Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

Mẹo bán vé máy bay online qua group của faceboook

Thông qua kênh facebook, việc bán vé máy bay online có thêm nhiều cung cụ để tiếp cận khách hàng hơn. Vậy làm thế nào để sử dụng có hiệu quả nhất kênh bán hàng này.




Để bán vé máy bay online bạn có thể tạo ra các nhóm mới hoặc tham gia vào các nhóm facebook đã có sẵn, hãy sử dụng phần tìm kiếm và đưa vào các key mục tiêu (hãy tập trung vào các nhóm cộng đồng vì ở đó đông người và tương tác tốt nhất).

Trong các group tìm kiếm được liên quan đến bán vé máy bay online, có thể chia thành 2 nhóm:

Nhóm 1: Danh sách là các nhóm chất lượng để cần hiện diện và chia sẻ thường xuyên (Đây là nhóm bán hàng chính)

Nhóm 2: Kém kém chất lượng chủ yếu kéo tương tác, và tìm kiếm bạn bè.

Với nhóm 1 sẽ trả lời người dùng, không quảng bá lộ liễu, tùy vào admin quản trị và nội dung của fanpage mà khai thác cho phù hợp để tránh bị khóa nick. Nhóm mà càng chặt thì càng chất lượng. Đừng tham gia vào group là nhao nhao post bài quảng cáo, hãy chia sẻ để tạo uy tín và thương hiệu cá nhân, kết bạn làm quen với cộng đồng trước rồi khai thác.

Với nhóm 2 sẽ kém hơn, nhóm này thường là Admin tạo ra để đó, nhưng có một mẹo là chú ý mấy nhóm có tên là dịch vụ, sản phẩm bởi nhiều người dùng có xu hướng tìm kiếm các nội dung này trên facebook. Khi bán vé máy bay online trên các nhóm này nên đẩy các bài viết để kiếm tương tác, và nếu có khách hỏi thì chú ý kiểm tra và comment.

Group do chính các đại lý vé máy bay tự xây dựng để bán vé máy bay online, hãy tạo ra một chủ đề thu hút nhóm khách hàng mục tiêu, điều hướng nội dung của cộng đồng, chia nhỏ ra để chăm sóc và khai thác sau này. Cái này chiến thuật thì nhiều dám, sẽ trình bày ở bài viết khác. 

Kinh nghiệm bán vé máy bay online trên fanpage

Hãy tạo fanpage với thông tin, mô tả, avatar và cover thật đẹp để thu hút các lượt like tự nhiên (do facebook đề suất những fanpage mới).

Lưu ý: Số like nhiều không đồng nghĩa với bán được hàng nhiều, đừng quan tâm tới số like

Tuy nhiên số like lại góp phần làm tăng độ uy tín. Thông thường một fanpage bán được vé máy bay online và tạo uy tín sẽ có trên 5k like, để tạo ra 10k like này thì các bạn có thể mua like từ nhiều người bán like (họ sử dụng công cụ, thủ thuật để tạo ra like một cách nhanh chóng, chi phí từ 100đ đến 150đ/ 1 like, như vậy 5k like bạn mất từ 500.000đ đến 750.000đ.

Fanpage bán vé máy bay online phải tạo các nội dung thu hút, và post bài vào những thời điểm khách hàng mục tiêu online nhiều. Nhìn bên dưới này các bạn sẽ thấy thời điểm người sử dụng online nhiều. (nhiều nhất lúc 21:00 – một số fanpage có thể khác 1 chút)

Đặc sản mùa nước nổi - Bánh xèo bông điên điển, lẩu cá linh non

Nếu hỏi du lịch An Giang mùa nào đẹp nhất, thì xin thưa đó là mùa nước nổi. Hình ảnh gắn liền với mùa nước nổi là cây điên điển trổ bông, đây là nguyên liệu của nhiều món ăn độc đáo, đặc biệt là bánh xèo và lẩu cá linh – món ngon mà bạn không thể bỏ qua khi về Châu Đốc.

Đặc sản mùa nước nổi - Bánh xèo bông điển điển, lẩu cá linh non

Bánh xèo bông điên điển


Bánh xèo bông điên điển

Bông điên điển được xem là một loại rau đặc trưng ở miền Tây Nam Bộ của Việt Nam. Người ta sử dụng nó làm dưa chua, nấu canh, làm gỏi, ăn kèm với lẩu, bún... đặc biệt là làm bánh xèo.

Bột làm bánh xèo bông điên điển sẽ là bột gạo. Người dân nơi đây thường pha chung bột làm bánh với nước cốt dừa để tạo nên hương vị thơm béo cho món bánh. Ngoài ra, người đầu bếp sẽ thêm trứng vịt đồng và nước cốt nghệ để món bánh thêm hương sắc. Sau cùng, người ta thả hành lá thái nhuyễn và nêm nếm cho vừa ăn.

Bánh xèo bông điên điển

Bông điên điển sau khi được người dân hái về sẽ được nhặt bỏ những bông hư, rửa thật sạch rồi để cho ráo nước. Củ sắn gọt vỏ, rửa sạch rồi thái sợi mỏng, vắt nước ráo. Tôm nhặt sạch. Thịt heo chọn thịt ba chỉ tươi ngon, sau đó rửa sạch, thái nhỏ, xào tôm với thịt chín rồi nêm nếm cho vừa ăn rồi cho bông điên điển vào đảo chung.

Nước chấm bánh xèo cũng phải pha chế công phu. Tỏi, ớt bằm nhuyễn, nước chanh pha chung với đường, và nước mắm ngon. Xắt thêm sợi củ cải, đu đủ, cà rốt bóp sơ qua nước muối, xả lại nước lạnh vắt khô rồi thả vào chén nước mắm.

Bánh xèo bông điên điển

Bánh xèo bông điên điển có mùi vị rất đặc trưng. Vị chua chua ngọt ngọt bùi bùi của loài hoa này hòa quyện cùng vị ngọt của tôm sông, hương thơm của rau sống, giá, củ sắn cùng nước mắm chua ngọt sẽ mang đến cho người thưởng thức hương vị bánh xèo mới lạ đến khó quên.

Lẩu cá linh non bông điên điển


Lẩu cá linh non bông điên điển

Cá linh được xem là đặc sản của vùng sông nước, cùng với bông điên điển nở vàng các mé sông, tạo thành món ăn bình dị mà khó quên.

Những con cá tươi roi rói, béo tròn được làm sạch, bỏ ruột, rửa lại bằng nước rồi để ráo, ướp cho thấm gia vị. Chặt một trái dừa tươi đổ vào nồi lẩu để nấu, dằn vài muỗng nước mắm ngon, đường, ít me dầm lấy nước chua rồi nêm nếm sao cho vừa ăn. Sau đó cho tỏi phi thơm, thêm ít tóp mỡ, rau ngò gai và nấu cho sôi riu lên. Vì cá linh rất mềm và mau chín, nên trước khi ăn mới trút nhẹ cá linh vào nồi. Vừa ăn, vừa nhúng bông điên điển để giữ độ giòn và ngọt từ bông.

Lẩu cá linh non bông điên điển

Cái ngon độc đáo của món ăn này là nhờ vị chua chua, ngòn ngọt, thơm thơm kèm thêm hương vị từ bông điên điển. Chính nhờ tất cả hương vị đặc trưng của cá, bông điên điển quyện cùng gia vị càng làm cho món ăn trở nên lạ miệng và quyến rũ. Món ăn thơm ngon, quyến rũ, dậy mùi thơm phức khiến người dù khó tính cách mấy khi vừa cảm nhận cũng phải hài lòng và tấm tắc khen ngon.


Tổng hợp

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

Say đắm vẻ đẹp muồng vàng, loài hoa dại làm bừng sáng núi rừng Tây Nguyên

Không có cái nắng gay gắt của mùa hè, những cơn mưa xối xả của mùa đông, mùa thu Gia Lai lại dịu dàng và quyến rũ bởi hương sắc của những cánh đồng hoa muồng vàng rực rỡ trong cái nắng vàng như rót mật. 

Say đắm vẻ đẹp muồng vàng, loài hoa dại làm bừng sáng núi rừng Tây Nguyên

Muồng vàng, loài hoa dại có sắc vàng rực rỡ


Muồng vàng, loài hoa dại có sắc vàng rực rỡ
Ảnh: Ngoc.sh

Cứ vào độ cuối tháng 9 – đầu tháng 11, người dân và khách du lịch lại không khỏi ngất ngây trước sắc vàng hoa muồng rực rỡ, phủ kín khắp nẻo đường tại Gia Lai. Loài hoa này được biết đến với rất nhiều tên gọi: muồng hoàng hậu, hoa lồng đèn, bò cạp vàng… Có thể nói, muồng vàng mọc hoang dại ở vùng núi cao Tây Nguyên là đẹp nhất so với các tỉnh có hoa này như Nha Trang, Đà Lạt, Đà Nẵng.

Muồng vàng, loài hoa dại có sắc vàng rực rỡ

Muồng mọc xen kẽ với các đồn điền chè ở Gia Lai, chẳng cần đến bàn tay người nhân giống, loại cây hoa dại này cũng cứ thế tự nhiên sinh sôi nảy nở, tô điểm cho vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng Tây Nguyên

Địa điểm có muồng vàng nở đẹp nhất


Địa điểm có muồng vàng nở đẹp nhất
Ảnh: Gialai.traveler

Mặc dù ở Gia Lai có nhiều hoa muồng vàng, nhưng không phải nơi nào cũng lý tưởng để bạn ngắm muồng vàng đẹp, rực rỡ nhất cũng như lưu lại được những tấm hình check-in lung linh nhất. Để chiêm ngưỡng trọn vẹn sắc muồng vàng ở Gia Lai, bạn hãy tìm đến khu nương chè Đội 2 và Đội 3, thuộc nông trường chè Bầu Cạn, huyện Chư Prông. Nơi đây có những cung đường với hàng muồng hoàng yến dài tít tắp về phía chân trời, hàng vạn cánh hoa rơi tạo nên khung cảnh lãng mạn chẳng khác nào như đang lạc vào một bộ phim Hàn Quốc

Thời điểm đẹp để săn ảnh


Thời điểm đẹp để săn ảnh
Ảnh: Nguyễn Thị Thán Uy

Thời điểm lý tưởng nhất để cho ra đời những bộ ảnh “để đời” là vào sớm mai, khi sương mù chưa tan đi hẳn và ánh nắng sớm chỉ vừa xuyên qua từng tán hoa kẽ lá. Khung cảnh Gia Lai hiện lên một bức tranh đẹp huyền ảo, sương sớm đọng trên từng cánh hoa khiến cho những khóm muồng vàng như lấp lánh hơn. 

Ngoài hoa muồng vàng hoàng yến, Gia Lai cũng có những đồi thông trải dài hay hoa dã quỳ nhuộm vàng của rừng núi. 


Tổng hợp

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2019

Thu thập và sử dụng dữ liệu khách hàng sao cho hiệu quả

Dữ liệu khách hàng từ lâu đã trở thành ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp ở mọi quy mô. Một số doanh nghiệp thậm chí xây dựng mô hình kinh doanh hoàn toàn dựa vào những gì họ phân tích được từ dữ liệu khách hàng. Dưới đây là một số cách để doanh nghiệp có thể thu thập và sử dụng dữ liệu khách hàng sao cho hiệu quả.


Thu thập và sử dụng dữ liệu khách hàng sao cho hiệu quả

Thu thập dữ liệu khách hàng như thế nào?


Nhiều doanh nghiệp rất giỏi trong việc kéo dữ liệu từ gần như mọi ngóc ngách. Bên cạnh những nơi hiển nhiên nhất như website và các trang truyền thông xã hội, cũng có một số phương pháp thú vị khác.

Tổ chức sự kiện: Thông qua các cuộc thi, hội thảo, chương trình khuyến mại… khách hàng sẽ chú ý đến doanh nghiệp hơn và luôn sẵn sàng đưa ra thông tin cá nhân để tham gia các sự kiện mang lại lợi ích cho họ.

Đa dạng hóa nội dung biểu mẫu đăng ký trên các kênh truyền thông: Nếu bạn chỉ sử dụng một nội dung duy nhất để yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin, họ sẽ cảm thấy nhàm chán với việc phải điều thông tin vào quá nhiều những biểu mẫu tương tự ở mọi nơi. Hãy thay đổi thật đa dạng các biểu mẫu này như đăng ký dùng thử, đăng ký nhận e-book, đăng ký tham gia sự kiện miễn phí, khảo sát phản hồi sau khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ…  

Chi tiền cho quảng cáo: Quảng cáo trên các kênh mạng xã hội giúp bạn tiếp cận với nhiều khách hàng hơn và sẽ nhận được dữ liệu từ đúng tập khách hàng bạn đang nhắm đến.
Liên tục làm mới danh sách khách hàng cũ: Sàng lọc các dữ liệu đã có giúp bạn loại bỏ những đối tượng không tiềm năng và dễ dàng phân chia thành các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau để có hướng kinh doanh phù hợp hơn. 

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên đào sâu vào hồ sơ dịch vụ khách hàng của họ để xem cách khách hàng đã tương tác với bộ phận bán hàng và hỗ trợ của họ trong quá khứ. Ở đây, chúng ta đang kết hợp phản hồi trực tiếp về những gì đã làm được và không, những gì khách hàng thích và không thích, trên quy mô lớn.

Sử dụng dữ liệu khách hàng hiệu quả


1. Cải thiện trải nghiệm khách hàng

Với nhiều doanh nghiệp, dữ liệu khách hàng đưa mang lại sự thấu hiểu người dùng và đáp ứng nhu cầu của học. Bằng cách phân tích hành vi khách hàng cũng như các đánh giá, phản hồi chất lượng, doanh nghiệp có thể nhanh chóng sửa đổi sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để phù hợp hơn với xu thế và thị hiếu của thị trường.

2. Điều chỉnh chiến lược tiếp thị 

Dữ liệu được ngữ cảnh hóa có thể giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng đang tham gia và phản hồi các chiến dịch tiếp thị như thế nào và từ đó sẽ đưa ra những điều chỉnh hợp lý.

Phương pháp suy luận này mang đến cho các doanh nghiệp ý tưởng về những gì người tiêu dùng sẽ muốn dựa trên những gì họ đã làm. Giống như các khía cạnh khác của phân tích dữ liệu người tiêu dùng, tiếp thị ngày càng trở nên cá nhân hóa.

Xây dựng bản đồ hành trình của người dùng và cá nhân hóa hành trình của họ, không chỉ thông qua trang web của bạn mà còn trên các nền tảng như YouTube, LinkedIn, Facebook hoặc trên bất kỳ trang web nào khác bây giờ là điều thiết yếu. Phân nhóm dữ liệu hiệu quả cho phép bạn tiếp thị tới những người bạn biết có nhiều khả năng tương tác nhất. Điều này đã mở ra những cơ hội mới trong các ngành trước đây rất khó tiếp thị.

3. Sử dụng dữ liệu để bảo vệ dữ liệu 

Một số doanh nghiệp sử dụng chính dữ liệu người dùng làm phương tiện bảo mật thông tin.  Ví dụ: các tổ chức ngân hàng đôi khi sẽ sử dụng dữ liệu nhận dạng giọng nói, vân tay để ủy quyền cho người dùng truy cập thông tin tài chính của họ. Các hệ thống này hoạt động bằng cách kết hợp dữ liệu từ tương tác của khách hàng với trung tâm hỗ trợ và thuật toán để xác định truy cập tài khoản của khách hàng. 

Khi công nghệ phân tích và thu thập dữ liệu trở nên tinh vi hơn, các công ty sẽ tìm ra các cách mới và hiệu quả hơn để thu thập và ngữ cảnh hóa dữ liệu về mọi thứ, kể cả người tiêu dùng. Đối với các doanh nghiệp, làm như vậy là điều cần thiết để duy trì tính cạnh tranh trong tương lai. 

Ngoài ra, có một điều các doanh nghiệp cần lưu ý là dữ liệu cần được lưu trữ và bảo mật bởi một hệ thống có khả năng tiếp nhận thông tin chính xác, đầy đủ và khoa học và thông tin phải được sắp xếp tùy theo thuộc tính của từng ngành để đảm bảo việc tìm kiếm được thực hiện dễ dàng. Hiện nay, du lịch là ngành có lượng dữ liệu khách hàng vô cùng lớn, đòi hỏi cần có công cụ lưu trữ để phục vụ cho các nghiệp vụ du lịch. 

Theo Marketing du lịch

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2019

Ảnh hưởng của công nghệ tới ngành du lịch

Sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin đã tạo ra ảnh hưởng đáng kể tới ngành công nghiệp dịch vụ du lịch. Hãy tìm hiểu xem công nghệ đã tạo ra những tác động ra sao cho công ty du lịch ở bài viết dưới đây.


Ảnh hưởng của công nghệ tới ngành du lịch

Booking tự động


Một trong những ảnh hưởng lớn nhất tới công ty du lịch là sự bùng nổ mạnh mẽ của Đặt chỗ trực tuyến. Những khách hàng đang tìm kiếm một chuyến du lịch không còn cần phải đến tận các trụ sở của công ty du lịch nữa. Họ chỉ cần ngồi ở nhà, tìm kiếm thông tin và tự mình mua một chuyến đi. Máy bay, khách sạn hay các dịch vụ khác cũng tương tự. Khách hàng thực hiện việc tìm kiếm, đặt chỗ và thậm chí thanh toán với những thao tác hết sức đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện. 

Tổ chức


Máy tính đã là một phần không thể thiếu trong kinh doanh của công ty du lịch kể từ khi được áp dụng rộng rãi, Thời đại Thông tin đã mang lại những lợi ích mới đáng kể. Dữ liệu có thể được lưu trữ nhanh hơn trước đây nhờ phần cứng tốc độ cao hơn và phần mềm tốt hơn. Từ đó, năng suất lao động được nâng cao, kết quả kinh doanh được cải thiện và dần hình thành một tổ chức khép kín, chuyên nghiệp.

Phối hợp


Công nghệ truyền thông được cải tiến đã mở rộng đáng kể các cách thức mà một công ty du lịch có thể giao tiếp không chỉ với khách hàng, mà còn với các kết nối kinh doanh và dịch vụ đối tác. Kết nối Internet tốc độ cao cho phép liên lạc video, thoại và văn bản gần như tức thì trên toàn cầu - thường với chi phí thấp hơn đáng kể so với các phương thức truyền thống như điện thoại đường dài có thể cung cấp. Dữ liệu có thể được gửi gần như ngay lập tức từ công ty đến một hãng hàng không, khách sạn hoặc dịch vụ khác, sau đó chuyển tiếp cho khách hàng. Điều này cho phép đặt chỗ và phối hợp có thể mất hàng giờ hoặc nhiều ngày để được xử lý gần như ngay lập tức, giúp giảm đáng kể thời gian chờ đợi và mất năng suất.

Thay đổi thị trường


Giống như nhiều ngành dịch vụ, kinh doanh du lịch đang phát triển để thích ứng với công nghệ mới. Nhiều đơn vị chuyển trọng tâm sang các dịch vụ trực tuyến thay vì các dịch vụ truyền thống như đặt vé máy bay và khách sạn… Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng - những người luôn cần các dịch vụ thuận tiện giúp họ tiết kiệm thời gian. 

Tầm nhìn tương lai


Công nghệ phát triển đòi hỏi các công ty du lịch cũng phải chuyển mình thay đổi để thích ứng. Trong thời gian tới, chúng ta sẽ còn nhìn thấy những bước “tiến hóa” cao hơn nữa của du lịch khi Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn… đang được con người khai thác và đưa vào đời sống sử dụng. 

Nhưng đồng thời nhu cầu du lịch của công dân toàn cầu vẫn tiếp tục có xu hướng tăng, vì vậy các công ty du lịch có thể yên tâm về nguồn khách hàng dồi dào của mình. Khi áp dụng công nghệ một cách bài bản và hợp lý, công ty du lịch chắc chắn sẽ tiến thật xa trên chặng đường kinh doanh. 

Theo Vietiso.com

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019

5 đặc sản Hà Nội chỉ xuất hiện vào mùa thu

Khi tiết trời thu hơi se lạnh, những món ăn ngon mang lại vị nồng ấm rất được mọi người yêu thích. Ngoài cốm non thì ở Hà Nội chỉ cần thấy những món ăn này là biết ngay thu đã về và chỉ có mùa thu mới có.

5 đặc sản Hà Nội chỉ xuất hiện vào mùa thu

Sấu chín dầm


Sấu chín dầm

Khi đường phố Hà Nội bắt đầu những ngày tiết trời dịu mát, bạn sẽ bắt gặp các gánh hàng rong mang đúng thức quà của mùa thu Hà Nội, nào cốm, nào hồng và không thể không nhắc tới sấu chín. Sấu chín vàng được cạo lớp vỏ bên ngoài, chấm với muối hoặc dầm với đường, muối, ớt bột. Vị ngọt, vị chua, vị cay hoà quện với nhau khiến bạn chỉ ngừng ăn khi đã thấy "ghê" răng mà thôi.

Chả rươi


Chả rươi

Mùa rươi tươi thường rất ngắn, chỉ xuất hiện vào tầm tháng 9 hàng năm. Chả rươi với vị ngọt đậm đà của thịt rươi trộn với trứng gà, quyện cùng vị thanh ngọt của vỏ quýt, hương thơm của lá gừng, lá lốt khiến ai cũng phải thèm thuồng. Dù thời điểm này chưa phải chính vụ rươi nhưng bạn cũng có thể tìm thấy món ăn này ở một số cửa hàng chuyên rươi thuộc khu vực Hàng Chiếu, Gia Ngư, Lò Đúc.

Hồng đỏ


Hồng đỏ

Cùng với hồng ngâm, hồng đỏ cũng là loại quả chỉ xuất hiện ở Hà Nội vào mùa thu. Hồng đỏ vỏ mỏng, quả mọng, có màu đỏ quyến rũ, thơm ngọt. Hồng đỏ không phải thứ quả cho người thích ăn vội mà phải chờ hồng chín đủ thì ăn mới ngon vì ăn sớm thì hồng chát, muộn thì hồng nẫu. Mùa hồng đỏ bắt đầu từ tháng 8 nhưng nhiều nhất vào cuối tháng 9, đầu tháng 10.

Bánh trung thu


Bánh trung thu

Bánh mang vẻ đẹp ý nghĩa và giá trị tinh thần nó mang theo, càng đẹp hơn khi nó trở thành món quà thể hiện yêu thương dành tặng những người thân mỗi dịp Tết Trung Thu tới.

Bánh trung thu thực sự mang một nét đẹp tinh túy. Nó đã vượt lên trên giá trị ẩm thực để trở thành giá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn, chứa đựng tinh hoa văn hóa của con người Việt Nam.

Quả trám


Quả trám

Quả trám xuất hiện trong tháng 8 và đầu tháng 9, là một thức quà quê dân dã. Trám om chấm cùng nước mắm lạc hay ăn cùng món thịt ba chỉ kho, trám nhồi thịt hấp… sẽ mang đến trải nghiệm thú vị cho những ai chỉ mới nếm thử lần đầu và cả những lần sau đó nữa. 


Tổng hợp

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

Các điểm tiếp xúc của khách hàng trong ngành du lịch

Hành trình của khách hàng và các điểm tiếp xúc liên quan được thiết lập một phần của ngành công nghiệp du lịch. Nhưng thay đổi luôn là khó khăn, thể hiện thách thức đối với những doanh nghiệp không chuẩn bị. Hãy tìm hiểu từ bài viết dưới đây, nơi doanh nghiệp du lịch của bạn sẽ nhận biết được rõ hơn về các điểm tiếp xúc của khách hàng với mình, và giải pháp là gì để giữ chân khách hàng.


Các điểm tiếp xúc của khách hàng trong ngành du lịch


Một phần của việc chuẩn bị cho tương lai là nhớ lại quá khứ. Khi nói đến điểm tiếp xúc, một trong những văn bản có liên quan nhất đã được viết ba mươi năm trước bởi Jan Carlzon, Giám đốc điều hành của SAS Airlines vào thời điểm đó. Mặc dù được xây dựng trong thời đại tiền kỹ thuật số, nhưng khái niệm "Moments of Truth" của anh đáng xem xét khi cân nhắc lại các điểm tiếp xúc của ngày hôm nay.

Quan điểm của Carlzon tập trung vào việc làm cho mọi người trong tổ chức nhận thức được tầm quan trọng của những khoảnh khắc mà một khách hàng “chạm vào” công ty. Ông lưu ý rằng những khoảnh khắc đó là quý giá, thời gian ngắn so với tổng thời gian mà một khách hàng sẽ chi tiêu đi du lịch. Hãng hàng không, ông lập luận, nên tập trung vào việc cung cấp sự xuất sắc trong những khoảnh khắc đó.

Số lượng điểm tiếp xúc đã tăng đáng kể kể từ khi khái niệm được hình thành. Trong kỷ nguyên chuyển đổi kỹ thuật số ngày nay, thậm chí còn có nhiều khoảnh khắc chân lý hơn cho các công ty du lịch tập trung vào và mỗi công ty có đặc điểm riêng biệt.

1. Bạn có đang tận dụng các điểm tiếp xúc mới không?


Những người tham gia trong ngành công nghiệp du lịch theo truyền thống cũng đã xác định rõ vai trò xung quanh việc cung cấp một dịch vụ. Trọng tâm chính của hãng hàng không là vận chuyển hành khách của mình một cách an toàn từ A đến B. Khách sạn đã ở đó để cung cấp một giấc ngủ ngon. Các điểm đến và thành phố đã chủ động.

Tuy nhiên từ "trải nghiệm" bắt đầu thay thế "dịch vụ" và một số người dùng đầu tiên hiểu rằng xem xét "dịch vụ" về "trải nghiệm" - trở thành một phần tích cực trong toàn bộ hành trình của du khách - là tương lai. Xu hướng kinh nghiệm đã được thiết lập, khi các doanh nghiệp du lịch bắt đầu suy nghĩ về các công cụ và dịch vụ truyền cảm hứng. Nhưng những giải pháp này có thực sự đáp ứng  được nhu cầu của khách du lịch hay không, phần lớn trong số họ tò mò và muốn có thể đưa ra quyết định sáng suốt? Tính thực tiễn và mức độ liên quan là yêu cầu tối thiểu đối với bất kỳ công cụ nào. Và khi nói đến cảm hứng và thông tin, các công ty lớn nói riêng có một khoảng cách lớn trong danh mục đầu tư của họ - lập kế hoạch chuyến đi.

Với việc chuyển đổi kỹ thuật số, số lượng các điểm tiếp xúc đã tăng lên đáng kể. Các điểm tiếp xúc mới giữa khách du lịch và công ty nổi lên, trong khi các mô hình cũ được gọi là câu hỏi và cần cập nhật để theo kịp với thay đổi này. Trải nghiệm tổng thể của khách du lịch bị ảnh hưởng bởi trải nghiệm kỹ thuật số toàn diện của họ - khách hàng được sử dụng để xuất sắc do những ông lớn TMĐT hàng đầu như Google và Amazon đưa ra tiêu chuẩn.

Giải pháp lập kế hoạch chuyến đi không phải là mới - chúng là một tập hợp con trong xu hướng cá nhân hóa. Du khách muốn kiến thức và thông tin liên quan đến nhu cầu cụ thể của họ, ở một nơi và có sẵn theo yêu cầu, theo cách cung cấp trải nghiệm người dùng tuyệt vời. Các công ty nên cung cấp các công cụ du lịch đáp ứng các yêu cầu tối thiểu này: thông tin động, thiết kế nâng cao, tích hợp với phương tiện truyền thông xã hội và chuyển đổi liền mạch giữa các thiết bị khác nhau, để bắt đầu.

Trong kênh kỹ thuật số của ngày hôm nay, các công ty du lịch là những chuyên gia trong việc làm phong phú thêm kiến thức của họ về khách hàng, đồng thời tương tác với họ trong suốt hành trình của khách hàng. Nội dung hữu ích là chìa khóa để tăng thêm giá trị trong quá trình này và các giải pháp lập kế hoạch chuyến đi phù hợp ở các điểm tiếp xúc khác nhau như lý do hoàn hảo để tương tác nhiều hơn.

2. Giải pháp trước nhu cầu


Ở cấp độ chung, hành trình của khách hàng có bốn điểm tiếp xúc chính mà các công ty đã quen thuộc:

- Truyền cảm hứng

- Trước chuyến đi

- Tại điểm đến

- Đăng chuyến đi

Cần chú ý đến các đặc điểm khác nhau của từng giai đoạn theo định dạng, âm điệu của giọng nói, mức độ cá nhân hóa. Mức độ liên quan cần được cải thiện khi các công ty du lịch và điểm đến có thêm thông tin về khách hàng của chúng tôi.

Ngành công nghiệp du lịch biết rằng khách hàng không chỉ có kỳ vọng cao mà còn là một giả định rằng các công ty du lịch sẽ đáp ứng được những kỳ vọng này. Các tổ chức phải dự đoán bất kỳ mong muốn nào mà khách du lịch có thể có và tương tác tương ứng. "Dữ liệu lớn" có thể giúp dự đoán cách khách hàng có thể hành xử, nhưng nhiều công ty du lịch thiếu chuyên môn nội bộ để hiểu đầy đủ sắc thái thu thập dữ liệu và cách tạo thông tin chi tiết có thể hành động từ dữ liệu đó. Càng ngày, các công ty du lịch đang làm việc với các nhà cung cấp công nghệ đặc biệt để tối ưu hóa việc sử dụng dữ liệu của họ và để đảm bảo rằng trải nghiệm kỹ thuật số của khách du lịch về các điểm tiếp xúc vẫn còn ở trong tâm trí.

Một lĩnh vực mà loại hình cộng tác này hiển nhiên là vai trò của nội dung đích tại các điểm tiếp xúc khác nhau. Du khách muốn biết về những trải nghiệm điểm đến có thể cung cấp - ngay cả khi họ đã truy cập trước đó - và nội dung có thể được điều chỉnh theo các yêu cầu khác nhau của các điểm tiếp xúc.

Bắt đầu từ giai đoạn đầy cảm hứng, một công cụ cung cấp thông tin rộng và đầy đủ về các thành phố khác nhau trên toàn cầu, với các tính năng tiêu chuẩn, là một bước đầu tiên tuyệt vời. Giai đoạn thứ hai yêu cầu cá nhân hóa nhiều hơn và các thông điệp cụ thể, được nhắm mục tiêu. Do đó, điều quan trọng là các công ty đảm bảo họ tìm hiểu về sở thích của khách hàng ở giai đoạn sớm nhất có thể để tất cả các tương tác trong tương lai trên các điểm tiếp xúc đều hấp dẫn và có liên quan.

Đối với giai đoạn tiếp theo, các công ty nên lưu ý rằng việc cá nhân hóa không chỉ là nội dung - đó là một nội dung cụ thể. Nhưng cá nhân hóa cần phải tính đến các yếu tố khác như xác định kênh ưa thích của người truy cập để liên lạc và trên thiết bị nào. Nội dung gốc và có liên quan cần được phân phối dưới dạng trải nghiệm người dùng hoàn hảo. Bằng cách tạo ra một sản phẩm được thiết kế riêng kết hợp hai thành phần này, các công ty du lịch có thể phân biệt thương hiệu của họ trong một thị trường đông đúc. Khách hàng mở cửa cho các điểm tiếp xúc mới bổ sung giá trị thực cho nhu cầu của họ, có lẽ Amazon là ví dụ hoàn hảo.

Một yếu tố khác cần xem xét là các phương pháp hay nhất thay đổi từ dọc sang dọc, có nghĩa là du khách có thể mong đợi thông tin khác nhau ở các giai đoạn khác nhau tùy thuộc vào việc họ đang tham gia OTA, hãng hàng không, khách sạn hay điểm đến. Kết hợp nội dung khác nhau trong tin nhắn trên các điểm tiếp xúc củng cố nhận thức rằng các nhà cung cấp đang tương tác với khách du lịch theo các điều khoản của khách du lịch. Có thể đề xuất nội dung khác nhau cho các cấu hình khác nhau (ví dụ, tùy thuộc vào quốc gia xuất xứ), cũng là chìa khóa để phù hợp hơn với người dùng.

Kết luận: 


Với những phân tích trên ắt hẳn bạn cũng đa hiểu rõ về các điểm tiếp xúc của du khách và tầm quan trọng của nó. Để không bị bỏ lỡ các điểm tiếp xúc quan trọng này, tại sao bạn lại không chọn cho mình Hệ quản trị dữ liệu website – isoCMS tích hợp đầy đủ các tính năng tối ưu nhất của một website du lịch theo mô hình Inbound bao gồm những phân mục chính như tour, departure date tính giá theo ngày khởi hành, cruise, hotel, hệ thống booking cho tới những phân mục khác như: Destinations, Blog, FAQs. Hệ quản trị dữ liệu isoCMS sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí đem lại sự khác biệt trong hiệu quả kinh doanh khi sử dụng.

Nguồn: Tnooz.com