Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Những món ăn độc đáo mang hơi thở miền Tây

Người dân miền Tây sông nước luôn gắn liền với tính cách giản dị, mộc mạc, chân chất và phóng khoáng, vì thế ẩm thực nơi đây cũng mang hương vị mộc mạc như chính tính cách của họ. Du lịch miền Tây, nhất định bạn nên nếm thử những món ăn sau đây nhé!

Những món ăn độc đáo mang hơi thở miền Tây

Bánh đúc lá dứa nước đường


Bánh đúc lá dứa nước đường

Bánh đúc lá dứa là món quà vặt dân dã, giản dị quen thuộc thời thơ ấu của nhiều trẻ em vùng sông nước miền Tây. Món ăn thôn quê ngày nay không chỉ quen thuộc với người dân làng xóm miền Tây mà còn được mọi người Sài thành ưa chuộng.

Bánh đúc lá dứa là sự kết hợp giữa bột gạo, lá dứa, nước cốt dừa và đậu phộng. Khi thưởng thức món bánh đúc ngọt, bạn sẽ được tận hưởng cái sự dai dai, giòn giòn của bánh và hương vị ngọt lịm của đường, vị béo của nước cốt dừa và vị bùi của đậu phộng cùng hương thơm ngào ngạt của lá dứa.

Chuối quết dừa


Chuối quết dừa

Đây là một món ăn dân dã, giản dị, được tất cả mọi người từ già trẻ lớn bé yêu thích. Chuối quyết dừa là món ăn ngon, vừa thơm mùi chuối vừa ngọt vị đường lại vừa có độ béo bùi của dừa nạo, kết hợp với vị ngọt mát của các loại rau vườn tươi xanh và hòa thêm chút vị của nước mắm chua ngọt.

Bánh cống


Bánh cống

Lần đầu tiên tới Sóc Trăng, bạn dễ gặp những xe bán bánh cống vàng rộm ở dọc đường hay trong các khu chợ. Đây chính là món bánh quen thuộc của đồng bào Khmer. Điều đặc biệt của bánh cống nằm ở chỗ, nguyên liệu làm vỏ bánh không phải là bột mì hay bột gạo, mà nó là sự hòa quyện giữa đậu nành và gạo. Hai nguyên liệu này đều phải chọn loại ngon, ngâm nước cho nở đều. Gạo được xay thành bột nước, nêm chút muối, đường cho vỏ bánh được đậm đà. Đậu xanh hấp chín, nguyên hạt. Nhân bánh làm từ thịt heo với tôm bóc vỏ bằm nhuyễn. Bánh cống ăn kèm rau sống và nước mắm chua ngọt, bánh đậm đà giòn rụm cùng vị thanh mát của rau. Chỉ đơn giản vậy thôi mà làm bao thực khách phải lưu luyến.

Lẩu mắm


Lẩu mắm

Lẩu mắm là món ăn đặc sản của miền Tây Nam Bộ, ai đã ăn một lần thì rất dễ nghiền. Nguyên liệu của lẩu mắm không thể thiếu được nước lọc từ các loại mắm cá chế biến công phu cùng xương ninh. Đồ ăn kèm của lẩu mắm lại càng đa dạng với thịt, lươn, bạch tuộc và đặc biệt là vài chục loại rau, trong đó có nhiều loại rau đặc trưng sông nước như bông lục bình, cù nèo, rau mác, đọt choại, đọt dớn, cải trời, dây bình bát, rau chay, rau đắng, rau dừa, bông điên điển, càng cua, bông súng, rau muống đồng, môn đúm, bông so đũa... Vị ngọt của rau tươi ngon hòa quyện với mùi thơm đặc trưng của mắm, của cá, mực, lươn, xả khiến du khách đã từng một lần thử rồi thì sẽ nhớ mãi.

Chuột đồng


Chuột đồng

Cứ hết mùa gặt, người ta lại đi bắt chuột đồng về chế biến thành các món ăn đặc sản như chuột nước lu, chuột nướng muối ớt hay đặc biệt là chuột đồng chiên sả ớt. Chuột đồng sau khi bắt về sẽ được làm sạch ướp với sả, ớt rồi nêm thêm các gia vị cho vừa ăn. Sau khi đã ướp gia vị thấm đượm, người ta sẽ mang chuột đi chiên trên lửa nhỏ và đảo thật đều tay đến khi miếng chuột vàng ruộm giòn tan. Chuột đồng chiên sả ớt có hương vị thơm ngon nức mũi vô cùng ưa cơm. 


Tổng hợp

Ý nghĩa 5 loại bánh Tết truyền thống của Việt Nam

Vào những ngày Tết Âm lịch, mỗi gia đình lại mua về những loại bánh, trái về trưng. Trong đó, có một số loại bánh Tết truyền thống không chỉ có hương vị thơm ngon, hình thức bắt mắt mà chúng còn ẩn chứa những ý nghĩa đặc biệt. 

Ý nghĩa 5 loại bánh Tết truyền thống của Việt Nam


1. Bánh chưng 


Bánh chưng ngày Tết


Bánh chưng là loại bánh Tết truyền thống không thể thiếu của mỗi gia đình người miền Bắc. Món bánh này được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ. Gây ấn tượng với lớp vỏ màu xanh của lá dong bao bọc bên ngoài. 

Tương truyền, món bánh truyền thống này xuất hiện từ thời vua Hùng. Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho mặt đất. Những sợi dây lạt buộc chặt bên ngoài dùng để xắt bánh còn thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của những thành viên trong gia đình, cũng như sự gắn kết của toàn dân tộc. 

Phần nhân bên trong của bánh chưng cũng mang ý nghĩa sâu xa. Từ nguyên liệu gạo nếp ngon là thức ăn nuôi sống dân tộc ta từ bao đời nay, cũng tượng trưng cho nền nông nghiệp lúa nước truyền thống của Việt Nam. Cho đến lá dong xanh bọc ngoài phần nhân trong ruột bánh, tượng trưng cho ơn sinh thành, bao bọc của cha mẹ. 

2. Bánh tét 


Bánh tét ngày Tết


Bánh tét là món bánh Tết của người miền Nam, cũng tương tự như bánh chưng của người miền Bắc. Người miền Nam gói bánh tét hình trụ dài, có phần nhân dàn đều bên trong. Không chỉ có hương vị thơm ngon, mà bánh tét còn mang ý nghĩa lịch sử. Tượng trưng cho hình ảnh người mẹ bao bọc lấy các con. 

Sự hiện diện của bánh tét vào dịp lễ quan trọng của dân tộc này, cũng là lời nhắc nhở công ơn sinh thành của cha mẹ ngày đầu năm. Có như thế, mỗi người con dân Việt Nam mới luôn biết hiếu thảo, nhớ đến công ơn cha mẹ. 


3. Bánh khảo 


Bánh khảo ngày Tết


Đây là thứ bánh truyền thống không thể thiếu được trong những ngày Tết Nguyên đán đối với người Tày. Làm bánh khảo cũng mất khá nhiều thời gian vì quy trình dài gồm: rang gạo, xay bột, hạ thổ, giã đường, làm nhân, vò bột, vào khuôn... 

Nguyên liệu làm nên món bánh này có sự kết hợp của bột gạo nếp – tượng trưng cho đất mẹ, mùi thơm lừng từ vừng mang ý nghĩa hòa hợp, đoàn kết và vị ngọt của đường phên, rượu trắng thơm nồng tình yêu thương... 

4. Bánh phu thê 


Bánh phu thê ngày Tết


Bánh phu thê (hay còn được gọi là bánh xu xê/su sê), đặc sản của Bắc Ninh không chỉ góp mặt trong các dịp cưới hỏi mà luôn hiện diện trong các dịp lễ, Tết quan trọng. Bánh phu thê truyền thống được gói bằng hai thứ lá, bên trong là lớp lá dong hoặc lá chuối, bên ngoài là lớp lá dừa. Loại gạo để làm bánh phu thê phải là loại gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon. 

Bánh phu thê mang ý nghĩa tượng trưng cho lòng thuỷ chung son sắt của các cặp vợ chồng. Phần bột mỏng ôm trọn nhân đậu xanh bên trong, thể hiện sự ôm ấp, chở che ấm áp của tình nghĩa phu thê. Không những vậy, bánh phu thê còn bao hàm trong nó triết lí ngũ hành một cách tinh tế, thể hiện qua 5 màu của bánh: màu trắng của bột lọc và cơm dừa, màu vàng của dành dành dùng làm màu cho vỏ bánh và nhân đỗ xanh, màu đen của hạt vừng, màu xanh của lá và màu đỏ của lạt buộc. Đó là sự hòa hợp của con người với trời đất, là sự hòa hợp giữa người với người và giữa vợ với chồng. 

5. Bánh cộ 


Bánh cộ ngày Tết


Bánh cộ, hay còn được gọi là bánh in, là một trong những món bánh đặc sản xứ Huế. Không khí Tết cổ truyền tại Huế luôn mang đập nét ẩm thực. Và chính sự hiện diện của bánh cộ nhiều màu sắc là dấu hiệu nhận biết đầu tiên. Bánh cộ được làm từ bột năng, bột nếp, đậu xanh, đường, các nguyên liệu khác. Sau đó được ép, đúc thành khuôn, mặt đáy của bánh có khắc các hình chữ Thọ, Phúc, Lộc và gói trong giấy ngũ sắc. 

Đây là loại bánh để dùng trong ngày Tết, phục vụ việc thờ cúng và đãi khách. Vào thời xa xưa, chiếc bánh có in hình chữ "THỌ" mang ý nghĩa chúc vua trường thọ. Và dần dần cho đến ngày nay bánh cộ đã trở thành đặc sản không thể thiếu của Huế mỗi dịp đầu năm.

Nguồn: Tổng hợp.

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

5 thử thách giúp bạn phát triển sự nghiệp

Sheila Wellington, tác giả cuốn sách “Hãy là người cố vấn thông thái của chính bạn” và là một giáo sư của trường đại học NewYork, cho biết: “Không gì có thể nâng cao sự nghiệp của bạn hơn là vượt qua những thách thức. Nó sẽ giúp bạn tạo ra bước đột phá quan trọng”.



Dưới đây là một số thách thức bạn có thể xem xét nếu muốn vươn cao trong sự nghiệp:

1. Đảm nhận một dự án khó


Đạt được thành công trong khi những người khác từ bỏ là cách tốt nhất để bạn tạo dựng tên tuổi cho bản thân. Norm Meshriy, một chuyên gia nghề nghiệp ở California, đưa ra lời khuyên: “Để tiến lên phía trước, hãy tiên phong đảm nhận những dự án quan trọng và nhiều thách thức”.

Tuy nhiên, trước khi bắt đầu, bạn nên tìm hiểu những người xung quanh đã từng ở vào hoàn cảnh giống bạn. Họ có thành công hay danh tiếng bị lu mờ dần?

2. Thay đổi nghề nghiệp


Thật thú vị khi nghĩ về một sự khởi đầu mới. Nó sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm mới mẻ và dạy bạn nhiều điều bổ ích. Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn có phương án B, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Micheal Beasley, một chuyên gia quản lí rủi ro, cho biết: “Thách thức lớn nhất trong giai đoạn chuyển đổi là khi bạn chuyển sang một công việc khác ở một lĩnh vực hoàn toàn mới. Bạn sẽ phải học hỏi rất nhiều để chứng tỏ khả năng của mình với sếp mới”.

3. Đạt được hợp đồng lao động dài hạn


Nếu phải lựa chọn giữa hợp đồng lao động dài hạn với công ty bạn yêu thích với một vị trí tạm thời ở công ty khác, chắc chắn bạn sẽ lựa chọn phương án thứ nhất. Đó cũng là sự lựa chọn có thách thức lớn hơn. Beasley nói: "Cố gắng đạt được hợp đồng lao động dài hạn là một thử thách và bạn phải nỗ lực nhiều để tiếp tục được tuyển dụng khi kết thúc hợp đồng".


4. Để trống thời gian giữa các công việc


Thách thức này có thể ảnh hưởng tới lợi ích cá nhân. Bạn sẽ không có thu nhập giữa khoảng thời gian nghỉ ở công việc cũ và tìm một công việc mới. Nhưng bạn sẽ có thời gian để khám phá những sự lựa chọn nghề nghiệp mới. Để làm giảm rủi ro của thách thức, hãy duy trì mạng lưới quan hệ hiện tại và đạt được thành quả gì đó trong thời gian tạm nghỉ của mình như học thêm các kĩ năng mới…


5. Đương đầu với sếp


Khi bất đồng với sếp, bạn tức giận nói thẳng với sếp mà không suy nghĩ về những gì mình đang làm. Đó là một thách thức ngu ngốc. Hãy tạo nên một thách thức thông minh hơn bằng cách sắp xếp một cuộc hẹn với sếp ngoài công sở, sau đó giải thích nhẹ nhàng và khéo léo nói lên cảm nhận của mình về vấn đề mâu thuẫn giữa hai người.
Beasley đưa ra kết luận: “Hiệu quả công việc sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn không hạnh phúc với những nhiệm vụ diễn ra đều đều hàng ngày. Do đó, hãy mạnh dạn đương đầu với thách thức và đừng để tuột mất những cơ hội tốt”.

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

6 điều bạn nên biết khi du lịch châu Âu

Giấc mơ du lịch Châu Âu ngày nay không còn là điều quá xa vời. Bạn nên ghi nhớ 6 điều sau đây khi du lịch châu Âu để có được chuyến đi hoàn hảo nhất.

Giấc mơ du lịch Châu Âu ngày nay không còn là điều quá xa vời. Bạn nên ghi nhớ 6 điều sau đây khi du lịch châu Âu để có được chuyến đi hoàn hảo nhất.

1. Chiếc bánh croissant có nguồn gốc từ nước Áo


Nhắc đến chiếc bánh croissant vàng ươm thơm phức, chúng ta thường nghĩ ngay đến nước Pháp hoa lệ. Thực tế, chúng có nguồn gốc từ nước Áo, và người có công giúp chiếc bánh croissant du nhập sang Pháp và trở nên nổi tiếng khắp thế giới là Công chúa nước Áo Marie Antoinette.

Nhắc đến chiếc bánh croissant vàng ươm thơm phức, chúng ta thường nghĩ ngay đến nước Pháp hoa lệ. Thực tế, chúng có nguồn gốc từ nước Áo, và người có công giúp chiếc bánh croissant du nhập sang Pháp và trở nên nổi tiếng khắp thế giới là Công chúa nước Áo Marie Antoinette.

2. Berlin, Đức là nơi tận hưởng Giáng Sinh tuyệt vời nhất


Mỗi dịp Giáng sinh về là không khí ở thành phố Berlin, Đức lại đặc biệt náo nhiệt vì vào thời điểm này có hơn 80 ngôi chợ Giáng sinh lớn nhỏ. Chúng được bố trí ở khắp nơi trong thành phố, từ những khu đại lộ rộng rãi và sầm uất đến những căn hẻm nhỏ đậm chất địa phương.

Mỗi dịp Giáng sinh về là không khí ở thành phố Berlin, Đức lại đặc biệt náo nhiệt vì vào thời điểm này có hơn 80 ngôi chợ Giáng sinh lớn nhỏ. Chúng được bố trí ở khắp nơi trong thành phố, từ những khu đại lộ rộng rãi và sầm uất đến những căn hẻm nhỏ đậm chất địa phương.

3. Không nên gợi món cappuccino sau 11 giờ trưa tại Ý


Ý, nếu muốn không để người bản xứ trêu chọc, bạn đừng bao giờ gọi món cappuccino sau 11 giờ trưa vì đây là thức uống chỉ dùng trong buổi sáng của họ. Ngoài ra, đa phần dân địa phương chọn mua cà phê, bánh và đứng thưởng thức ngay tại quầy bar. Bởi vì nếu bạn muốn vừa ngồi nhâm nhi cà phê tại bàn vừa ngắm phố phường, bạn sẽ phải trả tiền gấp khoảng 4 lần so với đứng ở quầy bar (1,25 Euro so với 5 Euro).

Ở Ý, nếu muốn không để người bản xứ trêu chọc, bạn đừng bao giờ gọi món cappuccino sau 11 giờ trưa vì đây là thức uống chỉ dùng trong buổi sáng của họ. Ngoài ra, đa phần dân địa phương chọn mua cà phê, bánh và đứng thưởng thức ngay tại quầy bar. Bởi vì nếu bạn muốn vừa ngồi nhâm nhi cà phê tại bàn vừa ngắm phố phường, bạn sẽ phải trả tiền gấp khoảng 4 lần so với đứng ở quầy bar (1,25 Euro so với 5 Euro).


4. Di chuyển từ Châu Âu và Châu Phi chỉ trong 30 phút

Bạn có thể kết hợp đi du lịch Châu Âu và châu Phi cùng một thời điểm. Chuyến phà cao tốc từ Algeciras, thành phố cảng miền Nam Tây Ban Nha đến Tangier, thành phố chính thuộc phía Bắc Morocco chỉ từ 30-35 phút. Giá vé 2 chiều cũng chỉ vào khoảng 40 Euro.

Bạn có thể kết hợp đi du lịch Châu Âu và châu Phi cùng một thời điểm. Chuyến phà cao tốc từ Algeciras, thành phố cảng miền Nam Tây Ban Nha đến Tangier, thành phố chính thuộc phía Bắc Morocco chỉ từ 30-35 phút. Giá vé 2 chiều cũng chỉ vào khoảng 40 Euro.

5. Thổ Nhĩ Kỳ, nơi Á-Âu hội tụ


Thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp giấc mơ ăn trưa ở châu Á và uống trà chiều ở Châu Âu của bạn trở thành hiện thực. Đây là thành phố duy nhất trên thế giới thuộc cả hai châu lục, đầu gối lên châu Âu, chân duỗi vào châu Á. Istanbul còn nổi tiếng với những cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ và nền văn hóa phong phú.

Thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp giấc mơ ăn trưa ở châu Á và uống trà chiều ở Châu Âu của bạn trở thành hiện thực. Đây là thành phố duy nhất trên thế giới thuộc cả hai châu lục, đầu gối lên châu Âu, chân duỗi vào châu Á. Istanbul còn nổi tiếng với những cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ và nền văn hóa phong phú.

6. Du lịch bảo vệ môi trường ở Hà Lan


Nếu muốn bảo vệ môi trường, bạn nên du lịch đến Utrecht, Hà Lan – thành phố khuyến khích người dân đi xe đạp và phương tiện giao thông công cộng. Thậm chí xe hơi còn bị cấm hoàn toàn ở trung tâm thành phố. Năm 2015 cũng là kỷ niệm 140 năm làn đường đạp xe đầu tiên ở Hà Lan được xây dựng.

Nếu muốn bảo vệ môi trường, bạn nên du lịch đến Utrecht, Hà Lan – thành phố khuyến khích người dân đi xe đạp và phương tiện giao thông công cộng. Thậm chí xe hơi còn bị cấm hoàn toàn ở trung tâm thành phố. Năm 2015 cũng là kỷ niệm 140 năm làn đường đạp xe đầu tiên ở Hà Lan được xây dựng.


Nguồn: Internet

6 điểm tham quan hấp dẫn cho chuyến du lịch Pattaya

Pattaya là thành phố biển sôi động bậc nhất của xứ sở chùa Vàng. Và cũng là nơi được nhiều du khách ưu ái mệnh danh là thiên đường giải trí của Thái Lan. Nếu bạn đang có ý định thăm thú nơi đây, thì hãy cùng điểm qua 6 điểm tham quan nổi bật khi du lịch Pattaya, để cho chuyến hành trình thêm hấp dẫn. 

6 điểm tham quan hấp dẫn cho chuyến du lịch Pattaya


1. Lâu đài Sự Thật 

  • Mở cửa hàng ngày từ 8:00 - 18:00 
  • Địa chỉ: 206/2 Moo 5, Soi Naklua 12, Naklua, Banglamung, Chonburi 
  • Giá vé: 450 Baht/ Người lớn, 250 Baht/ Trẻ em 

Lâu đài Sự Thật


Lâu đài Sự Thật có độ cao 100m và được làm hoàn toàn bằng gỗ. Điểm độc đáo của lâu đài khổng lồ này là ở việc các nghệ nhân không dùng đinh để kết nối, thay vào đó họ khéo léo dùng keo dính đặc biệt hoặc tạo mộng, chốt bằng gỗ để liên kết các mối nối và cố định từng phần nhỏ của lâu đài. 

Công trình gỗ kỳ vĩ này được bắt đầu xây dựng từ năm 1981 bởi tỷ phú quá cố của Thái Lan, Lek Viriyahbhun. Trải qua hơn 35 năm, tòa lâu đài vẫn trong quá trình hoàn thiện nhưng không ngừng khiến mọi người phải ngạc nhiên. Lâu đài Sự Thật là một công trình nổi bật vì chứa đựng những tác phẩm điêu khắc, chạm trổ tinh xảo về rất nhiều nhân vật huyền thoại, để phản ánh phương Đông và niềm tin của các tín ngưỡng khác nhau. Ngoài ra nơi đây còn có các dịch vụ đa dạng sẵn sàng phục vụ khách du lịch Pattaya, như là cưỡi voi, cưỡi ngựa, đi thuyền để thăm quan xung quanh lâu đài. 

2. Công viên nước lớn nhất Châu Á – CarToon network Amazone 

  • Mở cửa hàng ngày từ 10:00 - 18:00 
  • Địa chỉ: 888 Moo 8, Najomtien, Chonburi 
  • Giá vé: 1,590 Baht/ Người lớn và 1,290 Baht/ Trẻ em. Miễn phí cho trẻ em dưới 3 tuổi 

Công viên nước lớn nhất Châu Á – CarToon network Amazone


Đây là công viên nước đầu tiên và độc nhất với 30 trò chơi nước đẳng cấp thế giới, những chương trình giải trí Cartoon Network trực tiếp, linh vật đứng đón khách và trò chơi tương tác dưới nước tuyệt vời. Công viên Cartoon Network Amazone gồm 10 khu vực giải trí theo chủ đề khác nhau và các chương trình giải trí trực tiếp và đa phương tiện lý thú, cùng sự kết hợp của công nghệ màn ảnh tương tác thông minh tối tân nhất. Khách du lịch Pattaya có thể tham khảo thêm thông tin về công viên nước đặc sắc này trước khi ghé thăm tại: http://www.cartoonnetworkamazone.com 

3.Thai Thani – Khu làng văn hóa độc đáo của Thái Lan tại Pattaya 

  • Mở cửa hàng ngày từ 10:30 - 20:00 
  • Địa chỉ: 88 Moo 3, Bang Sare, Sattahip, Chonburi 
  • Giá vé: 900 Baht/ người lớn (Đã bao gồm vé xem show và bữa tối) 

3.Thai Thani – Khu làng văn hóa độc đáo của Thái Lan tại Pattaya


Nếu bạn muốn tìm đến một không gian cổ xưa và yên bình ở Pattaya, thì hãy đến thăm làng văn hóa Thai Thani. Thai Thani được người dân ở đây ưu ái gọi là “nước Thái thu nhỏ”, bởi chỉ cần bước vào cổng là khách du lịch Pattaya đã được sống trong một không gian đậm chất Thái, đậm dấu ấn Lanna xưa. Với những giá trị truyền thống vẫn còn được lưu giữ vẹn nguyên, mặc kệ bao biến chuyển, đổi dời ngoài kia. Ngoài ra, khách du lịch Pattaya còn có thể vừa thưởng thức ẩm thực Thái Lan (như khay Khan Tok – một khay thức ăn đặc trưng của miền Bắc Thái Lan), vừa xem biểu diễn múa dân gian hết sức độc đáo. 

4. Núi Khao Chi Chan - Ngọn núi có khắc hình Phật khổng lồ 

  • Mở cửa hàng ngày từ 8:00 - 17:00 
  • Địa chỉ: Na Jomtien Km 163, Sukhumvit Road | Na Chom Thian, Sattahip, Chonburi 
  • Giá vé: Miễn phí vé vào cửa 

Núi Khao Chi Chan - Ngọn núi có khắc hình Phật khổng lồ


Ngọn núi Khao Chi Chan thuộc tỉnh Chon Buri, chỉ cách Pattaya khoảng 15km. Nét độc đáo của ngọn núi này nằm ở bức tượng Phật được khắc nổi bằng vàng ròng 24K, cao 130m, rộng hơn 70m. Được xây dựng nên vào năm 1996, nhân dịp Quốc vương Rama IX trị vì vương quốc Thái Lan được 50 năm. Xung quanh ngọn núi được bao phủ bởi vô số các loại hoa cỏ khác nhau và nhiều ngôi đền để du khách có thể tĩnh tâm và nghỉ ngơi. 

5. Công viên Mini siam - Kỳ quan thế giới thu nhỏ tại Thái Lan 

  • Mở cửa hàng ngày từ 7:00 - 22:00 
  • Địa chỉ: 387 Moo 6, Sukhumvit Rd, pattaya City Naklua, Banglamung, Chonburi 
  • Giá vé: 300 Baht/ Người lớn 

Công viên Mini siam - Kỳ quan thế giới thu nhỏ tại Thái Lan


Mini Siam chính thức mở cửa đón du khách tham quan vào năm 1987. Khuôn viên nơi đây rộng đến 3ha, với bầu không khí thoáng mát và phong cảnh tự nhiên. Mini Siam là nơi xây dựng lại những công trình kiến trúc cổ xưa, gần 100 Di sản Văn hóa của thế giới, thu nhỏ với tỉ lệ 1:25. Ngoài việc tham quan và chụp lại những bức hình thật ấn tượng, bạn còn có cơ hội thưởng thức nghệ thuật múa cổ truyền Thái Lan tại đây vào 19:00 giờ mỗi ngày. 

6. Vườn nho Silverlake 

  • Mở cửa hàng ngày từ 9:00 - 18:00 (thứ 2-6) và 8:30 - 19:00 (thứ 7-CN và ngày lễ) 
  • Địa chỉ: 31/62 Moo 7, Na Jomtien, pattaya, Chonburi 
  • Giá vé: Miễn phí vé vào cửa 

Vườn nho Silverlake


Khách du lịch Pattaya chắc hẳn sẽ không muốn bỏ qua Vườn nho Silverlake rộng lớn này. Bao phủ với diện tích 480 mẫu Anh, vườn nho Silverlake có cảnh đẹp như trong tranh, tọa lạc tại một vị trí lý tưởng gần bờ biển phía đông, dễ dàng di chuyển với khoảng cách ngắn từ những bãi biển của Pattaya. Silverlake sẽ làm cho chuyến đi của bạn thú vị hơn với không gian tuyệt vời, trong lúc thưởng thức món ăn ngon, và nhâm nhi ly rượu thơm lừng. Hoặc bạn cũng có thể cho ra đời những bức ảnh “sống ảo” cực chất tại đây. 

Nguồn: Tổng hợp.

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Học hướng dẫn viên du lịch đổi thẻ, sự lựa chọn hấp dẫn cho giới trẻ ngày nay

Đất nước đang vươn vai phát triển, nhu cầu đi tham quan du lịch của con người ngày càng cao. Đây là điều kiện để ngành du lịch phát huy được thế mạnh vốn có, với sứ mệnh quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè khắp năm châu. Đây cũng là những cơ hội và điều kiện thuận lợi để các bạn trẻ hiện thực hóa ước mơ trở thành hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp. 



Để trở thành Hướng dẫn viên du lịch, đòi hỏi người theo nghề phải có sức khỏe tốt, có đam mê đồng thời phải luôn tích lũy kiến thức, trau dồi chuyên môn, phẩm chất lẫn khả năng ứng xử, giao tiếp…Việc nâng cao chất lượng đội ngũ Hướng dẫn viên du lịch là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của toàn ngành du lịch, là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp lữ hành và bản thân mỗi Hướng dẫn viên.

Nắm bắt được xu thế phát triển của xã hội cũng như nhu cầu học tập của giới trẻ ngày nay, Trung tâm dạy nghề Vietravel mở khóa học nghiệp vụ Hướng dẫn viên du lịch , với nhiều chế độ ưu đãi hấp dẫn khi đăng ký theo nhóm. Khóa học chỉ kéo dài từ 2 tháng theo đúng khung chương trình của Tổng cục du lịch đã quy định, kết thúc khóa học bạn sẽ được cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch - đây là là điều kiện cần và đủ để cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế tại các Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch.

Hiện tại, ngành Du lịch nước ta đang rất thiếu nguồn nhân lực, do đó sinh viên đang theo học ngành này sẽ có nhiều cơ hội. Tuy nhiên, các bạn phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết, ứng xử kịp thời trước mọi tình huống, đồng thời phải chú ý rèn luyện thể chất thật dẻo dai, không ngại thử thách. Khi đã đủ tự tin và vững vàng về nghiệp vụ chuyên môn, ước mơ trở thành Hướng dẫn viên chuyên nghiệp chỉ còn là vấn đề thời gian.

Độc đáo phong tục Tết của dân tộc Nùng ở Hoàng Su Phì

Người Nùng là dân tộc chiếm đa số trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, đặc điểm này đã giúp cho người Nùng ở đây giữ được những nét văn hóa truyền thống. Có thể nói đến như phong tục ăn Tết, theo ông Thèn Sèo Ngán, một thầy cúng cao tuổi ở thôn Nấm Ản, xã Tụ Nhân thì từ ngày 20 đến 28 tháng chạp Âm lịch, các gia đình đã chuẩn bị để đón Tết.

Người Nùng là dân tộc chiếm đa số trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, đặc điểm này đã giúp cho người Nùng ở đây giữ được những nét văn hóa truyền thống. Có thể nói đến như phong tục ăn Tết, theo ông Thèn Sèo Ngán, một thầy cúng cao tuổi ở thôn Nấm Ản, xã Tụ Nhân thì từ ngày 20 đến 28 tháng chạp Âm lịch, các gia đình đã chuẩn bị để đón Tết.

Đồng bào Nùng rộn ràng đón Tết

Trong ngày Tết Nguyên Đán, hình tượng cành đào đã trở thành biểu tượng không thể thiếu của đồng bào Nùng. Họ quan niệm cành đào với những cánh hoa rực rỡ bày trong nhà sẽ mang lại không khí Tết thật hơn. Ngoài ra tục treo cờ trong suốt những ngày Tết đã tồn tại trong xóm làng của người Nùng. Lá cờ tổ quốc được các gia đình người Nùng treo lên rất trang trọng ở trước nhà vừa thể hiện tinh thần dân tộc, vừa cho thấy tính đoàn kết khăng khít của người dân.

Trong ngày Tết Nguyên Đán, hình tượng cành đào đã trở thành biểu tượng không thể thiếu của đồng bào Nùng. Họ quan niệm cành đào với những cánh hoa rực rỡ bày trong nhà sẽ mang lại không khí Tết thật hơn. Ngoài ra tục treo cờ trong suốt những ngày Tết đã tồn tại trong xóm làng của người Nùng. Lá cờ tổ quốc được các gia đình người Nùng treo lên rất trang trọng ở trước nhà vừa thể hiện tinh thần dân tộc, vừa cho thấy tính đoàn kết khăng khít của người dân.

Nhà cửa đã sạch sẽ, gọn gàng, thịt treo và các loại bánh trái được chuẩn bị đầy đủ, tươm tất để chuẩn bị đón Tết, nhưng các gia đình sẽ phải làm tiếp một lễ cúng quan trọng nữa vào đêm 30 Tết. Người Nùng không có quan niệm đón Tết theo giờ khắc Giao thừa, nghĩa là qua 12 giờ đêm thì đón năm mới đến.

Nhà cửa đã sạch sẽ, gọn gàng, thịt treo và các loại bánh trái được chuẩn bị đầy đủ, tươm tất để chuẩn bị đón Tết, nhưng các gia đình sẽ phải làm tiếp một lễ cúng quan trọng nữa vào đêm 30 Tết. Người Nùng không có quan niệm đón Tết theo giờ khắc Giao thừa, nghĩa là qua 12 giờ đêm thì đón năm mới đến. 

Những quan niệm ngày Tết

Theo quan niệm của họ, vào đêm ngày 30 gia đình nào làm xong lễ gọi hồn nghĩa là đã làm xong Lễ đón Tết, bước vào một năm mới. Điểm độc đáo trong phong tục đón Tết của người Nùng chính là ở buổi lễ này, đêm 30 tháng Chạp, các gia đình sẽ dồn tất cả rác trong nhà ra ngoài đường, mang quần áo của các thành viên gia đình cùng với một mâm lễ vật ra cúng.

Theo quan niệm của họ, vào đêm ngày 30 gia đình nào làm xong lễ gọi hồn nghĩa là đã làm xong Lễ đón Tết, bước vào một năm mới. Điểm độc đáo trong phong tục đón Tết của người Nùng chính là ở buổi lễ này, đêm 30 tháng Chạp, các gia đình sẽ dồn tất cả rác trong nhà ra ngoài đường, mang quần áo của các thành viên gia đình cùng với một mâm lễ vật ra cúng. 

Người Nùng quan niệm rằng, đốt rác là đốt đi những gì còn sót lại của năm cũ và chào đón một năm mới với sự ấm áp bên ánh lửa bập bùng cùng làn khói ấm. Lễ gọi hồn có ý nghĩa rất quan trọng đối với cộng đồng người Nùng ở Hoàng Su Phì vì nó được tổ chức để gọi linh hồn của con người, cây cỏ, cuốc, xẻng...

Người Nùng quan niệm rằng, đốt rác là đốt đi những gì còn sót lại của năm cũ và chào đón một năm mới với sự ấm áp bên ánh lửa bập bùng cùng làn khói ấm. Lễ gọi hồn có ý nghĩa rất quan trọng đối với cộng đồng người Nùng ở Hoàng Su Phì vì nó được tổ chức để gọi linh hồn của con người, cây cỏ, cuốc, xẻng... 

Trong mâm cúng có 30 đinh vàng, 3 đĩa thịt lợn gồm: lòng lợn, thịt nướng, thịt luộc và rượu; họ đốt rác lên khói trước rồi mới làm lễ cúng gọi hồn. Lúc này, tất cả các thôn, bản người Nùng đều có những cột khói trắng bốc lên, lan tỏa vào đêm tối tạo nên một cảnh tượng vô cùng huyền ảo. Đây cũng là giờ khắc linh thiêng để mọi người tập trung vào cầu khấn.

Trong mâm cúng có 30 đinh vàng, 3 đĩa thịt lợn gồm: lòng lợn, thịt nướng, thịt luộc và rượu; họ đốt rác lên khói trước rồi mới làm lễ cúng gọi hồn. Lúc này, tất cả các thôn, bản người Nùng đều có những cột khói trắng bốc lên, lan tỏa vào đêm tối tạo nên một cảnh tượng vô cùng huyền ảo. Đây cũng là giờ khắc linh thiêng để mọi người tập trung vào cầu khấn. 

Với quan niệm mọi vật tồn tại đều có linh hồn, họ gọi hồn tất cả những gì liên quan đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người từ vật dụng trong nhà cho đến linh hồn cỏ cây. Đón các linh hồn tốt về vào đầu năm mới thì cuộc sống sinh hoạt, công việc đồng áng trong cả năm mới thuận lợi.

Với quan niệm mọi vật tồn tại đều có linh hồn, họ gọi hồn tất cả những gì liên quan đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người từ vật dụng trong nhà cho đến linh hồn cỏ cây. Đón các linh hồn tốt về vào đầu năm mới thì cuộc sống sinh hoạt, công việc đồng áng trong cả năm mới thuận lợi.

Những phong tục độc đáo

Tục lệ dựng cây nêu ngày Tết là một phong tục độc đáo của người Nùng. Họ dựng cây nêu với mục đích để xua đuổi tà ma nhằm đem lại mùa màng bội thu cho năm sau. Trên cây nêu người Nùng thường treo vàng mã, buộc lông gà. Tất cả đều vì mục đích bảo vệ con người, tạo lập hạnh phúc cho con người.

Tục lệ dựng cây nêu ngày Tết là một phong tục độc đáo của người Nùng. Họ dựng cây nêu với mục đích để xua đuổi tà ma nhằm đem lại mùa màng bội thu cho năm sau. Trên cây nêu người Nùng thường treo vàng mã, buộc lông gà. Tất cả đều vì mục đích bảo vệ con người, tạo lập hạnh phúc cho con người.

Đến sáng mùng 1 Tết, các gia đình sẽ làm Lễ cúng Tổ tiên họ nội, ngoại để gọi tổ tiên từ 5-6 đời về ăn Tết. Trong lễ này cần có sự tham gia của người lớn tuổi nhất trong gia đình để gọi tên, tuổi những người đã khuất từ nhiều đời trước. Qua đó, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của người Nùng luôn nhớ về cội nguồn.

Đến sáng mùng 1 Tết, các gia đình sẽ làm Lễ cúng Tổ tiên họ nội, ngoại để gọi tổ tiên từ 5-6 đời về ăn Tết. Trong lễ này cần có sự tham gia của người lớn tuổi nhất trong gia đình để gọi tên, tuổi những người đã khuất từ nhiều đời trước. Qua đó, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của người Nùng luôn nhớ về cội nguồn. 

Người Nùng ăn Tết trong 3 ngày đầu năm, ngoài việc làm cơm thờ cúng mỗi ngày thì các gia đình còn đi chúc Tết, thăm hỏi lẫn nhau. Các chàng trai, cô gái thì sửa soạn những bộ quần áo đẹp nhất để đi chơi xuân. Hết 3 ngày Tết nhưng người Nùng sẽ không đi làm nếu chưa làm Lễ xuống đồng.

Người Nùng ăn Tết trong 3 ngày đầu năm, ngoài việc làm cơm thờ cúng mỗi ngày thì các gia đình còn đi chúc Tết, thăm hỏi lẫn nhau. Các chàng trai, cô gái thì sửa soạn những bộ quần áo đẹp nhất để đi chơi xuân. Hết 3 ngày Tết nhưng người Nùng sẽ không đi làm nếu chưa làm Lễ xuống đồng. 

 Thường thì sau Tết, họ sẽ chọn một ngày tốt để làm Lễ xuống đồng. Được biết, trước kia lễ này được tổ chức tập trung thành một lễ hội nhưng ngày nay người Nùng ở đây tự làm lễ trong khuôn khổ gia đình. Họ sẽ đem các thức ăn còn lại của ngày Tết ra đồng, sau khi làm xong Lễ xuống đồng, cuốc những nhát cuốc đầu tiên xuống đồng ruộng của nhà mình lấy may cả gia đình sẽ nghỉ tay, rải chiếu và bày đồ ăn ra ăn tại đồng.

Thường thì sau Tết, họ sẽ chọn một ngày tốt để làm Lễ xuống đồng. Được biết, trước kia lễ này được tổ chức tập trung thành một lễ hội nhưng ngày nay người Nùng ở đây tự làm lễ trong khuôn khổ gia đình. Họ sẽ đem các thức ăn còn lại của ngày Tết ra đồng, sau khi làm xong Lễ xuống đồng, cuốc những nhát cuốc đầu tiên xuống đồng ruộng của nhà mình lấy may cả gia đình sẽ nghỉ tay, rải chiếu và bày đồ ăn ra ăn tại đồng. 

Ẩm thực ngày Tết

Các món ăn trong ngày Tết của người Nùng rất phong phú và đặc sắc, nó mang dấu ấn riêng của dân tộc. Một số đặc sản như khẩu sly (bánh bỏng), chè lam, các loại bánh rán, mứt. Trong những ngày tết, các món ngọt thường được gia chủ mang ra tiếp khách, để khách vừa nhấp chén trà vừa tận hưởng sự ngon ngọt của món ăn dân dã. Bên cạnh đó người Nùng còn tự làm món mặn vừa ngon vừa lạ, đó là món “phung xoong” (lạp xưởng), hương vị rất hấp dẫn. Đây là món ăn đặc sản mà chỉ trong ngày Tết của người Nùng mới có cơ hội được thưởng thức.

Các món ăn trong ngày Tết của người Nùng rất phong phú và đặc sắc, nó mang dấu ấn riêng của dân tộc. Một số đặc sản như khẩu sly (bánh bỏng), chè lam, các loại bánh rán, mứt. Trong những ngày tết, các món ngọt thường được gia chủ mang ra tiếp khách, để khách vừa nhấp chén trà vừa tận hưởng sự ngon ngọt của món ăn dân dã. Bên cạnh đó người Nùng còn tự làm món mặn vừa ngon vừa lạ, đó là món “phung xoong” (lạp xưởng), hương vị rất hấp dẫn. Đây là món ăn đặc sản mà chỉ trong ngày Tết của người Nùng mới có cơ hội được thưởng thức.

Tết của người Nùng ăn rất to, cũng mổ lợn ròng rã cả tháng sau Tết, họ chỉ ăn, chơi và đi lễ hội lùng tùng. Đàn ông thì uống rượu, chơi tá lả, bài tam cúc, đàn bà đi làm lấy ngày rồi lại tiếp tục làm các loại bánh. Người Nùng rất tự trọng và mến khách. Vì thế các bạn đến chơi nhà một người Nùng bạn chưa thể ra khỏi nhà khi chưa uống cạn vài chén rượu chung vui.

Tết của người Nùng ăn rất to, cũng mổ lợn ròng rã cả tháng sau Tết, họ chỉ ăn, chơi và đi lễ hội lùng tùng. Đàn ông thì uống rượu, chơi tá lả, bài tam cúc, đàn bà đi làm lấy ngày rồi lại tiếp tục làm các loại bánh. Người Nùng rất tự trọng và mến khách. Vì thế các bạn đến chơi nhà một người Nùng bạn chưa thể ra khỏi nhà khi chưa uống cạn vài chén rượu chung vui.

Ngày Tết trong tâm thức của người Nùng

Tết cổ truyền của người Nùng là dịp để mọi người dẹp bỏ mọi lo toan trong cuộc sống sau một năm làm việc vất vả để vui chơi, an hưởng hạnh phúc. Tết cũng là dịp để đồng bào Nùng tự ý thức về sự đổi mới của đất trời về lẽ tuần hoàn của tạo vật. Ý thức như thế để con người luôn hân hoan nuôi mầm hi vọng cho 365 ngày tiếp theo của năm mới và bỏ lại 365 ngày của năm cũ.

Tết cổ truyền của người Nùng là dịp để mọi người dẹp bỏ mọi lo toan trong cuộc sống sau một năm làm việc vất vả để vui chơi, an hưởng hạnh phúc. Tết cũng là dịp để đồng bào Nùng tự ý thức về sự đổi mới của đất trời về lẽ tuần hoàn của tạo vật. Ý thức như thế để con người luôn hân hoan nuôi mầm hi vọng cho 365 ngày tiếp theo của năm mới và bỏ lại 365 ngày của năm cũ.

Tết là cơ hội để gia đình sum họp, tương nhớ tới tổ tiên, đền ơn trả nghĩa cho nhau. Đồng thời, Tết là dịp để mọi người nở nụ cười chào nhau và gạt bỏ những giận hờn năm cũ để bắt đầu cho năm mới là những cái bắt tay hứa hẹn xóa bỏ thù hận. Tất cả chỉ nhằm làm cho cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn khi năm mới bắt đầu.

Tết là cơ hội để gia đình sum họp, tương nhớ tới tổ tiên, đền ơn trả nghĩa cho nhau. Đồng thời, Tết là dịp để mọi người nở nụ cười chào nhau và gạt bỏ những giận hờn năm cũ để bắt đầu cho năm mới là những cái bắt tay hứa hẹn xóa bỏ thù hận. Tất cả chỉ nhằm làm cho cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn khi năm mới bắt đầu.

Tất cả đều được lặp lại theo chu kỳ làm nên nhiều tập tục mang đậm bản sắc dân tộc. Nó chứa đựng những đức tính tốt đẹp của người Nùng, luôn muốn được sống thân thiện, yên bình.

Tất cả đều được lặp lại theo chu kỳ làm nên nhiều tập tục mang đậm bản sắc dân tộc. Nó chứa đựng những đức tính tốt đẹp của người Nùng, luôn muốn được sống thân thiện, yên bình.


Tổng hợp