Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2019

Lý giải bí ẩn 4 địa danh mang tên gọi kỳ lạ của Việt Nam

Không chỉ thu hút mọi người với vẻ đẹp của mình, những địa danh sau còn khiến nhiều người ấn tượng bởi tên gọi độc nhất vô nhị. Hãy cùng lý giải bí mật ẩn đằng sau của 4 địa danh có tên gọi kỳ lạ ở Việt Nam dưới đây nhé. 

Lý giải bí ẩn 4 địa danh mang tên gọi kỳ lạ của Việt Nam

Hang Múa, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình 


Hang Múa, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

Nổi lên như là một trong những địa điểm “hot” nhất miền Bắc trong năm qua, “đệ nhất sống ảo” ở Ninh Bình khiến nhiều người tò mò về cái tên khá kỳ lạ. Nhiều người không biết Hang Múa có tên gọi bắt nguồn từ đâu, tại sao lại có cái tên kỳ lạ đến vậy. 

Theo truyền thuyết, vào thời vua Trần về Hoa Lư lập am Thái Vy thường xuyên đến đây xem các điệu múa, hát của cung tần mỹ nữ nên dân trong vùng gọi địa danh này là Hang Múa. Ngày nay, Hang Múa còn được gọi với cái tên Vạn lý Trường Thành phiên bản Việt, đây cũng chính là địa danh trên cao duy nhất của Ninh Bình. Chỉ với gần 500 bậc thang, bạn sẽ ngắm toàn cảnh Tam Cốc mùa lúa đẹp nhất trong năm. 

Đảo Hải Tặc, huyện Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang 


Đảo Hải Tặc, huyện Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang

Đảo Hải Tặc thuộc xã Tiền Hải, huyện Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang là một quần đảo gồm 16 hòn đảo mà lớn nhất là đảo Hòn Tre (Hòn Đốc) cách đảo Phú Quốc khoảng 40km. Quần đảo này được biết đến vào khoảng cuối thế kỷ 17, từng là căn cứ của hải tặc “Cánh Buồm Đen” khét tiếng với nhiều câu chuyện kỳ bí có liên quan đến nạn cướp biển. 

Có lẽ vì như vậy mà người dân đặt tên là đảo Hải Tặc cho tới ngày nay. Muốn đến quần đảo Hải Tặc, bạn có thể đi tàu cao tốc. Trên biển, bạn có thể bắt gặp những bè nuôi cá mú, cá bóp của ngư dân vùng biển này. 

Hòn Rái, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang 


Hòn Rái, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang

Một trong những hòn đảo có cái tên kỳ lạ chính là Hòn Rái. Hòn đảo này còn được gọi là Hòn Sơn thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Hòn Rái nằm ở giữa đảo Nam Du và đảo Hòn Tre, hòn đảo này được xem là một trong những hòn đảo hoang sơ và quyến rũ bậc nhất Việt Nam. 

Theo truyền thuyết, đảo có tên Hòn Rái bởi trước kia trên đảo có nhiều cây dầu rái, loại cây có nhựa để quết lên vỏ thuyền. Có nguồn khác lại cho rằng, sở dĩ đảo mang tên như vậy vì trước kia có nhiều rái cá sinh sống. 

Đồi Thông Hai Mộ, Đà Lạt 


Đồi Thông Hai Mộ, Đà Lạt

Một trong những cái tên địa danh kỳ lạ nhất Đà Lạt chính là Đồi Thông Hai Mộ - một địa danh gắn liền với một câu chuyện buồn nổi tiếng. Đây là một khu đồi thông thoai thoải với một ngôi mộ đôi nằm ở dưới chân đồi. Ngôi mộ này gắn liền với câu chuyện tình éo le cách đây gần 60 năm giữa chàng trai tên Vũ Minh Tâm và cô gái tên Lê Thị Thảo. 

Cả hai có mối tình sâu nặng, chung thủy nhưng không thể đến với nhau. Họ đã chọn cái chết để được bên nhau mãi mãi. Ngôi mộ của họ được xây dựng ngay dưới chân đồi thông. Cũng từ đó, hồ Sương Mai bên đồi thông được đổi tên thành hồ Than Thở và ngọn đồi được mang cái tên Đồi Thông Hai Mộ như nhắc nhở về chuyện tình đau buồn, ám ảnh của đôi trai gái bạc mệnh. 
Nguồn: Tổng hợp.

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

Những món nước chấm phổ biến của người Việt

Chẳng nói đâu xa, đến cả món nước mắm "quốc hồn quốc tuý" cũng phải được biến tấu sao cho phù hợp với từng món ăn. Chỉ từ một "gốc" nước mắm, người ta cũng biến hoá ra biết bao nhiêu loại nước chấm hương vị đa dạng thế này đây.

Chẳng nói đâu xa, đến cả món nước mắm "quốc hồn quốc tuý" cũng phải được biến tấu sao cho phù hợp với từng món ăn. Chỉ từ một "gốc" nước mắm, người ta cũng biến hoá ra biết bao nhiêu loại nước chấm hương vị đa dạng thế này đây.


Nói không ngoa, các loại nước chấm có khi là nguyên tố làm nên độ ngon của rất nhiều món ăn Việt. Có những món phụ thuộc hoàn toàn vào nước chấm cũng không phải chuyện lạ. Trong nhiều trường hợp, nước chấm đóng vai trò kết nối các thành phần trong món lại với nhau, tạo nên một hương vị đồng nhất. Nếu nước chấm không ngon, các hương vị sẽ trở nên rời rạc, "không liên quan" nhau. Vậy nên có thể thấy người Việt Nam rất chú trọng các loại nước chấm, nghiên cứu từng loại nước chấm riêng cho món ăn chứ không có "bạ đâu chấm đấy".

Nước mắm chua ngọt Nam Bộ

Đây có lẽ là món nước chấm làm từ nước mắm "đa năng" nhất, có thể dùng cho nhiều loại món ăn nhất của người Nam Bộ. Nước mắm chua ngọt được biến tấu bằng chanh, đường, tỏi băm và ớt băm. Tuỳ vào khẩu vị và nhu cầu mà người miền Nam sẽ điều chỉnh các loại nguyên liệu để nước chấm thiên về vị chua, vị ngọt hay vị mặn. Đây là loại nước chấm "làm dâu trăm họ" cho các món như các món gỏi miền Nam, các món thịt luộc cuốn bánh tráng, bún xào, bún thịt nướng hoặc đôi khi là mâm cơm thường ngày.

Đây có lẽ là món nước chấm làm từ nước mắm "đa năng" nhất, có thể dùng cho nhiều loại món ăn nhất của người Nam Bộ. Nước mắm chua ngọt được biến tấu bằng chanh, đường, tỏi băm và ớt băm. Tuỳ vào khẩu vị và nhu cầu mà người miền Nam sẽ điều chỉnh các loại nguyên liệu để nước chấm thiên về vị chua, vị ngọt hay vị mặn. Đây là loại nước chấm "làm dâu trăm họ" cho các món như các món gỏi miền Nam, các món thịt luộc cuốn bánh tráng, bún xào, bún thịt nướng hoặc đôi khi là mâm cơm thường ngày.

Nước mắm gừng


Từ lâu, gừng được dùng làm nguyên liệu để khử mùi các loại hải sản, cũng chính vì thế mà nước mắm gừng được tạo ra để ăn cùng các món hải sản, các món ốc hoặc những món có mùi tanh như thịt vịt, thịt dê, cừu... Nước mắm gừng có vị mặn ngọt và cay cay của gừng, được làm từ nước mắm, giấm và ít đường. Có người thích nhạt một chút sẽ pha loãng với nước, ai thích ăn đậm đà một chút thì có thể đun cho sánh lại (do có đường). Một chén mắm gừng tiêu chuẩn phải có màu cam nhạt đẹp mắt, có vị mặn ngọt, cay nhẹ mà không bị đắng.
Từ lâu, gừng được dùng làm nguyên liệu để khử mùi các loại hải sản, cũng chính vì thế mà nước mắm gừng được tạo ra để ăn cùng các món hải sản, các món ốc hoặc những món có mùi tanh như thịt vịt, thịt dê, cừu... Nước mắm gừng có vị mặn ngọt và cay cay của gừng, được làm từ nước mắm, giấm và ít đường. Có người thích nhạt một chút sẽ pha loãng với nước, ai thích ăn đậm đà một chút thì có thể đun cho sánh lại (do có đường). Một chén mắm gừng tiêu chuẩn phải có màu cam nhạt đẹp mắt, có vị mặn ngọt, cay nhẹ mà không bị đắng.

Nước mắm me

Là một loại sốt chấm vị chua đặc trưng của người miền Nam, được dùng cho các món cá nướng, dùng để rang me, các món trái cây... Mắm me có hai nguyên liệu chính là nước mắm và me, kết hợp với ít đường, dầu ăn, tỏi bằm và một số gia vị khác. Nước mắm me có đặc trưng là có nguyên hạt me bên trong, phần nước sền sệt như sốt, được làm từ me vàng, có vị chua ngọt cay cay đặc trưng.

Là một loại sốt chấm vị chua đặc trưng của người miền Nam, được dùng cho các món cá nướng, dùng để rang me, các món trái cây... Mắm me có hai nguyên liệu chính là nước mắm và me, kết hợp với ít đường, dầu ăn, tỏi bằm và một số gia vị khác. Nước mắm me có đặc trưng là có nguyên hạt me bên trong, phần nước sền sệt như sốt, được làm từ me vàng, có vị chua ngọt cay cay đặc trưng.

Nước mắm kẹo

"Kẹo" ở đây là ý chỉ độ sánh, độ đặc, mà theo phương ngữ miền Nam là "kẹo", chứ không phải nước mắm ngọt quá hay làm từ kẹo đâu. Loại nước mắm này đặc biệt được dùng cho cơm tắm, đôi khi là các loại chả giò chiên. Nước mắm kẹo có điểm đặc biệt là thường được nấu cùng nước dừa nên có vị thanh ngọt tự nhiên, còn đường cát thì góp phần giúp sánh lại khi đun lên. Thoạt nhìn, trông nước mắm kẹo không khác chi nước mắm chua ngọt bình thường, tuy nhiên khi múc lên bạn sẽ thấy nước có độ sánh hơn nhiều.

"Kẹo" ở đây là ý chỉ độ sánh, độ đặc, mà theo phương ngữ miền Nam là "kẹo", chứ không phải nước mắm ngọt quá hay làm từ kẹo đâu. Loại nước mắm này đặc biệt được dùng cho cơm tắm, đôi khi là các loại chả giò chiên. 

Nước mắm kẹo có điểm đặc biệt là thường được nấu cùng nước dừa nên có vị thanh ngọt tự nhiên, còn đường cát thì góp phần giúp sánh lại khi đun lên. Thoạt nhìn, trông nước mắm kẹo không khác chi nước mắm chua ngọt bình thường, tuy nhiên khi múc lên bạn sẽ thấy nước có độ sánh hơn nhiều.

Nước mắm Huế

Ở Huế có một loại nước mắm chuyên dùng cho các loại bánh Huế như bánh bèo, bánh nậm, bánh khoái... Loại nước chấm khi ăn các món này trông bề ngoài như nước mắm bình thường, nhưng lại có cách làm công phu. Nước mắm Huế khá nhạt, bở vì nước mắm trong này gần như chỉ là thành phần phụ, thành phần chính là nước luộc tôm cơ. Nước mắm huế có vị ngọt béo là nhờ nước luộc tôm. Người ta đem tôm lên luộc, sau đó lọc lại bằng rây, rồi pha nước này với nước mắm và một số loại gia vị khác.

Ở Huế có một loại nước mắm chuyên dùng cho các loại bánh Huế như bánh bèo, bánh nậm, bánh khoái... Loại nước chấm khi ăn các món này trông bề ngoài như nước mắm bình thường, nhưng lại có cách làm công phu. 

Nước mắm Huế khá nhạt, bở vì nước mắm trong này gần như chỉ là thành phần phụ, thành phần chính là nước luộc tôm cơ. Nước mắm huế có vị ngọt béo là nhờ nước luộc tôm. Người ta đem tôm lên luộc, sau đó lọc lại bằng rây, rồi pha nước này với nước mắm và một số loại gia vị khác.

Nước chấm bún chả

Một loại nước chấm được làm từ nước mắm phổ biến khác chính là nước chấm bún chả. Nước chấm ăn kèm với bún chả có vị đậm đà dịu nhẹ khó có thể thấy ở bất kì đâu. Cũng có vị chua ngọt, nhưng vị chua của nước chấm bún chả lấy từ giấm, đôi khi là quả quất nên có mùi rất thơm. Ngoài ra, một điểm đặc biệt của nước chấm bún chả ấy là có đu đủ và cà rốt ngâm, có công dụng giải ngấy hiệu quả nếu lỡ ăn quá nhiều thịt.

Một loại nước chấm được làm từ nước mắm phổ biến khác chính là nước chấm bún chả. Nước chấm ăn kèm với bún chả có vị đậm đà dịu nhẹ khó có thể thấy ở bất kì đâu. Cũng có vị chua ngọt, nhưng vị chua của nước chấm bún chả lấy từ giấm, đôi khi là quả quất nên có mùi rất thơm. Ngoài ra, một điểm đặc biệt của nước chấm bún chả ấy là có đu đủ và cà rốt ngâm, có công dụng giải ngấy hiệu quả nếu lỡ ăn quá nhiều thịt.


Nguồn Internet

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2019

Những hang động ảo diệu nhất thế giới

Tạo hóa đã ban tặng cho loài người muôn vàn cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, trong đó thật là thiếu sót khi bỏ qua những kỳ quan giữa lòng đất, nơi đây mang nét đẹp lãng mạn và độc đáo gây sửng sốt cho bấn cứ ai dù mới nghe qua hay đến lần đầu. Cùng với hang Sơn Đoòng (Việt Nam) còn có những “kiệt tác” thiên nhiên khác đến từ Mexico, Hoa Kỳ, Nga… lọt vào danh sách này.

Những hang động ảo diệu nhất thế giới

Hang Sơn Đoòng - Việt Nam 


Hang Sơn Đoòng - Việt Nam

Thật đáng tự hào khi đứng đầu danh sách chính là hang Sơn Đoòng của Việt Nam. Hang Sơn Đoòng là một phần của hệ thống ngầm với hơn 150 động khác ở biên giới Việt - Lào và thuộc quẩn thể vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng mà đã được công nhận di sản thiên nhiên thế giới. 

Năm 1991 một người dân bản địa tên Hồ Khanh đã vô tình khám phá cấu trúc hang độc đáo này và chính anh cũng là người dẫn đường cho đoàn thám hiểm của Hoàng gia Anh lần đầu tiên đến hang vào năm 2009. 

Hang chứa đựng vô số các kỷ lục thế giới: rộng hơn 200m và độ sâu chưa thể xác định được, vòm hang cao hơn 200m, đặc biệt trong hang còn là khu trưng bày bộ sưu tập “ngọc trai” hàng vạn năm tuổi… 

Hang động Pha lê (Cavescrystal) – Mexico 


Hang động Pha lê (Cavescrystal) – Mexico

Đây là một trong những hang động kỳ lạ nhất thế giới, nằm ở mỏ Naica gần vùng Chihuahua. Đi sâu vào hang động thì trước mắt các bạn là một bức tranh nghệ thuật khổng lồ giữa lòng đất với vô số tầng, lớp tinh thể pha lê tinh khiết được hình thành từ những cột CaSO4. 

Hang động nằm độ sâu 300m và nhiệt độ trong hang động luôn ở mức trên 50 độ C, độ ẩm cao từ 90 đến 100% và kỳ lạ là theo các nhà phân tích thì có đến 200 triệu loài virus trong một giọt nước ở hang động này. Chính những điều này đã khiến cho công việc chinh phục và tham quan hang động trở nên cực kỳ khó khăn. 

Động băng tuyết – Nga 


Động băng tuyết – Nga

Tại bán đảo Kamchatka Peninsula, miền Đông nước Nga xa xôi có một hang động kỳ lạ nằm dưới lớp tuyết dày. Hang động được bao quanh bởi ngọn núi lửa dang hoạt động Mutnovsky, có lẽ đây chính là nguyên nhân hình thành nét độc đáo của hang động. Hang động này giống như một đường hào dài được hình thành do luồng nước nóng chảy bên dưới những cánh đồng tuyết quanh những sườn núi. 


Hẻm núi Antelope Canyon ở Arizona – Mỹ 


Hẻm núi Antelope Canyon ở Arizona – Mỹ

Đây được đánh giá là một hang động đáng đến nhất nước Mỹ, nằm tại hẻm núi Antelope Canyon ở Arizona. Nhờ những tác động của hoạt động tự nhiên như gió và lũ quét trong suốt cả ngàn năm đã hình thành nên địa hình đặc biệt của hang động. Khi đặt chân đến đây du khác sẽ rất ngạc nhiên về hình dáng uốn lượn mềm mại và màu sắc biến đổi tùy theo ánh sáng chiếu qua các khe hẹp. Khi sa mạc vào mùa mưa, lũ quét nguy hiểm có thể xảy ra mà không có dấu hiệu báo trước và có thể đe doạ tính mạng của khách du lịch. Nên các bạn khi đặt chân đến nơi đây cần đặc biệt chú ý không tự ý đi một mình. 

Hang động đom đóm Waitomo Glow Worm - New Zealand 


Hang động đom đóm Waitomo Glow Worm - New Zealand

Nằm sâu hơn 40m dưới lòng đất vùng đảo Bắc New Zealand từ rất lâu đã tồn tại một hang động với sức thu hút lạ kỳ đến du khách, khi bước chân vào trong hang du khách sẽ bị choáng ngợp bởi những ánh sáng và màu sắc lung linh ngỡ như đang bay giữa dải ngân hà. Những ánh sáng đó chính là ánh sáng của muôn vàn chú đom đóm phát ra và nơi đây chính là nơi trú ngụ của chúng. Dù bất kể thời gian nào ngày hay đêm Waitomo Glow Worm luôn được thắp sáng. 

Động đá cẩm thạch, Patagonia - Miền Nam Chile 


Động đá cẩm thạch, Patagonia - Miền Nam Chile

Sự chạm khắc bởi những đợt sóng vỗ từ hàng ngàn năm đã hình thành hang động có một không hai này. Nơi đây còn được gọi là Thánh Đường xanh, bởi đường cong tự nhiên của đá cẩm thạch như kiến trúc mái vòm của những nhà thờ châu Âu và nhờ sự phản chiếu ánh sáng từ dòng nước ngọc lam ánh lên trần hang tạo nên hình màu sắc đặc biệt. Không gian thoáng đãng, mặt nước trong xanh và những vân đá lạ mắt như những ký hiệu trừu tượng đã khiến hang cẩm thạch là nơi đến lý tưởng và lãng mạn nhất cho những đôi yêu nhau hoặc những cặp vợ chồng mới cưới.


Theo Báo Du lịch.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

Tìm hiểu về trang phục truyền thống của các nước khu vực Đông Nam Á

Trang phục truyền thống không chỉ là nét đẹp văn hóa của từng quốc gia, mà còn tôn lên vẻ đẹp của người dân từng nước. Mặc dù các trang phục phương Tây tiện dụng tràn ngập và được sử dụng nhiều, trang phục truyền thống vẫn được yêu thích trong những dịp lễ tết tại các nước Đông Nam Á.

Trang phục truyền thống không chỉ là nét đẹp văn hóa của từng quốc gia, mà còn tôn lên vẻ đẹp của người dân từng nước. Mặc dù các trang phục phương Tây tiện dụng tràn ngập và được sử dụng nhiều, trang phục truyền thống vẫn được yêu thích trong những dịp lễ tết tại các nước Đông Nam Á

Áo dài - Việt Nam



Từ thế kỷ 16, áo dài đã có cuộc hành trình riêng bên cạnh đời sống văn hóa biến thiên của người Việt. Áo dài đi vào thơ ca, nhạc họa, đời sống với vẻ đẹp riêng. Áo dài cũng đi vào những câu chuyện thời trang của từng thời đại. Người con gái Việt Nam luôn chọn chiếc áo dài trong dịp lễ tết trọng đại, đặc biệt là tết cổ truyền.

Sinh - Lào


 Trang phục truyền thống của Lào rất đặc biệt, phản ánh phong tục của người Lào, có tên gọi là Sinh (dành cho nữ giới) và Salong (dành cho nam giới).

Trang phục truyền thống của Lào rất đặc biệt, phản ánh phong tục của người Lào, có tên gọi là Sinh (dành cho nữ giới) và Salong (dành cho nam giới).

Sinh là một chiếc váy ống được làm bằng lụa, bông dệt họa tiết tinh tế và thêu ren tinh xảo. Một chiếc váy Sinh thường được dệt công phu ở chân. Sinh gồm ba phần chính là Hua sinh - phần thắt lưng thường che kín khi mặc, Phuen sinh-phần chính chiếc váy thường có một hoặc hai màu, và Thiếc sinh-đường viền dưới chân được dệt công phu có khi được trang trí bằng vàng.

Sinh là một chiếc váy ống được làm bằng lụa, bông dệt họa tiết tinh tế và thêu ren tinh xảo. Một chiếc váy Sinh thường được dệt công phu ở chân. Sinh gồm ba phần chính là Hua sinh - phần thắt lưng thường che kín khi mặc, Phuen sinh-phần chính chiếc váy thường có một hoặc hai màu, và Thiếc sinh-đường viền dưới chân được dệt công phu có khi được trang trí bằng vàng.

Trang phục truyền thống của Lào thường mặc trong dịp lễ quan trọng như tết, đám cưới, lễ hội. Sinh và Salong sẽ có nhiều màu khác nhau phụ thuộc vào dịp họ mặc trang phục.

Trang phục truyền thống của Lào thường mặc trong dịp lễ quan trọng như tết, đám cưới, lễ hội. Sinh và Salong sẽ có nhiều màu khác nhau phụ thuộc vào dịp họ mặc trang phục.

Sampot - Campuchia


Trang phục truyền thống của đất nước Campuchia tương tự như trang phục truyền thống của Lào và Thái Lan. Sampot thường là một miếng vải dài khoảng 3 mét, rộng một mét, được quấn xung quanh thắt lưng, kéo dài ra và kết lại bằng một nút thắt, sau đó được kéo lên giữa hai chân rồi cố định bởi một thắt lưng bằng kim loại. Sampot gần giống với một chiếc quần hơn là váy.

Trang phục truyền thống của đất nước Campuchia tương tự như trang phục truyền thống của Lào và Thái Lan. Sampot thường là một miếng vải dài khoảng 3 mét, rộng một mét, được quấn xung quanh thắt lưng, kéo dài ra và kết lại bằng một nút thắt, sau đó được kéo lên giữa hai chân rồi cố định bởi một thắt lưng bằng kim loại. Sampot gần giống với một chiếc quần hơn là váy.

 Phasin - Thái Lan


Trang phục truyền thống Thái Lan chia làm 2 dạng: trang phục cung đình và trang phục bình dân. Đặc điểm cơ bản của trang phục truyền thống của người Thái là không may vừa sát người. Bộ trang phục căn bản là một cái váy gồm hai hay ba mảnh vải, may thành hình ống được quấn quanh lưng và gấp mép ở rốn.

Trang phục truyền thống Thái Lan chia làm 2 dạng: trang phục cung đình và trang phục bình dân. Đặc điểm cơ bản của trang phục truyền thống của người Thái là không may vừa sát người. Bộ trang phục căn bản là một cái váy gồm hai hay ba mảnh vải, may thành hình ống được quấn quanh lưng và gấp mép ở rốn. 

Cả đàn ông và phụ nữ đều mang cái túi bằng vải trên vai để đựng đồ dùng cá nhân. Phasin có thể để trơn, không thêu thùa gì, nhưng thường thì chúng có họa tiết và màu sắc theo những kiểu cách phân biệt theo vùng hay nhóm sắc tộc.

Cả đàn ông và phụ nữ đều mang cái túi bằng vải trên vai để đựng đồ dùng cá nhân. Phasin có thể để trơn, không thêu thùa gì, nhưng thường thì chúng có họa tiết và màu sắc theo những kiểu cách phân biệt theo vùng hay nhóm sắc tộc.


Baju Kurung - Malaysia


Baju Kurung bao gồm một chiếc váy hoặc một chiếc xà rông kéo dài từ hông đến gót chân và một chiếc áo tay dài có độ dài đến hông hoặc đầu gối. Thường một bộ Baju Kurung hoàn chỉnh đi kèm với một khăn trùm đầu hoặc khăn dài được vắt qua vai, có khi trùm lên đầu. Phư nữ gốc Ấn thường mặc sari mỏng, còn những phụ nữ người Sikh thì mặc một cái áo lụa dài quá gối trùm ra ngoài quần lụa.

Baju Kurung bao gồm một chiếc váy hoặc một chiếc xà rông kéo dài từ hông đến gót chân và một chiếc áo tay dài có độ dài đến hông hoặc đầu gối. Thường một bộ Baju Kurung hoàn chỉnh đi kèm với một khăn trùm đầu hoặc khăn dài được vắt qua vai, có khi trùm lên đầu. 

Phư nữ gốc Ấn thường mặc sari mỏng, còn những phụ nữ người Sikh thì mặc một cái áo lụa dài quá gối trùm ra ngoài quần lụa.

Longyi & Thummy - Myanmar


Trang phục cho nam giới ở Myanmar là Longyi, còn cho nữ có tên gọi Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.

Trang phục cho nam giới ở Myanmar là Longyi, còn cho nữ có tên gọi Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.

Trang phục cho nam giới ở Myanmar là Longyi, còn cho nữ có tên gọi Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.

Nyonya kebaya - Singapore


Người Peranakans ngày nay là người Hoa lai Mã, hay còn gọi là người Baba-Nyonya, là con cháu của những người Hoa nhập cư đến Singapore trong thế kỷ trước. Điểm nổi bật mà người Peranakans còn lưu giữ của tổ tiên đó là y phục Nyonya Kebaya.     Thông thường, bộ y phục Nyonya Kebaya thường được may thủ công bằng tay với đường kim mũi chỉ hết sức tinh tế và tỉ mỉ bởi đó là trang phục truyền thống của những người phụ nữ quý tộc.

Người Peranakans ngày nay là người Hoa lai Mã, hay còn gọi là người Baba-Nyonya, là con cháu của những người Hoa nhập cư đến Singapore trong thế kỷ trước. Điểm nổi bật mà người Peranakans còn lưu giữ của tổ tiên đó là y phục Nyonya Kebaya. 

Thông thường, bộ y phục Nyonya Kebaya thường được may thủ công bằng tay với đường kim mũi chỉ hết sức tinh tế và tỉ mỉ bởi đó là trang phục truyền thống của những người phụ nữ quý tộc.

Kebaya - Indonesia


Ngày nay, các nhà thiết kế Kebaya đã kết hợp loại trang phục này với một số thiết kế trang phục của nước ngoài tạo thành Kebaya hiện đại. Kebaya hiện đại có kiểu dáng, chất liệu và màu sắc đa dạng hơn, Kebaya có thể được mặc tại các đám cưới hay các sự kiện quan trọng khác.

Ngày nay, các nhà thiết kế Kebaya đã kết hợp loại trang phục này với một số thiết kế trang phục của nước ngoài tạo thành Kebaya hiện đại. Kebaya hiện đại có kiểu dáng, chất liệu và màu sắc đa dạng hơn, Kebaya có thể được mặc tại các đám cưới hay các sự kiện quan trọng khác. 

Baro't Saya - Philippines


Saya baro't là một chiếc áo choàng truyền thống với quần váy. Nó có nguồn gốc từ thời kỳ Tây Ban Nha chiếm đóng đất nước này, là trang phục hàng ngày của hầu hết phụ nữ Philippines một thời gian dài.

Saya baro't là một chiếc áo choàng truyền thống với quần váy. Nó có nguồn gốc từ thời kỳ Tây Ban Nha chiếm đóng đất nước này, là trang phục hàng ngày của hầu hết phụ nữ Philippines một thời gian dài.

Baju Kurung - Brunei


Giống với trang phục của người phụ nữ Malaysia, những người Brunei mặc các trang phục đạo Hồi với khăn chùm đầu giấu tóc và trang phục dài che thân.

Giống với trang phục của người phụ nữ Malaysia, những người Brunei mặc các trang phục đạo Hồi với khăn chùm đầu giấu tóc và trang phục dài che thân.


Nguồn: Internet

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

Những thác nước đẹp nhất Việt Nam

Bản Giốc, Đray Nur, Cam Ly… đều gắn với những truyền thuyết tuyệt đẹp và đã mê hoặc du khách bởi vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ.

Thác Preen


Nằm ngay dưới chân đèo cùng tên thuộc TP Đà Lạt. Có ba cách để bạn cảm nhận dòng thác này là ngắm nhìn từ xa; chui vào lòng thác và đi tuyến cáp treo dọc thác.

Thác Bản Giốc


Cách thị xã Cao Bằng 89 km, nằm ngay trên đường biên giới giữa Việt -Trung. Đây là ngọn thác hùng vĩ nhất Việt Nam.

Thác Tác Tình (Lai Châu)


Có độ cao khoảng 130 m, chân thác rộng chừng 40 m. Hồ nước dưới chân thác rộng chừng 200 m2. Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng bức tranh sơn thủy hữu tình, du khách còn được người dân địa phương kể về mối tình son sắc của đôi trai gái đã tạo nên ngọn thác này.

Thác Yang Bay


Cách TP. Nha Trang khoảng 45 km. Thác tọa lạc giữa một thung lũng và có cao 100 m so với mực nước biển. Đây là điểm du lịch dã ngoại hấp dẫn học sinh, sinh viên địa phương cũng là điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách khi đến thành phố này.

Thác Cam Ly


Nằm trên dòng suối Cẩm Lệ, cách trung tâm TP Đà Lạt 3 km. Hiện nay do không được bảo tồn và khai thác đúng mức, thác Camly đang dần đánh mất vị trí nổi tiếng nhất nhì thành phố hoa.

Thác Pongour hay thác Bảy Tầng


Cách TP Đà Lạt khoảng 50 km. Thác cao 40m, trải dài 7 tầng và rộng gần 100m. Pongour là thác nước duy nhất của Lâm Đồng tổ chức ngày hội hằng năm vào rằm tháng Giêng.

Theo wanderlusttips