Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

Những món ngon nên thử của Phú Quốc

Những món bún hấp dẫn cùng các loại hải sản tươi sống là thứ đặc sản đậm đà hương vị biển ở đảo ngọc Phú Quốc làm say lòng khách du lịch

Những món ngon nên thử của Phú Quốc

Được mệnh danh là đảo ngọc phương Nam, Phú Quốc nổi tiếng với những bãi biển trong xanh, sóng vỗ rì rào và bờ cát trắng trải dài. Đặc biệt, những món ăn ngon của biển cũng sẽ giúp chuyến đi của bạn thêm phần thú vị. 

Bún cá 


Bún cá

Bún cá là đặc sản dân dã có nhiều ở An Giang và Kiên Giang nhưng tại Phú Quốc nó lại mang một hương vị rất riêng. Loại cá được dùng làm nguyên liệu là cá lóc, thịt lành và dễ tiêu. Thịt cá lóc được cắt thành những khoanh trắng nõn - cũng là thành phần chính của tô bún. 

Ngoài ra một bát còn có cả thịt tôm rim, chả lụa ăn kèm với các loại rau thơm. Khi ăn, thịt cá lóc tươi ngon chấm nước mắm Phú Quốc đậm đà mang đến hương vị nồng nàn xứ biển. Giá một tô bún đầy đủ khoảng từ 25.000 đến 35.000 đồng tùy quán. Bún cá là món ăn sáng phổ biến, có thể tìm thấy ở các quán ăn trong chợ Dương Đông. 

Bún kèn 


Bún kèn

Bún kèn là món ăn nên thử khi đến đảo ngọc phương Nam để cảm nhận hết hương vị đặc trưng của biển cả. Để nấu một tô bún kèn đầu bếp phải cầu kỳ từ khâu chọn nguyên liệu, làm nước kèn đến việc nêm gia vị. Cá ngân giã nhuyễn xào với ớt, tỏi, xả, nước kèn được nấu từ hỗn hợp cốt dừa và nước cá luộc nên rất thơm hương. 

Một tô bún kèn có giá chỉ 20.000 đồng. Tô bún bắt mắt về màu sắc và hương vị, ăn kèm với đu đủ thái sợi, dưa leo, giá non, rau thơm và bánh mì tùy khẩu vị. Du khách có thể tìm đến quán Bún kèn Phú Quốc trên đường 30/4 để thưởng thức món đặc sản nức tiếng này. 

Bún quậy 


Bún quậy

Bún quậy được cho là có nguồn gốc từ bún tôm Bình Định, thêm chút biến tấu nên có phần khác biệt từ khâu chế biến đến nguyên liệu. Theo chân người miền Trung vào Phú Quốc, bún quậy đã trở thành một món đặc sản của vùng đảo này. Giá của một tô bún khá rẻ, chỉ từ 15.000 – 30.000 đồng tùy theo yêu cầu. 

Nguyên liệu của món ăn này cực kỳ tươi ngon, bún được quán làm ngay tại chỗ. Chả tôm, chả cá giã nhuyễn và quậy đều với gia vị sẽ được quết lên xung quanh tô. Nước dùng trong, có vị thanh và ngọt của tôm, cá. Đặc biệt, nước chấm ở đây hoàn toàn do khách tự pha chế và “quậy” theo khẩu vị riêng. Có lẽ cũng vì thế mà cái tên “bún quậy” ra đời. 

Hải sản 


Hải sản

Sẽ thật thiếu sót nếu khách du lịch Phú Quốc bỏ qua các món hải sản tươi sống. Giá hải sản ở đây rất rẻ chỉ từ 30.000 đến 120.000 một món tùy loại. Những đặc sản từ biển cả tươi rói luôn hấp dẫn bất cứ thực khách khó tính nào. Hải sản ở chợ đêm Dương Đông gần Dinh Cậu rất đa dạng, được chế biến theo yêu cầu và khẩu vị của du khách. 

Bạn có thể tìm thấy tất cả ở đây, từ cua ghẹ, tôm mực, sò ốc tới tôm hùm, cầu gai, cá trích… Sau khi thỏa thích lựa chọn, các loại này sẽ được chế biến thành món nướng, làm gỏi, ăn sống, chiên giòn hay xào lăn. Một trong những món đặc sản nổi tiếng bạn nên thử là gỏi cá trích và còi biên mai.


Tổng hợp.

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019

Yogyakarta – Vùng đất lạ với nhiều trải nghiệm thú vị ở Indonesia

Yogyakarta là một trong những thành phố cổ xưa nhất của Indonesia, nổi tiếng với việc bảo vệ các phong tục và di sản.

Yogyakarta – Vùng đất lạ với nhiều trải nghiệm thú vị ở Indonesia

Đón bình minh tại đền Borobudur


Đón bình minh tại đền Borobudur

Đây là một kỳ quan Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới, xây dựng vào thế kỷ thứ VIII, tọa lạc cách 42km về phía Bắc thành phố Yogyakarta, trung tâm của đạo Java, quốc gia Indonesia, và đã được UNESCO xếp vào di sản thế giới vào năm 1991. Điểm đặc của ngôi đền được thiết kế nhiều tầng bậc khác nhau, mỗi tầng tháp chứa nhiều hài cốt các vị sư. Xung quanh đền là những ngọn đồi nhấp nhô làm cho khung cảnh càng trở nên ấn tượng, hùng vĩ. Được xây dựng từ thế kỷ 8, triều đại Ceylendra với 3 nền móng tròng tượng trưng cho Kamadathu, Rupadhatu, Arupadathu; ở Borobudur có đến hơn 500 bức tượng Phật.

Đón bình minh tại đền Borobudur

Hãy bắt đầu hành trình khám phá Yogyakarta tại công trình kiến trúc Phật giáo lớn này. Việc tận hưởng bầu không khí vào sáng sớm tại các sườn đồi, chiêm ngưỡng núi lửa Merapi và Merbabu cũng như ngắm nhìn những công trình đồ sộ xung quanh chắc chắn sẽ không làm bạn cảm thấy thất vọng.

Thăm rừng nguyên sinh trong hang Jomblang


Thăm rừng nguyên sinh trong hang Jomblang

Được hình thành cách đây hàng nghìn năm sau một vụ sụp đất lớn, hang Jomblang là một kỳ quan tự nhiên hiếm có của Yogyakarta. Với độ sâu lên đến hơn 60m, thật khó tưởng tượng việc có một quần thể thực vật dưới đáy hang. Những cây đại thụ, nấm và dương xỉ sinh sống tại đây và hầu như không hề bị tác động của con người. Bạn nên đi hết hang này, băng qua một đoạn hầm tối khoảng 250m để đến với hang Grubug. Ánh sáng mặt trời rọi xuống vùng này thông qua miệng hang và chiếu sáng toàn bộ thạch nhũ. Thời điểm lý tưởng để bắt trọn khoảnh khác tuyệt đẹp ấy là từ 10h – 12h trưa.

Chiêm ngưỡng nghệ thuật Batik


Chiêm ngưỡng nghệ thuật Batik

Những cư dân của Yogyakarta nổi tiếng là những người thợ thủ công vô cùng lành nghề, vì thế bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những xưởng chế tác mỹ nghệ. Nghệ thuật Batik vốn được hình thành trong khu vực các quốc gia Đông Nam Á và chú trọng việc sử dụng sáp nến, nhuộm màu và nhiều loại vật liệu vải khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể tự mình vẽ lên vải những họa tiết bằng công cụ gọi là tjanting.


Tổng hợp

Tháp Bà Ponagar - Địa điểm không thể bỏ qua khi đến Nha Trang

Nhắc đến Vương quốc Chăm Pa cổ không thể không nhắc đến tháp Bà Ponagar Nha Trang. Đây là một quần thể kiến trúc đặc biệt, ghi dấu cho thời kỳ Hindu giáo phát triển rực rỡ nơi đây.

Khu di tích Tháp Bà Ponagar, Nha Trang – Khánh Hoà là một trong những quần thể kiến trúc thuộc nền văn hóa Chăm Pa có quy mô vào loại lớn nhất còn lại ở miền Trung nước ra, được xây dựng từ khoảng thế kỉ thứ 8 đến thế kỉ 13, thời kỳ đạo Hinđu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh tại vương quốc Chăm cổ.

Khu di tích Tháp Bà Ponagar, Nha Trang – Khánh Hoà là một trong những quần thể kiến trúc thuộc nền văn hóa Chăm Pa có quy mô vào loại lớn nhất còn lại ở miền Trung nước ra, được xây dựng từ khoảng thế kỉ thứ 8 đến thế kỉ 13, thời kỳ đạo Hinđu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh tại vương quốc Chăm cổ.

Tháp Bà Ponagar là ngôi đền nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 50 mét so với mực nước biển. Ở cửa sông Cái, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2 km về phía bắc.

Cách trung tâm Nha Trang không xa về phía Bắc 2 km, tháp Ponagar xinh đẹp nằm gọn gàng trên một quả đồi nhỏ bên bờ sông Cái hiền hòa. Vị trí ngọn đồi khá thoáng gió với độ cao khiêm tốn chỉ 50 m so với mặt nước biển. Từ xa bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra tháp Ponagar vì hình dáng và kiến trúc rất đặc sắc.

Tháp Bà Ponagar là ngôi đền nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 50 mét so với mực nước biển. Ở cửa sông Cái, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2 km về phía bắc.

Tháp Bà Ponagar là ngôi đền nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 50 mét so với mực nước biển. Ở cửa sông Cái, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2 km về phía bắc.

Tổng thể kiến trúc của Ponagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên. Ở tầng thấp, ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa.

Tổng thể kiến trúc của Ponagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên. Ở tầng thấp, ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa.
  
Ở tầng giữa gọi là Mandapa (tức là nhà khách, nhà tĩnh tâm) dành cho khách hành hương nghỉ ngơi, chuẩn bị lễ vật. Mandapa dài 20m, rộng 15m, gồm 4 hàng cột hình bát giác (bao gồm 10 cột lớn và 12 cột nhỏ). Trên thân các cột lớn có các lỗ mộng, khoét sâu vào thân cột, đối xứng ngang bằng với đỉnh của các cột nhỏ.

Ở tầng giữa gọi là Mandapa (tức là nhà khách, nhà tĩnh tâm) dành cho khách hành hương nghỉ ngơi, chuẩn bị lễ vật. Mandapa dài 20m, rộng 15m, gồm 4 hàng cột hình bát giác (bao gồm 10 cột lớn và 12 cột nhỏ). Trên thân các cột lớn có các lỗ mộng, khoét sâu vào thân cột, đối xứng ngang bằng với đỉnh của các cột nhỏ.

Tầng trên cùng là nơi các ngọn tháp toạ lạc. Những ngôi tháp được xây dựng theo kiểu Chăm, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính. Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là tháp Ponagar.

Tầng trên cùng là nơi các ngọn tháp toạ lạc. Những ngôi tháp được xây dựng theo kiểu Chăm, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính. Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là tháp Ponagar.

Tháp có 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá. Bên trong là tượng nữ thần (cao 2,6 m) tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm hương, và xa hơn nữa là bằng vàng) ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chămpa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi.

Tháp có 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá. Bên trong là tượng nữ thần (cao 2,6 m) tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm hương, và xa hơn nữa là bằng vàng) ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chămpa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi.

Trên đỉnh tháp có tượng thần Shiva cỡi ngưu thần Nandin, và các tượng linh vật như chim thiên nga, dê, voi...

Trên đỉnh tháp có tượng thần Shiva cỡi ngưu thần Nandin, và các tượng linh vật như chim thiên nga, dê, voi...

Từ ngày 21 đến 23.3 âm lịch hàng năm là thời điểm diễn ra lễ hội Tháp Bà với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng nhằm giới thiệu, tôn vinh những nét đẹp của văn hoá Chăm và được xếp hạng là một trong 16 lễ hội quốc gia.

Từ ngày 21 đến 23.3 âm lịch hàng năm là thời điểm diễn ra lễ hội Tháp Bà với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng nhằm giới thiệu, tôn vinh những nét đẹp của văn hoá Chăm và được xếp hạng là một trong 16 lễ hội quốc gia. 


(Tổng hợp)

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

Ngọt ngào món tráng miệng ở nước chủ nhà SEA Games

Philippines sở hữu một nền ẩm thực khá đa dạng và phong phú, với nhiều món ăn vặt vô cùng hấp dẫn và đủ màu sắc. Chỉ nhìn không thôi là khách du lịch cũng đã 'ứa nước miếng' vì thèm thuồng rồi. 

Ngọt ngào món tráng miệng ở nước chủ nhà SEA Games

Halo Halo 


Halo Halo

Nếu dịch theo tiếng Tagalox của người Philippines thì Halo có nghĩa là "trộn". Đúng như tên gọi của nó, Halo Halo là món ăn được trộn lẫn rất nhiều nguyên liệu khác nhau. Món ăn vặt này cực nổi tiếng ở Philippines, không chỉ đối với người bản xứ mà ngay cả các du khách nước ngoài đều muốn thưởng thức một lần. 

Halo Halo được tạo nên từ sự trộn lẫn các nguyên liệu như kem lạnh, thạch dừa, các loại đậu, hạt trân châu, thạch rau câu, chuối, khoai lang, dừa, khoai lang tím, mứt, sữa, flan, các loại trái cây... Đặc biệt vào những ngày trời nắng nóng, nếu được thưởng thức một cốc Halo Halo thì quá tuyệt vời. 

Bánh Puto 


Bánh Puto

Đây là món bánh gạo hấp ngon trứ danh của người Philippines. Bánh Puto được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo, bột nở, nước, đường... Để tăng độ ngon vị hơn cho bánh thì người Philippines còn cho thêm bơ, trứng gà, nước cốt dừa, phô mai... Và ngoài phiên bản truyền thống là màu trắng đục như sữa thì món bánh còn được sáng tạo thêm màu xanh lá dứa hoặc màu tím từ khoai lang tím hay màu vàng nghệ. 

Buko Pandan 


Buko Pandan

Buko Pandan là món ăn vặt phổ biến ở Philippines có độ ngon đáng kinh ngạc. Chỉ với 5 nguyên liệu dễ tìm, người Philippines đã có thể tạo ra món tráng miệng có vị ngon hoàn hảo. Công thức phổ biến nhất của Buko Pandan chính là dừa non, lá dứa, gelatine, kem và sữa đặc. Đây là món tráng miệng ngày hè với vị ngon, ngọt, thanh mát bất ngờ. 

Bánh Kutsinta 


Bánh Kutsinta

Tương tự như bánh Puto, Kutsinta cũng là loại bánh được làm từ bột gạo. Tuy nhiên, thay vì xốp mềm như Puto thì Kutsinta lại có độ dính và dai. Đây là món bánh ở Philippines cũng rất phổ biến trong đời sống thường ngày của người dân bản địa. Khi thưởng thức thì người Philippines sẽ ăn cùng với một ít dừa nạo sợi béo ngậy. 

Bánh Ube Halaya 


Bánh Ube Halaya

Bánh Ube Halaya là trong những món bánh được làm từ khoai lang tím chính, sở hữu một màu đặc trưng tím ngắt rất đẹp mắt. Để làm bánh Ube Halaya thì ngoài nguyên liệu chính là khoai lang tím, người Philippines còn sử dụng thêm kem, sữa đặc, nước cốt dừa, bơ, đường... Đặc biệt, món này thường được phục vụ lạnh nên ăn càng ngon vị hơn.


Tổng hợp.

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

Cua tím, rồng bay và những động vật kỳ lạ ở Philippines

Đất nước nghìn đảo Philippines không chỉ có nền văn hóa truyền thống đầy màu sắc mà còn là môi trường sống của những loài sinh vật độc lạ trên thế giới.

Cua tím

Với lớp vỏ màu tím và càng màu đỏ, loài giáp xác đảo Palawan dễ dàng nổi bật nếu đặt cạnh các con cua khác. 4 loài cua tím mới được phát hiện ở những vùng xa xôi của Palawan năm 2011. Theo nhà khoa học Hendrik Freitag thuộc Bảo tàng Động vật học Senckenberg ở Dresden (Đức), cua có khả năng phân biệt màu sắc là điều tự nhiên. Trong trường hợp cua tím, màu sắc được sử dụng như phương tiện kiểm soát hành vi xã hội và tìm bạn tình.

Với lớp vỏ màu tím và càng màu đỏ, loài giáp xác đảo Palawan dễ dàng nổi bật nếu đặt cạnh các con cua khác. 4 loài cua tím mới được phát hiện ở những vùng xa xôi của Palawan năm 2011. Theo nhà khoa học Hendrik Freitag thuộc Bảo tàng Động vật học Senckenberg ở Dresden (Đức), cua có khả năng phân biệt màu sắc là điều tự nhiên. Trong trường hợp cua tím, màu sắc được sử dụng như phương tiện kiểm soát hành vi xã hội và tìm bạn tình.

Rồng bay

So với quái vật phát lửa trong truyền thuyết, rồng bay hay thằn lằn bay có kích thước nhỏ và ít nguy hiểm hơn. Chúng thường ăn côn trùng và sử dụng xương sườn thon dài để hỗ trợ bay hoặc lượn. Rồng bay sử dụng khả năng điều hướng không khí trong rừng để tìm bạn tình, xác định vị trí con mồi và bảo vệ lãnh thổ. Loài bò sát này phát triển mạnh trong các khu rừng ở Philippines.

So với quái vật phát lửa trong truyền thuyết, rồng bay hay thằn lằn bay có kích thước nhỏ và ít nguy hiểm hơn. Chúng thường ăn côn trùng và sử dụng xương sườn thon dài để hỗ trợ bay hoặc lượn. Rồng bay sử dụng khả năng điều hướng không khí trong rừng để tìm bạn tình, xác định vị trí con mồi và bảo vệ lãnh thổ. Loài bò sát này phát triển mạnh trong các khu rừng ở Philippines.

Cáo bay mặt sọc

Còn được biết đến trong thế giới khoa học là dơi ăn quả mặt sọc Mindoro (Styloctenium mindorensis), sinh vật khác thường này là một trong những khám phá sinh học mới của Philippines. Loài đặc hữu đảo Mindoro được công bố chính thức trên tạp chí Mammalogy số tháng 8/2007. Loài dơi này thường được gọi là cáo bay vì khuôn mặt giống cáo.

Còn được biết đến trong thế giới khoa học là dơi ăn quả mặt sọc Mindoro (Styloctenium mindorensis), sinh vật khác thường này là một trong những khám phá sinh học mới của Philippines. Loài đặc hữu đảo Mindoro được công bố chính thức trên tạp chí Mammalogy số tháng 8/2007. Loài dơi này thường được gọi là cáo bay vì khuôn mặt giống cáo.


Lợn râu Palawan

Những con lợn râu Palawan (Sus ahoenobarbus) không phải là lợn rừng bình thường. Bên cạnh đám lông trắng che gần hết mặt, con lợn này có răng nanh và mõm dài. Là loài đặc hữu hiền lành ở Philippines, lợn râu Palawan tập trung ở các đảo Calamian, Balabac và Palawan. Con đực sống đơn độc, trong khi những con lợn râu cái có xu hướng hợp thành cộng đồng hoặc các nhóm để thực hiện một số nhiệm vụ như bảo vệ lãnh thổ.

Những con lợn râu Palawan (Sus ahoenobarbus) không phải là lợn rừng bình thường. Bên cạnh đám lông trắng che gần hết mặt, con lợn này có răng nanh và mõm dài. Là loài đặc hữu hiền lành ở Philippines, lợn râu Palawan tập trung ở các đảo Calamian, Balabac và Palawan. Con đực sống đơn độc, trong khi những con lợn râu cái có xu hướng hợp thành cộng đồng hoặc các nhóm để thực hiện một số nhiệm vụ như bảo vệ lãnh thổ.

Hải sâm bánh kếp biển (sea pancake)

Thoạt nhìn, sinh vật biển sống ở đáy này có thể khiến ta liên tưởng đến món bánh xèo với pho mát, syrup và chocolate. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài vô hại, loài sên biển có tên khoa học Nudibranch ẩn giấu sự hung tợn. Những con hải sâm này có màu sắc quyến rũ từ những sinh vật mà chúng ăn. Thức ăn gồm nhiều loại động vật khác nhau hải quỳ, bọt biển, thủy tức và cả các loài hải sâm khác. Được tìm thấy ở đảo Verde, hải sâm có hình bánh kếp chỉ là một trong số 800 loài sống ở Philippines.

Thoạt nhìn, sinh vật biển sống ở đáy này có thể khiến ta liên tưởng đến món bánh xèo với pho mát, syrup và chocolate. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài vô hại, loài sên biển có tên khoa học Nudibranch ẩn giấu sự hung tợn. Những con hải sâm này có màu sắc quyến rũ từ những sinh vật mà chúng ăn. Thức ăn gồm nhiều loại động vật khác nhau hải quỳ, bọt biển, thủy tức và cả các loài hải sâm khác. Được tìm thấy ở đảo Verde, hải sâm có hình bánh kếp chỉ là một trong số 800 loài sống ở Philippines.

Tôm hùm biển Terrible Claw Lobster

Loài sinh vật biển này có kích thước chỉ 10 cm, tên khoa học là Dinochelus ausubeli, được phát hiện lần đầu tiên ở ngoài khơi đảo Luzon năm 2007. Terrible Claw Lobster nhỏ hơn so với các loài tôm hùm khác và có một càng dài gần bằng kích thước cơ thể. Cả 2 càng đều có gai nhọn được sử dụng để bắt mồi.

Loài sinh vật biển này có kích thước chỉ 10 cm, tên khoa học là Dinochelus ausubeli, được phát hiện lần đầu tiên ở ngoài khơi đảo Luzon năm 2007. Terrible Claw Lobster nhỏ hơn so với các loài tôm hùm khác và có một càng dài gần bằng kích thước cơ thể. Cả 2 càng đều có gai nhọn được sử dụng để bắt mồi.

Rùa mai mềm khổng lồ Cantor

Với lớp vỏ khác biệt và hành vi kỳ quặc, rùa mai mềm khổng lồ Cantor (Pelochelys cantorii) thường dành phần lớn cuộc đời ẩn trong lớp cát ở Philippines và các nước châu Á khác. Được đặt theo tên nhà động vật học người Đan Mạch, Theodore Edward Cantor, loài rùa nước ngọt này có thể cao tới 2 m, chủ yếu ăn thịt các động vật thân mềm, cá và động vật giáp xác.

Với lớp vỏ khác biệt và hành vi kỳ quặc, rùa mai mềm khổng lồ Cantor (Pelochelys cantorii) thường dành phần lớn cuộc đời ẩn trong lớp cát ở Philippines và các nước châu Á khác. Được đặt theo tên nhà động vật học người Đan Mạch, Theodore Edward Cantor, loài rùa nước ngọt này có thể cao tới 2 m, chủ yếu ăn thịt các động vật thân mềm, cá và động vật giáp xác.

Cá mập "bơm hơi"

Cá mập "bơm hơi" (tên địa phương là cá mập bong bóng) có những đốm sáng hoặc hoa văn màu ngụy trang và khả năng phồng lên bằng cách bơm nước vào bụng. Do đó, những con cá mập này có thể ngay lập tức tăng kích thước và khiến những kẻ săn mồi sợ hãi. Cá mập bơm hơi là một trong những loài sinh vật biển mới được phát hiện ở eo biển đảo Passage của Philippines.

Cá mập "bơm hơi" (tên địa phương là cá mập bong bóng) có những đốm sáng hoặc hoa văn màu ngụy trang và khả năng phồng lên bằng cách bơm nước vào bụng. Do đó, những con cá mập này có thể ngay lập tức tăng kích thước và khiến những kẻ săn mồi sợ hãi. Cá mập bơm hơi là một trong những loài sinh vật biển mới được phát hiện ở eo biển đảo Passage của Philippines.

Dơi mũi ống Philippines

Với lỗ mũi nhọn, giống ống, sinh vật có cánh này là một trong những loài dơi kỳ lạ nhất hành tinh. Sống trong rừng mưa Sibuyan, Negros và Cebu, dơi ăn quả mũi ống Philippines (Nyctimene rabori) là loài động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng. Không giống các loài khác, dơi mũi ống thích đậu trên cây thay vì hang động. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng có tác động xấu đến sự sinh sôi nảy nở của chúng. Khai khẩn đất và khai thác gỗ bất hợp pháp vẫn là 2 trong số những mối đe dọa lớn nhất đối với dơi mũi ống và các động vật khác sinh tồn trong rừng mưa nhiệt đới Philippines.

Với lỗ mũi nhọn, giống ống, sinh vật có cánh này là một trong những loài dơi kỳ lạ nhất hành tinh. Sống trong rừng mưa Sibuyan, Negros và Cebu, dơi ăn quả mũi ống Philippines (Nyctimene rabori) là loài động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng. Không giống các loài khác, dơi mũi ống thích đậu trên cây thay vì hang động. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng có tác động xấu đến sự sinh sôi nảy nở của chúng. Khai khẩn đất và khai thác gỗ bất hợp pháp vẫn là 2 trong số những mối đe dọa lớn nhất đối với dơi mũi ống và các động vật khác sinh tồn trong rừng mưa nhiệt đới Philippines.


(Tổng hợp)

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

Thong dong săn ảnh nơi địa đầu tổ quốc - Hoàng Su Phì

Những bông lúa chín vươn mình đón nắng ngày mới, trổ vàng sau một thời gian được người nông dân dày công chăm sóc. Không những đem đến vụ mùa bội thu cho bà con mà còn làm cho non nước Hoàng Su Phì trở nên hữu tình, rực rỡ.

Thong dong săn ảnh nơi địa đầu tổ quốc - Hoàng Su Phì

Kiệt tác của người họa sĩ chân chất


Kiệt tác của người họa sĩ chân chất

Những cánh đồng bậc thang không chỉ là những cảnh đẹp mà nó còn là những bồ thóc di động của đồng bào các dân tộc miền núi. Đây là một phương thức canh tác nông nghiệp hiệu quả trên địa hình dốc, núi đồi, góp phần tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo từ nhiều năm nay. Con người đã tận dụng những điều kiện vốn có của tự nhiên, tác động vào tự nhiên để trồng trọt, sản xuất và cũng từ đó mà tạo nên những cảnh quan thiên nhiên vô cùng đặc sắc.

Vẻ đẹp ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mùa gặt


Vẻ đẹp ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mùa gặt

Vào mùa thu hoạch, khi những thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì lúa bắt đầu chuyển sang màu vàng óng cũng là lúc thu hút rất động khách du lịch tới chiêm ngưỡng cảnh đẹp độc đáo có một không hai ở vùng núi cao Đông Bắc. Du khách không chỉ tham quan mà còn có dịp tìm hiểu cuộc sống lao động, những phong tục tập quan văn hóa của đồng bào các dân tộc nơi đây, những người đã sáng tạo tạo nên những thửa ruộng bậc thang đẹp mê hồn giữa khung cảnh thiên nhiên đất trời.

Các địa điểm ngắm lúa chín đẹp nhất ở Hoàng Su Phì

Nhắc đến ruộng bậc thang Hoàng Su Phì không thể không nói đến ruộng bậc thang ở hai xã Bản Luốc và Bản Phùng, đây thực sự là một công trình nhân tạo kỳ vỹ khó nơi nào có được.

+ Ruộng bậc thang Bản Phùng

+ Ruộng bậc thang Bản Phùng

Không có những thung lũng rộng như Cao Phạ hay Mường Hoa, ruộng bậc thang ở Bản Phùng nằm cheo leo trên những sườn núi dốc đứng. Đến Bản Phùng vào mùa lúa chín, bạn rất dễ gặp được mây khói lan tỏa. Cả bản làng như đang bồng bềnh trôi, xung quanh là những thửa ruộng vàng óng vẽ nên một bức tranh thiên nhiên khiến những người khó tính nhất cũng phải đem lòng mê đắm.

+ Ruộng bậc thang Bản Luốc


+ Ruộng bậc thang Bản Luốc

Xã Bản Luốc và Sán Sả Hồ có địa hình là núi đất, độ dốc vừa phải nên có nhiều thửa ruộng bậc thang. Nơi đây, đâu đâu cũng là ruộng bậc thang theo hình lượn sóng và cánh cung. Được biết, mùa khai phá ruộng của người Dao ở Bản Luốc, Sán Sả Hồ thường bắt đầu ngay sau khi ăn Tết xong.

Nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, nhiếp ảnh


Nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, nhiếp ảnh

Rất nhiều nhiếp ảnh gia, những tay săn ảnh hay cả những tay máy nghiệp dư đều dành nhiều thời gian để khám phá các ngóc ngách của Hoàng Su Phì. Dường như, góc máy nào cũng có thể cho ra những tác phẩm để đời. Khách du lịch đến ngắm lúa chín vào mùa ắt hẳn sẽ có cho mình nhiều tấm ảnh xinh xắn để khoe với bạn bè về chuyến đi ấn tượng của mình.

Nét đẹp bình dị đến từ những nụ cười


Nét đẹp bình dị đến từ những nụ cười

Cuộc sống ở đây tuy khó khăn, nhiều vất vả nhưng vẫn toát lên sự hồn hậu, chất phác và tươi vui của người Mông, người tày, Dao, Nùng. Những trang phục sặc sỡ mang bản sắc rất riêng, nụ cười hồn nhiên, ánh mắt trong veo của các em nhỏ khiến bất kì ai đến đây cũng nhớ thương. Sau những buổi lao động hăng say, người dân lại ngồi nhâm nhi tách trà Shan tuyết cổ thụ với vị chát ngọt khó quên, giúp họ quên đi những mệt mỏi của cuộc sống.

Những điều bình dị đó đã tạo nên một Hoàng Su Phì đặc biệt, một Hoàng Su Phì có mùa lúa chín đẹp ngất ngây, có những còn người hồn hậu, đáng yêu.


Tổng hợp

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

Những nhà ga đường sắt đẹp níu chân du khách

Các nhà ga thường không nằm trong số những nơi lý tưởng để thăm thú. Tiếng ồn và những đám đông đủ để khiến mọi người luôn muốn rời đi càng sớm càng tốt. Thế nhưng một số nhà ga đường sắt lại có vẻ đẹp hấp dẫn khách du lịch một cách kỳ lạ, bất chấp sự huyên náo, ồn ào vốn có của những trung tâm vận chuyển. 

Những nhà ga đường sắt đẹp níu chân du khách

Ga Grand Central Terminal, New York, Mỹ 


Ga Grand Central Terminal, New York, Mỹ

Được thiết kế bởi các công ty kiến ​​trúc nổi tiếng Reed- Stem và - Wetmore, nhà ga đường sắt ở thành phố New York này là một trong những điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới. Grand Central Terminal thu hút hơn 20 triệu du khách trong một năm, khiến nó trở thành một trong mười nhà ga hàng đầu được coi như một địa điểm du lịch. Đây là ga đường sắt lớn nhất thế giới, với 44 nền tảng và 67 đường ray. Tòa nhà chính của nhà ga từng được sử dụng để chứa các phòng trưng bày nghệ thuật và hoạt động như một bảo tàng. 

Ga Chhatrapati Shivaji Terminus, Mumbai, Ấn Độ 


Ga Chhatrapati Shivaji Terminus, Mumbai, Ấn Độ

Nhà ga Chhatrapati Shivaji Terminus là một trong số ít những trường hợp được đưa vào danh sách các di sản thế giới của UNESCO. Nó là một công trình kiến ​​trúc đặc biệt ở Ấn Độ được thiết kế bởi khiến trúc sư Frederick William Stevens, trong sự pha trộn của hai trường phái kiến ​​trúc Mughal và Victoria truyền thống. Nhà ga, được đặt theo tên của vua Maratha Shivaji của Ấn Độ. Địa điểm này là một trong những nơi bận rộn nhất ở Ấn Độ với khoảng ba triệu hành khách lui tới mỗi ngày. 

Ga St. Pancras International, London, Anh 


Ga St. Pancras International, London, Anh

Được biết đến như là “thánh đường của đường sắt”, nhà ga St. Pancras International đã trải qua nhiều lần cải tạo kể từ đó nhưng vẫn giữ được nét duyên dáng cũ. Nơi đây nổi tiếng với kiến ​​trúc Victoria, được trang trí với nhiều tác phẩm nghệ thuật. Mặt tiền của nó được bao quanh bởi khách sạn Renaissance và nhiều cửa hiệu, nhà hàng sẵn sàng phục vụ các du khách có nhu cầu. 

Ga Antwerp Central, Antwerp, Bỉ 


Ga Antwerp Central, Antwerp, Bỉ

Một trong những nhà ga đường sắt đẹp nhất thế giới, Antwerp Central được khai trương vào năm 1905. Đây là sự kết hợp của nhiều phong cách kiến trúc, chủ yếu được thiết kế bởi nhà thiết kế Louis Delacenserie. Mái vòm đồ sộ trên sảnh chờ là đứa con tinh thần lớn nhất của Delacenserie. Riêng vẻ bể ngoài của chiếc xe lửa được thiết kế bởi lỹ sư Clement van Bogaert và cầu cạn bằng kính dẫn vào nhà ga được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư Jan Van Asperen. 

Ga Kanazawa, Kanazawa, Nhật Bản 


Ga Kanazawa, Kanazawa, Nhật Bản

Được nâng cấp từ nhà ga được xây dựng từ năm 1898, kể từ đó, nhà ga Kanazawa đã thu hút sự chú ý từ các kiến ​​trúc sư trên khắp thế giới. Dù gây ấn tượng với rất nhiều người vì các công trình kiến ​​trúc mới khá hiện đại, nhưng lại có vẻ không phù hợp với thành phố cổ của Nhật Bản. Kanzawa là một trong những ga đường sắt lớn nhất trên thế giới. Được cải tạo vào năm 2005, nó được đặc biệt chú ý với cổng mô phỏng hình chiếc chiếc trống khổng lồ có chân giống như trống Tsuzumi và mái vòm lớn.


Tổng hợp.