Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm Thực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm Thực. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

Du lịch Ba Lan có món gì ngon đáng thử?

Du lịch Ba Lan không chỉ có danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mà còn có cả những món ăn ngon nhìn là phát thèm. Nềm ẩm thực của Ba Lan chịu ảnh hưởng từ nhiều nền văn hóa trong khu vực châu Âu, nhưng lại giữ được nét đặc sắc riêng của mình. 

Du lịch Ba Lan có món gì ngon đáng thử?

Golabki 


Golabki

Golabki dịch theo tiếng Ba Lan có nghĩa là món bắp cải thịt cuốn, đây là món ăn được ưa chuộng nhất của cả nước. Nguyên liệu chính tạo nên Golabki gồm có thịt lợn, bắp cải tươi ngon. Cách chế biến nó cũng không khác món bắp cải thịt cuốn của Việt Nam là mấy, nhưng gia vị và tẩm ướt thì lại đậm chất Ba Lan. 

Bigos 


Bigos

Bigos tuy không quá cầu kỳ trong cách chế biến, nhưng lại mang đến cho người thưởng thức những cảm giác mới lạ khó kìm cảm xúc. Nguyên liệu để tạo nên món ăn này cũng khá đơn giản, chỉ với những chiếc xúc xích, khoanh thịt, bắp cải muối chua cùng với một số gia vị khác như quế, mật ong là đã tạo nên một hương vị thơm ngon mê hoặc. Bạn nên thưởng thức Bigos cùng một chút bia để cảm nhận được sự tuyệt vời của món ăn này. 

Pierogi 


Pierogi

Món Pierogi có nguồn gốc từ Nga và được du nhập vào Ba Lan trong thời trung cổ. Trải qua nhiều năm với sự biến tấu tài tình của người đầu bếp, món ăn này ngày càng được đón nhận và ưa chuộng hơn. Nhìn bề ngoài, Pierogi khá giống món bánh gối của nước ta với một lớp vỏ bọc ngoài màu vàng đẹp mắt ấn tượng. 

Bên trong nhân bánh được làm từ các nguyên liệu đa dạng như pho mát, hành, bắp cải, khoai tây, nấm và thịt… Cuối cùng từng chiếc bánh sẽ được chiên hoặc hấp chín rồi thưởng thức cùng với sữa chua không đường để tăng thêm hương vị mà không lo bị ngán. 

Súp Zurek 

Súp Zurek

Súp Zurek là loại súp được chế biến từ lúa mạch đen, nấm, bột khoai tây, xúc xích và trứng được hầm nhuyễn cho tới khi trở thành một hỗn hợp đặc sệt. Món ăn khi bày ra sẽ được đựng hoàn toàn trong một bát làm bằng bột mỳ, để chúng ta có thể thưởng thức cả phần bánh mỳ đã ngấm súp.

Zrazy 


Zrazy

Zrazy là món ăn đậm chất truyền thống Ba Lan, không chỉ được người bản xứ yêu thích mà còn được nhiều du khách quan tâm. Zrazy được làm từ thịt bò, thịt xông khói, dưa chuột, bánh mỳ, nấm. Sau khi đã tẩm ướp gia vị đầu bếp có thể nướng, hấp chiên, tùy vào khẩu vị của mình. Món ăn này sẽ trở nên ngon hơn khi ăn cùng với salad dưa chuột lạnh.

Rosol


Rosol

Rosol cũng là một món súp tuyệt ngon được nấu từ thịt gà. Trong những ngày mùa đông lạnh giá của Ba Lan mà được ngồi thưởng thức một bát súp Rosol nóng hổi, hương vị đậm đà thì còn gì tuyệt vời bằng nữa. Ngoài thịt gà ra thì nguyên liệu để nấu món Rosol còn nhiều thứ khác như hành, tỏi tây, rau mùi, cải bắp, muối, hạt tiêu… Tất cả sẽ được kết hợp lại một cách khéo léo và tinh tế để làm nên một món ăn mang đậm đà đặc trưng của Ba Lan.


Tổng hợp.

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2019

Bánh khúc làng Diềm, cháo thái Đình Tổ, đặc sản vùng quê Bắc Ninh

Bắc Ninh không chỉ vang danh là một vùng đất cổ, “thủ phủ” của nền văn minh lúa nước trước kia, mà còn nức tiếng với một nền ẩm thực đa dạng. Trong đó, có thể kể đến món cháo thái Đình Tổ và bánh khúc của làng Diềm với màu xanh dân dã, bình dị mà thắm đượm, thảo thơm tình người.

Bánh khúc làng Diềm, cháo thái Đình Tổ, đặc sản vùng quê Bắc Ninh

Bánh khúc làng Diềm


Bánh khúc làng  Diềm

Bánh khúc làng Diềm đã có từ rất lầu đời và trở thành món bánh truyền thống vào những dịp quan trọng như những ngày lễ tết, hội hè, ngày rằm hay mùng một. Và cũng chỉ vào những dịp đặc biệt như vậy, bánh mới được làm để mời họ hàng, quan khách. Sở dĩ gọi là bánh khúc vì nguyên liệu làm bánh chính là từ rau khúc. Điều đặc biệt nữa là người làng Diềm không trồng rau khúc mà chỉ thu hái rau khúc mọc tự nhiên ở ven ruộng, các bãi đất trống hay đất bồi ven sông, bởi muốn trồng thì rau cũng tự lụi, không thu hoạch được.

Bánh khúc làng  Diềm

Rau khúc có hình dáng bên ngoài như cỏ dại với màu lá xanh bàng bạc, phủ lớp phấn trắng bên trên. Những cây rau khúc được chọn để làm bánh khúc là những nhỏ bản, dày bụ và đã ra hoa, có như vậy mới làm nên hương vị bánh khúc đặc trưng. Rau khúc sau khi hái về sẽ được đem sơ chế, rửa sạch, băm nhỏ rồi bỏ vào nồi luộc sôi, rồi chắt bỏ phần nước, chỉ lấy phần rau chín. Tiếp đến, người ta đem phần rau đó giã nhuyễn cùng với bột gạo tẻ Kháng Dân để làm vỏ bánh. Loại gạo này rất phù hợp để làm bánh vì nó đủ độ kết dính mà lại không quá dẻo. Từ hai màu trắng – xanh của bột và rau khúc, cứ giã nhịp nhàng cho đến khi nắm bột mịn chuyển màu xanh nhạt đều mịn là được.

Nhân bánh khúc làng Diềm có nhiều nét khá giống với bánh chưng vì cũng có đỗ xanh đồ chín giã nhỏ, hạt tiêu thơm phức và thịt ba chỉ thái nhỏ. Điểm khác biệt duy nhất là người ta cho thêm chút tóp mỡ băm nhỏ trộn đỗ xanh để tăng vị béo ngậy khi ăn. Khi đã có vỏ bánh, có nhân rồi sẽ tiến hành nặn bánh. Lấy một nắm bột nhỏ, dàn đều và mỏng rồi gắp nhân bỏ vào giữa, nặn thành hình tròn hoặc hình tai voi tùy thích. Dù nặn thế nào thì điều quan trọng nhất vẫn là vỏ phải mỏng đều và không bị lộ nhân.

Bánh khúc làng  Diềm

Bánh sau khi nặn xong được xếp ra mâm, đun sôi nước rồi bỏ vào nồi hấp tương tự như đồ xôi, nếu thích lúc này có thể rắc lớp gạo nếp đã ngâm kỹ thành lớp áo bánh bên ngoài. Tuy nhiên, bánh khúc làng Diềm mời khách đến chơi thường bỏ qua bước này để thấy được lớp áo màu xanh thẫm đặc trưng rau khúc.

Bánh khúc khi còn nóng hổi là thơm ngon nhất. Lúc này lớp vỏ bánh bóng mọng bốc hơi nghi ngút, khách vừa thổi vừa ăn để cảm nhận hương thơm, bùi của lá khúc cùng vị ngậy béo của nhân đỗ thịt. Chiếc bánh khúc chính là sự kết hợp hoàn hảo các sản vật đặc trưng của làng Diềm, mang đến hương vị độc đáo, hấp dẫn mà cũng rất đặc trưng, không dễ gì trộn lẫn. 

Cháo thái Đình Tổ


Cháo thái Đình Tổ

Mặc dù món cháo thì đâu đâu cũng có và vô cùng phổ biến nhưng đặc trưng và riêng biệt như món cháo thái Đình Tổ của huyện Thuận Thành thì không có lẽ không nơi nào có được.

Cách nấu cháo thái khá độc đáo và có phần lạ. Gạo được đem ngâm nước trong khoảng nữa ngày, sau đó đem xay nhuyễn rồi để khô. Người ta lấy bột gạo đó nhào thật kĩ với nước rồi đem nặn thành phên to. Nước dùng được ninh từ xương lợn, ngoài ra có thể cho thêm vào đó thịt lợn băm hoặc thịt gà xé nhỏ. Dùng dao thái phên bột thành những lát mỏng, đem thả vào nồi nước dùng đang sôi.

Cháo thái Đình Tổ

Khi những lát bột chuyển màu trong nghĩa là cháo đã chín nhưng điều đặc biệt là chúng vẫn giữ được hình dạng lúc đầu. Bởi vậy, để thưởng thức món cháo thái, người dân Đình Tổ phải dùng đũa thay cho thìa. Độ béo của thịt gà, thịt lợn băm đan xen cùng với vị ngọt mát của bột gạo hòa quyện cùng với hương thơm cay của hành tươi, hạt tiêu đã tạo nên sức hấp dẫn kì lạ cho món cháo thái.


Tổng hợp

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

Đặc sản mùa nước nổi - Bánh xèo bông điên điển, lẩu cá linh non

Nếu hỏi du lịch An Giang mùa nào đẹp nhất, thì xin thưa đó là mùa nước nổi. Hình ảnh gắn liền với mùa nước nổi là cây điên điển trổ bông, đây là nguyên liệu của nhiều món ăn độc đáo, đặc biệt là bánh xèo và lẩu cá linh – món ngon mà bạn không thể bỏ qua khi về Châu Đốc.

Đặc sản mùa nước nổi - Bánh xèo bông điển điển, lẩu cá linh non

Bánh xèo bông điên điển


Bánh xèo bông điên điển

Bông điên điển được xem là một loại rau đặc trưng ở miền Tây Nam Bộ của Việt Nam. Người ta sử dụng nó làm dưa chua, nấu canh, làm gỏi, ăn kèm với lẩu, bún... đặc biệt là làm bánh xèo.

Bột làm bánh xèo bông điên điển sẽ là bột gạo. Người dân nơi đây thường pha chung bột làm bánh với nước cốt dừa để tạo nên hương vị thơm béo cho món bánh. Ngoài ra, người đầu bếp sẽ thêm trứng vịt đồng và nước cốt nghệ để món bánh thêm hương sắc. Sau cùng, người ta thả hành lá thái nhuyễn và nêm nếm cho vừa ăn.

Bánh xèo bông điên điển

Bông điên điển sau khi được người dân hái về sẽ được nhặt bỏ những bông hư, rửa thật sạch rồi để cho ráo nước. Củ sắn gọt vỏ, rửa sạch rồi thái sợi mỏng, vắt nước ráo. Tôm nhặt sạch. Thịt heo chọn thịt ba chỉ tươi ngon, sau đó rửa sạch, thái nhỏ, xào tôm với thịt chín rồi nêm nếm cho vừa ăn rồi cho bông điên điển vào đảo chung.

Nước chấm bánh xèo cũng phải pha chế công phu. Tỏi, ớt bằm nhuyễn, nước chanh pha chung với đường, và nước mắm ngon. Xắt thêm sợi củ cải, đu đủ, cà rốt bóp sơ qua nước muối, xả lại nước lạnh vắt khô rồi thả vào chén nước mắm.

Bánh xèo bông điên điển

Bánh xèo bông điên điển có mùi vị rất đặc trưng. Vị chua chua ngọt ngọt bùi bùi của loài hoa này hòa quyện cùng vị ngọt của tôm sông, hương thơm của rau sống, giá, củ sắn cùng nước mắm chua ngọt sẽ mang đến cho người thưởng thức hương vị bánh xèo mới lạ đến khó quên.

Lẩu cá linh non bông điên điển


Lẩu cá linh non bông điên điển

Cá linh được xem là đặc sản của vùng sông nước, cùng với bông điên điển nở vàng các mé sông, tạo thành món ăn bình dị mà khó quên.

Những con cá tươi roi rói, béo tròn được làm sạch, bỏ ruột, rửa lại bằng nước rồi để ráo, ướp cho thấm gia vị. Chặt một trái dừa tươi đổ vào nồi lẩu để nấu, dằn vài muỗng nước mắm ngon, đường, ít me dầm lấy nước chua rồi nêm nếm sao cho vừa ăn. Sau đó cho tỏi phi thơm, thêm ít tóp mỡ, rau ngò gai và nấu cho sôi riu lên. Vì cá linh rất mềm và mau chín, nên trước khi ăn mới trút nhẹ cá linh vào nồi. Vừa ăn, vừa nhúng bông điên điển để giữ độ giòn và ngọt từ bông.

Lẩu cá linh non bông điên điển

Cái ngon độc đáo của món ăn này là nhờ vị chua chua, ngòn ngọt, thơm thơm kèm thêm hương vị từ bông điên điển. Chính nhờ tất cả hương vị đặc trưng của cá, bông điên điển quyện cùng gia vị càng làm cho món ăn trở nên lạ miệng và quyến rũ. Món ăn thơm ngon, quyến rũ, dậy mùi thơm phức khiến người dù khó tính cách mấy khi vừa cảm nhận cũng phải hài lòng và tấm tắc khen ngon.


Tổng hợp

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2019

Những món bánh ý nghĩa cho dịp lễ Vu Lan

Vu Lan là dịp để chúng ta tỏ lòng biết ơn với đấng sinh thành. Thế nên việc lựa chọn những món bánh để dâng lễ không chỉ cần ngon miệng mà còn phải có ý nghĩa nhất định nữa. 

Những món bánh ý nghĩa cho dịp lễ Vu Lan

Bánh nếp chay 


Bánh nếp chay

Đây là một trong những món không thể không có mặt trong mâm cỗ rằm tháng 7. Miếng bánh nếp giản dị, mộc mạc được làm từ những nguyên liệu thân thuộc với người nông dân như bột nếp, đường, đậu phộng, mè rang. Qua đó cũng đã thể hiện trọn vẹn những gì tinh túy nhất từ nguồn cội. 

Bánh trung thu 


Bánh trung thu

Bánh trung thu cũng là món quà cực kỳ có ý nghĩa để bày tỏ lòng yêu thương với đấng sinh thành. Không những thế, nó còn tăng tình đồng nghiệp, bạn bè và là loại bánh yêu thích của nhiều trẻ em. Từng chiếc bánh ngọt lịm, thơm mùi trứng sữa, bột, đậu... với đủ loại hình thù, kiểu dáng, mùi vị khác nhau, chắc chắn sẽ là một món quà làm ai nhận cũng hạnh phúc. 

Bánh mật vàng 


Bánh mật vàng

Những chiếc bánh mật màu vàng cánh gián, ngọt thanh từ bột gạo nếp với mật. Thêm vào đó là hương vị thơm lừng của nhân đậu xanh hoặc lạc, quyện cùng với mùi lá chuối khô thoang thoảng là món bánh không thể thiếu trong mâm cỗ chay. Trong dịp lễ Vu Lan ngập tràn lòng thành kính báo hiếu này, nếu bạn được thưởng thức chiếc bánh dân dã, đậm đà kí ức tuổi thơ mẹ làm sẽ khiến chúng ta cảm thấy nhớ người thân da diết. 

Bánh quế 


Bánh quế

Những chiếc bánh quế ngày xưa vẫn giữ một vị trí đặc biệt mỗi khi dịp Vu Lan về, giữa muôn vàn các loại bánh kẹo muôn màu muôn vị. Chính nét mộc mạc, giản dị của những chiếc bánh được cuộn tròn sẽ đem đến cho chúng ta một cảm giác ngọt ngào, béo ngậy, giòn tan không thể nào cưỡng lại được. 

Bánh sữa chiên 


Bánh sữa chiên

Đây là một trong những món bánh chay được rất nhiều người ưa thích. Nhờ lớp vỏ giòn rụm từ sữa tươi và bột bắp, kết hợp với lớp kem sữa mềm mịn, béo ngậy bên trong khiến thực khách cảm thấy vô cùng ngon miệng khi cắn. Bánh sữa chiên ăn ngon nhất là khi còn nóng, bởi lúc này ta mới cảm nhận hết được độ ngon từ ngoài vào trong. 

Bánh kem cam 


Bánh kem cam

Bạn có thể tự tay làm nên một chiếc bánh kem cam để tặng cho đấng sinh thành. Chiếc bánh kem với hương vị ngọt ngào cùng mùi thơm dịu nhẹ của hương cam chắc chắn sẽ làm cho ngày lễ Vu Lan trở nên có ý nghĩa hơn.


Nguồn: Tổng hợp.

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2019

Những loại nước chấm ngon tuyệt của châu Á

Ẩm thực châu Á có sự kết hợp hoàn hảo từ màu sắc đến hương vị và cách trình bày. Đôi khi, một món ăn ngon không cần quá cầu kỳ mà chỉ cần một bát nước chấm là đã đủ tạo nên ấn tượng mạnh mẽ đối với khách du lịch gần xa. 

Những loại nước chấm ngon tuyệt của châu Á

Mắm tôm, Việt Nam 


Mắm tôm, Việt Nam

Dù mang mùi hương không mấy dễ ngửi nhưng mắm tôm gây tò mò cho nhiều thực khách nước ngoài. Được làm chủ yếu từ tôm và muối ăn, mắm tôm sẽ được ủ trong một khoảng thời gian để lên men và tạo nên hương vị đặc trưng. Mắm tôm là nước chấm không thể thiếu để chấm với cà pháo, thịt luộc, bún đậu hay dùng như một loại gia vị thêm vào các món bún, hay món kho. Người ta sẽ pha mắm tôm cùng với một ít đường, bột ngọt, ớt và đặc biệt là chanh vào trộn đều để tạo nên một chén nước chấm ngon đúng điệu. 

Nam Jim Jaew, Thái Lan 


Nam Jim Jaew, Thái Lan

Nam Jim Jaew là một loại nước chấm mang đậm văn hóa ẩm thực Thái Lan. Nguyên liệu làm cũng rất đơn giản, bao gồm: ớt khô, nước mắm, đường thốt nốt, tiêu, me và một vài lá rau thơm. Chỉ cần thế thôi là đã tạo nên một vị cay đặc trưng thơm nồng, the the nơi đầu lưỡi. Người Thái Lan vẫn thường dùng Nam Jim Jaew để chấm cùng nhiều món ăn, tuy nhiên ngon nhất là ăn với thịt nướng. 

Jeow Bong, Lào 


Jeow Bong, Lào

Hầu như món Lào nào cũng đều được ăn kèm với loại nước chấm, nổi bật nhất trong đó là Jeow Bong. Để tạo nên loại nước chấm này người ta sẽ dùng nước mắm, ớt bột khô, đường, tỏi được đem nấu nhừ, để tạo nên thứ nước sền sệt, đặc quyện và có vị cay xé lưỡi cùng mùi hương thơm nồng. 

Ponzu, Nhật Bản 


Ponzu, Nhật Bản

Thứ nước chấm được yêu thích nhất của Nhật Bản chính là Ponzu. Người dân của xứ sở mặt trời mọc sẽ nấu Marin, giấm gạo, cá ngừ, Kombu (rong biển khô) với lửa vừa trước khi được đem đi làm lạnh và lọc lấy vảy cá để làm nên Ponzu. Sau đó, người ta còn cho tiếp nước cốt của một hoặc nhiều loại trái cây họ cam quýt như Yuzu, Sadachi, Daidai, Kabosu hoặc chanh để tạo nên hương vị đặc biệt với đủ chua, cay, mặn, ngọt và umami (vị ngon). Ponzu thường dùng với mì ramnen, mì soba hoặc một vài món lẩu và cả sushi. 


Nguồn: Tổng hợp.

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

Canh chua 3 miền Bắc – Trung – Nam có gì khác biệt?

Ẩm thực Việt Nam mới thật đa dạng làm sao, khi mà chỉ mỗi món canh chua thôi cũng có thể có nhiều điểm khác biệt. Miền Bắc đặc trưng với vị chua thanh với mẻ, miền Trung lại có vị chát nhẹ của khế và vị cay của ớt, còn miền Nam thì có một chút ngọt đậm đà của đường.

Canh chua 3 miền Bắc – Trung – Nam có gì khác biệt?

Miền Bắc


Ẩm thực miền Bắc phần nhiều đều mang nét thanh đạm nên các món chua cũng có một chất thanh rất riêng. Canh chua miền Bắc không quá chua, chỉ ở mức nhè nhẹ, mang hương thơm cùng sự tinh tế. Vị chua trong canh thường được tạo nên bởi những loại trái cây đặc thù trong mùa như quả sấu, quả khế, quả me, quả dọc hoặc một số loại gia vị lên men tự nhiên như giấm, mẻ… Đặc biệt, miền Bắc có món canh sấu được xem như món canh chua mùa hè phổ biến nhất. Canh sấu ăn cùng với rau muống và vài quả cà muối xổi là một trong những cách để xua đi cái nóng bức ngày hè miền Bắc.

Miền Bắc

Đề cao vị chua thanh nhẹ, thịt cá đi cùng canh chua cũng phải có vị ngọt dìu dịu. Phổ biến nhất là các loại cá sông ngon lành tươi mát, hoặc tôm, tép loại nhỏ. Đặc biệt ở miền Bắc còn có món riêu như một phiên bản sáng tạo của canh chua. Bao lâu nay bát riêu cá, riêu ốc, riêu cua với màu nước vàng óng và chút chua chua rất nhẹ nhàng vẫn đủ làm người ăn nhớ hoài, tiếc mãi. Người Bắc cho ít ớt và không cho đường vào món canh bởi thích vị chua ngọt nhẹ nhàng tự nhiên.

Miền Trung


Vị chua trong ẩm thực miền Trung phổ biến nhất là khế, thơm (dứa), cà chua, quả tai chua, dưa cải. Bên cạnh chất chua luôn có lẫn thêm chút ngòn ngọt, thơm thơm hòa hợp một cách đặc trưng cùng vị chát rất đặc biệt của miền Trung.

Miền Trung

Chẳng có thịt thà nhiều, người dân miền Trung tận dụng hải sản để nấu canh như một thói quen giản dị mà thân thương. Cũng bởi thường xuyên nấu cùng hải sản mà canh chua nơi đây được nấu với vị chua-chát để át đi mùi tanh cá tôm. Một bát canh chua điển hình sẽ mộc mạc và thô sơ hệt như con người miền đất này, nhưng vẫn đủ quyến rũ lòng người bằng tất cả những dung dị vốn có.

Tô canh chua miền Trung cũng thường tận dụng các loại rau củ quả muối lên men như măng ngâm chua, dưa cải, cà muối… Ngày xưa vào những mùa "thóc cao gạo kém", hay ngập lụt khiến mùa màng thất bát, người dân lại có món nhút dân dã, được xem là món ăn "con nhà nghèo" nhưng vẫn rất hấp dẫn. Nhút được làm từ quả mít, muối mặn rồi ăn kèm cơm, nhưng cũng có thể kết hợp được để tạo ra những món ăn khác như canh chua nhút. Nhút kết hợp với thực phẩm nào cũng có thể tạo thành món canh chua ngon, từ mớ tép, hến xúc dưới cồn hay sang hơn là thịt ba chỉ hay thịt bò bằm nhuyễn, nêm bằng rau răm.

Mặt khác, cũng như bao món ăn miền Trung khác thì canh chua nơi đây không thể thiếu vị cay từ ớt được rồi. Tô canh chua miền Trung có thể đơn giản, song thường đủ vị chua, cay, mặn ngọt.

Miền Nam


Bát canh chua miền Nam cũng thể hiện tính chất trù phú của vựa lúa lớn nhất đất nước, khi độ “hoành tráng” về nguyên liệu khiến người ta phải bất ngờ. Nào là thịt cá tôm cua, cá cắt khúc lớn, nước canh đậm đà và rau phải thật nhiều. Thưởng thức canh chua miền Nam cũng giống như ta đã thưởng thức trọn vẹn cái đa dạng, phong phú của ẩm thực miệt vườn, tuy nhiều chủng loại mà kết hợp vẫn hài hòa, khéo léo.

Miền Nam

Vị chua Nam bộ được tạo từ những loại trái dân dã như trái giác, trái bần, chùm ruột vốn mọc hoang bờ bãi khắp nơi. Mùa cá đồng rộ, hái trái bần, trái giác chín về cho vào nước sôi dằm ra, cùng với bông so đũa, điên điển là có được nồi canh chua ngọt lành. Vùng đất này cũng phong phú các loại lá chua như lá giang, lá me, lá giấm… hợp với những người thích vị chua thanh nhẹ.

Cũng như món canh chua của miền Trung thường đủ vị chua, cay, mặn, ngọt. Tuy nhiên, canh chua ở miền Nam thường sẽ có vị ngọt hơn so với canh chua của người miền Bắc và miền Trung.


Tổng hợp

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2019

Đà Nẵng có món đặc sản gì ngon?

Ngoài những món hải sản quen thuộc như tôm, cua, cá, mực... thì khách du lịch cũng đừng quên nếm thử các món đặc sản khác của Đà Nẵng nữa. Bởi nếu bỏ qua rồi thì bạn sẽ phải tiếc hùi hụi vì không còn cơ hội thưởng thức đấy. 

Đà Nẵng có món đặc sản gì ngon?

Bánh tráng thịt heo 


Bánh tráng thịt heo

Một đĩa thịt heo lớp nạc lớp mỡ xen kẽ, đủ để miếng thịt không khô, không ngấy. Ăn kèm theo đó là đủ các loại gồm xà lách, mùi thơm, tía tô, diếp cá... cùng củ quả thái lát như giá đõ, dứa, xoài, dưa chuột, chuối xanh. Khi thưởng thức chúng ta sẽ cuộn tròn tất cả trong bánh cuốn, chấm với mắm nêm có mùi thơm đặc trưng. 

Bánh xèo – nem lụi 


Bánh xèo – nem lụi

Bánh xèo – nem lụi là món ăn đậm chất miền Trung mà mọi thực khác nên thử nếu có dịp. Phần đặc biệt của bánh xèo Đà Nẵng đến từ nước chấm, bởi có mùi thơm và béo của đậu phộng có thể khiến chúng ta ăn một lần là nhớ mãi. 

Mì quảng 


Mì quảng

Mì quảng cũng là một món ăn đặc trưng của thành phố Đà Nẵng. Có rất nhiều loại nhân khác nhau cho thực khách lựa chọn thưởng thức theo khẩu vị, như thịt gà, thịt bò, tôm, ram... Dù không được chan nhiều nước như phở, bún bò, nhưng phần nước ít của mì quảng lại ghi điểm nhờ hương vị đậm đà khó quên. 

Bún mắm nêm 


Bún mắm nêm

Đã nói đến Đà Nẵng thì không thể bỏ qua những loại mắm đặc sắc này được. Mùi mắm nêm đậm đà lắm. Với nguyên liệu phong phú, người ta thường bày bún với thịt heo luộc hoặc quay đủ cả nạc lẫn mỡ, nem chua, chả bò hoặc heo, tai mũi heo giòn sật. Lớp rau sống dưới đáy tô ngoài xà lách, đu đủ bào, giá sống, mít non luộc thì không thể thiếu lá húng, rau răm, hành tím phi để làm giảm mùi hơi nồng của mắm nêm. Khi thưởng thức chúng ta sẽ dùng kèm đậu phụng rang, ớt đỏ xào, ớt xanh nguyên trái, tỏi và một ít chanh để làm dậy mùi thơm và giảm mùi tanh của mắm. 

Gỏi cá 


Gỏi cá

Gỏi cá Nam Ô là món ăn nổi tiếng của Đà Nẵng, được chia làm 2 loại là gỏi cá khô và gỏi cá ướt. Gỏi cá ướt là phần khá cay đối với nhiều bạn nhưng lại rất ngon. Nếu bạn không biết ăn cay thì có thể gọi phần gỏi cá khô để thưởng thức. Dù là ướt hay khô thì gỏi cá cũng có hương vị ngon rất riêng tùy vào khẩu vị từng người. 

Cháo chờ 


Cháo chờ

Khác với người Sài Gòn gọi là bánh canh, thì ở Đà Nẵng người ta lại gọi món ăn này là cháo chờ. Sở dĩ có cái tên gọi đặc biệt ấy là vì khi đến quán ăn thì chủ quán mới bắt đầu luộc bánh và nấu, nên thực khách sẽ phải chờ khá lâu mới được ăn. Nhưng bù lại sợi bánh ở đây có 2 loại là bột lọc và bột mì khác nhau. Ngoài ra còn có cá nục phơi khô rồi đem rim, nên cá thấm vị ăn cứng cứng rất ngon.


Nguồn: Tổng hợp. 

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2019

Những món ngon vang danh khắp châu Âu

Ngoài dùng thịt làm nguyên liệu chính thì ẩm thực châu Âu còn thiên về pha chế nước sốt, dùng rượu nho, đi kèm với món ăn là bánh mì, sữa... Nếu có dịp đi du lịch đến các quốc gia nơi đây, hẳn bạn không thể bỏ qua những món ăn nổi tiếng sau đây. 

Những món ngon vang danh khắp châu Âu

Mì Ý Spaghetti 


Mì Ý Spaghetti

Spaghetti là dạng mì sợi tròn, nhỏ được làm từ bột mì loại semolina và nước. Ban đầu món ăn này được người ta thưởng thức dưới dạng ăn khô, bốc bằng tay. Nhưng sau khi có sự xuất hiện của cà chua thì mì Ý trở thành món ướt và người ta buộc phải dùng nĩa. 

Thường Spaghetti sẽ được ăn với xốt cà chua, và có thể có nhiều loại rau gia vị như oregano, húng, dầu ô liu, hoặc thịt. Người ta cũng thường rắc thêm một số loại pho mát xay như Pecorino Romano, Parmedan, và Asiago. 

Súp bắp cải Nga Shchi 


Súp bắp cải Nga Shchi

Đây là loại súp từ bắp cải tươi dành cho mọi tầng lớp từ giàu đến nghèo. Hiện trên khắp nước Nga có tới hơn 1.000 công thức nấu Shchi khác nhau, từ các nguyên liệu như nấm, bắp cải, chút chít, sườn heo hun khói, cá hồi hay đậu lăng. 

Xúc xích Đức 


Xúc xích Đức

Xúc xích Đức được chế biến bằng cách nhồi thịt. Tại đây có trên 200 loại Wurst nghĩa là xúc xích bao gồm các loại được làm từ thịt bê, thịt heo, óc heo. Mỗi vùng sẽ có cách chế biến rất riêng từ xúc xích trắng của Bavaria kết hợp rau mùi tây, hành hay đến xúc xích Chipolata nướng trên than hồng. Xúc xích thường được dùng kèm với khoai tây chiên hoặc bánh mì tròn. Với mỗi xúc xích đơn giản bạn chỉ cần chấm với ketchup, mù tạt hay ăn kèm với bánh mì, cải bắp ngâm chua, khoa tây hầm nhừ cũng đủ cảm nhận được hương vị cực chất và thú vị của món ăn này. 

Bánh macaron của Pháp 


Bánh macaron của Pháp

Macaron có nguyên liệu chính là lòng trắng trứng gà, bột hạnh nhân, đường bột và đường cát, cùng một chút màu thực phẩm. Loại bánh này có đủ loại nhân và màu sắc khác nhau, phụ thuộc vào người chế biến. Thường khi thưởng thức chúng ta sẽ dùng macaron chung với trà đen. 

Phô mai Hà Lan 


Phô mai Hà Lan
Ảnh: Eelke

Phô mai là món ăn không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người dân xứ sở hoa Tulip từ hàng trăm năm trước và được biết đến ở mọi nơi mà các thương gia Hà Lan đặt chân tới. Để có được hương vị thơm ngon đặc biệt, béo và không ngấy, phô mai Hà Lan được chế biến theo công thức truyền thống. Sữa bò là nguyên liệu chính để tạo nên những chiếc phô mai thơm ngon và được lựa chọn theo tiêu chuẩn nghiêm khắc. Phô mai ở Hà Lan có thể sử dụng được trong vài tuần, vài tháng, thậm chí có loại còn sử dụng được trong vài năm.


Nguồn: Tổng hợp.

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2019

Ăn Sushi như thế nào là đúng cách?

Sushi là một món ăn truyền thống của người Nhật Bản và ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam. Không chỉ thu hút bởi hình dáng và màu sắc bắt mắt mà món ăn này còn hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cơm và các nguyên liệu khác như cá, tôm, cua, trứng…. hoặc đơn giản là rong biển.

Ăn Sushi như thế nào là đúng cách?

Thông thường bạn sẽ thấy sushi được cắt theo khoanh và được ăn kèm với nước tương, wasabi và gừng ngâm chua. 

Nếu bạn ăn sushi kèm với wasabi, bạn chỉ nên cho từ từ vào bát riêng và cho với 1 lượng vừa đủ, vì nếu cho quá nhiều sẽ rất cay và bạn không thể nào cảm nhận được hương vị của sushi. 

Ăn Sushi như thế nào là đúng cách?

Và khi bạn dùng với nước tương thì cũng cần phải lưu ý là không nên chấm phần cơm mà chỉ cần chấm phần mặt của thức ăn vào nước tương thôi, nếu không sẽ rất dễ bị mặn. Bạn nên nhớ rằng, bạn thưởng thức sushi chứ không phải thưởng thức nước sốt.  

Ăn Sushi như thế nào là đúng cách?

Nếu gọi sushi gồm các loại cá, bạn nên ăn từng loại theo màu từ nhạt đến đậm để có thể thưởng thức hết được hương vị của các loại cá khác nhau, vì thông thường cá có màu đậm sẽ có hương vị mạnh hơn nên để ăn sau cùng, tránh làm ảnh hưởng đến hương vị của các món ăn khác.

Ăn Sushi như thế nào là đúng cách?

Khi bạn ăn cùng lúc nhiều loại sushi thì sau khi dùng xong mỗi loại bạn nên ăn thêm một lát gừng ngâm chua để rửa đi vị giác của bạn, giúp bạn sẵn sàng thưởng thức với hương vị mới. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thưởng thức thêm rượu sa kê nhằm để xóa đi vị tanh nhẹ của các thực phẩm sống và cũng giúp bạn dễ tiêu hóa hơn. 


Tổng hợp