Thứ Ba, 15 tháng 10, 2019

Đông về, Đà Lạt ngọt ngào hương vị hồng khô

Đà Lạt là một vùng đất có thể nói là thiên thời địa lợi nhân hòa bởi nơi này luôn luôn tràn ngập sắc cây, sắc hoa và cả màu sắc của những loại quả. Mùa hồng khô Đà Lạt bắt đầu từ giữa tháng 9 nhưng phải đến cuối tháng 11, đầu tháng 12 những cây hồng mới bắt đầu rụng lá, dần để lộ ra những cành hồng sai trĩu quả. Đây cũng là thời điểm mà du khách có thể đến tận vườn, tự tay hái và thu hoạch những quả hồng chín mọng.

Đông về, Đà Lạt ngọt ngào hương vị hồng khô

Không những được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu rất tuyệt vời, mà Đà Lạt còn được ban tặng những sản phẩm độc lạ và hấp dẫn mà không nơi nào dễ dàng có được. Không cần cầu kỳ chăm sóc, tưới tiêu, không kén chọn đất tốt xấu, không quản sương mưa gió... Cây hồng Đà Lạt cứ thế lớn lên, ra hoa, kết trái như một lẽ dĩ nhiên có trên mảnh đất phố núi mù sương.

Đông về, Đà Lạt ngọt ngào hương vị hồng khô

Nổi tiếng nhất phải kể đến giống hồng giòn. Vào cuối thu, hồng bắt đầu chí dần, những sắc vàng của hồng phủ đầy trên cây, quyến rũ lạ lùng. Sắc xanh của lá hòa trộn với sắc vàng bóng của hồng làm cho khu vườn thêm lung linh, trĩu quả với nhiều gam màu rực rỡ.

Đông về, Đà Lạt ngọt ngào hương vị hồng khô

Loại được ưa chuộng là hồng vuông và hồng bánh xe. Hồng vuông trái to, ăn giòn và ngọt. Còn hồng bánh xe khi chín ăn vừa dẻo, vừa ngọt va thơm vị đường. Nhưng muốn ăn từ trên cây thì phải chờ trái chín thật chín, còn nếu không sẽ bị chát. Chính vì thế hồng tươi ngày xưa ở Đà Lạt rất ít, chỉ có hồng khô.

Đông về, Đà Lạt ngọt ngào hương vị hồng khô

Ngày nay, dưới bàn tay tỉ mỉ của người dân Đà Lạt, quả hồng chín có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như hồng sấy, mứt hồng,.... Có một điều đặc biệt trong cách chế biến hồng ở đây chính là hồng treo. Hồng sau khi chín sẽ được thu hoạch sẽ được sơ chế rồi buộc dây treo lên, được biết treo hồng chỗ càng thoáng gió thì sẽ giữ được hương vị, bảo quản lâu hơn và nhanh được thưởng thức hơn.


Tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét