Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

3 điểm đến du xuân Ninh Bình đẹp ngỡ ngàng

Ninh Bình trong những năm gần đây nổi lên như một điểm du xuân lý tưởng nhất miền Bắc. Nhờ sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình cùng các công trình mang yếu tố tâm linh, vùng đất này đang được rất nhiều khách du lịch lựa chọn cho chuyến xuất hành đầu năm. Dưới đây là 3 địa điểm nhất định không thể bỏ qua tại Ninh Bình Tết Nguyên đán này. 

3 điểm đến du xuân Ninh Bình đẹp ngỡ ngàng

Sống ảo đẹp hút hồn tại Hang Múa 


Sống ảo đẹp hút hồn tại Hang Múa

Trong năm qua, Hang Múa chính là địa điểm du lịch hút khách nhất của vùng đất Ninh Bình. “Vạn lý trường thành Việt Nam” được nhiều người ưu ái khen tặng là địa điểm “sống ảo” đẹp nhất tỉnh. Hang Múa gây ấn tượng với những bậc thang đầy rêu phong dẫn lên đỉnh núi Múa, tầm nhìn bao quát toàn bộ khu vực Tam Cốc cùng những góc ảnh kì vĩ vô thực. Hai bên bậc thang là những hình trạm trổ mang đậm nét đặc sắc văn hóa. 

Hang Múa nằm ngay phía dưới chân núi Múa Ninh Bình, từ trên cao nhìn xuống bạn sẽ thấy nơi đây giống như hình quả chuông úp ngược. Đây cũng là nơi mà vua Trần thời xưa thường ghé tới để nghe các cung tần mỹ nữ đàn ca múa hát, chính vì vậy mà có tên là Hang Múa. Có thể nói Hang Múa chính là nơi hội tụ vẻ đẹp thiên nhiên và nhân tạo một cách ấn tượng nhất. 

Tràng An – Vịnh Hạ Long trên cạn 


Tràng An – Vịnh Hạ Long trên cạn

Quần thể danh thắng Tràng An nằm ở khu vực ranh giới giữa huyện Hoa Lư với các huyện Gia Viễn, Nho Quan, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình. Vùng đất này được mệnh danh là vịnh Hạ Long trên cạn và cũng là một trong những điểm du xuân đẹp nhất Ninh Bình. Vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú của vùng sông núi hòa quyện hài hoà gây ấn tượng mạnh với du khách. 

Với diện tích trải rộng hơn 2000 ha, quần thể danh thắng Tràng An được tạo nên bởi các dải núi đá vôi, các hang động kỳ ảo và những thung lũng, sông ngòi hòa quyện, cùng với hàng chục di tích lịch sử - văn hóa bao gồm đền thờ, chùa chiền, miếu mạo. Tất cả tạo nên một không gian huyền ảo, trữ tình hiếm thấy. Đến với Tràng An, khách du lịch Ninh Bình còn được mãn nhãn với màu nước xanh như ngọc bích, loài rong đặc trưng ít nơi có của vùng này. 

Chiêm bái chùa Bái Đính 


Chiêm bái chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính cũng là điểm đến trong chuyến du xuân ở Ninh Bình. Đây là một trong những ngôi chùa lớn nhất Việt Nam và trở thành điểm du lịch tâm linh hàng đầu miền Bắc hiện nay. Quần thể chùa có diện tích 539 ha, bao bọc xung quanh là những vòng cung núi đá vôi cao lớn, kỳ vĩ. 

Vào mùa xuân, đặc biệt những ngày đầu năm, chùa Bái Đính đón hàng triệu lượt người đến cúng bái và tham quan. Thời gian này cũng diễn ra lễ hội (từ ngày mùng 6.1 âm lịch đến hết tháng 3 âm lịch). Đến với chùa Bái Đính để cầu chúc cho một năm mới an lành cho bản thân và gia đình sẽ là lý do hoàn hảo trong hành trình du xuân năm nay.


Tổng hợp.

Những điều kiêng kỵ khi hướng dẫn viên đưa khách du lịch thăm bản ở Sa Pa

Việc mắc vào những điều kiêng kị ở Sapa sẽ khiến bạn gặp nhiều rắc rối và phiền toái. Điều đó sẽ khiến chuyến du lịch của bạn mất đi vui vẻ. Chính vì vậy bạn nên tìm hiểu trước một số phong tục của người dân nơi này để chuyến đi của bạn được thêm nhiều trải nghiệm văn hóa vùng Tây Bắc.


Những điều kiêng kỵ khi hướng dẫn viên đưa khách du lịch thăm bản ở Sa Pa

1.Khi đến bản làng


Đặt chân vào bản Cát Cát, Tả Phìn, Tả Van của người Mông đen hay người Dao đỏ nhưng nếu bản đang bận cúng thần hay đuổi tà ma, họ không muốn cho người lạ tham dự. Lúc đó trước cổng bản thường có một chùm lá xanh treo trên cây cột cao dựng nơi trang trọng để ai cũng nhìn thấy được mà tránh không vào.

Trên đường vào nhà người Hà Nhì, khi thấy một cánh cổng chào dựng tạm phía trên buộc tua tủa những dao gỗ, kiếm gỗ , đầu cánh gà … đó là lúc rong làng đang tổ chức lễ cúng xua đuổi tà ma.

Tương tự như vậy hàng năm các nghi lễ chung cúng thần làng, xua đuổi ma ác của đồng bào Tày, Thái, Giáy, Lào, Bố y, Xá Phó… thường được tổ chức vào tháng 2 hoặc tháng 6 , tháng 7 âm lịch. Khi cúng đồng bào đặt các dấu hiệu kiêng kỵ cấm người lạ vào làng như buộc chùm lá xanh ở cột cao trên đường vào làng hoặc đan phên mắt cáo, buộc vào đó xương hàm lợn, trâu, bò. Cả làng không ai đi làm, không cho người lạ vào làng. Nếu người lạ vô tình gồng gánh, đội nón, che ô, đeo gùi, ba lô… vào làng sẽ bị phạt bằng cách nộp đủ số lễ vật để làm lại lễ cúng làng. Trường hợp có việc khẩn cấp , muốn vào làng ngay, khách lạ phải bỏ mũ, ba lô, gồng gánh … tất cả đồ đạc đều phải xách tay. Như vậy mới mong được giảm hoặc miễn phạt.

Mỗi làng đồng bào các dân tộc ở Lào Cai đều có khu rừng cấm, thờ thế lực siêu nhiên. Nơi thờ cúng có thể ở gốc cây to, hòn đá lớn ở trong rừng. Rừng cấm là khu rừng chung của cả làng . Mọi người tự nguyện bảo vệ rừng , không ai được tự tiện chặt phá, phóng uế, trai gái không được phép đến nơi đó tâm tình.

Đi lại trong bản không cười đùa huyên náo như ngoài vườn hoa, công viên mà phải từ tốn, lịch lãm, tôn trọng cảnh quan tĩnh lặng vốn có của bản làng. Với các cháu nhỏ, dù yêu trẻ đến đâu cũng không xoa đầu chúng. Đồng bào cho rằng xoa đầu, hôn đầu trẻ làm chúng hoảng sợ, trẻ dễ bị đau ốm sài đẹn.

Trong bản thường có một khu vực chung thờ cúng rất linh thiêng: một khu rừng cấm, một gốc cây cổ thụ xum xuê cành lá nhiều năm tuổi, một hòn đá kỳ vĩ thờ thần thánh. Đó thường là nơi sạch, đẹp, mát mẻ, song du khách chớ đến đó dừng chân ngồi nghỉ ngơi, tâm tình, ăn uống, nằm ngả ngốn, vứt rác bừa bãi. Tối kỵ là không huýt sáo khi dạo chơi ngắm cảnh bản. Bà con cho rằng âm thanh tiếng huýt sáo là gọi ma quỷ về bản.

2. Khi vào thăm nhà


Trước khi vào thăm nhà đồng bào các dân tộc, du khách cần quan sát kỹ, nếu thấy ở trước cửa nhà, ở đầu cầu thang cắm hoặc treo một cành lá xanh, một cành gai hoặc cắm một tấm phên đan hình mắt cáo… Đó là những dấu hiệu kiêng cấm, gia đình không muốn người lạ vào nhà.

Nhà người Hà Nhì Đen có hai lớp cửa, khách xa tới chỉ nên vào cửa thứ nhất. Nếu muốn vào cửa thứ hai thì phải được gia đình chủ đồng ý.

Nhà người Thái có đầu cầu thang, phụ nữ chỉ được lên cầu thang có sân phải ( bên trái ), không được lên cầu thang bên phải.

Ngôi nhà của dân bản, gian giữa là nơi thờ cúng, khách không được phép ngồi ở đấy. Trang trí nơi thờ tổ tiên mỗi dân tộc có khác nhau, nhưng đều chung một quan niệm : Nơi thờ tổ tiên là chốn linh thiêng nhất . Khách không dược đặt mũ, nón, tư trang và đồ dùng khác ở nơi đó, không được sờ tay lên các đồ thờ cúng . Khi ngồi không được quay lưng vào nơi thờ. ở vùng người Thái Đen, phụ nữ không được đến gian đầu ngồi nhà sàn- nơi thờ tổ tiên.

Vào thăm nhà phải theo sự chỉ dẫn của gia chủ. Phong tục người Mông, ghế đầu bàn dành cho cha mẹ, dù cho cha mẹ đã đi gặp tiên tổ, khách không được ngồi vào chiếc ghế thiêng liêng đó.

Nhà người Mông xây dựng có cây cột to chôn sâu xuống đất, đụng cao đến nóc nhà, các cột khác nhỏ hơn. Cột đều kê trên mặt đất, cột cao nhất gọi là cột cái, nơi con ma trú ngụ, du khách không treo quần áo, ngồi dựa lưng vào cây cột “linh hồn” đó. Khách ngồi uống rượu cần, giao lưu, chuyện trò cùng gia chủ không được vừa nói, vừa chỉ trỏ ngón tay ra phía trước. Người Mông cho rằng hành vi đó là bày tỏ thái độ không bằng lòng hoặc coi thường người tiếp chuyện.

Bếp lửa vừa là nơi nấu nướng vừa là nơi tiếp khách của đồng bào các dân tộc, đồng thời là nơi thiêng liêng thờ vua bếp, thần lửa. Do đó có nhiều kiêng kị liên quan đến bếp lửa, ngồi cạnh bếp lửa sưởi không đặt chân lên hoặc làm xê địch hòn đá kê làm kiềng , vì theo quan niện của một số dân tộc thì các hòn đá này là nơi trú ngụ của thần lửa . Khi đun nấu đồng bào Tày, Thái, Nùng, Giáy, Bố Y, Lào, Lự… đều chú ý đặt quay ninh, chảo, nồi lên bếp không được để hai quay nồi , chảo theo hương cây xà ngang (vì đó là hướng nằm của người chết) mà phải đặt theo hướng đòn nóc nhà . ở vùng đồng bào Mông, Dao, Hà Nhì…. khi đưa củi vào bếp, không đưa ngọn vào trước, vì quan niệm sợ con gái gia chủ sau này sẽ sinh ngược. Khi ngồi gần bếp , du khách không quay lưng và giẫm chân vào bếp.

Trong ngôi nhà đồng bào các dân tộc cửa và cây cột chính cũng là vị trí linh thiêng thờ thần cửa, thần cột cái. Vì vậy không nên ngồi bậu cửa hoặc treo mũ nón và tựa lưng vào cột cái.

Ở vùng người Thái, Tày, Kháng, La Ha, Phú Lá kiêng không đem lá xanh, cành cây xanh, rau xanh vào cửa chính.
Đồng bào kiêng không huýt sáo ở trong nhà, vì nó là tín hiệu gọi ma tà, bão giông.

Ngoài ra, khi gia chủ mời uống nước, uống rượu, nếu khước từ thì khách nên có lời nói khéo léo để chủ nhà hiểu, thông cảm, chớ úp bát xuống bàn, chỉ thầy cúng mới được phép làm như vậy để đuổi tà ma.

Trang phục mặc vào thăm bản không mặc loại lanh trắng chưa nhuộm, đó là màu sắc của tang lễ. Du khách đến với Sapa đừng quên tắm nước suối được pha nhiều vị lá cây của người Dao đỏ sẽ làm cho nước da săn chắc, khỏe khoắn và thưởng thức thắng cố bốc khói nghi ngút bên bếp lửa hồng, uống rượu ngô với thịt thú rừng nướng ngào ngạt thơm phúc.

3. Giao tiếp sinh hoạt


Chào hỏi: Khi đến nhà, đi đường, khách cần chủ động chào hỏi bằng thái độ chân thành, nụ cười thật thà sẽ xoá đi mặc cảm bất đồng ngôn ngữ. Khi chia tay có thể bắt tay, không cần nói lời tạm biệt, hẹn gặp lại nhưng luôn nở nụ cười. Không xoa tay lên đầu trẻ em người Mông, Dao, vì theo quan niệm của họ, hồn người trú ngụ ở đầu, người lạ sờ vào , hồn hoảng sợ bỏ trốn ,làm cho trrẻ hay bị ốm đau.

Khi ăn uống: Mỗi dân tộc có quan niện khác nhau về vị trí chỗ ngồi , vì vậy cần lưu ý không ngồi vào một số vị trí đặc biệt như: ở vùng người Giáy, Dao phía dãy ghế ở gần bàn thờ dành riêng cho người cao tuổi nhất, khách quý nhát. Đồng bào Mông khi bố mẹ mất, vị trí đầu bàn (gần bàn thờ) luôn bỏ trống với ý niệm nơi đó giành cho hồn bố mẹ. Người Thái, Tày, Mường nơi giáp cửa sổ gia chủ đặt hai chén con có ý giành cho tổ tiên về tiếp khách, khách không ngồi ở vị trí đó.

Trước khi ăn uống cần kiên trì nghe gia chủ tién hành các nghi lễ mời tổ tiên, chúc tụng các điều tốt lành. Khách không rót rượu trước, không gắp thức ăn trước, khi dùng xong tuyệt đối không úp chén, úp bát xuống mâm.

Khi ngủ: Mỗi căn nhà của đồng bào dân tộc ở Lào Cai đều có chỗ ngủ dành riêng cho khách, nên cần tuân theo sự bố trí của gia chủ, không nằm để chân về phía bàn thờ. ở một số vùng người Mông, Dao,Thái, La Ha, Kháng kiêng không mắc màn màu trắng trong nhà.

Chúc bạn có một chuyến du lịch tại Sapa nhiều niềm vui.

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

Đi khắp thế gian thưởng thức đặc sản của các tỉnh thành Việt Nam

Các tỉnh 3 miền Bắc - Trung - Nam Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh đẹp mắt, con người hiền hòa mà còn có rất nhiều đặc sản "mê hoặc" du khách. Mỗi địa phương lại có một hoặc nhiều món ăn đặc trưng, để rồi bất kỳ ai đến đó đều tìm cho bằng được để thưởng thức.

Đi khắp thế gian thưởng thức đặc sản của các tỉnh thành Việt Nam

Bánh hoa tam giác mạch nướng, Hà Giang


Bánh hoa tam giác mạch nướng, Hà Giang

Được làm ra từ loài hoa thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch mỗi năm của núi rừng Đông Bắc Hà Giang – hoa tam giác mạch. 

Cuối mùa, người dân thu hoạch tam giác mạch, hạt của chúng được phơi khô, xay thành thứ bột thật mịn màng, sau đó cho bột hòa lẫn với nước lã thành bột dẻo, rồi cho vào khuôn truyền thống đúc thành từng miếng bánh tròn xoe. Bánh được hấp chín trên bếp lửa có vị ngọt thanh, mềm xốp, thoáng vị bùi, phảng phất chút hăng đặc trưng của cây rừng.

Bánh bèo Huế


Bánh bèo Huế

Một trong số những món ăn ngon đứng đầu bảng đặc sản trứ danh ở Huế đó là bánh bèo. Bí quyết tạo nên tiếng vang cho các loại bánh này là nước chấm ăn kèm. Nước chấm hòa quyện giữa đường, ớt, tỏi tạo nên vị ngọt và thơm cay. Mỗi loại có công thức, cách làm khác nhau, song đều mang trong mình triết lý ẩm thực của người Huế: khéo léo, tài tình ở cách chế biến, tinh tế ở cách trang trí, bày biện khiến các món ăn bình dân trở thành đặc sản nổi tiếng tứ phương.

Nho Phan Rang - Ninh Thuận


Nho Phan Rang - Ninh Thuận

Nho là loại trái cây đặc trưng cho vùng đất này khi chúng ta nhắc đến đặc sản Phan Rang thì mọi người sẽ nghĩ đến Nho đầu tiên. Không giống những vườn nho nổi tiếng ở miền Nam nước Pháp, nho ở Phan Rang được trồng theo lối mắc giàn trên cao. Giống nho cho ra quả có hạt, vị ngọt nhẹ và màu tím hồng khi chín. Nho chỉ dùng ăn tươi, làm rượu và tách hạt làm nho khô ăn rất tuyệt vời.

Hồng Đà Lạt


Hồng Đà Lạt

Không chỉ là thức quả thơm ngon, các vườn hồng Đà Lạt còn được nhiều bạn trẻ tìm đến check – in chụp những bức ảnh đẹp thần sầu mỗi dịp ghé thăm Đà Lạt. Quả hồng chín dưới bàn tay tỉ mỉ của người dân Đà Lạt có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như hồng sấy, mứt hồng ... Có một điều đặc biệt trong cách chế biến hồng ở đây chính là hồng treo. Hồng sau khi chín sẽ được thu hoạch sẽ được sơ chế rồi buộc dây treo lên, được biết treo hồng chỗ càng thoáng gió thì sẽ giữ được hương vị, bảo quản lâu hơn và nhanh được thưởng thức hơn.

Bánh bò thốt nốt An Giang


Bánh bò thốt nốt An Giang

Bánh bò thốt nốt là món ăn dân dã, quen thuộc của mảnh đất An Giang. Bánh được làm từ bột gạo xay, trộn với đường thốt nốt. Để tạo ra được món ăn này, người làm phải trải qua rất nhiều công đoạn từ chọn nguyên liệu, ủ bột gạo, hấp chín... Bánh bò thốt nốt có vị ngọt thanh, không gắt, bạn có thể ăn kèm bánh bò với dừa nạo để giúp món ăn hấp dẫn và kích thích hơn.

Bánh tét lá cẩm Cần Thơ


Bánh tét lá cẩm Cần Thơ

Chỉ người miền Tây chính gốc mới “rành sáu câu” lá cẩm – thứ lá mảnh dẻ vắt ra có màu tím thẫm đã làm nên danh tiếng cho bánh tét lá cẩm xứ Bình Thuỷ, Cần Thơ - loại bánh tím thẫm, mùi thơm ngọt dịu quấn lấy đầu mũi khi chỉ mới nhón tay bốc thử một khoanh. Bánh tét lá cẩm có 4 loại bánh được phân chia theo từng loại nhân: nhân thịt muối thập cẩm, nhân mỡ, nhân chuối và đậu ngọt.


Tổng hợp

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

Thả hồn theo những hồ nước đẹp nhất nước Ý

Nếu bạn mơ về một kỳ nghỉ có thể vừa lặn, bơi, lướt ván, đi thuyền buồm, ca nô vừa có thể tản bộ, đạp xe leo núi trên con đường mòn thì những hồ nước tuyệt đẹp nổi tiếng ở Ý chính là điểm đến lý tưởng dành cho bạn.

Thả hồn theo những hồ nước đẹp nhất nước Ý

Hồ Garda 


Hồ Garda

Với bề mặt rộng khoảng 370 km², hồ Garda là thiên đường cho những ai yêu thích các môn thể thao dưới nước. Hồ và bờ hồ được phân chia giữa các tỉnh Verona, Brescia và Trentino. Vì là hồ lớn nhất tại Ý, Garda luôn sống động và chật kín du khách.

Quanh hồ là những ngôi làng, thị trấn đẹp như tranh vẽ với nhiều di tích lịch sử, lâu đài, pháo đài. Các nhà văn và họa sĩ nổi tiếng thường chọn hồ Garda là điểm đến để tìm nguồn cảm hứng nghệ thuật.

Phía Bắc hồ thu hút những người đam mê hoạt động ngoài trời đến lướt sóng, lặn. Phía Nam lại hớp hồn khách du lịch bằng những khu nghỉ dưỡng, vườn nho thơ mộng và nhiều ngôi làng xinh đẹp. Thị trấn Riva del Garda nằm ở phía Bắc của hồ nổi tiếng là nơi có điều kiện lướt sóng tuyệt vời nhất. Con đường dành cho xe đạp "Garda By Bike" được xây dựng vòng quanh hồ còn được ca ngợi là "đường đi xe đạp đẹp nhất châu Âu". 

Hồ Como


Hồ Como

Nằm dưới chân dãy núi Alpes, những hồ nước rộng lớn được thiên nhiên ban tặng nước Ý đã tạo ra một cảnh quan cực kỳ ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên, nổi bật nhất là hồ Como. Nhiều người cho rằng khu vực hồ Como xứng danh là một vương quốc thần tiên, lãng mạn với phong cảnh hữu tình, núi non hùng vĩ bao quanh và khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm. Điểm xuyết bên các bờ hồ là những lâu đài, biệt thự và vườn hoa tráng lệ, những công trình đã trở thành bảo tàng kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật lâu đời và phong phú bậc nhất trên thế giới.

Cảnh quan tuyệt mỹ tại những nơi này sẽ tạo hưng phấn cho những ai thích dạo bộ quanh các bờ hồ và rất nhiều loại hình du ngoạn khác nhau đủ sức đáp ứng mọi sở thích của du khách. Các môn thể thao đánh golf hay cưỡi ngựa cũng có mặt trong các chương trình du lịch. Khu vực này cũng là nơi hội tụ của những nhà thể thao dưới nước nghiệp dư. Bên cạnh đó, hệ thống thuyền buồm hay xuồng có phao bên sẽ cho phép du khách yên bình thả hồn trên sóng nước khi dạo chơi trên mặt hồ.

Du khách có thể dạo quanh bờ hồ trên con đường ngoằn ngoèo, nhưng cách tham quan thoải mái nhất là dạo hồ bằng tàu, ghé đến các lâu đài bên bờ hồ và thưởng thức hòa nhạc diễn ra vào mỗi chiều tối. 

Hồ Ledro 


Hồ Ledro

Ledro được xem là một trong những hồ sạch nhất ở Trentino. Hồ Ledro cách thị trấn Riva del Garda khoảng 15 km. Làn nước trong vắt ánh màu ngọc lam là nơi bạn có thể lặn trong những ngày hè. Nhờ màu xanh lộng lẫy và nước trong vắt phản chiếu những ngọn núi xung quanh, Ledro còn được coi là một trong những hồ đẹp nhất ở Trentino.

Ngoài các môn thể thao dưới nước như bơi lội, câu cá, chèo thuyền, Ledro có rất nhiều tuyến đường dành cho những người đạp xe và đi bộ đường dài, leo núi. 

Khu vực này còn có Bảo tàng Palafitte nổi tiếng ở bờ phía Đông - nơi tái thiết di tích ngôi làng đóng cọc (2200-1350 trước Công nguyên). Sau hàng ngàn năm, phần còn lại của ngôi nhà cọc tại hồ Ledro đã được tái phát hiện vào mùa thu năm 1929, khi mực nước hồ bị hạ thấp do công trình nhà máy thủy điện đang được xây dựng ở Riva del Garda.

Bảo tàng Palafitte trưng bày các sản phẩm thủ công tinh xảo của nhà đóng cọc, như một mặt cắt cuộc sống hằng ngày của tổ tiên cách đây 4.000 năm.

Hồ Toblino 


Hồ Toblino

Cách thành phố Trento khoảng 15 km về phía Tây, hồ Toblino nằm giữa những ngọn đồi, vườn nho, cây ăn quả nên được xem là một trong những hồ lãng mạn nhất ở Trentino. 

Nhờ khí hậu ôn hòa, khu vực hồ Toblino sở hữu thảm thực vật Địa Trung Hải điển hình với hương thảo, nguyệt quế và cây ô liu. Đây cũng là môi trường sống của các loài chim và cá nước.

Vào buổi sáng, lâu đài Toblino trên bờ hồ ẩn hiện trong làn sương trở thành khoảnh khắc tuyệt đẹp nhất. Khung cảnh hữu tình ở đây dễ dàng chiếm trọn trái tim của bất kỳ ai có dịp ghé thăm. 


Tổng hợp

Các mô hình bán vé máy bay trên Facebook hiệu quả

Để bán vé máy bay trên Facebook có rất nhiều cách thức khác nhau.



Bạn có thể lựa chọn 1 trong 5 mô hình bán hàng dưới đây:

Bán vé máy bay trên Facebook qua kênh Fanpage.

Bán vé máy bay trên Fanpage Facebook là 1 kênh bán hàng phổ biến nhất. Để bán hàng trên Fanpage, bạn cần:

-Tạo Shop bán hàng trên Facebook.
-Chăm sóc thật kỹ càng nhờ chiến lược phát triển nội dung.
-Chiến lược đa dạng hóa Fanpage; Sở hữu nhiều page khác nhau (page cộng đồng, page cá nhân, page thương hiệu)…
-Page sản phẩm chứa thương hiệu.

Bán vé máy bay trên Facebook thông qua các Group.

Các Group bán hàng trên Facebook giờ đây cũng không còn là xa lạ với người dùng. Hàng loạt các Group bán hàng được lập ra là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa. Hay cũng có thể là nơi chia sẻ những kinh nghiệm mua hàng trực tuyến, nguồn hàng tốt … Hãy bắt đầu với việc:

-Tạo ra Group cộng đồng của riêng mình.
-Bán hàng trên Group của người khác.
-Xây dựng thương hiệu trên Group.
-Tạo Group chăm sóc khách hàng.
-Bán vé máy bay trên Facebook trực tiếp trên Profile.

Bạn hoàn toàn có thể bán bán vé máy bay trên chính Profile cá nhân của mình. Đây là kênh bán hàng hiệu quả cao và bền nhất. Nếu Profile của bạn có lượng Follow lớn thì đây là chính là cách bán hàng Online hiệu quả nhất. Bạn có thể bắt đầu với việc:

-Chăm viết bài để tăng tương tác
-Xây dựng thương hiệu cá nhân, giữ uy tín.
-Tăng lượt theo dõi lên cao và nhanh nhất có thể bằng các giải pháp khác nhau.
-Kết bạn với các khách hàng tiềm năng.
-Xây dựng Profile chất.

Bán vé máy bay trên Facebook bằng Livestream.

Mô hình bán hàng này đang là mốt. Bạn cần phải:

-Đầu tư về kịch bản.
-Trang thiết bị Livestream.
-Lựa chọn khung giờ phát Livestream phù hợp.
-Lựa chọn sản phẩm bán Livestream phù hợp.
-Cần có quà tặng và chương trình cho người xem v.v…

Bán vé máy bay trên Facebook bằng tin nhắn Messengers.

Bán vé máy bay qua Messenger cũng là 1 mô hình bán hàng Facebook hiệu quả không kém. Nhưng đừng để những tin nhắn đó trở thành Spam nhé! Hãy bắt tay ngay vào bằng việc:

-Kết bạn Mesenger thật nhiều.
-Chú trọng lướt Facebook của khách hàng, sau đó chủ động tag, inbox, trò chuyện để kết bạn theo mô hình bán hàng 5b (bạn – bàn – ban – bản – bán)

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Mãn nhãn trước phong cảnh thiên nhiên Canada

Canada không chỉ có những công trình kiến trúc hiện đại, khí hậu mát mẻ và không gian yên bình. Mà thiên nhiên còn ban tặng cho quốc gia này nhiều cảnh đẹp hoang sơ, hùng vĩ thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới ghé thăm.

Mãn nhãn trước phong cảnh thiên nhiên Canada

Thác Niagra 


Thác Niagra

Niagra là một trong những thác nước nổi tiếng và hùng vĩ nhất thế giới nằm giữa biên giới Mỹ và Canada. Nó hình thành từ ba ngọn thác riêng biệt gồm Horseshoe, American, Bridal Veil. Du khách có thể đi bộ quanh bờ thác để ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ, lắng nghe tiếng thác đổ, đón ngọn gió mạnh từ thác nước bay đến, khi mệt thì ngồi nghỉ trên thảm cỏ. 

Có một loại hình giải trí cảm giác mạnh mà nhiều khách du lịch Canada muốn thử là đi du thuyền ra giữa dòng sông Niagara và tiếp cận sát nơi thác nước đổ xuống. Còn có một phương tiện chiêm ngưỡng thác từ trên cao là ngồi trong ca-bin đi dây cáp nối liền hai bờ sông Niagara. Du khách sẽ có cảm giác như bay bổng trên trời cao để ngắm nhìn dòng thác bên dưới. 

Đảo Fogo 


Đảo Fogo

Đảo Fogo nằm giữa khu vực của Newfoundland và Labrador, mang trong mình một vẻ đẹp yên bình và hoang sơ. Đây là hòn đảo lớn nhất nằm sát biển của tình Newfoundland và Labrador có nền văn hóa độc đáo, đa dạng. Cộng đồng ngư dân ở Fogo được hình thành từ thế kỷ 18, có 11 cộng đồng cư dân.sinh sống trên đảo. Điểm thu hút du khách tại đây là trải nghiệm về các cảng đánh cá truyền thống và thưởng thức hải sản tươi sống cùng gia đình, bạn bè. Hòn đảo này được cho là nơi lý tưởng cho các chuyến đi nghỉ dưỡng. 

Hồ Ontario 


Hồ Ontario

Hồ là một trong những hồ nước tự nhiên lớn nhất tại Canada với diện tích gần 19.000 m2. Theo ngôn ngữ của người da đỏ Huron đã sống ở đây trước tiên, Ontario có nghĩa là “Lake of shining waters” (Hồ nước sáng ngời). Hồ Ontario đóng vai trò điều hòa không khí cho thành phố Toronto vào mùa hè. Khi đến hồ vào những tháng nước không đóng băng, du khách có thể ngồi du thuyền, ngắm toàn cảnh tháp CN cao 553 m. 

Vườn quốc gia Jasper 


Vườn quốc gia Jasper

Vườn quốc gia lớn nhất vùng núi Rocky của Canada mang đậm vẻ đẹp hoang dã với những dãy núi liền kề nhau cùng các thung lũng, sông băng. Những địa danh đẹp nhất, hấp dẫn khách du lịch Canada nhất là sông băng Athabasca, hồ Maligne và phố núi Jasper. 

Ngoài ra, bạn có thể đến cầu đi bộ Glacier Skywalk để ngắm nhìn toàn cảnh những ngọn núi hùng vĩ. Mỗi năm, vườn quốc gia Jasper thu hút hàng triệu lượt khách tham quan. Điểm đến này đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1984. 

Hồ Louise 


Hồ Louise

Đây là một hồ nước ở trên núi với làn nước xanh mát, nằm trong Vườn Quốc gia Banff ngay dưới chân những ngọn núi băng. Hồ Louise dài khoảng 2,5 km và sâu 90 mét. Vào mùa hè, du khách có thể chèo thuyền tại đây, còn mùa đông hồ trở thành một trong những sân trượt băng ngoài trời đẹp nhất trên thế giới.


Tổng hợp.

Khám phá lễ hội cho người chết ở các nước trên thế giới

Lễ hội chào đón người chết trở về trần thế là dịp linh thiêng và quan trọng. Đây được coi là phiên bản đặc biệt của Halloween ở một số quốc gia trên thế giới.

Lễ hội chào đón người chết trở về trần thế là dịp linh thiêng và quan trọng. Đây được coi là phiên bản đặc biệt của Halloween ở một số quốc gia trên thế giới.

Lễ hội Samhain (Ireland và Scotland)

Ireland được cho là nơi bắt nguồn của ngày lễ Halloween thời hiện đại. Ngày nay, Ireland và Scotland đều tổ chức lễ hội với lửa trại, trò chơi cùng các món ăn truyền thống như “Barmbrack” - một loại bánh hoa quả đặc trưng vào dịp này. Người dân bỏ đồng xu, khuy áo và nhẫn vào bánh, cầu mong may mắn về tài vận hoặc tình cảm vào năm tới.

Ireland được cho là nơi bắt nguồn của ngày lễ Halloween thời hiện đại. Ngày nay, Ireland và Scotland đều tổ chức lễ hội với lửa trại, trò chơi cùng các món ăn truyền thống như “Barmbrack” - một loại bánh hoa quả đặc trưng vào dịp này. Người dân bỏ đồng xu, khuy áo và nhẫn vào bánh, cầu mong may mắn về tài vận hoặc tình cảm vào năm tới.

Lễ hội Obon (Nhật Bản)

Bắt nguồn theo phong tục Phật giáo của Nhật Bản, đây là dịp để người dân xứ sở hoa anh đào cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên. Vào rằm tháng 8 âm lịch hàng năm, người ta đặt trước cửa nhà một con ngựa làm từ các loại rau, đốt lửa nhỏ (gọi là "mukaebi") để đón người đã khuất trở về. Trong ngày cuối cùng, người Nhật thực hiện nghi thức thả thuyền giấy dọc theo các con sông, dâng bánh Okuridango... đưa tiễn những người quá cố trở về thế giới của họ.

Bắt nguồn theo phong tục Phật giáo của Nhật Bản, đây là dịp để người dân xứ sở hoa anh đào cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên. Vào rằm tháng 8 âm lịch hàng năm, người ta đặt trước cửa nhà một con ngựa làm từ các loại rau, đốt lửa nhỏ (gọi là "mukaebi") để đón người đã khuất trở về. Trong ngày cuối cùng, người Nhật thực hiện nghi thức thả thuyền giấy dọc theo các con sông, dâng bánh Okuridango... đưa tiễn những người quá cố trở về thế giới của họ.

Lễ hội Día de los Muertos (Mexico)

Từ ngày 1-2/11, Mexico và nhiều nơi khác ở châu Mỹ Latinh tổ chức Día de los Muertos (Ngày của người chết). Theo quan niệm, cổng thiên đường mở cửa lúc nửa đêm ngày 31/10, linh hồn trẻ em sẽ trở về Trái Đất đoàn tụ với gia đình trong 24 giờ. Vào ngày 2/11, linh hồn người trưởng thành từ thiên đàng xuống để tham gia vào lễ hội. Bàn thờ trong mỗi nhà trang trí hoa quả, đậu phộng, gà tây, soda... và bánh mì "Pan de muerto" đặc trưng. Ngoài ra, các gia đình chuẩn bị kẹo, đồ chơi, thuốc lá hoặc rượu để tưởng niệm người đã khuất.

Từ ngày 1-2/11, Mexico và nhiều nơi khác ở châu Mỹ Latinh tổ chức Día de los Muertos (Ngày của người chết). Theo quan niệm, cổng thiên đường mở cửa lúc nửa đêm ngày 31/10, linh hồn trẻ em sẽ trở về Trái Đất đoàn tụ với gia đình trong 24 giờ. Vào ngày 2/11, linh hồn người trưởng thành từ thiên đàng xuống để tham gia vào lễ hội. Bàn thờ trong mỗi nhà trang trí hoa quả, đậu phộng, gà tây, soda... và bánh mì "Pan de muerto" đặc trưng. Ngoài ra, các gia đình chuẩn bị kẹo, đồ chơi, thuốc lá hoặc rượu để tưởng niệm người đã khuất.

Lễ hội Pangangaluluwa (Philippines)

Pangangaluluwa là một lễ hội truyền thống của Philippines. Vào ngày này, trẻ em nơi đây có một phiên bản "Treat or trick" riêng biệt. Những đứa trẻ thay vì nhận kẹo sẽ từ nhà này sang nhà khác, hát những bài hát truyền thống để xin tiền và đồ ăn. Tuy nhiên, nhiều người lợi dụng việc xin tiền cho lợi ích kinh tế, người dân đất nước đang cố gắng sử dụng kẹo thay thế trong dịp lễ với mục đích tốt đẹp hơn.

Pangangaluluwa là một lễ hội truyền thống của Philippines. Vào ngày này, trẻ em nơi đây có một phiên bản "Treat or trick" riêng biệt. Những đứa trẻ thay vì nhận kẹo sẽ từ nhà này sang nhà khác, hát những bài hát truyền thống để xin tiền và đồ ăn. Tuy nhiên, nhiều người lợi dụng việc xin tiền cho lợi ích kinh tế, người dân đất nước đang cố gắng sử dụng kẹo thay thế trong dịp lễ với mục đích tốt đẹp hơn.

Lễ hội Ma đói (Hong Kong)

Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, người dân Hong Kong tổ chức lễ hội ma đói. Mọi người tin rằng, những linh hồn sẽ trỗi dậy và lang thang khắp nơi vào thời gian này. Nhiều gia đình thực hiện phong tục đốt vàng mã, cúng thức ăn cho người quá cố ở thế giới bên kia.

Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, người dân Hong Kong tổ chức lễ hội ma đói. Mọi người tin rằng, những linh hồn sẽ trỗi dậy và lang thang khắp nơi vào thời gian này. Nhiều gia đình thực hiện phong tục đốt vàng mã, cúng thức ăn cho người quá cố ở thế giới bên kia.

Lễ hội Pitru Paksha (Ấn Độ)

Pitru Paksha là lễ hội truyền thống của đạo Hindu, kéo dài 16 ngày theo lịch âm. Người ta tin rằng thần chết Yama sẽ đưa linh hồn đến gặp 3 thế hệ trước đó của gia đình tại nơi chuộc tội. Trong dịp này, linh hồn được phép trở về Trái Đất để đoàn tụ với gia đình. Các thành viên phải thực hiện đầy đủ lễ Shraddha để bảo đảm những người thân có một nơi trú ngụ ở kiếp sau. Bên cạnh đó, nhiều gia đình sẽ nấu những món ăn cúng như kheer (gạo nếp và sữa), lapsi (cháo yến mạch), cơm, đậu lăng...

Pitru Paksha là lễ hội truyền thống của đạo Hindu, kéo dài 16 ngày theo lịch âm. Người ta tin rằng thần chết Yama sẽ đưa linh hồn đến gặp 3 thế hệ trước đó của gia đình tại nơi chuộc tội. Trong dịp này, linh hồn được phép trở về Trái Đất để đoàn tụ với gia đình. Các thành viên phải thực hiện đầy đủ lễ Shraddha để bảo đảm những người thân có một nơi trú ngụ ở kiếp sau. Bên cạnh đó, nhiều gia đình sẽ nấu những món ăn cúng như kheer (gạo nếp và sữa), lapsi (cháo yến mạch), cơm, đậu lăng...

Lễ hội Awuru Odo (Nigeria)

Khác với ngày lễ của các nước, lễ hội Awuru Odo chỉ diễn ra 2 năm một lần. Đây là dịp để những người đã khuất trở về trần thế cùng gia đình. Lễ hội kéo dài 6 tháng, được tổ chức với các bữa tiệc, âm nhạc và mặt nạ trước khi người chết trở về thế giới bên kia.

Khác với ngày lễ của các nước, lễ hội Awuru Odo chỉ diễn ra 2 năm một lần. Đây là dịp để những người đã khuất trở về trần thế cùng gia đình. Lễ hội kéo dài 6 tháng, được tổ chức với các bữa tiệc, âm nhạc và mặt nạ trước khi người chết trở về thế giới bên kia.

Lễ hội Pchum Ben (Campuchia)

 Từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10, mọi gia đình theo đạo Phật ở Campuchia tụ tập cùng nhau tổ chức lễ Pchum Ben để tưởng niệm người chết. Vào thời gian này, các nhà sư sẽ tụng kinh liên tục ngày đêm để mở cổng địa ngục. Người thân trong gia đình mang đồ ăn như gạo nếp và đậu gói trong lá chuối, dâng những giỏ hoa để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Đây cũng là dịp con cháu tổ chức lễ mừng thọ những người lớn tuổi.

Từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10, mọi gia đình theo đạo Phật ở Campuchia tụ tập cùng nhau tổ chức lễ Pchum Ben để tưởng niệm người chết. Vào thời gian này, các nhà sư sẽ tụng kinh liên tục ngày đêm để mở cổng địa ngục. Người thân trong gia đình mang đồ ăn như gạo nếp và đậu gói trong lá chuối, dâng những giỏ hoa để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Đây cũng là dịp con cháu tổ chức lễ mừng thọ những người lớn tuổi. 


(Tổng hợp)