Tết Trung Thu là một trong những ngày lễ quan trọng với người Á Đông, trong đó có Đài Loan. Vào ngày này còn được gọi là Tết Đoàn viên để gia đình đoàn tụ, sum vầy bên nhau. Cũng giống như ở Hàn Quốc, Tết Trung thu Đài Loan được coi là quốc lễ và mọi người sẽ được nghỉ trong ngày này.
Thời gian diễn ra
Cũng giống như các nước châu Á khác, Tết Trung Thu của người Đài thường diễn ra vào ngày rằm 15 tháng 8 âm lịch hằng năm.
Và sau Tết Trung Thu Đài Loan sẽ diễn ra một lễ hội duy nhất chỉ có ở xứ Đài vào ngày 25/10, chính là ngày lễ Quang Phục. Đây là ngày lễ kỷ niệm sự kiện Đài Loan giành lại được chủ quyền đất nước từ Nhật Bản (25/10/1945).
Ẩm thực ngày Tết Trung Thu
Bánh Trung Thu
Khác với bánh trung thu ở Việt Nam thì bánh trung thu ở Đài Loan có 2 loại là bánh nướng và bánh vỏ ngàn lớp. Bánh nướng cũng giống như vỏ của bánh nướng của Việt Nam, chỉ khác là vỏ của Đài thì mỏng và mềm hơn. Còn bánh vỏ ngàn lớp thì có quá trình chế biến khá là cầu kì công phú mới cỏ thể có lớp vỏ như mong muốn.
Bánh trung thu đậu xanh tròn tròn màu trắng, trông giống như trăng sáng, vừa ăn bánh vừa thưởng trà hoặc ăn với hoa quả là sự kết hợp không thể hoàn hảo hơn. Đối với người Đài Loan thì mỗi khi đến trung thu phải được ăn loại bánh này mới được coi là trung thu đúng nghĩa.
Đặc biệt vào ngày này, người dân xứ Đài có tập tục tặng quà cho nhau như một cách thể sự yêu mến, thân thiện của mình với đối phương. Món quà thường thấy nhất là bánh trung thu và bưởi. Đây cũng được xem là một bản sắc văn hóa Đài Loan độc đáo trong ngày Tết Đoàn Viên.
Khoai môn
Trong dân gian ở Đài Loan thường có câu “Thất nguyệt bán áp, bát nguyệt bán vu” nghĩa là vào khoảng thời gian tết Trung thu là lúc khoai môn đang ngon nhất. Người Đài rất quý trọng khoai môn, còn nhân hóa nó thành khoai môn mẹ, khoai môn con, khoai môn cháu.
Đến ngày lễ, người người nhà nhà ai ai cũng mua khoai môn về, làm bánh khoai môn, cơm khoai môn, làm món hấp, chè khoai môn, khoai kén,…có thể gọi là bữa tiệc khoai môn. Đêm trung thu, lúc cúng Nguyệt Nương cũng không thể thiếu “bát nguyệt bán vu”, vì “vu” đồng âm với “dư” ,nên đây cũng là sự cầu mong một cuộc sống sung túc, dư giả, mùa màng thuận lợi của người dân ở đây.
Ở vùng Cao Sơn, người Yami cực kì tôn sùng khoai môn, họ coi “vu” thành “ngư” (do 2 từ đồng âm). Vào đêm trung thu, nếu như có một con thuyền mới hạ thủy, trước đấy bắt buộc phải để khoai môn do chính nhà chủ nhân trồng lên tàu. Vào ngày khánh thành thì đem những củ khoai môn từ trên tàu xuống tặng cho bạn bè và hàng xóm, với ý nghĩa cầu cho con thuyền thuận buồm xuôi gió, ngư dân ra khơi có thể về cùng với con thuyền đầy ắp cá.
Thịt nướng
Không giống như một số quốc gia khác, ngoài bánh trung thu và bưởi, một món ăn khác dường như chẳng liên quan nhưng luôn luôn xuất hiện trong ngày Trung Thu của người Đài Loan: thịt nướng.
Trong quan niệm của những người Đài Loan, việc nướng thịt đem lại không khí ấm áp trong Tết Trung Thu tượng trưng cho sự sum họp, hạnh phúc, đầm ấm của cả gia đình. Chính vì thế mà Tết Trung Thu Đài Loan còn có một tên gọi khác là Tết Thịt Nướng.
Vì vậy, Trung thu năm nay nếu có dịp ghé thăm Đài Loan, hãy hòa mình vào không khí sôi động nhưng không kém phần ấm cúng và độc đáo đó. Nếu được dân địa phương mời về cùng chung vui Trung thu với gia đình họ, thay vì mang theo bánh Trung thu hoặc bưởi, hãy tặng thịt hay món đồ nướng gì đó để tạo nên một bữa tiệc đoàn viên thêm phần vui vẻ và đầy đủ nhé.
Những hoạt động chính trong ngày Tết Trung Thu
Lễ hội thả đèn trời ở Tân Đài Bắc
Đèn trời hay còn gọi là đèn Khổng Minh, xuất hiện vào thời Tam Quốc do Gia Cát Lượng làm ra. Năm xưa, công dụng của đèn trời chính là để truyền tin trong quân đội, dùng khí nóng làm đèn bay lên, gây ra việc sai thông tin về “Tinh tượng”(từ độ sáng, vị trí của sao chiếu mệnh mà suy đoán số mệnh) nhằm đánh lừa đội quân của Tư Mã Ý.
Về sau đèn trời càng ngày càng lan rộng ra nhân gian, trở thành một vật đề cầu nguyện những điều phước lành cho bản thân và gia đình. Theo những trưởng lão ở Bình Khê thì truyền thống thả đèn trời bắt đầu từ thời Đạo Quang, khi những di dân từ An Khê đến vùng Văn Sơn khai hoang. Vào thời điểm đó, nạn trộm cướp hoành hành, gây rối làm loạn, người An Khê phải vào trong núi tránh nạn, đợi sau khi bình yên mới dùng đèn trời làm tín hiệu báo an toàn về làng, từ đó trở thành truyền thống riêng của địa phương.
Hiện nay, lễ hội thả đèn trời ở Bình Khê ở thành phố Tân Đài Bắc vào dịp Tết Trung Thu đã trở thành một sự kiện quan trọng không chỉ trong mà cả ở ngoài nước,vào ngày này sẽ có hơn 200 chiếc đèn trời được thả rực sáng buổi đêm trung thu ở Bình Khê. Ánh sáng của đèn trời đã trở thành biểu tượng của sự đoàn tụ, sự đầm ấm, hạnh phúc cùng với những người thân yêu.
Thưởng nguyệt đêm Trung thu
Ngắm trăng là một trong những hoạt động truyền thống của người dân Đài Loan vào đem trung thu. Đêm Trung thu cũng là lúc mà mặt trăng tròn và sáng nhất trong năm, thế nên ai ai cũng tìm một nơi đẹp để có thể ngắm trăng đẹp và rõ nhất. Một số địa điểm ngắm trăng phổ biến ở Đài Loan như: Cửu Phần; Công viên quốc gia Dương Minh Sơn; Bến tàu Đạm Thủy; Bờ biển Đông Bắc; Đài ngắm cảnh Love Cao Hùng…
Nguồn: Tổng hợp
vé máy bay eva airlines
vé máy bay đi mỹ rẻ
phòng vé máy bay korean air
mua vé máy bay đi mỹ ở đâu
mua vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Kien Thuc Du Lich