Hiển thị các bài đăng có nhãn Bánh tét. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bánh tét. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2019

Vấn vương hương vị 4 loại bánh ngon được làm từ gạo nếp

Gạo nếp và các loại bánh làm từ nếp có địa vị vô cùng quan trọng không chỉ ở phương diện ẩm thực mà còn ở đời sống tinh thần của người Việt Nam.

Vấn vương hương vị 4 loại bánh ngon được làm từ gạo nếp

Bánh chưng – Bánh tét


Bánh chưng – Bánh tét

Bánh chưng, bánh tét là sản phẩm được làm ra từ gạo nếp qua đôi bàn tay khéo léo của con người mà thêm dậy vị, dậy hương. Nếu như ngày tết của người dân xứ Bắc không thể thiếu bánh chưng xanh thì tết của người dân miền Trung, miền Nam lại càng không thể không có bánh tét.

Với những nguyên liệu giống nhau: nếp, thịt ba rọi, đậu xanh, chuối...hương vị của bánh chưng - bánh tét khá tương đồng nhau. Phía trong lớp nếp dẻo có nhiều loại nhân như: nhân thịt ba rọi, nhân đậu, nhân chuối... Và điểm khác biệt lớn nhất của 2 loại bánh này chính là hình dàn. Bánh chưng hình vuông được gói bằng lá dong và bánh tét thì hình trụ dài và gói bằng lá chuối tươi.

Bánh gai


Bánh gai

Bánh gai là một loại bánh ngọt truyền thống của Việt Nam, bắt nguồn vùng Đồng bằng Bắc bộ và là đặc sản của Thanh Hóa. Bánh có dạng hình vuông, màu đen màu của lá gai, mùi thơm đặc trưng của đậu xanh và gạo nếp.

Nguyên liệu không thể thiếu để làm nên chiếc bánh gai là lá gai, gạo nếp được làm sạch, để khô rồi nghiền thành bột mịn, sau đó trộn với mật mía, lá gai rồi đem vào cối đá giã đến khi thành một khối nguyên liệu dẻo, mịn, có màu đen bóng của lá gai. Nhân bánh được làm từ đậu xanh, dầu chuối, đường, dừa khô nạo nhỏ. Sau đó, bánh được nắn thủ công thành hình tròn rồi cho nhân vào giữa nắm lại và gói vào lá chuối mang hấp chín.

Bánh tro


Bánh tro

Bánh tro còn được gọi là bánh ú tro, bánh gio, bánh âm, bánh nẳng... Bánh có màu vàng đậm do gạo nếp được ngâm từ nước tro đốt bằng củi các loại cây khô, sau đó gói trong lá chuối rồi đem luộc, nhân bánh có thể mặn, ngọt hoặc không nhân. 

Bánh tro thường ăn với đường hoặc mật. Mỗi vùng có một kiểu gói bánh khác nhau, có nơi gói hình thuôn dài, có nơi gói hình chóp tam giác. Bánh mềm mại vị nhạt tính mát, có màu từ nhạt đến nâu sẫm phụ thuộc loại nước tro sử dụng. Bánh là món ăn mát lành, chống ngấy rất tốt. 

Khi làm bánh, người ta thường làm rất tỉ mỉ, kỹ càng từ khâu chọn loại nếp đều hạt, thơm, đến cách gạn nước tro được đốt từ những cây rơm nếp vàng óng, đã được rửa sạch và gói, luộc, rồi cuối cùng mới có thứ bánh thơm nồng cho mọi người thưởng thức.

Bánh khúc


Bánh khúc

Bánh khúc hay còn gọi là xôi khúc là món ăn mang đậm hương vị của làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Chúng được làm từ những nguyên liệu vô cùng thân quen với người Việt như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn… và tất nhiên không thể thiếu 1 loại lá có tên là lá khúc. Chính lá này đã làm nên hương vị đặc trưng của món ăn này.

Để làm nên chiếc bánh khúc đơn sơ đó tưởng dễ mà lại thật khó. Gạo nếp phải là gạo nếp mới, thịt lợn là loại ba chỉ không quá nạc mà cũng không mỡ để đảm bảo ăn không bị ngán hay khô. Thứ đỏng đảnh nhất của bánh khúc chính là nhân đậu xanh bởi loại nhân này dễ bị chua nếu thời tiết có nắng nóng hay nồm ẩm. Vì thế người làm bánh khúc phải xử lý đậu rất kỹ để đảm bảo không làm ảnh hưởng tới hương vị chung của món ăn. Đặc biệt bánh khi hấp phải được lót nồi bằng lá chuối xanh cho thơm, nồi hấp là nồi đất mới có thể giữ nhiệt. Bánh khúc ngon nhất là ăn nóng cùng muối vừng.

Du lịch Việt Nam, nhất định bạn không nên bỏ qua 4 loại bánh này nhé!


Tổng hợp

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Ý nghĩa 5 loại bánh Tết truyền thống của Việt Nam

Vào những ngày Tết Âm lịch, mỗi gia đình lại mua về những loại bánh, trái về trưng. Trong đó, có một số loại bánh Tết truyền thống không chỉ có hương vị thơm ngon, hình thức bắt mắt mà chúng còn ẩn chứa những ý nghĩa đặc biệt. 

Ý nghĩa 5 loại bánh Tết truyền thống của Việt Nam


1. Bánh chưng 


Bánh chưng ngày Tết


Bánh chưng là loại bánh Tết truyền thống không thể thiếu của mỗi gia đình người miền Bắc. Món bánh này được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ. Gây ấn tượng với lớp vỏ màu xanh của lá dong bao bọc bên ngoài. 

Tương truyền, món bánh truyền thống này xuất hiện từ thời vua Hùng. Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho mặt đất. Những sợi dây lạt buộc chặt bên ngoài dùng để xắt bánh còn thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của những thành viên trong gia đình, cũng như sự gắn kết của toàn dân tộc. 

Phần nhân bên trong của bánh chưng cũng mang ý nghĩa sâu xa. Từ nguyên liệu gạo nếp ngon là thức ăn nuôi sống dân tộc ta từ bao đời nay, cũng tượng trưng cho nền nông nghiệp lúa nước truyền thống của Việt Nam. Cho đến lá dong xanh bọc ngoài phần nhân trong ruột bánh, tượng trưng cho ơn sinh thành, bao bọc của cha mẹ. 

2. Bánh tét 


Bánh tét ngày Tết


Bánh tét là món bánh Tết của người miền Nam, cũng tương tự như bánh chưng của người miền Bắc. Người miền Nam gói bánh tét hình trụ dài, có phần nhân dàn đều bên trong. Không chỉ có hương vị thơm ngon, mà bánh tét còn mang ý nghĩa lịch sử. Tượng trưng cho hình ảnh người mẹ bao bọc lấy các con. 

Sự hiện diện của bánh tét vào dịp lễ quan trọng của dân tộc này, cũng là lời nhắc nhở công ơn sinh thành của cha mẹ ngày đầu năm. Có như thế, mỗi người con dân Việt Nam mới luôn biết hiếu thảo, nhớ đến công ơn cha mẹ. 


3. Bánh khảo 


Bánh khảo ngày Tết


Đây là thứ bánh truyền thống không thể thiếu được trong những ngày Tết Nguyên đán đối với người Tày. Làm bánh khảo cũng mất khá nhiều thời gian vì quy trình dài gồm: rang gạo, xay bột, hạ thổ, giã đường, làm nhân, vò bột, vào khuôn... 

Nguyên liệu làm nên món bánh này có sự kết hợp của bột gạo nếp – tượng trưng cho đất mẹ, mùi thơm lừng từ vừng mang ý nghĩa hòa hợp, đoàn kết và vị ngọt của đường phên, rượu trắng thơm nồng tình yêu thương... 

4. Bánh phu thê 


Bánh phu thê ngày Tết


Bánh phu thê (hay còn được gọi là bánh xu xê/su sê), đặc sản của Bắc Ninh không chỉ góp mặt trong các dịp cưới hỏi mà luôn hiện diện trong các dịp lễ, Tết quan trọng. Bánh phu thê truyền thống được gói bằng hai thứ lá, bên trong là lớp lá dong hoặc lá chuối, bên ngoài là lớp lá dừa. Loại gạo để làm bánh phu thê phải là loại gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon. 

Bánh phu thê mang ý nghĩa tượng trưng cho lòng thuỷ chung son sắt của các cặp vợ chồng. Phần bột mỏng ôm trọn nhân đậu xanh bên trong, thể hiện sự ôm ấp, chở che ấm áp của tình nghĩa phu thê. Không những vậy, bánh phu thê còn bao hàm trong nó triết lí ngũ hành một cách tinh tế, thể hiện qua 5 màu của bánh: màu trắng của bột lọc và cơm dừa, màu vàng của dành dành dùng làm màu cho vỏ bánh và nhân đỗ xanh, màu đen của hạt vừng, màu xanh của lá và màu đỏ của lạt buộc. Đó là sự hòa hợp của con người với trời đất, là sự hòa hợp giữa người với người và giữa vợ với chồng. 

5. Bánh cộ 


Bánh cộ ngày Tết


Bánh cộ, hay còn được gọi là bánh in, là một trong những món bánh đặc sản xứ Huế. Không khí Tết cổ truyền tại Huế luôn mang đập nét ẩm thực. Và chính sự hiện diện của bánh cộ nhiều màu sắc là dấu hiệu nhận biết đầu tiên. Bánh cộ được làm từ bột năng, bột nếp, đậu xanh, đường, các nguyên liệu khác. Sau đó được ép, đúc thành khuôn, mặt đáy của bánh có khắc các hình chữ Thọ, Phúc, Lộc và gói trong giấy ngũ sắc. 

Đây là loại bánh để dùng trong ngày Tết, phục vụ việc thờ cúng và đãi khách. Vào thời xa xưa, chiếc bánh có in hình chữ "THỌ" mang ý nghĩa chúc vua trường thọ. Và dần dần cho đến ngày nay bánh cộ đã trở thành đặc sản không thể thiếu của Huế mỗi dịp đầu năm.

Nguồn: Tổng hợp.