Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyền thống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyền thống. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Ý nghĩa 5 loại bánh Tết truyền thống của Việt Nam

Vào những ngày Tết Âm lịch, mỗi gia đình lại mua về những loại bánh, trái về trưng. Trong đó, có một số loại bánh Tết truyền thống không chỉ có hương vị thơm ngon, hình thức bắt mắt mà chúng còn ẩn chứa những ý nghĩa đặc biệt. 

Ý nghĩa 5 loại bánh Tết truyền thống của Việt Nam


1. Bánh chưng 


Bánh chưng ngày Tết


Bánh chưng là loại bánh Tết truyền thống không thể thiếu của mỗi gia đình người miền Bắc. Món bánh này được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ. Gây ấn tượng với lớp vỏ màu xanh của lá dong bao bọc bên ngoài. 

Tương truyền, món bánh truyền thống này xuất hiện từ thời vua Hùng. Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho mặt đất. Những sợi dây lạt buộc chặt bên ngoài dùng để xắt bánh còn thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của những thành viên trong gia đình, cũng như sự gắn kết của toàn dân tộc. 

Phần nhân bên trong của bánh chưng cũng mang ý nghĩa sâu xa. Từ nguyên liệu gạo nếp ngon là thức ăn nuôi sống dân tộc ta từ bao đời nay, cũng tượng trưng cho nền nông nghiệp lúa nước truyền thống của Việt Nam. Cho đến lá dong xanh bọc ngoài phần nhân trong ruột bánh, tượng trưng cho ơn sinh thành, bao bọc của cha mẹ. 

2. Bánh tét 


Bánh tét ngày Tết


Bánh tét là món bánh Tết của người miền Nam, cũng tương tự như bánh chưng của người miền Bắc. Người miền Nam gói bánh tét hình trụ dài, có phần nhân dàn đều bên trong. Không chỉ có hương vị thơm ngon, mà bánh tét còn mang ý nghĩa lịch sử. Tượng trưng cho hình ảnh người mẹ bao bọc lấy các con. 

Sự hiện diện của bánh tét vào dịp lễ quan trọng của dân tộc này, cũng là lời nhắc nhở công ơn sinh thành của cha mẹ ngày đầu năm. Có như thế, mỗi người con dân Việt Nam mới luôn biết hiếu thảo, nhớ đến công ơn cha mẹ. 


3. Bánh khảo 


Bánh khảo ngày Tết


Đây là thứ bánh truyền thống không thể thiếu được trong những ngày Tết Nguyên đán đối với người Tày. Làm bánh khảo cũng mất khá nhiều thời gian vì quy trình dài gồm: rang gạo, xay bột, hạ thổ, giã đường, làm nhân, vò bột, vào khuôn... 

Nguyên liệu làm nên món bánh này có sự kết hợp của bột gạo nếp – tượng trưng cho đất mẹ, mùi thơm lừng từ vừng mang ý nghĩa hòa hợp, đoàn kết và vị ngọt của đường phên, rượu trắng thơm nồng tình yêu thương... 

4. Bánh phu thê 


Bánh phu thê ngày Tết


Bánh phu thê (hay còn được gọi là bánh xu xê/su sê), đặc sản của Bắc Ninh không chỉ góp mặt trong các dịp cưới hỏi mà luôn hiện diện trong các dịp lễ, Tết quan trọng. Bánh phu thê truyền thống được gói bằng hai thứ lá, bên trong là lớp lá dong hoặc lá chuối, bên ngoài là lớp lá dừa. Loại gạo để làm bánh phu thê phải là loại gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon. 

Bánh phu thê mang ý nghĩa tượng trưng cho lòng thuỷ chung son sắt của các cặp vợ chồng. Phần bột mỏng ôm trọn nhân đậu xanh bên trong, thể hiện sự ôm ấp, chở che ấm áp của tình nghĩa phu thê. Không những vậy, bánh phu thê còn bao hàm trong nó triết lí ngũ hành một cách tinh tế, thể hiện qua 5 màu của bánh: màu trắng của bột lọc và cơm dừa, màu vàng của dành dành dùng làm màu cho vỏ bánh và nhân đỗ xanh, màu đen của hạt vừng, màu xanh của lá và màu đỏ của lạt buộc. Đó là sự hòa hợp của con người với trời đất, là sự hòa hợp giữa người với người và giữa vợ với chồng. 

5. Bánh cộ 


Bánh cộ ngày Tết


Bánh cộ, hay còn được gọi là bánh in, là một trong những món bánh đặc sản xứ Huế. Không khí Tết cổ truyền tại Huế luôn mang đập nét ẩm thực. Và chính sự hiện diện của bánh cộ nhiều màu sắc là dấu hiệu nhận biết đầu tiên. Bánh cộ được làm từ bột năng, bột nếp, đậu xanh, đường, các nguyên liệu khác. Sau đó được ép, đúc thành khuôn, mặt đáy của bánh có khắc các hình chữ Thọ, Phúc, Lộc và gói trong giấy ngũ sắc. 

Đây là loại bánh để dùng trong ngày Tết, phục vụ việc thờ cúng và đãi khách. Vào thời xa xưa, chiếc bánh có in hình chữ "THỌ" mang ý nghĩa chúc vua trường thọ. Và dần dần cho đến ngày nay bánh cộ đã trở thành đặc sản không thể thiếu của Huế mỗi dịp đầu năm.

Nguồn: Tổng hợp.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

Tìm hiểu về trang phục truyền thống của các nước khu vực Đông Nam Á

Trang phục truyền thống không chỉ là nét đẹp văn hóa của từng quốc gia, mà còn tôn lên vẻ đẹp của người dân từng nước. Mặc dù các trang phục phương Tây tiện dụng tràn ngập và được sử dụng nhiều, trang phục truyền thống vẫn được yêu thích trong những dịp lễ tết tại các nước Đông Nam Á.

Trang phục truyền thống không chỉ là nét đẹp văn hóa của từng quốc gia, mà còn tôn lên vẻ đẹp của người dân từng nước. Mặc dù các trang phục phương Tây tiện dụng tràn ngập và được sử dụng nhiều, trang phục truyền thống vẫn được yêu thích trong những dịp lễ tết tại các nước Đông Nam Á

Áo dài - Việt Nam



Từ thế kỷ 16, áo dài đã có cuộc hành trình riêng bên cạnh đời sống văn hóa biến thiên của người Việt. Áo dài đi vào thơ ca, nhạc họa, đời sống với vẻ đẹp riêng. Áo dài cũng đi vào những câu chuyện thời trang của từng thời đại. Người con gái Việt Nam luôn chọn chiếc áo dài trong dịp lễ tết trọng đại, đặc biệt là tết cổ truyền.

Sinh - Lào


 Trang phục truyền thống của Lào rất đặc biệt, phản ánh phong tục của người Lào, có tên gọi là Sinh (dành cho nữ giới) và Salong (dành cho nam giới).

Trang phục truyền thống của Lào rất đặc biệt, phản ánh phong tục của người Lào, có tên gọi là Sinh (dành cho nữ giới) và Salong (dành cho nam giới).

Sinh là một chiếc váy ống được làm bằng lụa, bông dệt họa tiết tinh tế và thêu ren tinh xảo. Một chiếc váy Sinh thường được dệt công phu ở chân. Sinh gồm ba phần chính là Hua sinh - phần thắt lưng thường che kín khi mặc, Phuen sinh-phần chính chiếc váy thường có một hoặc hai màu, và Thiếc sinh-đường viền dưới chân được dệt công phu có khi được trang trí bằng vàng.

Sinh là một chiếc váy ống được làm bằng lụa, bông dệt họa tiết tinh tế và thêu ren tinh xảo. Một chiếc váy Sinh thường được dệt công phu ở chân. Sinh gồm ba phần chính là Hua sinh - phần thắt lưng thường che kín khi mặc, Phuen sinh-phần chính chiếc váy thường có một hoặc hai màu, và Thiếc sinh-đường viền dưới chân được dệt công phu có khi được trang trí bằng vàng.

Trang phục truyền thống của Lào thường mặc trong dịp lễ quan trọng như tết, đám cưới, lễ hội. Sinh và Salong sẽ có nhiều màu khác nhau phụ thuộc vào dịp họ mặc trang phục.

Trang phục truyền thống của Lào thường mặc trong dịp lễ quan trọng như tết, đám cưới, lễ hội. Sinh và Salong sẽ có nhiều màu khác nhau phụ thuộc vào dịp họ mặc trang phục.

Sampot - Campuchia


Trang phục truyền thống của đất nước Campuchia tương tự như trang phục truyền thống của Lào và Thái Lan. Sampot thường là một miếng vải dài khoảng 3 mét, rộng một mét, được quấn xung quanh thắt lưng, kéo dài ra và kết lại bằng một nút thắt, sau đó được kéo lên giữa hai chân rồi cố định bởi một thắt lưng bằng kim loại. Sampot gần giống với một chiếc quần hơn là váy.

Trang phục truyền thống của đất nước Campuchia tương tự như trang phục truyền thống của Lào và Thái Lan. Sampot thường là một miếng vải dài khoảng 3 mét, rộng một mét, được quấn xung quanh thắt lưng, kéo dài ra và kết lại bằng một nút thắt, sau đó được kéo lên giữa hai chân rồi cố định bởi một thắt lưng bằng kim loại. Sampot gần giống với một chiếc quần hơn là váy.

 Phasin - Thái Lan


Trang phục truyền thống Thái Lan chia làm 2 dạng: trang phục cung đình và trang phục bình dân. Đặc điểm cơ bản của trang phục truyền thống của người Thái là không may vừa sát người. Bộ trang phục căn bản là một cái váy gồm hai hay ba mảnh vải, may thành hình ống được quấn quanh lưng và gấp mép ở rốn.

Trang phục truyền thống Thái Lan chia làm 2 dạng: trang phục cung đình và trang phục bình dân. Đặc điểm cơ bản của trang phục truyền thống của người Thái là không may vừa sát người. Bộ trang phục căn bản là một cái váy gồm hai hay ba mảnh vải, may thành hình ống được quấn quanh lưng và gấp mép ở rốn. 

Cả đàn ông và phụ nữ đều mang cái túi bằng vải trên vai để đựng đồ dùng cá nhân. Phasin có thể để trơn, không thêu thùa gì, nhưng thường thì chúng có họa tiết và màu sắc theo những kiểu cách phân biệt theo vùng hay nhóm sắc tộc.

Cả đàn ông và phụ nữ đều mang cái túi bằng vải trên vai để đựng đồ dùng cá nhân. Phasin có thể để trơn, không thêu thùa gì, nhưng thường thì chúng có họa tiết và màu sắc theo những kiểu cách phân biệt theo vùng hay nhóm sắc tộc.


Baju Kurung - Malaysia


Baju Kurung bao gồm một chiếc váy hoặc một chiếc xà rông kéo dài từ hông đến gót chân và một chiếc áo tay dài có độ dài đến hông hoặc đầu gối. Thường một bộ Baju Kurung hoàn chỉnh đi kèm với một khăn trùm đầu hoặc khăn dài được vắt qua vai, có khi trùm lên đầu. Phư nữ gốc Ấn thường mặc sari mỏng, còn những phụ nữ người Sikh thì mặc một cái áo lụa dài quá gối trùm ra ngoài quần lụa.

Baju Kurung bao gồm một chiếc váy hoặc một chiếc xà rông kéo dài từ hông đến gót chân và một chiếc áo tay dài có độ dài đến hông hoặc đầu gối. Thường một bộ Baju Kurung hoàn chỉnh đi kèm với một khăn trùm đầu hoặc khăn dài được vắt qua vai, có khi trùm lên đầu. 

Phư nữ gốc Ấn thường mặc sari mỏng, còn những phụ nữ người Sikh thì mặc một cái áo lụa dài quá gối trùm ra ngoài quần lụa.

Longyi & Thummy - Myanmar


Trang phục cho nam giới ở Myanmar là Longyi, còn cho nữ có tên gọi Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.

Trang phục cho nam giới ở Myanmar là Longyi, còn cho nữ có tên gọi Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.

Trang phục cho nam giới ở Myanmar là Longyi, còn cho nữ có tên gọi Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.

Nyonya kebaya - Singapore


Người Peranakans ngày nay là người Hoa lai Mã, hay còn gọi là người Baba-Nyonya, là con cháu của những người Hoa nhập cư đến Singapore trong thế kỷ trước. Điểm nổi bật mà người Peranakans còn lưu giữ của tổ tiên đó là y phục Nyonya Kebaya.     Thông thường, bộ y phục Nyonya Kebaya thường được may thủ công bằng tay với đường kim mũi chỉ hết sức tinh tế và tỉ mỉ bởi đó là trang phục truyền thống của những người phụ nữ quý tộc.

Người Peranakans ngày nay là người Hoa lai Mã, hay còn gọi là người Baba-Nyonya, là con cháu của những người Hoa nhập cư đến Singapore trong thế kỷ trước. Điểm nổi bật mà người Peranakans còn lưu giữ của tổ tiên đó là y phục Nyonya Kebaya. 

Thông thường, bộ y phục Nyonya Kebaya thường được may thủ công bằng tay với đường kim mũi chỉ hết sức tinh tế và tỉ mỉ bởi đó là trang phục truyền thống của những người phụ nữ quý tộc.

Kebaya - Indonesia


Ngày nay, các nhà thiết kế Kebaya đã kết hợp loại trang phục này với một số thiết kế trang phục của nước ngoài tạo thành Kebaya hiện đại. Kebaya hiện đại có kiểu dáng, chất liệu và màu sắc đa dạng hơn, Kebaya có thể được mặc tại các đám cưới hay các sự kiện quan trọng khác.

Ngày nay, các nhà thiết kế Kebaya đã kết hợp loại trang phục này với một số thiết kế trang phục của nước ngoài tạo thành Kebaya hiện đại. Kebaya hiện đại có kiểu dáng, chất liệu và màu sắc đa dạng hơn, Kebaya có thể được mặc tại các đám cưới hay các sự kiện quan trọng khác. 

Baro't Saya - Philippines


Saya baro't là một chiếc áo choàng truyền thống với quần váy. Nó có nguồn gốc từ thời kỳ Tây Ban Nha chiếm đóng đất nước này, là trang phục hàng ngày của hầu hết phụ nữ Philippines một thời gian dài.

Saya baro't là một chiếc áo choàng truyền thống với quần váy. Nó có nguồn gốc từ thời kỳ Tây Ban Nha chiếm đóng đất nước này, là trang phục hàng ngày của hầu hết phụ nữ Philippines một thời gian dài.

Baju Kurung - Brunei


Giống với trang phục của người phụ nữ Malaysia, những người Brunei mặc các trang phục đạo Hồi với khăn chùm đầu giấu tóc và trang phục dài che thân.

Giống với trang phục của người phụ nữ Malaysia, những người Brunei mặc các trang phục đạo Hồi với khăn chùm đầu giấu tóc và trang phục dài che thân.


Nguồn: Internet