Hiển thị các bài đăng có nhãn Miền Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Miền Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2020

Khám phá phong vị ẩm thực Việt theo từng miền

Ẩm thực Việt Nam là một bức tranh đầy màu sắc, nêu bật lên bản sắc riêng của từng dân tộc, vùng miền nhưng chúng vẫn mang trong mình cốt cách, linh hồn Việt đồng nhất. 

Khám phá phong vị ẩm thực Việt theo từng miền

Với một đất nước có chiều dài lịch sử lâu đời và vị trí địa lý khác biệt, thì mỗi một vùng miền trên dải đất hình chữ S này lại có những món ăn đặc trưng, những món đặc sản riêng biệt không thể hòa lẫn.

Miền Bắc


Bún đậu mắm tôm

Ẩm thực miền Bắc đặc trưng với khẩu vị mặn mà, đậm đà, thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Sử dụng nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến... và nhìn chung, do truyền thống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn, ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá.

Nhiều người đánh giá cao ẩm thực Hà Nội một thời, cho rằng nó đại diện tiêu biểu nhất của tinh hoa ẩm thực miền Bắc Việt Nam với những món phở, bún thang, bún chả, các món quà như cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì... và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng.

Miền Trung


Bánh xèo tôm mực

Ẩm thực miền Trung được biết đến với vị cay nồng, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Một số món có vị mặn hơn miền Bắc và miền Nam. Các tỉnh thành miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Bình Định rất nổi tiếng với mắm tôm chua, các loại mắm ruốc hay các loại đặc sản bánh kẹo Đà Nẵng, Huế.

Đặc biệt, ẩm thực Huế do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, cho nên rất cầu kỳ trong chế biến và trình bày. Một mặt khác, do địa phương không có nhiều sản vật mà ẩm thực hoàng gia lại đòi hỏi số lượng lớn món, nên mỗi loại nguyên liệu đều được chế biến rất đa dạng với trong nhiều món khác nhau.

Miền Nam


Cá lóc nướng trui

Người miền Nam có thiên hướng hảo vị chua ngọt. Đây là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan. Các món ăn có đặc điểm là thường cho thêm đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa). Nền ẩm thực này cũng sản sinh ra vô số loại mắm khô (như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía...).

Ẩm thực miền Nam cũng dùng nhiều đồ hải sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc (các loại cá, tôm, cua, ốc biển). Đặc biệt là các món ăn dân dã, đặc thù của một thời đi mở cõi, hiện nay đã trở thành đặc sản: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng trui...

Ẩm thực Việt rất giản dị, mộc mạc. Nhưng dù thế nào thì có một sự thật là các món ăn Việt khi lên hình đều cực kì hấp dẫn, dưới ống kính của những người trong nước hay báo đài, truyền thông nước ngoài.


Tổng hợp

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

Đi khắp thế gian thưởng thức đặc sản của các tỉnh thành Việt Nam

Các tỉnh 3 miền Bắc - Trung - Nam Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh đẹp mắt, con người hiền hòa mà còn có rất nhiều đặc sản "mê hoặc" du khách. Mỗi địa phương lại có một hoặc nhiều món ăn đặc trưng, để rồi bất kỳ ai đến đó đều tìm cho bằng được để thưởng thức.

Đi khắp thế gian thưởng thức đặc sản của các tỉnh thành Việt Nam

Bánh hoa tam giác mạch nướng, Hà Giang


Bánh hoa tam giác mạch nướng, Hà Giang

Được làm ra từ loài hoa thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch mỗi năm của núi rừng Đông Bắc Hà Giang – hoa tam giác mạch. 

Cuối mùa, người dân thu hoạch tam giác mạch, hạt của chúng được phơi khô, xay thành thứ bột thật mịn màng, sau đó cho bột hòa lẫn với nước lã thành bột dẻo, rồi cho vào khuôn truyền thống đúc thành từng miếng bánh tròn xoe. Bánh được hấp chín trên bếp lửa có vị ngọt thanh, mềm xốp, thoáng vị bùi, phảng phất chút hăng đặc trưng của cây rừng.

Bánh bèo Huế


Bánh bèo Huế

Một trong số những món ăn ngon đứng đầu bảng đặc sản trứ danh ở Huế đó là bánh bèo. Bí quyết tạo nên tiếng vang cho các loại bánh này là nước chấm ăn kèm. Nước chấm hòa quyện giữa đường, ớt, tỏi tạo nên vị ngọt và thơm cay. Mỗi loại có công thức, cách làm khác nhau, song đều mang trong mình triết lý ẩm thực của người Huế: khéo léo, tài tình ở cách chế biến, tinh tế ở cách trang trí, bày biện khiến các món ăn bình dân trở thành đặc sản nổi tiếng tứ phương.

Nho Phan Rang - Ninh Thuận


Nho Phan Rang - Ninh Thuận

Nho là loại trái cây đặc trưng cho vùng đất này khi chúng ta nhắc đến đặc sản Phan Rang thì mọi người sẽ nghĩ đến Nho đầu tiên. Không giống những vườn nho nổi tiếng ở miền Nam nước Pháp, nho ở Phan Rang được trồng theo lối mắc giàn trên cao. Giống nho cho ra quả có hạt, vị ngọt nhẹ và màu tím hồng khi chín. Nho chỉ dùng ăn tươi, làm rượu và tách hạt làm nho khô ăn rất tuyệt vời.

Hồng Đà Lạt


Hồng Đà Lạt

Không chỉ là thức quả thơm ngon, các vườn hồng Đà Lạt còn được nhiều bạn trẻ tìm đến check – in chụp những bức ảnh đẹp thần sầu mỗi dịp ghé thăm Đà Lạt. Quả hồng chín dưới bàn tay tỉ mỉ của người dân Đà Lạt có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như hồng sấy, mứt hồng ... Có một điều đặc biệt trong cách chế biến hồng ở đây chính là hồng treo. Hồng sau khi chín sẽ được thu hoạch sẽ được sơ chế rồi buộc dây treo lên, được biết treo hồng chỗ càng thoáng gió thì sẽ giữ được hương vị, bảo quản lâu hơn và nhanh được thưởng thức hơn.

Bánh bò thốt nốt An Giang


Bánh bò thốt nốt An Giang

Bánh bò thốt nốt là món ăn dân dã, quen thuộc của mảnh đất An Giang. Bánh được làm từ bột gạo xay, trộn với đường thốt nốt. Để tạo ra được món ăn này, người làm phải trải qua rất nhiều công đoạn từ chọn nguyên liệu, ủ bột gạo, hấp chín... Bánh bò thốt nốt có vị ngọt thanh, không gắt, bạn có thể ăn kèm bánh bò với dừa nạo để giúp món ăn hấp dẫn và kích thích hơn.

Bánh tét lá cẩm Cần Thơ


Bánh tét lá cẩm Cần Thơ

Chỉ người miền Tây chính gốc mới “rành sáu câu” lá cẩm – thứ lá mảnh dẻ vắt ra có màu tím thẫm đã làm nên danh tiếng cho bánh tét lá cẩm xứ Bình Thuỷ, Cần Thơ - loại bánh tím thẫm, mùi thơm ngọt dịu quấn lấy đầu mũi khi chỉ mới nhón tay bốc thử một khoanh. Bánh tét lá cẩm có 4 loại bánh được phân chia theo từng loại nhân: nhân thịt muối thập cẩm, nhân mỡ, nhân chuối và đậu ngọt.


Tổng hợp

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

Canh chua 3 miền Bắc – Trung – Nam có gì khác biệt?

Ẩm thực Việt Nam mới thật đa dạng làm sao, khi mà chỉ mỗi món canh chua thôi cũng có thể có nhiều điểm khác biệt. Miền Bắc đặc trưng với vị chua thanh với mẻ, miền Trung lại có vị chát nhẹ của khế và vị cay của ớt, còn miền Nam thì có một chút ngọt đậm đà của đường.

Canh chua 3 miền Bắc – Trung – Nam có gì khác biệt?

Miền Bắc


Ẩm thực miền Bắc phần nhiều đều mang nét thanh đạm nên các món chua cũng có một chất thanh rất riêng. Canh chua miền Bắc không quá chua, chỉ ở mức nhè nhẹ, mang hương thơm cùng sự tinh tế. Vị chua trong canh thường được tạo nên bởi những loại trái cây đặc thù trong mùa như quả sấu, quả khế, quả me, quả dọc hoặc một số loại gia vị lên men tự nhiên như giấm, mẻ… Đặc biệt, miền Bắc có món canh sấu được xem như món canh chua mùa hè phổ biến nhất. Canh sấu ăn cùng với rau muống và vài quả cà muối xổi là một trong những cách để xua đi cái nóng bức ngày hè miền Bắc.

Miền Bắc

Đề cao vị chua thanh nhẹ, thịt cá đi cùng canh chua cũng phải có vị ngọt dìu dịu. Phổ biến nhất là các loại cá sông ngon lành tươi mát, hoặc tôm, tép loại nhỏ. Đặc biệt ở miền Bắc còn có món riêu như một phiên bản sáng tạo của canh chua. Bao lâu nay bát riêu cá, riêu ốc, riêu cua với màu nước vàng óng và chút chua chua rất nhẹ nhàng vẫn đủ làm người ăn nhớ hoài, tiếc mãi. Người Bắc cho ít ớt và không cho đường vào món canh bởi thích vị chua ngọt nhẹ nhàng tự nhiên.

Miền Trung


Vị chua trong ẩm thực miền Trung phổ biến nhất là khế, thơm (dứa), cà chua, quả tai chua, dưa cải. Bên cạnh chất chua luôn có lẫn thêm chút ngòn ngọt, thơm thơm hòa hợp một cách đặc trưng cùng vị chát rất đặc biệt của miền Trung.

Miền Trung

Chẳng có thịt thà nhiều, người dân miền Trung tận dụng hải sản để nấu canh như một thói quen giản dị mà thân thương. Cũng bởi thường xuyên nấu cùng hải sản mà canh chua nơi đây được nấu với vị chua-chát để át đi mùi tanh cá tôm. Một bát canh chua điển hình sẽ mộc mạc và thô sơ hệt như con người miền đất này, nhưng vẫn đủ quyến rũ lòng người bằng tất cả những dung dị vốn có.

Tô canh chua miền Trung cũng thường tận dụng các loại rau củ quả muối lên men như măng ngâm chua, dưa cải, cà muối… Ngày xưa vào những mùa "thóc cao gạo kém", hay ngập lụt khiến mùa màng thất bát, người dân lại có món nhút dân dã, được xem là món ăn "con nhà nghèo" nhưng vẫn rất hấp dẫn. Nhút được làm từ quả mít, muối mặn rồi ăn kèm cơm, nhưng cũng có thể kết hợp được để tạo ra những món ăn khác như canh chua nhút. Nhút kết hợp với thực phẩm nào cũng có thể tạo thành món canh chua ngon, từ mớ tép, hến xúc dưới cồn hay sang hơn là thịt ba chỉ hay thịt bò bằm nhuyễn, nêm bằng rau răm.

Mặt khác, cũng như bao món ăn miền Trung khác thì canh chua nơi đây không thể thiếu vị cay từ ớt được rồi. Tô canh chua miền Trung có thể đơn giản, song thường đủ vị chua, cay, mặn ngọt.

Miền Nam


Bát canh chua miền Nam cũng thể hiện tính chất trù phú của vựa lúa lớn nhất đất nước, khi độ “hoành tráng” về nguyên liệu khiến người ta phải bất ngờ. Nào là thịt cá tôm cua, cá cắt khúc lớn, nước canh đậm đà và rau phải thật nhiều. Thưởng thức canh chua miền Nam cũng giống như ta đã thưởng thức trọn vẹn cái đa dạng, phong phú của ẩm thực miệt vườn, tuy nhiều chủng loại mà kết hợp vẫn hài hòa, khéo léo.

Miền Nam

Vị chua Nam bộ được tạo từ những loại trái dân dã như trái giác, trái bần, chùm ruột vốn mọc hoang bờ bãi khắp nơi. Mùa cá đồng rộ, hái trái bần, trái giác chín về cho vào nước sôi dằm ra, cùng với bông so đũa, điên điển là có được nồi canh chua ngọt lành. Vùng đất này cũng phong phú các loại lá chua như lá giang, lá me, lá giấm… hợp với những người thích vị chua thanh nhẹ.

Cũng như món canh chua của miền Trung thường đủ vị chua, cay, mặn, ngọt. Tuy nhiên, canh chua ở miền Nam thường sẽ có vị ngọt hơn so với canh chua của người miền Bắc và miền Trung.


Tổng hợp