu sắc không phù hợp


Hãy lựa chọn những loại quần áo có màu trung tính nhất, dễ hòa trộn vào đám đông và ít gây cảm giác khó chịu. Ví dụ: màu xanh hải quân, nâu.    Màu đen và trắng có thể rất phong cách và thời trang, nhưng tại một số quốc gia hoặc điểm đến nhất định nào đó thì hai màu này lại khiến người ta liên tưởng đến vận xui và sự chết chóc.    Ngoài ra, những màu như đỏ, vàng chanh khiến bạn trở nên nổi bật. Sẽ chẳng tốt chút nào nếu bạn bị những kẻ xấu chú ý.

Hãy lựa chọn những loại quần áo có màu trung tính nhất, dễ hòa trộn vào đám đông và ít gây cảm giác khó chịu. Ví dụ: màu xanh hải quân, nâu.

Màu đen và trắng có thể rất phong cách và thời trang, nhưng tại một số quốc gia hoặc điểm đến nhất định nào đó thì hai màu này lại khiến người ta liên tưởng đến vận xui và sự chết chóc.

Ngoài ra, những màu như đỏ, vàng chanh khiến bạn trở nên nổi bật. Sẽ chẳng tốt chút nào nếu bạn bị những kẻ xấu chú ý.

Quần jean rách


Hẳn sẽ có nhiều bạn phản ứng với việc không nên mang quần jean đi du lịch. Bởi lẽ đây là một trong những trang phục phổ biến nhất thế giới, có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh.     Nhưng bạn nên để ở nhà chiếc quần jean, đặc biệt là jean rách, chỉ nên chọn cho mình chiếc váy dài hoặc quần vải thoáng nhẹ.    Có hai lý do cho điều này. Đó là quần jean thường khá dày, sẽ mất thời gian để hong khô, đặc biệt nếu bạn du lịch vào mùa mưa.    Ngoài ra, chiếc quần jean rộng thùng thình hoặc rách toạc nhiều mảng khiến bạn trở nên khó coi trong mắt người dân địa phương và biến thành kẻ thiếu lịch sự khi bước vào những công trình tôn giáo.

Hẳn sẽ có nhiều bạn phản ứng với việc không nên mang quần jean đi du lịch. Bởi lẽ đây là một trong những trang phục phổ biến nhất thế giới, có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh. 

Nhưng bạn nên để ở nhà chiếc quần jean, đặc biệt là jean rách, chỉ nên chọn cho mình chiếc váy dài hoặc quần vải thoáng nhẹ.

Có hai lý do cho điều này. Đó là quần jean thường khá dày, sẽ mất thời gian để hong khô, đặc biệt nếu bạn du lịch vào mùa mưa.

Ngoài ra, chiếc quần jean rộng thùng thình hoặc rách toạc nhiều mảng khiến bạn trở nên khó coi trong mắt người dân địa phương và biến thành kẻ thiếu lịch sự khi bước vào những công trình tôn giáo.

Mặc giống như dân địa phương


Điều đầu tiên bạn nên làm là tìm hiểu văn hóa quốc gia đó. Nếu ở đó có quy định về ăn mặc, hãy làm theo hoặc tránh mặc quần áo khiến người dân ở đó khó chịu.    Mặc dù bạn rất thích áo hai dây và jean rách nhưng hãy để chúng ở nhà trước khi đến một quốc gia Hồi giáo. Nếu chưa kịp chuẩn bị, hãy quan sát người dân xung quanh rồi bước vào một cửa hiệu địa phương sau đó chọn cho mình trang phục phù hợp.    Bằng cách này, bạn vừa tránh được sự chú ý, lại có thể có thêm món đồ lưu niệm là quần áo của điểm đến đó.

Điều đầu tiên bạn nên làm là tìm hiểu văn hóa quốc gia đó. Nếu ở đó có quy định về ăn mặc, hãy làm theo hoặc tránh mặc quần áo khiến người dân ở đó khó chịu.

Mặc dù bạn rất thích áo hai dây và jean rách nhưng hãy để chúng ở nhà trước khi đến một quốc gia Hồi giáo. Nếu chưa kịp chuẩn bị, hãy quan sát người dân xung quanh rồi bước vào một cửa hiệu địa phương sau đó chọn cho mình trang phục phù hợp.

Bằng cách này, bạn vừa tránh được sự chú ý, lại có thể có thêm món đồ lưu niệm là quần áo của điểm đến đó.


Nguồn: Internet